Quy hoạch đô thị tỉnh Hậu Giang đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm : thành phố Vị Thanh, Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ, và huyện Châu Thành, Châu Thành A, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thủy.
Định hướng phát triển hệ thống đô thị theo chương trình phát triển đô thị như sau:
Đến 2025: có 19 đô thị, trong đó 1 thành phố đô thị loại II, 1 thành phố và 1 thị xã đô thị loại III, 01 đô thị loại IV (thị trấn Cái Tắc), 15 đô thị loại V (9 thị trấn, 6 đô thị mới).
Nội Dung Đề Xuất
Năm 2030: có 19 đô thị; trong đó có 02 đô thị loại II, 01 đô thị loại III, 07 đô thị loại IV và 9 đô thị loại V (4 thị trấn, 5 đô thị mới).
Định hướng phát triển 3 đô thị chính + 1 tâm (1-Vị Thanh, 2- Ngã Bảy, 3-Long Mỹ, 4- Châu Thành);
Lập quy hoạch chung xây dựng các đô thị còn lại để kết nối với 4 đô thị trên; rà soát, định hướng, đề xuất đầu tư các dự án khu đô thị mới, các tuyến đường giao thông kết nối các đô thị và khai thác quỹ đất hai bên đường tạo dòng tiền dương từ đầu tư đô thị để bổ sung nguồn lực tài chính cho đầu tư công nghiệp, nông nghiệp và du lịch.
Quy hoạch xây dựng: 1) khu đô thị sinh thái – nghỉ dưỡng thuộc vùng đệm của Lung Ngọc Hoàng (3.000ha); 2) khu đô thị giải trí sinh thái, nghỉ dưỡng Mekong Châu Thành (3.000ha). 2 khu vực này được tích hợp để phát triển ngành du lịch-đặc biệt chú trọng công năng nghỉ dưỡng.
– Thành phố Vị Thanh là đô thị loại II đóng vai trò là đô thị hạt nhân, trung tâm của vùng kinh tế trung tâm, cực phát triển phía Tây của tỉnh Hậu Giang, trung tâm chính trị, hành chính, thương mại, dịch vụ và du lịch của tỉnh.
– Thành phố Ngã Bảy, là đô thị loại III, đô thị vệ tinh của vùng du lịch cảnh quan sinh thái, đô thị trung tâm của vùng kinh tế ven sông Hậu, là cực phát triển phía Đông của tỉnh Hậu Giang, phát triển thương mại dịch vụ và du lịch.
– Thị xã Long Mỹ là đô thị vệ tinh, trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật phía Nam của vùng kinh tế trung tâm, là đô thị đầu mối, trung chuyển nông sản công nghệ cao theo đường QL 61B kết nối với Bạc Liêu và Sóc Trăng; là đô thị phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử và công nghiệp chế biến nông sản.
– Đô thị Ngã Sáu, đến năm 2030 là đô thị loại IV, trung tâm của vùng phát triển đô thị công nghiệp ven thành phố Cần Thơ – sông Hậu. Là trung tâm kinh tế văn hóa, thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái, văn hóa giáo dục và khoa học công nghệ cấp vùng. Đô thị có vị trí quan trọng là đầu mối giao lưu, trung tâm thương mại dịch vụ gắn với phát triển công nghiệp thông qua hành lang kinh tế QL.Nam Sông Hâu và Sông Hậu.
– Các đô thị còn lại (thị trấn Một Ngàn, Nàng Mau, Cây Dương, Vĩnh Viễn), là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục, khoa học kỹ thuật của huyện và các đô thị chuyên ngành (Cái Tắc, Bảy Ngàn, Rạch Gòi, Mái Dầm, Đông Phú, Kinh Cùng, Búng Tàu, Xà Phiên, Lương Nghĩa, Cái Sơn, Tân Long).
Tổng hợp bởi Duan24h.net