Mục lục

    Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: TP Vị Thanh, TP Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ, Châu Thành, Châu Thành A, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thủy.

    Thông tin quy hoạch tỉnh Hậu Giang

    Tên quy hoạch : Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. 2.

    Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch: Tỉnh Hậu Giang có diện tích tự nhiên là 1.622,23 km2, ranh giới như sau:


    • Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ;
    • Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Sóc Trăng;
    • Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Sóc Trăng;
    • Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.

    Có tọa độ địa lý: 9030’35” đến 10019’17” vĩ độ Bắc và 105014’03” đến 106017’57” kinh độ Đông. Tỉnh Hậu Giang có 8 đơn vị hành chính cấp huyện: thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ và các huyện: Vị Thủy, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Châu Thành và Châu Thành A.

    Phạm vi ranh giới nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò tỉnh Hậu Giang trong mối quan hệ phát triển với các tỉnh lân cận có tác động trực tiếp đến tỉnh bao gồm các thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long, Kiên Giang, Bạc Liêu và tất cả các tỉnh còn lại của ĐBSCL.


    Các đột phá phát triển kinh tế xã hội

    Để đạt các mục tiêu phát triển tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, những đột phá sau được đề xuất.

    Một tâm, hai tuyến, ba thành, bốn trụ, năm trọng tâm

    Một tâm là: Phát triển huyện Châu Thành trở thành trung tâm phát triển về công nghiệp và đô thị của tỉnh trong trung và dài hạn. Từ đây mở rộng không gian phát triển kinh tế do lợi thế cận Thị (TP.Cần Thơ) và cận Sông liên quan nối kết cảng Cái Cui và sông Hậu.

    Hai tuyến là: Tập trung khai thác phát triển theo 2 tuyến động lực là cao tốc Cần Thơ – Cà Mau kết nối với Tp.Hồ Chí Minh và tuyến Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng kết nối với các tỉnh Nam Sông Hậu. Tận dụng cơ hội từ Quy hoạch Quốc gia và Quy hoạch vùng ĐBSCL khi nguồn lực TW tập trung phát triển giao thông Bắc Nam và Đông Tây qua tỉnh Hậu Giang.

    Ba thành là: Ưu tiên phát triển nâng tầm các trung tâm đô thị thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy và thị xã Long Mỹ. Đây là các đô thị động lực liên kết với chuỗi đô thị trong tỉnh trên cơ sở 4 trụ cột công nghiệp, nông nghiệp, đô thị, dịch vụ và du lịch. Đồng thời tăng cơ hội nối kết không gian chuỗi đô thị ngoài tỉnh theo QH vùng ĐBSCL.

    Bốn trụ là: Phát triển 4 trụ cột theo Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy là công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch.

    Năm trọng tâm là: (1) Hoàn thiện thể chế, chích sách; (2) phát triển nguồn nhân lực chất lượng phục vụ các lĩnh vực; (3) cải cách hành chính – ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; (4) hoàn thiện hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông và công nghiệp; (5) phát triển văn hoá – xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, bảo tồn và phát huy văn hóa sông nước.

    Các đột phá trên nhằm giải quyết điểm nghẽn về cung cấp mặt bằng và hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội cho phát triển các ngành kinh tế chủ lực, thu hút các nguồn lực và tài nguyên cho phát triển.

    Từ đó có tác động tích cực, tận dụng lợi thế khác biệt và cơ hội vượt trội Hậu Giang để phát triển không gian sinh thái, không gian đô thị, không gian nông thôn và các khu chức năng, góp phần vào phát triển bền vững ĐBSCL ứng phó BĐKH.

    Giai đoạn 2021- 2025 tập trung phát triển công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm, thương mại, dịch vụ và du lịch dựa vào lợi thế so sánh ngành và sản phẩm nông nghiệp, tạo nền tảng quan trọng sau giai đoạn 2025 để phát triển các ngành công nghiệp mới trong thời kỳ quy hoạch.

    Định hướng phát triển không gian 4 trụ cột

    Về phát triển công nghiệp

    – Phát triển không gian công nghiệp quy mô lớn, tạo thành thế mạnh của tỉnh Hậu Giang so với các tỉnh, thành phố khác về đất công nghiệp; Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, thân thiện môi trường, bao gồm cả cảnh quan, sinh thái, đô thị,.. để vừa có được chất lượng sống, môi trường, vừa có những quỹ đất thuận lợi cho phát triển.

    – Tập trung 03 Vùng sinh thái công nghiệp: với định hướng ba vùng công nghiệp này là dù tập trung thành những vùng công nghiệp lớn, nhưng cấu trúc đất xây dựng công nghiệp cần phải đan xen với những yếu tố sinh thái, cảnh quan, đô thị, chứ không phải là những khu nhà máy tập trung. Các vùng công nghiệp này giải quyết các vấn đề liên quan đến định hướng tỉnh trở thành trung tâm công nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn 2050, và giải quyết vấn đề về tự chủ ngân sách của địa phương cũng như vấn đề thu hút dân cư do việc hình thành các vùng công nghiêp sinh thái. Theo đó 3 vùng sinh thái công nghiệp này sẽ là:

    + Vùng sinh thái công nghiệp thứ nhất nằm ở khu vực huyện: Châu Thành, Châu Thành A với quy mô khoảng 3.000 ha. Vùng này tận dụng thế mạnh hậu cần vùng, liên quan tới khu vực cảng hàng không, cảng biển Cần Thơ, theo định hướng quy hoạch vùng. Trọng tâm của khu vực này là phát triển các lĩnh vực công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, dược, mỹ phẩm, các cụm ngành logistics, chế biến nông sản, có liên quan tới đầu vào là sản phẩm nông nghiệp quy mô vùng.

    + Vùng sinh thái công nghiệp thứ hai ở nút giao giữa hai cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng và cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, tại vùng giữa huyện Phụng Hiệp, cũng là trung tâm của tỉnh Hậu Giang. Vùng công nghiệp này tận dụng thế mạnh ở điểm giao hai cao tốc, liên kết theo trục dọc sông Hậu và trục bắc nam. Các lĩnh vực công nghiệp ở vùng này tận dụng chủ yếu là kết nối đường bộ cao tốc, cũng như kết nối nhanh về thành phố Cần Thơ, tới ga tàu và sân bay Cần Thơ và cảng biển Trần Đề. Đặc biệt, chú trọng phát triển các lĩnh vực công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ số, công nghệ môi trường, công nghiệp chế tạo. Tập trung vào đô thị công nghiệp trong khu vực này là thị trấn Kinh Cùng.

    + Vùng sinh thái công nghiệp thứ 3 nằm tại huyện Long Mỹ cũng là nơi giao cắt của 2 trục cao tốc trong tương tương lai.

    Tuy nhiên, về phân kỳ phát triển thì sẽ ưu tiên phát triển theo giai đoạn: Vùng 1: Vùng sinh thái công nghiệp ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2021-2025. Vùng 2: Vùng sinh thái công nghiệp, sẽ đặt trong phân kỳ 2026-2030 và định hướng 2050. Vùng 3: Vùng sinh thái công nghiệp, sẽ phát triển cho định hướng giai đoạn 2031-2050 khi các hệ thống cao tốc quốc gia đi qua Hậu Giang đã hình thành đầy đủ.

    Định hướng phát triển này là phải tạo được những đột phá thực sự đối với lĩnh vực công nghiệp trong thời gian trung và dài hạn, để có thể bứt phá về tăng trưởng kinh tế, thực hiện đạt các mục tiêu đã đề ra; đồng thời, phát triển công nghiệp phải hài hòa với mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững và bao trùm lâu dài, để mọi khu vực đều phát triển và mọi người dân đều được hưởng lợi.

    Về phát triển nông nghiệp

    – Phát triển nền nông nghiệp sinh thái, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển các vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào nguồn nước gồm vùng sinh thái nước ngọt.

    – Phát triển nông nghiệp với mục tiêu tối đa hóa giá trị trên một đơn vị diện tích, gắn với chuỗi giá trị, gắn với nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, từng bước phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ.

    – Phát triển nông nghiệp sinh thái gắn kết chặt chẽ với du lịch nông nghiệp, du lịch miệt vườn sông nước.

    – Nâng mức sống, nhất là cơ hội việc làm và thu nhập các xã khó khăn.

    Về phát triển đô thị

    – Xây dựng kết cấu hạ tầng các đô thị đồng bộ, theo hướng hiện đại, tiếp cận các tiêu chuẩn đô thị xanh, đô thị thông minh, giàu bản sắc.

    – Xây dựng và phát triển hài hòa giữa đô thị và nông thôn, con người và thiên nhiên, bảo vệ tốt môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu.

    – Về quy mô các đô thị: Mở rộng diện tích các đô thị, phát triển thị trường bất động sản đô thị quy mô lớn, phù hợp với định hướng phát triển đô thị của tỉnh, để thu hút nhà đầu tư và tạo ra dòng tiền dương. Tuy nhiên, cần xác định những cấu trúc đô thị hóa đặc thù để vừa có được thị trường bất động sản đô thị mở rộng, vừa không nhất thiết phải dàn trải đầu tư vào hạ tầng và xây dựng.

    Về phát triển du lịch

    Hiện thực hóa tiềm năng du lịch của Tỉnh. Phát triển Hậu Giang trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, chất lượng, tiêu biểu về du lịch sinh thái sông nước, sinh thái nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

    Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác.

    Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, hiện đại; Phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu nhằm quảng bá hình ảnh du lịch Hậu Giang với du khách trong và ngoài nước.

    Tài liệu, bản đồ quy hoạch tỉnh Hậu Giang

    (Lưu ý: Hồ sơ quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình phê duyệt)

    Báo cáo quy hoạch tỉnh Hậu Giang

    Bản đồ hiện trạng

    Bản đồ quy hoạch:

    4_Bản đồ quy hoạch hệ thống đô thị nông thôn

    5_Bản đồ phương án tổ chức không gian và phân vùng chức năng

    6.1_Bản đồ phương án_YTe_VanHoa_TheThao_GDDT

    6.2_Bản đồ phương án_ThuongMai_ASXH_KHCN_DuLich

    7.1_Bản đồ phương án_GTVT_CN_TL

    7.2_Bản đồ phương án_CapDienNangLuong_TTTT_VTTD

    7.3_Bản đồ phương án_KCHTKT_ChatThaiRan_NghiaTrang

    8_Bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất

    9_Bản đồ phương án thăm dò, khai thác_SDBVTaiNguyen

    10_Bản đồ phương án_MT_DDSH_TTTL

    11_Bản đồ phương án_QHLienHuyen

    11_Bản đồ phương án_QHLienHuyen_Tong

    12_Sơ đồ dự án ưu tiên đầu tư

    13.1_Bản đồ phương án phát triển_Khu_CumCN

    13.2_Bản đồ phương án_NongLamThuySan

    Tổng hợp bởi Duan24h.net

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây