Quy hoạch đô thị tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 bao gồm : TP Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện Buôn Đôn, Cư Kuin, Cư M’gar, Ea H’leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắc, Lắk, M’Drắk.
Phương án tổ chức hệ thống đô thị tỉnh Đắk Lắk
Định hướng lộ trình phát triển hệ thống đô thị tỉnh Đắk Lắk trong mỗi giai đoạn sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, phù hợp với những thay đổi trong tổ chức không gian vùng lãnh thổ trên địa bàn tỉnh, khu vực đô thị là trọng tâm phát triển kinh tế – xã hội của các khu vực trong tỉnh.
Lộ trình phát triển hệ thống đô thị toàn tỉnh đến năm 2050
Nội Dung Đề Xuất
TT | Tên đô thị | Phân loại đô thị và giai đoạn phát triển | |||
Hiện trạng 2020 | Giai đoạn 2020-2025 | Giai đoạn 2026-2030 | Giai đoạn 2031-2050 | ||
I | Đô thị hiện hữu nâng cấp, cải tạo | ||||
1 | TP. Buôn Ma Thuột | I | I | I | I |
2 | Thị xã Buôn Hồ | IV | III | III | II |
3 | Thị trấn Ea Kar | IV | IV | IV | III |
4 | Thị trấn Phước An | IV | IV | IV | III |
5 | Thị trấn Buôn Trấp | IV | IV | IV | III |
6 | Thị trấn Ea Drăng | IV | IV | IV | III |
7 | Thị trấn Quảng Phú | IV | IV | IV | III |
8 | Thị trấn Ea Pốk | V | V | IV | IV |
9 | Thị trấn Ea Súp | V | V | V | IV |
10 | Thị trấn M’Đrắk | V | V | V | IV |
11 | Thị trấn Krông Năng | V | V | V | IV |
12 | Thị trấn Krông Kmar | V | V | V | IV |
13 | Thị trấn Liên Sơn | V | V | V | IV |
14 | Thị trấn Ea Knốp | V | Sát nhập vào Thị xã Ea Kar | ||
15 | Huyện lỵ Buôn Đôn | V | V | V | IV |
16 | Đô thị Pơng Drang | V | V | V | IV |
II | Đô thị hình thành mới | ||||
17 | Đô thị Dray Bhăng | V | V | V | |
18 | Đô thị Cư Né | V | V | V | |
19 | Đô thị Ea Phê | V | V | V | |
20 | Đô thị Ea Na | V | V | V | |
21 | Đô thị Trung Hòa | V | V | V | |
22 | Đô thị Phú Xuân | V | V | V | |
23 | Đô thị Ea Wy | V | V | ||
24 | Đô thị Ea Rốk | V | V | ||
25 | Đô thị Ea M’Doal | V | V | ||
26 | Đô thị Ea Bar | V | V | ||
27 | Đô thị Đliê Ya | V | V | ||
28 | Đô thị Krông Na | V | V | ||
29 | Đô thị Ea Ral | V | V | ||
30 | Đô thị Cuôr Đăng | V | V | ||
31 | Đô thị Cư Drăm | V | V | ||
32 | Đô thị cửa khẩu Đắk Ruê | V | V |
Giai đoạn năm 2020-2025: 21 đô thị
- Đô thị loại I: 01 đô thị (Thành phố Buôn Ma Thuột).
- Đô thị loại III: 01 đô thị (Thị xã Buôn Hồ).
- Đô thị loại IV: 05 đô thị (Thị xã Ea Kar; thị trấn Phước An; thị trấn Buôn Trấp; thị trấn Ea Đrăng; thị trấn Quảng Phú).
- Đô thị loại V: 14 đô thị (thị trấn Ea Pốk, thị trấn Ea Súp, thị trấn M’Đrắk, thị trấn Krông Năng, thị trấn Krông Kmar, thị trấn Liên Sơn, đô thị Buôn Đôn, đô thị Dray Bhăng, đô thị Pơng Drang, đô thị Cư Né, đô thị Ea Phê, đô thị Ea Na, đô thị Trung Hòa, đô thị Phú Xuân).
Ưu tiên phát triển đô thị tại các vùng kinh tế trọng điểm, khu vực kinh tế tổng hợp đóng vai trò chủ đạo thúc đẩy phát triển các vùng trong tỉnh. Tập trung đầu tư phát triển cho các đô thị trong lộ trình phát triển đô thị đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.
Đầu tư xây dựng cho các đô thị hạt nhân của tỉnh đạt tiêu chí của các đô thị cần nâng loại. Củng cố phát triển, giữ vững các chỉ tiêu đối với các đô thị hiện hữu không có trong danh mục đô thị được nâng loại.
Giai đoạn năm 2026-2030: 31 đô thị
- Đô thị loại I: 01 đô thị (Thành phố Buôn Ma Thuột).
- Đô thị loại III: 01 đô thị (Thị xã Buôn Hồ).
- Đô thị loại IV: 06 đô thị (Thị xã Ea Kar; thị trấn Phước An; thị trấn Buôn Trấp; Thị trấn Ea Đrăng; thị trấn Quảng Phú, thị trấn Ea Pốk).
- Đô thị loại V: 23 đô thị (thị trấn Ea Súp, thị trấn M’Đrắk, thị trấn Krông Năng, thị trấn Krông Kmar, thị trấn Liên Sơn, đô thị Buôn Đôn, đô thị Dray Bhăng, đô thị Pơng Drang, đô thị Cư Né, đô thị Ea Phê, đô thị Ea Na, đô thị Trung Hòa, đô thị Phú xuân, đô thị Ea Wy, đô thị Ea Rốk, đô thị Ea M’Doal, đô thị Ea Bar, đô thị Đliê Ya, đô thị Krông Na, đô thị Ea Ral, đô thị Cuổr Đăng, đô thị Cư Drăm, khu kinh tế cửa khẩu Đắk Ruê).
Dành nguồn lực phát triển các đô thị hình thành mới theo quy hoạch mạng lưới đô thị của tỉnh, tiếp tục củng cố phát triển hệ thống các đô thị đã có trong giai đoạn trước.
Giữ nguyên phân cấp các đô thị trong mạng lưới đô thị đã được xác định ở giai đoạn đến 2019. Tiếp tục phát triển, giữ vững những tiêu chí đã đạt được của các đô thị còn lại trong mạng lưới đô thị giai đoạn ngắn hạn.
Nâng cấp 01 đô thị loại IV (Thị xã Buôn Hồ) lên đô thị loại III, và nâng cấp 01 đô thị loại V (thị trấn Quảng Phú) lên đô thị loại IV, nâng cấp và xây dựng thêm 08 đô thị loại V (đô thị Buôn Đôn, đô thị Dray Bhăng, đô thị Pơng Drang, đô thị Cư Né, đô thị Ea Phê, đô thị Ea Na, đô thị Trung Hòa, đô thị Phú xuân thuộc các huyện Buôn Đôn, Cư Kuin, Krông Búk, Krông Pắk, Krông Ana, Krông Năng) góp phần hoàn thiện hệ thống đô thị và thúc đẩy sự phát triển chung kinh tế xã hội của toàn tỉnh.
Giai đoạn đến năm 2050
Tiếp tục xây dựng và củng cố các tiêu chí đô thị của 31 đô thị phát triển trong giai đoạn đến năm 2030. Củng cố phát triển, giữ vững các chỉ tiêu đối với các đô thị hiện hữu .
Nâng cấp các tiêu chuẩn của chỉ tiêu đô thị của thị xã Buôn Hồ từ đô thị loại III lên đô thị loại II; đô thị Ea Kar, Buôn Trấp từ đô thị loại IV lên đô thị loại III; các đô thị Ea Súp, M’Đrắk, Liên Sơn, Buôn Đôn từ đô thị loại V lên đô thị loại IV.
Các đô thị động lực tỉnh Đắk Lắk
Thành phố Buôn Ma Thuột
– Tính chất:
+ Là đô thị xanh, sinh thái, thông minh và bản sắc, nơi người dân có mức sống cao, thuộc nhóm địa phương dẫn đầu vùng Tây Nguyên và khá của cả nước;
+ Là đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên về công nghiệp chế biến, công nghiệp phần mềm và năng lượng sạch; dịch vụ (du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, văn hóa và thể thao) và nông nghiệp chất lượng cao;
+ Là đô thị hạt nhân của chuỗi đô thị, cực tăng trưởng, trung tâm liên kết kinh tế – xã hội, đầu mối giao thông liên vùng của vùng Tây Nguyên với vùng duyên hải Nam Trung bộ, vùng Đông Nam bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Camphuchia.
- Phân loại đô thị: loại I.
- Diện tích đất xây dựng đô thị: 800 ha
- Dân số nội thị: 000 người vào năm 2025; 450.000 người vào năm 2030.
- Định hướng phát triển chính: Tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho thành phố Buôn Ma Thuột đáp ứng vai trò vị trí Trung tâm vùng Tây Nguyên, ưu tiên hoàn chỉnh các đô thị mới nâng cấp trong giai đoạn đến 2020 đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn. Đẩy mạnh triển khai các điều kiện tiền đề để hình thành các chức năng trung tâm Vùng của Thành phố Buôn Ma Thuột.
Chức năng | Các điều kiện hình thành |
1. Dịch vụ Đào tạo Vùng | – 3 khâu tập trung chủ yếu:+ Đội ngũ giảng dạy chất lượng, quy trình đào tạo tiên tiến gắn với ngành nghề Vùng + Cơ sở vật chất đào tạo hiện đại + Thương hiệu và uy tín đào tạo Giải pháp: – Xã hội hóa mạnh mẽ các hoạt động đào tạo – Xúc tiến đầu tư, đánh giá đúng nhu cầu đào tạo. – Hỗ trợ chính sách (đất đai, thuế…) |
2. Dịch vụ KHCN | Song song với nâng cấp hoạt động đào tạo cần tập trung các chính sách phát triển dịch vụ về Khoa học công nghệ tại Thành phố: Chuyển giao ứng dụng KHCN tiên tiến trong nông nghiệp, Khuyến khích và xã hội hóa các hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D); Tạo dựng thị trường KHCN, công khai, minh bạch trong tiếp cận. |
3. Dịch vụ xuất nhập khẩu, logistic | Đây là dịch vụ có tính chất tháo gỡ các “nút thắt” cho phát triển của Tỉnh, Vùng, chủ động trong điều tiết giá thành sản phẩm. Trong đó tạo điều kiện thuận lợi, có chính sách ưu đãi để các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lĩnh vực này tại Tỉnh |
4. Dịch vụ tài chính, ngân hàng | Ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng có tính chất xương sống song hành với các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh, Vùng.Đối với cấp Vùng cần có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, tạo môi trường thuận lợi để hình thành các Tổ chức Tài chính cấp Vùng tại địa bàn Thành phố. |
5. Đầu mối giao dịch nông sản Vùng: | Nông sản Vùng cần có các trung tâm giao dịch hấp dẫn gắn bó chặt chẽ với các hoạt động xuất nhập khẩu, các hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng. Đây là dịch vụ sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động sản xuất nông nghiệp, gia tăng chất lượng hàng hóa, cạnh tranh trong tiếp cận nguồn hàng nông sản.- Tập trung xây dựng mạng thông tin chung về nông sản Vùng, giá cả, chất lượng, số lượng và cung cấp thông tin biến động của Thế giới. – Xây dựng cơ sở hạ tầng trung tâm giao dịch, quy chế giao dịch. |
6. Trung tâm dịch vụ du lịch Vùng: | – Xây dựng chương trình liên kết du lịch Vùng- Hình thành trung tâm xúc tiến các hoạt động du lịch, các hoạt động đầu tư cho phát triển du lịch – Nghiên cứu hình thành các sản phẩm du lịch Vùng |
- Định hướng phát triển không gian:
+ Tiếp tục phát triển không gian đô thị theo định hướng trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2025 theo quyết định phê duyệt số 249/QĐ-TTg, ngày 13/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Nâng cấp một số xã lên thành phường đáp ứng yêu cầu phát triển.
+ Phát triển không gian thành phố gắn với các đầu mối giao thông quan trọng và gắn kết với các đô thị vệ tinh, hình thành vùng đô thị Buôn Ma Thuột.
+ Đảm bảo phát triển ổn định, bền vững, lâu dài môi trường đô thị. Bảo vệ, tôn tạo các giá trị cảnh quan, văn hóa truyền thống và kiến trúc bản sắc đô thị, đặc biệt là các buôn làng dân tộc, nhà vườn truyền thống, công trình kiến trúc có giá trị trong đô thị.
+ Khai thác hiệu quả các khu đất còn trống và sử dụng kém hiệu quả cho xây dựng phát triển đô thị. Khai thác địa hình tự nhiên sẵn có của đô thị. Tôn trọng địa hình tự nhiên, tránh san lấp nhiều. Hạn chế tối đa sử dụng đất canh tác nông nghiệp có giá trị kinh tế cao cho xây dựng đô thị.
+ Đặc biệt quan tâm đến việc phát triển không gian đô thị gắn với bảo vệ và nâng cao giá trị cảnh quan tự nhiên dọc 2 bên các sông, suối, hồ trong thành phố. Bảo tồn diện tích rừng hiện có trong thành phố gắn với phát triển du lịch sinh thái, bảo vệ cảnh quan, chống biến đổi khí hậu.
+ Phát triển thêm một số chức năng mới như Trung tâm đổi mới sáng tạo trực thuộc Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, các Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), Khu liên hợp thể dục thể thao Tây Nguyên đủ tiêu chuẩn thi đấu quốc tế bao gồm cả cơ sở chuyên ngành hiện đại phục vụ đào tạo vận đọng viên thành tích cao và nghiên cứu khoa học, Nâng cấp và phát triiển một số trường đại học, cao đẳng
đạt tiêu chuẩn quốc gia và khu vực. Quy hoạch mới khu trung tâm đào tạo tập trung mang tính cấp Vùng và quốc tế tại khu đô thị mới phía Tây – Nam thành phố, phía Nam Đại học Tây Nguyên.
Thị xã Buôn Hồ
-Tính chất:
+ Là đô thị sinh thái cấp vùng, trung tâm tiểu vùng Tây Nguyên; đô thị đầu mối giao thương quan trọng của trục hành lang kinh tế kết nối giưã vùng Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ và vùng Đông Bắc Campuchia.
+ Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch vùng phía Bắc của tỉnh. Có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng. Đồng thời cũng là trung tâm du lịch sinh thái – văn hóa; trung tâm công nghiệp tập trung, trung tâm chế biến cà phê của vùng và cả nước.
- Phân loại đô thị: loại III vào năm 2025; nâng cấp lên loại II sau năm
- Diện tích đất xây dựng đô thị: 700 ha
- Dân số nội thị: 000 người vào năm 2025; 90.600 người vào năm 2030
- Định hướng phát triển không gian:
+ Phát triển mở rộng đô thị về phía Đông của quốc lộ 14 là khu vực có quỹ đất thuận lợi cho xây dựng, đồng thời có khả năng kết nối giao thông cũng như kết nối các khu chức năng đô thị với các khu vực nông thôn.
+ Hạn chế phát triển đô thị về phía Tây và Tây Nam do khu vực có địa hình thấp trũng và bị giới hạn bởi đường cao tốc Hồ Chí Minh và đường dây cao thế 500KV
+ Hình thành vành đai (vùng đệm) sinh thái ở phía Đông để kết nối giưã khu vực đô thị và vùng nông nghiệp sinh thái.
+ Khu vực đô thị lõi: Giữ nguyên cấu trúc 03 phân khu đô thị, điều chỉnh tính chất của 02 phân khu đô thị phía Bắc và phía Nam. Trong mỗi phân khu, ngoài các khu chức năng hiện có, tổ chức thêm các chức năng khác nhau (các trung tâm khu đô thị) phù hợp tính chất của từng khu, định hướng phát triển và hỗ trợ tương hỗ nhau trong tổng thể
+ Vùng cảnh quan thiên nhiên, nông nghiệp: Vùng này được xác định là vành đai xanh quanh vùng phát triển đô thị. Bao gồm các khu dân cư nông nghiệp tại các xã, các bản làng truyền thống, các vùng cảnh quan đẹp quy hoạch thành các khu du lịch, các khu lâm viên; vùng các sản xuất TTCN, vùng trồng chuyên canh cây công nghiệp với công nghệ cao.
Thị xã Ea Kar
- Tính chất: Là đô thị trung tâm tiểu vùng phía Đông của tỉnh, là đô thị động lực thứ ba sau Buôn Ma Thuột và Buôn Hồ), là hạt nhân thu hút nguồn lực xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế – xã hội của tiểu vùng và của tỉnh.
- Phân loại đô thị: loại IV; nâng cấp lên loại III sau năm
- Diện tích đất xây dựng đô thị: 000 ha
- Dân số nội thị: 000 người vào năm 2025; 65.000 người vào năm 2030.
- Định hướng phát triển không gian:
+ Lấy trung tâm hành chính – chính trị huyện hiện có tại thị trấn Ea Kar và trung tâm hành chính chính trị mới tại xã Ea Đar làm 2 cực phát triển trọng tâm, phát triển lan tỏa về trung tâm các xã Xuân Phú, Cư Huê, Ea Kmút và Cư Ni.
+ Khu vực phát triển mới: Khu trung tâm hành chính – chính trị sẽ là hạt nhân và là nhân tố quan trọng để phát triển các khu dân cư, văn hóa, thể thao mới ở khu vực này. Khu trung tâm các phường mới phát triển các khu dân cư và khu văn hóa thể thao.
+ Chỉnh trang cải tạo các khu vực đô thị hiện hữu
+ Khu vực phát triển du lịch: đồi Chư Cúc, đồi 500 phía Nam hồ Ea Kar, hồ Ea Knốp, các khu vực trang trại nôn nghiệp tại thị trấn và 2 xã Ea Kmút, Cư Ni.
Thị trấn Phước An
- Tính chất: Là đô thị trung tâm tiểu vùng phía Đông của tỉnh, là đô thị động lực thứ ba sau Buôn Ma Thuột và Buôn Hồ), là hạt nhân thu hút nguồn lực xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế – xã hội của tiểu vùng và của tỉnh.
- Phân loại đô thị: loại IV.
- Diện tích đất xây dựng đô thị: 200 ha
- Dân số nội thị: 000 người vào năm 2025; 38.000 người vào năm 2030.
- Định hướng phát triển không gian:
+ Khung cấu trúc: Quĩ đất xây dựng thuận lợi lớn, phát triển được cả về hai phía Quốc lộ 26 hiện hữu. Dự kiến, xây dựng tuyến tránh đô thị về hướng Bắc. Không gian đô thị lấy Quốc lộ 26 hiện hữu làm trục chính Đông Tây, các trục chính Bắc Nam là đường liên kết Ql 26 với tuyến đường tránh mới. Tuyến đường Lê Duẩn sẽ quy họach mở rộng tạo thành trục cảnh quan đô thị thành trục bố cục không gian cảnh quan chính của đô thị.
+ Các khu chức năng: Trung tâm đô thị có chức năng hỗn hợp: hành chính, dịch vụ, thương mại, văn hoá, TDTT… ; Các khu ở có tiện ích đô thị tiêu chuẩn cao như dịch vụ công cộng, cây xanh, nghỉ ngơi giải trí, mạng lưới đường phố và khu ở.
+ Hình thành công viên cây xanh, TDTT hồ Tân An và các công viên cây xanh khu ở, đảm bảo kết nối với vùng cảnh quan sinh thái lân cận đô thị tạo ra các không gian mở rộng, lõi xanh cho đô thị.
+ Hình thành các khu dịch vụ cửa ngõ phía Tây; Cụm công nghiệp gắn với các trung tâm dạy nghề, chuyển giao KHKT và công nghệ…
Thị trấn Buôn Trấp
- Tính chất: Là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá vùng huyện Krông Ana; Trung tâm dịch vụ, vui chơi giải trí, văn hoá, TDTT tiểu vùng Tây Nam Đắk Lắk, cửa ngõ khiai thác du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar và VQG Chư Yang Sin; Trung tâm sản xuất công nghiệp, TTCN
- Phân loại đô thị: loại IV; nâng cấp lên loại III sau năm 2030
- Diện tích đất xây dựng đô thị: 300 ha
- Dân số nội thị: 000 người vào năm 2025; 45.000 người vào năm 2030
- Định hướng phát triển không gian:
+ Khung cấu trúc không gian đô thị được tổ chức trên cơ sở các trục không gian chính được hình thành gồm Trục Đông Tây (đường đi qua buôn Chăm và tuyến ĐT682) và Trục Bắc Nam (đường ĐT682 và trục trung tâm đô thị đi qua phía Đông hồ Sen. Các khu chức năng chủ yếu của đô thị được bố trí trên các trục không gian này).
+ Các khu chức năng: Khu trung tâm hành chính giữ nguyên tại vị trí cũ, nâng cấp cải tạo; Khu trung tâm thương mại cũ giữ nguyên tại vị trí cũ, tiếp tục phát triển dọc theo tuyến đường trung tâm đô thị; Khu trung tâm công viên cây xanh kết hợp vui chơi giải trí, văn hóa, TDTT tại khu phía đông hồ Sen; Cụm công nghiệp bố trí tại phía Đông buôn Chăm.
Thị trấn Ea Drăng
- Tính chất: Là trung tâm tiểu vùng Bắc của tỉnh Đăk Lăk. Là đô thị đầu mối giao thương quan trọng kết nối các trung tâm tiểu vùng. Là trung tâm chính trị – hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của huyện Ea H’leo.
- Phân loại đô thị: loại IV; nâng cấp lên loại III sau năm
- Diện tích đất xây dựng đô thị: 1.300
- Dân số nội thị: 000 người vào năm 2025; 40.000 người vào năm 2030.
- Định hướng phát triển không gian: Tiếp tục phát triển theo đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Ea Drăng huyện Ea H’leo tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt.
+ Trung tâm thị trấn Ea Drăng hiện nay nằm gắn với QL14 và TL 15 (tập trung chủ yếu quanh khu vực ngã ba giữa QL14 và TL15) với Trung tâm hành chính, Trung tâm văn hóa – TDTT và Bệnh viện đa khoa huyện nằm dọc TL15.
+ Hướng phát triển chính của đô thị: Phát triển theo hướng Tây. Và phát triển một phần theo hướng Đông Bắc và Đông Nam.
Thị trấn Quảng Phú
- Tính chất: Là trung tâm chính trị – hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện và là đô thị vệ tinh của thành phố Buôn Ma Thuột đảm nhận chức năng cung cấp dịch vụ thương mại, du lịch Là đầu mối giao thông liên lạc, giao lưu kinh tế –
văn hóa xã hội cho toàn vùng, thúc đẩy kinh tế – xã hội của huyện.
- Phân loại đô thị: loại IV.
- Diện tích đất xây dựng đô thị: 650 ha.
- Dân số nội thị: 27.000 người vào năm 2025; 000 người vào năm 2030.
- Định hướng phát triển không gian:
+ Trục động lực phát triển: Trục Tỉnh lộ 8 – Hùng Vương là trục xương sống phát triển chính của thị trấn Quảng Phú, kết nối thị trấn Quảng Phú với thành phố Buôn Ma Thuột và kết nối thị trấn Quảng Phú với thị xã Buôn Hồ;
+ Trục cảnh quan: Trục Tỉnh lộ 8 – Hùng Vương và trục đường số 1 và số 2 là trục cảnh quan chính, tạo điểm nhấn cho toàn đô thị.
+ Hướng phát triển mở rộng chủ yếu về phía Đông Bắc và các hướng sau: Hướng dọc trục Tỉnh lộ 8 đi thành phố Buôn Ma Thuột và đô thị Buôn Hồ. Hướng dọc trục đường Trần Kiên – Y Ngông. Hướng dọc trục đường Phan Bội Châu – Lý Thường Kiệt. Hướng theo trục đường vành đai phía Đông, vành đai phía Tây.
Thị trấn Ea Pốk
- Tính chất: Là trung tâm chính trị – hành chính, kinh tế thương mại và dịch vụ phía Nam của huyện Cư M’gar, là đô thị vệ tinh cửa ngõ phía Bắc của thành phố Buôn Ma Thuột (về phía Tỉnh lộ 8), góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cho toàn huyện Cư M’gar cũng như vùng kinh tế trung tâm của tỉnh Đắk Lắk, có vị trí khá quan trọng về an ninh quốc phòng, giao lưu kinh tế – văn hóa xã hội trong khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của huyện;
- Phân loại đô thị: nâng cấp lên loại IV năm
- Diện tích đất xây dựng đô thị: 400 ha.
- Dân số nội thị: 000 người vào năm 2025; 28.000 người vào năm 2030.
- Định hướng phát triển không gian: Phát triển mở rộng về hai phía của tuyến đường Tỉnh lộ 8, dọc theo tuyến đường Tỉnh lộ
+ Trung tâm hành chính – văn hóa – TDTT kết hợp với không gian mở, quảng trường, sân vận động, công viên, bãi đậu xe. Hình thành một trục cảnh quan đô thị, điểm nhấn của đô thị, động lực thúc đẩy các khu vực xung quanh.
+Trung tâm thương mại – dịch vụ cấp thị trấn trong tương lai, ở phía Tây Bắc tuyến đường Tỉnh lộ 8 gắn kết các cụm dân cư hiện hữu của thị trấn Ea Pốk với khu chức năng mới này. Đây là khu vực tập trung các công trình thương mại dịch vụ phức hợp phục vụ cho thị trấn trong tương lai nói riêng và toàn huyện nói chung.
+ Các tuyến giao thông chính kết hợp với các tuyến đường liên huyện, liên xã, các tuyến đường tải trọng, tuyến đường vành đai, các tuyến đường chuyên biệt như phục vụ du lịch, phục vụ văn hoá.
Thị trấn Ea Súp
- Tính chất: Là trung tâm chính trị – hành chính, văn hóa xã hội của huyện và là trung tâm tiểu vùng Tây Bắc của tỉnh. Là đầu mối giao thông liên lạc, giao lưu kinh tế – văn hóa xã hội trong khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của huyện, có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng.
- Phân loại đô thị: loại V; nâng cấp lên loại IV sau năm
- Diện tích đất xây dựng đô thị: 1.400
- Dân số nội thị: 22.000 người vào năm 2025; 000 người vào năm 2030
- Định hướng phát triển không gian:
+ Trục động lực phát triển: Trục ĐT681 – đường Hùng Vương là trục trục giao thống chính của thị trấn, kết nối với thành phố Buôn Ma Thuột và huyện Buôn Đôn, đồng thời cũng là trục cảnh quan chính của đô thị.
+ Hướng phát triển mở rộng chủ yếu về phía Nam, Tây Nam và các hướng dọc trục ĐT681 đi huyện Buôn Đôn, dọc trục Loạc Long Quân đi huyện Cư M’Gar.
Thị trấn M’Đrắk
- Tính chất: Là thị trấn huyện lỵ trung tâm tổng hợp hành chính – kinh tế – văn hóa – khoa học kỹ thuật của huyện M’Đrắk; đầu mối giao lưu liên tỉnh phía Đông, giao lưu kinh tế – văn hóa xã hội trong khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của huyện.
- Phân loại đô thị: loại V; nâng cấp lên loại IV sau năm
- Diện tích đất xây dựng đô thị: 400
- Dân số: 000 người vào năm 2025; 20.000 người vào năm 2030.
- Định hướng phát triển không gian:
+ Phát triển mở rộng đô thị về phía Bắc, Đông Bắc và phía Nam của QL26, khai thác quỹ đất hiện có của đô thị, hình thành các chức năng thương mại, dịch vụ, du lịch.
+ Phát triển mở rộng đô thị về phía Đông (xã Cư M’ta) để kết nối với các khu có khả năng phát triển du lịch như hồ Krông Jing, khu Sinh thái địa đàng M’Đrắk ;
về phía Tây (xã Krông Jing) để kết nối với khu du lịch thác Dray Knao đồng thời
phát triển các chức năng khác hỗ trợ và đảm bảo nhu cầu mở rộng và phát triển của đô thị trong tương lai.
+ Các khu vực cấm phát triển đô thị: Khu vực đất lâm nghiệp phía Tây của thị
trấn.
+ Các khu vực hạn chế phát triển đô thị: Khu vực phía Đông Bắc thị trấn. Đây
là khu vực có cảnh quan đẹp với hồ nước rộng, cần được bảo vệ nên hạn chế phát
triển đô thị, chỉ phát triển các chức năng phù hợp như du lịch để khai thác và bảo vệ cảnh quan tự nhiên.
Thị trấn Krông Năng
- Tính chất: Là thị trấn huyện lỵ trung tâm tổng hợp hành chính – kinh tế – văn hóa – khoa học kỹ thuật của huyện M’Đrắk; đầu mối giao lưu liên tỉnh phía Đông, giao lưu kinh tế – văn hóa xã hội trong khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của huyện.
- Phân loại đô thị: loại V; nâng cấp lên loại IV sau năm
- Diện tích đất xây dựng đô thị: 400 ha
- Dân số: 000 người vào năm 2025 ; 30.000 người vào năm 2030.
- Định hướng phát triển không gian: Hướng phát triển chính của thị trấn dọc theo 2 tuyến đường QL29 và ĐT31.
Thị trấn Krông Kmar
- Tính chất: Là thị trấn huyện lỵ, là trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật của huyện Krông Bông. Tủn tâm thương mại, dịch vụ, du lịch của huyện và các vùng lân cận.
- Phân loại đô thị: loại V; nâng cấp lên loại IV sau năm
- Diện tích đất xây dựng đô thị: 1.100
- Dân số: 000 người vào năm 2025; 20.000 người vào năm 2030.
- Định hướng phát triển không gian: Phát triển mở rộng đô thị về phía Tây Nam, Tây Bắc và Đông
Thị trấn Liên Sơn
- Tính chất: Là trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hoá của Huyện.
Là một trong những trọng điểm du lịch của tỉnh và của vùng.
- Phân loại đô thị: loại V; nâng cấp lên loại IV sau năm
- Diện tích đất xây dựng đô thị: 100 ha.
- Dân số: 500 người vào năm 2025; 20.000 người vào năm 2030.
- Định hướng phát triển không gian
+ Vùng phát triển đô thị: Phát triển nâng cáp, cải tạo và mở rộng trên cơ sở khu vực lõi đô thị hiện hữu.
+ Vùng bảo tồn trong khu vực gồm khu vực đồi biệt điện, khu vực này được xác định là khu vực cấm xây dựng và buôn làng bảo tồn được xác định gồm buôn
Jun là khu vực xây dựng theo kiến trúc và không gian truyền thống nhằm bảo tồn và phục vụ phát triển du lịch.
Thị trấn Buôn Đôn
- Tính chất: Là trung tâm đô thị tổng hợp hành chính – kinh tế, kết hợp đô thị chuyên ngành du lịch sinh thái.
- Phân loại đô thị: loại V; nâng cấp lên loại IV sau năm
- Diện tích đất xây dựng đô thị: 900 ha
- Dân số: 000 người vào năm 2025; 12.000 người vào năm 2030.
- Định hướng phát triển không gian
+ Trung tâm huyện lỵ Buôn Đôn có phía Đông với khu vực trũng (Khu Bầu Heo), có nền đất yếu và ngập lụt do đó khi triển khai Qui hoạch cần tổ chức san nền.
+ Phía Bắc và Tây Bắc là vùng đất tương đối cao ráo và bằng phẳng, vì vậy cần tôn tạo, giữ gìn và phát triển đô thị.
+ Phía Đông và Đông nam có nền đất xây dựng ít thuận lợi, địa hình tương đối bằng phẳng và trũng, nơi đây có Sông SêrêPốk và cuối nguồn của Suối Lâm Phần. Khi phát triển về hướng này sẽ dễ dàng tạo dựng một khu vực lõi xanh trong đô thị, là một yếu tố độc đáo đối với các đô thị vùng Tây Nguyên.
Đô thị Pơng Drang
- Tính chất: Là trung tâm kinh tế phía Nam huyện Krông Búk, đầu mối giao thương quan trọng kết nối giữa huyện Krông Búk với thị xã Buôn Hồ, thành phố Buôn Ma Thuột. Trung tâm dịch vụ, thương mại có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện và tiểu vùng phía Bắc của tỉnh.
- Phân loại đô thị: loại V.
- Diện tích đất xây dựng đô thị: 660
- Dân số: 000 người vào năm 2025; 15.000 người vào năm 2030.
- Định hướng phát triển không gian
+ Vùng phát triển đô thị: Phát triển đất xây dựng đô thị trãi dài theo tuyến Quốc lộ 14 từ trung tâm huyện hiện hữu về phía Bắc và phía Nam, phát triển các trung tâm dựa trên hai trục ngang chính là Quốc lộ 29 (dự kiến) và Tỉnh lộ 688.
+ Vùng phát triển công nghiệp: Phát triển và mở rộng Cụm công nghiệp Krông Búk 1 về phía Tây Bắc.
+ Vùng cây xanh cảnh quan, công viên mặt nước và không gian mở: khai thác cảnh quan hồ Vườn Ươm và rừng thông hiện hữu, tổ chức công viên cây xanh tập
trung kết nối các khu đô thị. Ngoài ra tổ chức công viên cảnh quan dọc các suối Krông Búk, Ea Sup Prong, Ea Dey, Ea Kan và các hồ trong khu vực.
+ Vùng phát triển nông lâm nghiệp, dân cư nông thôn: là vùng bao quanh khu vực các khu đô thị, khu công nghiệp, công viên cây xanh trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch.
Các đô thị thành lập mới
Giai đoạn đến 2025: Thành lập mới 06 đô thị loại V gồm Đray Bhăng, Cư Né, Ea Phê, Ea Na, Trung Hòa, Phú Xuân. Dân số từ 5.000 – 10.000 người. Đất xây dựng đô thị khoảng 500 – 700 ha/đô thị.
Giai đoạn đến 2030: Thành lập mới 10 đô thị loại V bao gồm: Ea Wy, Ea Rốk, Ea M’Đoal, Ea Bar, Dliê Ya, Krông Na, Ea Ral, Cuôr Đăng, Cư Drăm và đô thị cửa khẩu Đắk Ruê. Dân số khoảng 5.000 – 8.000 người. Đất xây dựng đô thị khoảng 700 – 900ha/đô thị.
Tổng hợp bởi Duan24h.net