Quy hoạch giao thông tỉnh Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm TP Cà Mau, Cái Nước, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh.

Hiện trạng giao thông tỉnh Cà Mau

Giao thông đường bộ

Hệ thống Quốc lộ

– Quốc lộ 1: Đoạn đi qua tỉnh có chiều dài 64,61km là đường cấp III đồng bằng với điểm đầu tại km 2232+850, ranh tỉnh Bạc Liêu, điểm cuối tại km 2301+610, huyện Năm Căn. Mặt bê tông nhựa, láng nhựa rộng từ 8 – 22m.

– Quốc lộ 63: Đoạn đi qua tỉnh có chiều dài 40,42km. Đoạn từ km74+200, ranh tỉnh Kiên Giang đến km110+000 là đường cấp IV đồng bằng, mặt đường rộng 5,5m, kết cấu mặt đường cán đá láng nhựa; Đoạn từ km110+000 đến km114+629 mặt đường bê tông nhựa, chiều rộng mặt đường từ 15 – 22m.

– Quốc lộ Quản Lộ – Phụng Hiệp: Đoạn đi qua địa bàn tỉnh có chiều dài 9,8km với điểm đầu tại km101+945, ranh tỉnh Bạc Liêu và điểm cuối tại km111+740, thành phố Cà Mau, là đường cấp III đồng bằng;

Trong đó đoạn km101+945 – km107+400 mặt đường bê tông nhựa rộng 9m, có 2 làn xe; Đoạn km107+400 – km111+740 mặt đường bê tông nhựa rộng từ 18-22m, có dải phân cách giữa với 4 làn xe.

– Đường Hành lang ven biển phía Nam: Đoạn tuyến đi qua địa bàn tỉnh có chiều dài 40,4km. Điểm đầu tại km10+000, ranh tỉnh Kiên Giang và điểm cuối tại km52+405, thành phố Cà Mau. Quy mô cấp III đồng bằng, mặt đường cán đá láng nhựa rộng 8m, không có dải phân cách giữa với 2 làn xe.

– Đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn – Đất Mũi: Tuyến đi trên địa phận tỉnh Cà Mau với chiều dài 59km (từ lý trình km2377+000 – km2436+000), là đường cấp III đồng bằng; Trong đó đoạn từ km2377+000 – km2380+920 mặt đường cán đá láng nhựa rộng 22m, có dải phân cách giữa, có 04 làn xe; Đoạn km2380+920 – km2436+000 mặt đường cán đá láng nhựa rộng 6-11m, không có dải phân cách giữa với 02 làn xe.

Hệ thống đường tỉnh

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 11:18 PM, 25/04/2024)


– ĐT.983B (Cà Mau-Thới Bình-U Minh): Dài 45,148km, điểm đầu giao QL.63 (cầu Tân Lộc), điểm cuối đường Ven biển (xã Khánh Hội). Hiện trạng gồm:

+ Đoạn 1: Dài 14,6 km, điểm đầu giao QL.63 (cầu Tân Lộc); điểm cuối thị trấn Thới Bình. Hiện trạng, mặt láng nhựa, rộng 3,5m, nền 6,5m, chất lượng tốt.

+ Đoạn 2: Dài 10,776 km, điểm đầu thị trấn Thới Bình, điểm cuối giao với ĐT.984 Tắc Thủ – U Minh – Khánh Hội. Hiện trạng, mặt đường láng nhựa, rộng 5,5m, nền 6,5m, chất lượng tốt.

+ Đoạn còn lại dài 19,772km, điểm đầu giao với ĐT.984 Tắc Thủ – U Minh – Khánh Hội; điểm cuối đường Ven Biển (xã Khánh Hội). Hiện trạng, mặt bê tông cốt thép, rộng 4,5m, nền 5,5m, chất lượng tốt.

– ĐT.988 (Lương Thế Trân-Đầm Dơi): Là tuyến đường kết nối trung tâm huyện Đầm Dơi với trung tâm tỉnh nên nhu cầu đi lại trên tuyến lớn. Tuyến dài 20,23 km, điểm đầu giao với QL.1 (cầu Lương Thế Trân), điểm cuối thị trấn Đầm Dơi. Hiện mặt nhựa rộng 5,5m, nền 6,5m, chất lượng mặt đường vẫn còn tốt.

– ĐT.986 (Đầm Dơi – Cái Nước – Cái Đôi Vàm): Là tuyến trục ngang của tỉnh kế nối 3 huyện Đầm Dơi, Cái Nước và Phú Tân dài 43,83km, điểm đầu giao với tuyến Lương Thế Trân – Đầm Dơi tại thị trấn Đầm Dơi, điểm cuối giao với đường Phan Ngọc Hiển tại thị trấn Cái Đôi Vàm. Hiện tuyến được phân thành 2 đoạn:

+ Đoạn 1: Dài 21,5 km, điểm đầu giao đường Lương Thế Trân – Đầm Dơi, điểm cuối giao QL.1. Mặt nhựa 3,5m, nền 6,5m, chất lượng trung bình.

+ Đoạn 2: Dài 22,33 km, điểm đầu giao QL.1 tại thị trấn Cái Nước, điểm cuối giao đường Ven biển tại TT.Cái Đôi Vàm. Mặt nhựa rộng 5,5m, nền 7,5m, chất lượng tốt.

– ĐT.985 (Rau Dừa – Rạch Ráng): Dài 7,372 km, điểm đầu giao QL.1 tại xã Hưng Mỹ huyện Cái Nước, điểm cuối giao ĐT.Tắc Thủ – Rạch Ráng – Sông Đốc. Hiện mặt nhựa rộng 4,5m, nền 6,5m, chất lượng tốt.

– ĐT.985B (Tắc Thủ – Rạch Ráng – Sông Đốc): Là trục xương sống của huyện Trần Văn Thời, tuyến kết nối giao thông huyện với huyện U Minh và TP.Cà Mau. Tuyến dài 36,67 km, điểm đầu giao với đường Võ Văn Kiệt, điểm cuối thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Hiện trạng, mặt nhựa rộng 5,5m, nền 6,5m, chất lượng tốt.

– ĐT.985C (T13 – Vàm Đá Bạc): Đường cứu hộ, cứu nạn đê biển Tây, phục vụ quốc phòng, an ninh khu vực Hòn Đá Bạc kết hợp với phòng chống cháy rừng Vườn Quốc gia U Minh Hạ tỉnh Cà Mau và có vai trò phục vụ phát triển khu du lịch Hòn Đá Bạc ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời. Tuyến dài 29,152 km, điểm đầu giao ĐT.984 Võ Văn Kiệt, điểm cuối tại cống Đá Bạc. Hiện mặt nhựa rộng 7m, nền 9m, chất lượng tốt.

– ĐT.984 (Tắc Thủ – U Minh – Khánh Hội): Là tuyến đường ngắn nhất kết nối trung tâm tỉnh với trung tâm huyện U Minh và cửa Khánh Hội. Tuyến dài 46,665 km, điểm đầu giao ĐT.985B (Tắc Thủ – Rạch Ráng – Sông Đốc), điểm cuối giao đường Ven biển tại UBND xã Khánh Hội, huyện U Minh. Hiện mặt nhựa rộng 5,5m, nền 6,5m, chất lượng mặt đường vẫn còn tốt.

– ĐT.984C (Đường T11): Hướng tuyến chạy dọc kênh 11, kết nối thị trấn U Minh với xã Tân Bằng dài 10,76 km, điểm đầu giao ĐT.984 (Tắc Thủ – U Minh – Khánh Hội); điểm cuối sông Trèm Trẹm. Hiện trạng gồm:

+ Đoạn 1: Dài 1,38 km, điểm đầu giao ĐT.984C Tắc Thủ – U Minh – Khánh Hội, điểm cuối đường vào cầu thị trấn U Minh. Hiện trạng, mặt láng nhựa, rộng 5,5m, nền 6,5m, chất lượng tốt.

+ Đoạn còn lại dài 9,38 km, mặt BTXM, rộng 4,5m, nền 5,5m, chất lượng tốt.

– ĐT.983 (Trí Phải – Thới Bình): Nằm trên địa bàn huyện Thới Bình có hướng tuyến chạy dọc theo kinh xáng Chắc Băng, kết nối trung tâm huyện với QL.63 đi Kiên Giang. Tuyến dài 9,5 km, điểm đầu giao QL.63 tại UBND xã Trí Phải, điểm cuối giao đường 3/2 tại thị trấn Thới Bình. Hiện trạng, mặt nhựa rộng 5,5m, nền 6,5m, chất lượng trung bình.

– ĐT.984B (Võ Văn Kiệt): Dài 10,62 km, điểm đầu tại Vòng xoay Vành đai 2 Tp.Cà Mau, điểm cuối tại cổng KCN Khí điện đạm. Hiện trạng, mặt láng nhựa đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, mặt nhựa rộng 11m, nền 12m, chất lượng tốt. Tuyến được xây dựng chủ yếu phục vụ KCN khí điện đạm.

– Đường Cống Đá – Kênh Tư – Giáp Nước: Dài 17,547km, điểm đầu tại Quốc lộ 1, điểm cuối tại phà Vàm Xáng. Hiện trạng, mặt láng nhựa rộng 3,5m, nền rộng 6,5m, chất lượng trung bình.

– Đường vào điểm du lịch sinh thái sông Trẹm: Dài 7,878km, điểm đầu tại HLVB phía Nam, điểm cuối giao với đường Hai mùa dọc kênh 7 Kênh, Hiện trạng gồm:

+ Đoạn 1: Dài 4,86km, điểm đầu tại HLVB phía Nam, điểm cuối điểm du lịch sinh thái sông Trẹm. Hiện trạng, mặt láng nhựa, rộng 5,5m, nền 8,5m, chất lượng tốt.

+ Đoạn còn lại dài 3,18km, đang thi công. – ĐT.985D (Bờ Nam sông Ông Đốc): Tuyến dài 23,146 km, điểm đầu giao QL.1 tại Km2267+800 (trước cầu Rau Dừa), điểm cuối điểm cuối giao đường Ven biển tại thị trấn Sông Đốc. Hiện trạng, mặt láng nhựa đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, mặt nhựa rộng 7m, nền 9m, chất lượng tốt.

– ĐT.988B (tuyến đường trục Đông – Tây): Dài 43,952km, điểm đầu giao với Quốc lộ 1, điểm cuối cửa biển Gành Hào. Hiện trạng gồm:

+ Đoạn 1: Dài 18km, điểm đầu Km0+000 giao với Quốc lộ 1, điểm cuối giao với ĐT.988 Lương Thế Trân-Đầm Dơi. Hiện đang triển khai thi công.

+ Đoạn 2: Dài 25,592km, điểm đầu Km18+000 giao với ĐT.988 Lương Thế Trân-Đầm Dơi, điểm cuối Km43+952 cửa biển Gành Hào, huyện Đầm Dơi. Hiện trạng, mặt láng nhựa đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, mặt nhựa rộng 7m, nền 9m, chất lượng tốt.

– Tuyến đường Hai mùa dọc kênh 7 Kênh: Tuyến dài 6,12km, điểm đầu giao với ĐT.984C đường T11 và điểm cuối cầu kênh 7 Kênh. Hiện trạng, mặt láng nhựa rộng 2,5m, nền 5m, chất lượng kém. Sở Giao thông vận tải Cà Mau đang triển khai nâng cấp, mở rộng mặt đường 4,5m kết cấu BTXM.

Giao thông đường thủy

Tỉnh Cà Mau có 62 tuyến sông, kênh, rạch chính phân bố khắp toàn tỉnh với tổng chiều dài 8.185 km (trong đó Trung ương quản lý 14 tuyến với chiều dài 314,7km, Tỉnh quản lý 15 tuyến với chiều dài 362,5km, còn lại thuộc Huyện quản lý).

Tuyến giao thông thủy quan trọng quốc gia như Kinh Quản lộ Phụng Hiệp; tuyến sông Đốc; sông Tắc Thủ… với 10 vị trí cửa sông Khánh Hội, Vàm Ông Đốc, Mỹ Bình, Cái Đôi Vàm, Bảy Háp, Rạch Tàu, Rạch Gốc, Bồ Đề, Hố Gùi, Lồng Đèn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu đối ngoại với bên ngoài và các khu vực phụ cận.

Thông thương đối ngoại: Địa bàn tỉnh Cà Mau nằm trên đường đi của 4 tuyến vận tải đường thủy Quốc gia theo 4 hướng khác nhau. Trong đó tuyến Sài Gòn – Cà Mau là tuyến vận tải thủy có lưu lượng phương tiện nhiều nhất trong vùng. Do đó, việc giao thương giữa tỉnh Cà Mau với thành phố Hồ Chí Minh và Vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất thuận lợi. Cụ thể như sau:

+ Tuyến cảng Sài Gòn đi Cà Mau Năm Căn (qua kênh Xà No): Toàn tuyến dài 393 km đi qua các tỉnh, thành phố: Tp.Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau. Đoạn qua địa bàn tỉnh Cà Mau dài 92,6 km. Hướng tuyến: Điểm đầu cụm cảng Sài Gòn, đi qua sông Sài Gòn, sông Nhà Bè, sông Soài Rạp, sông Cần Giuộc …, rạch Ngã ba Đình, kênh Trèm Trẹm – Cạnh Đền, ngã 3 Tắc Thủ, sông Ông Đốc, kênh Lương Thế Trân, sông Gành Hào, sông Bảy Háp.

+ Tuyến thành phố Hồ Chí Minh đi Cà Mau: Toàn tuyến dài 340 km qua các tỉnh và thành phố: Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau (đoạn qua địa bàn tỉnh Cà Mau dài 14 km). Hướng tuyến: Điểm đầu cụm cảng Sài Gòn qua Nhà Bè, sông Soài Rạp, sông Vàm Cỏ, rạch Kỳ Hôn, K.Chệt Sậy, K.Mỏ Cày, sông Cổ Chiên, K.Trà Vinh, K.Rạch Cọp, K.Cần Chông, sông Hậu, R.Đại Ngãi, K.Phụ Hiền – Bãi Sâu, R.Ba Xuyên – Thọ Dừa, sông Cổ Cò, R.Bạc Liêu – Vàm Cỏ, K.Bạc Liêu – Cà Mau.

+ Tuyến ngang Rạch Giá – Cà Mau – cửa sông Ông Đốc: Toàn tuyến dài 158 km, thuộc địa phận 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau (đoạn qua địa phận tỉnh Cà Mau dài 90,8 km). Hướng tuyến: Từ Tp.Rạch Giá qua kênh Ông Hiển – Tà Niên, sông Cái Bé, rạch Tắc Cậu, kênh Tân Bằng – Cán Gáo, sông Trèm Trẹm, sông Ông Đốc và ra biển Tây tại cửa Ông Đốc. Đây là trục ngang ven biển Tây nối Kiên Giang với Cà Mau, đi qua vùng hệ thống đường bộ chưa hình thành và khó phát triển. Có vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, khai thác tiềm năng phát triển kinh tế xã hội vùng sâu vùng xa và góp phần củng cố an ninh quốc phòng.

+ Tuyến Quản Lộ-Phụng Hiệp: Toàn tuyến dài 104,5 km, qua các tỉnh: Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau (Đoạn qua địa phận tỉnh Cà Mau dài 14,0 km). Hướng tuyến: từ ngã 3 kênh Phụng Hiệp – Hậu Giang xuôi theo hướng Tây Nam theo kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp về Cà Mau.

Giao thông hàng hải

Tỉnh Cà Mau có 254km bờ biển (biển phía đông với đường bờ biển dài 107km, biển phía tây và phía nam giáp với Vịnh Thái Lan với đường bờ biển 147km).

Tuy vậy, bờ biển có mức độ bồi tụ phù sa rất mạnh, thềm biển nông và yếu, dẫn đến cảng nước sâu cần phải xây dựng cách bờ khá xa, kéo theo chi phí hạ tầng kết nối khá tốn kém.

Mặt khác, xuất nhập khẩu của cả vùng ĐBSCL từ trước tới nay không lớn, về cả chủng loại, khối lượng và tổng mức giá trị. Hàng hóa ở vùng ĐBSCL chủ yếu là nông sản tươi, nhạy cảm với thời tiết, chi phí lưu kho cao và có đặc điểm mùa vụ, trong khi một cảng nước sâu cần sự đa dạng hàng hóa để đảm bảo hoạt động toàn thời gian.

Viễn cảnh về các trục phát triển xuyên Á theo hướng Đông – Tây và các Khu kinh tế biển lớn là kỳ vọng của nhiều địa phương, nhưng chưa thực sự chắc chắn từ những viễn cảnh quốc tế, ít nhất là trong thời gian tới.

Giao thông hàng không

Sân bay Cà Mau đã được khôi phục và nâng cấp, đường băng dài 1.050m x 30m, cho phép loại máy bay nhỏ như ATR72, AN-2, MIA-17 và các máy bay quân sự cấp 2 hạ cất cánh. Hiện sân bay Cà Mau đang khai thác tuyến Cà Mau – Tp.Hồ Chí Minh và ngược lại với tần suất 2 chuyến/ngày.

Bãi đáp máy bay ở Hòn Khoai và Năm Căn, khi có nhu cầu và điều kiện vẫn có thể khôi phục để đưa vào sử dụng phục vụ du lịch, an ninh quốc phòng, thăm dò khai thác dầu khí.

Quy hoạch giao thông tỉnh Cà Mau

Giao thông đường bộ

Hệ thống đường quốc gia trên địa bàn tỉnh

Theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/09/2021 của Chính Phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Các tuyến đường Quốc gia đi qua địa bàn tỉnh được quy hoạch cụ thể như sau:

– Đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau: Theo quy hoạch quốc gia tuyến có chiều dài khoảng 109km. Quy hoạch giai đoạn 2021-2030 đường cao tốc loại A, quy mô 4-6 làn xe. Định hướng sau năm 2030 đề xuất kéo dài từ thành phố Cà Mau đến Ngọc Hiển để tạo thành trục giao thông kết nối với cảng biển Hòn Khoai nhằm phát huy hiệu quả cảng biển đầu mối của Tỉnh.

– Đường Quản Lộ – Phụng Hiệp: Điểm đầu giao QL1, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Điểm cuối: Giao QL1, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Đoạn qua địa bàn tỉnh dài 9,9 km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật: cấp III, 2-4 làn xe.

– Đường Hành lang ven biển Phía Nam: Điểm đầu ranh tỉnh Kiên Giang; điểm cuối giao với Quốc lộ 1 tại Km52+405. Chiều dài tuyến: 50,6Km. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật: cấp III, 2-4 làn xe.

– Quốc lộ 63: Điểm đầu giao QL.61, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Điểm cuối: Giao QL.1, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Hướng tuyến: Cơ bản đi theo hướng đường hiện tại. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật: cấp III, 2-4 làn xe.

– QL.1: Đoạn qua địa bàn tỉnh dài 69,95 km, điểm đầu tại ranh tỉnh Bạc Liêu – Cà Mau, điểm cuối tại thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn). Quy hoạch đến 2030 nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III-ĐB. Cụ thể như sau:

+ Đoạn 1 (Trùng với tuyến tránh Tp.Cà Mau-N1): Từ ranh Bạc Liêu đến giao tuyến tránh thành phố Cà Mau, gần đầu lộ Tân Thành với chiều dài khoảng 5,85 km.

+ Đoạn 2 (Trùng với tuyến tránh Tp.Cà Mau-N2): Từ tuyến tránh Tp.Cà Mau-N1 đến giao đường Hành lang ven biển phía Nam (HLVBPN), dài 15,1 km;

+ Đoạn 3 (QL.1 hiện hữu): Dài 49,0 km, điểm đầu giao đường HLVBPN, điểm cuối tại thị trấn Năm Căn. Khi đoạn 1 và đoạn 2 hoàn thiện đưa vào khai thác, chuyển đoạn hiện hữu dài 20,0 km, từ ranh tỉnh Bạc Liêu (km 2232+600) đến giao đường HLVBPN (gần cầu Lương Thế Trân) thành đường đô thị và giao cho tỉnh quản lý.

Giai đoạn 2031 – 2050 khi nhu cầu giao thông thành phố Cà Mau tăng cao, đề xuất xây dựng thêm 01 tuyến tránh Tp. Cà Mau đi theo đường Vành đai 3 (ĐT.983C) theo quy hoạch đến giao với đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau.

– Đường Hồ Chí Minh: Đọan Vĩnh Thuận – Cà Mau dài 65 km, quy mô 2 – 4 làn đường tiêu chuẩn đường cấp III; Đoạn Cà Mau – Năm Căn trùng QL 1; Đoạn Năm Căn – Đất Mũi dài 59km, quy mô 2 – 4 làn đường tiêu chuẩn đường cấp III.

Hệ thống đường tỉnh

Đối với hệ thống các tuyến đường tỉnh hiện hữu: Từ nay đến năm 2030 đề xuất khôi phục, nâng cấp, đưa vào cấp kỹ thuật với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp V đồng bằng với chiều rộng mặt đường tối thiểu 5,5m, lộ giới tối thiểu 32m.

Đối với các tuyến quan trọng có nhu cầu đi lại lớn, sẽ cắm trước lộ giới theo tiêu chuẩn cấp III là 45m nhằm giảm chi phí đền bù sau này. Đối với những đoạn tuyến đi qua khu vực đô thị, sẽ được đầu tư theo quy hoạch xây dựng đô thị đã được phê duyệt; Các tuyến đường tỉnh dự kiến: Được hình thành trên cơ sở nâng cấp từ các tuyến đường hiện hữu kết hợp việc mở mới hoàn toàn một vài đoạn tuyến.

Xây dựng các tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, cấp V đồng bằng, cụ thể một số tuyến quy hoạch như sau:

– ĐT.983 (Trí Phải – Thới Bình): Giai đoạn 2021 – 2030 tiến hành duy tu bảo dưỡng thường xuyên. Giai đoạn 2031 – 2050 tiến hành nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.

– ĐT.985B (Tắc Thủ – Rạch Ráng – Sông Đốc): Giai đoạn 2021 – 2030 tiến hành duy tu bảo dưỡng thường xuyên. Giai đoạn 2031 – 2050 tiến hành nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.

– ĐT.985C (T13- Vàm Đá Bạc): Giai đoạn 2021 – 2030 tiến hành nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng.

– ĐT.985D (Bờ Nam Sông Ông Đốc): Giai đoạn 2021 – 2030 tiến hành nâng cấp đặt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng.

– ĐT. 986 (Cái Nước – Vàm Đình – Cái Đôi Vàm): Nâng cấp, mở rộng với chiều dài 25,262km gồm 02 đoạn. Đoạn ngoài quy hoạch thị trấn Cái Đôi Vàm (Km0+000 – Km22+293,09) đạt cấp IV đồng bằng với mặt đường rộng 7m, nền đường rộng 9m.

Đoạn theo quy hoạch thị trấn Cái Đôi Vàm (Km22+293,09 – Km25+262,3) là đường chính khu vực với mặt đường rộng 16m, nền đường rộng 30m, dải phân cách rộng 2m và vỉa hè hai bên mỗi bên rộng 6m. Giai đoạn đến năm 2025.

– ĐT.983B (Cà Mau – Thới Bình – U Minh): Điểm đầu là ranh tỉnh Cà Mau – Bạc Liêu; Điểm cuối là đường Ven biển tại xã Khánh Hội. Tuyến có chiều dài sau khi điều chỉnh là 51,08km trên cơ sở nâng cấp tuyến hiện hữu và kéo dài đầu tuyến đến ranh tỉnh Bạc Liêu. Giai đoạn 2021 – 2030 duy tu bảo dưỡng thường xuyên đoạn hiện hữu. Giai đoạn 2031 – 2050 tiến hành xây dựng toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.

– ĐT.984 (Tắc Thủ – U Minh – Khánh Hội): Nâng cấp, mở rộng đoạn U Minh – Khánh Hội dài 18,3km nhằm đáp ứng nhu cầu lưu thông, vận chuyển hàng hóa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội huyện U Minh.

Đoạn từ thị trấn U Minh đến giao với đường Cà Mau – U Minh theo tiêu chuẩn đường chính khu vực với mặt đường rộng 16m, nền đường rộng 30m, dải phân cách giữa rộng 2m, vỉa hè hai bên mỗi bên rộng 6m.

Đoạn còn lại xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng với mặt đường rộng 7m và nền đường rộng 9m. Giai đoạn thực hiện 2021 – 2030.

– ĐT.984B (Võ Văn Kiệt): Kéo dài đoạn cuối tuyến đến giao với ĐT.984 (Tắc Thủ – U Minh – Khánh Hội). Tuyến với tổng chiều dài 17,75km. Quy hoạch giai đoạn 2021 – 2030 đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.

– ĐT.984C: Tuyến bắt đầu từ ĐT.984 và kết thúc giao với HLVB phía Nam với chiều dài 19,51km. Giai đoạn đầu tư trước năm 2025 hoàn thiện đoạn cầu 7 kênh – đến điểm du lịch sinh thái Sông Trẹm với tổng chiều dài 3,016km với điểm đầu là cầu 7 kênh và điểm cuối là khu du lịch sinh thái Sông Trẹm. Quy mô cấp V đồng bằng, mặt đường láng nhựa, nền đường rộng 7,5m. Chuyển cấp cho huyện quản lý đoạn tuyến từ ngã ba ĐT.984 – Đường Hai mùa dọc kênh Bảy đến đường HLVB phía Nam.

– ĐT.985: Chuyển tuyến ĐT.985 hiện hữu về huyện quản lý. Mở tuyến mới kết nối ĐT.985B và ĐT.985D với tổng chiều dài khoảng 4.87km. Quy hoạch giai đoạn 2031 – 2050 đạt cấp IV đồng bằng.

– ĐT.985F: Kéo dài đoạn cuối tuyến đến giao với đường bộ ven biển. Tuyến có tổng chiều dài 27,4km. Giai đoạn 2021 – 2030 tiến hành duy tu, bảo dưỡng. Giai đoạn 2031 – 2050 tiến hành nâng cấp kéo dài toàn tuyến đạt cấp III đồng bằng.

– ĐT.988 (Cà Mau – Đầm Dơi): Bàn giao đoạn đầu tuyến hiện hữu cho thành phố Cà Mau quản lý. Xây dựng đoạn tuyến mới từ cầu Hòa Trung kéo dài đến đường Hải Thượng Lãn Ông. Tuyến mới sẽ bắt đầu từ Hải Thượng Lãn Ông và kết thúc giao với ĐT.986 (thị trấn Đầm Dơi) với tổng chiều dài 24,7km. Quy hoạch giai đoạn 2021 – 2030 đạt quy mô cấp IV đồng bằng.

– ĐT.988B (tuyến đường trục Đông – Tây): Tiếp tục hoàn thành 18km, điểm đầu Km0+000 giao với Quốc lộ 1, điểm cuối giao với ĐT.988 Lương Thế Trân- Đầm Dơi. Quy hoạch đạt cấp V đồng bằng (kích thước nền đường và yếu tố hình học theo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng), mặt đường rộng 5,5m, nền đường rộng 9m. Giai đoạn đầu tư đến năm 2025.

– ĐT.986B: Tuyến kết nối thị trấn Cái Đôi Vàm với thị trấn Năm Căn với tổng chiều dài 17,8km. Điểm đầu là ĐT.986 và điểm cuối là QL.1. Tuyến hình thành trên cơ sở nâng cấp ĐH.Rạch Chèo và mở mới 01 đoạn. Quy hoạch giai đoạn 2031 – 2050.

– ĐT.985E (Đường kết nối đầm Thị Tường): Điểm đầu là ĐT.985D và điểm cuối là đầm Thị Tường với chiều dài 2,85km. Quy hoạch là đường cấp IV đồng bằng với bề rộng đường 9m. Lộ giới là 32m. Đầu tư giai đoạn 2021 – 2030.

– ĐT.983C (Vành đai 3): Điểm đầu tại tuyến Quản Lộ Phụng Hiệp; điểm cuối sông Trẹm Trẹm. Tuyến có chiều dài 19km. Quy hoạch giai đoạn 2021 – 2050 toàn tuyến đạt cấp III đồng bằng.

– ĐT.987 (Đê Tây sông Bảy Háp): Dài 46,9 km, điểm đầu giao ĐT.988, điểm cuối giao đường Ven biển. Mở mới tuyến trên cơ sở nâng cấp đường hiện hữu. Quy hoạch đến 2030 đạt tiêu chuẩn cấp IV – V đồng bằng, mặt đường rộng tối thiểu 5,5m, lộ giới 32m.

Đoạn Cà Mau – Đầm Dơi từ đường Hải Thượng Lãn Ông đến cầu Xóm Ruộng nâng cấp, mở rộng 19,05km. Đoạn trong đô thị (Km0+000 đến Km2+700) quy hoạch theo đường chính khu vực với mặt đường rộng 16m, nền đường rộng 30m, dải phân cách giữa rộng 3m, vỉa hè hai bên (5,5m + 3m). Giai đoạn đầu tư đến năm 2025.

– ĐT.990 (Đầm Dơi-Năm Căn): Dài 34,9 km, bắt đầu ĐT. 988. thị trấn Đầm Dơi; điểm cuối thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn. Quy hoạch đến 2030 đạt tiêu chuẩn cấp IV, mặt BTN, rộng 7,0m, nền 9,0m, lộ giới 32m. Xây dựng cầu lớn vượt sông Bến Dựa, Nâng cấp từ đường huyện Hàng Vịnh.

– Đường bộ ven Biển: Tuyến nằm trong quy hoạch đường bộ Quốc gia được hình thành từ những tuyến đường địa phương. Tuyến đường bộ ven biển từ cảng Núi Đỏ, Mũi Ngọc thuộc địa phận xã Bình Ngọc, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh tới cửa khẩu Hà Tiên, thuộc địa phận thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang với chiều dài khoảng 3.041 km.

Đoạn đi qua địa phận tỉnh Cà Mau dài 235,9 km, điểm đầu cầu Gành Hào-Thuận Long (huyện Đầm Dơi); điểm cuối ranh huyện U Minh-An Minh (Kiên Giang).

Tuyến đường bộ ven biển được hình thành trên cơ sở tận dụng tối đa các tuyến đường hiện có kết hợp với việc đầu tư xây dựng mới, kết nối thuận lợi với mạng lưới giao thông và phù hợp với các quy hoạch khác trong vùng, khu vực. Quy mô tối thiểu của đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Cà Mau được đầu tư đạt cấp IV-ĐB, thực hiện trong giai đoạn sau 2030 và hoàn thành trong giai đoạn 2031 – 2050.

Giao thông đường thủy

Mạng lưới đường thủy quốc gia trên địa bàn tỉnh

Theo Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 của Chính Phủ phê duyệt quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Các hành lang vận tải thủy Quốc gia đi qua địa bàn tỉnh là 04 tuyến trục cụ thể như sau:

– Tuyến trục số 1: Là hệ thống các kênh thuộc hành lang quốc gia Sài GònCà Mau-Năm Căn (qua kênh Xà No), dài 92,6 km gồm các sông, kênh (Kênh sông Trẹm Cạnh Đền (Kênh Xáng Chắc Băng); Sông Trẹm; Sông Ông Đốc; Kênh Lương Thế Trân; Sông Gành Hào; Kênh Bảy Háp-Gành Hào.

– Tuyến trục số 2: Là hệ thống các kênh thuộc hành lang quốc gia Tp.Hồ Chí Minh-Cà Mau. Đoạn đi quan địa bàn tỉnh dài 14 km trên kênh Bạc Liêu-Cà Mau;

– Tuyến trục số 3: Là hệ thống các sông, kênh thuộc hành lang Quốc gia Rạch Giá-Cà Mau-cửa sông Ông Đốc, dài 90,8 km gồm các kênh (Sông Trẹm; Sông Ông Đốc; Cửa biển Ông Đốc).

– Tuyến trục số 4: Tuyến Quản Lộ-Phụng Hiệp kết nối các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Đoạn qua tỉnh Cà Mau có chiều dài 14 km trên kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp.

Mạng lưới đường thủy địa phương

Ngoài các tuyến trục hình thành chủ yếu từ các tuyến sông, kênh do Trung ương quản lý hệ thống đường thủy của Cà Mau còn được phụ trợ của các tuyến kênh nhánh, các tuyến này cắt ngang hoặc liên thông với các tuyến kênh trục và có nhiệm vụ thu gom, hỗ trợ hình thành mạng lưới phân bổ rộng khắp trên địa bàn Tỉnh đáp ứng nhu cầu đi lại và chuyên trở hàng hóa của người dân.

Quy hoạch với 10 luồng tuyến nhánh, các tuyến này hình thành trên cơ sở các tuyến sông kênh Trung ương và các tuyến sông kênh do Tỉnh quản lý, cụ thể:

– Tuyến nhánh 1: Tắc Thủ-Gành Hào, dài 38,3 km gồm các tuyến sông (Sông Tắc Thủ; Sông Gành Hào).

– Tuyến nhánh 2: Tuyến kênh Tắc Vân, dài 9,4 km.

– Tuyến nhánh 3: Rạch Rập – Năm Căn – Rạch Gốc, dài 85,0 km gồm các kênh (Sông Rạch Rập – Đầm Cùng; Kênh Tắc Năm Căn; Sông Rạch Gốc).

– Tuyến nhánh 4: Tuyến sông Cái Tàu – Biện Nhị dài 45,0 km.

– Tuyến nhánh 5: Tuyến sông Đầm Dơi dài 47,5 km.

– Tuyến nhánh 6: Sông Đầm Chim dài 11,7 km.

– Tuyến nhánh 7: Cái Ngay – Kênh 17, dài 27,5 km gồm các kênh sau (Sông Cái Ngay; Kênh 17).

– Tuyến nhánh 8: Thị Kẹo – Bào Chấu, dài 56,0 km gồm các kênh sau (Kênh Thị Kẹo – Cái Đôi Vàm; Sông Bào Chấu).

– Tuyến nhánh 9: Tuyến kênh Xáng Huyện Sử dài 13,0 km.

– Tuyến nhánh 10: Tuyến Kênh Cái Nháp dài 11,0 km.

– Tuyến nhánh 11: Đề xuất đưa tuyến Năm Căn – Bồ Đề với tổng chiều dài toàn tuyến là 85,5 km là hành lang vận tải chính của Tỉnh, gồm các tuyến sông (Sông Năm Căn – Rạch Tàu; Sông Cửa Lớn; Sông Bồ Đề). Đoạn từ cửa sông Bồ Đề đến cảng Năm Căn dài 32.5km thuộc Luồng hàng hải Năm Căn – Bồ Đề với bề rộng luồng 60m và độ sâu luồng từ 2 – 10m.

– Tuyến kết nối 12: Tuyến Thị Kẹo – Thọ Mai, dài 47,5 km gồm các kênh (Kênh Thọ Mai; Kênh Thị Kẹo).

Cảng hàng không

– Quy hoạch 2030, Cảng hàng không Cà Mau sẽ là cảng hàng không cấp 4C, xây dựng đường hạ cất cánh mới 2400m x 45m, đảm bảo khai thác máy bay A 320/321 và tương đương với số máy bay tiếp nhận tại giờ cao điểm là 4. Lượt hành khách tiếp nhận giờ cao điểm là 300 hành khách/giờ.

Hệ thống cảng biển

Theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/09/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Cảng biển Cà Mau là cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của địa phương (loại III) có bến chuyên dùng nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) phục vụ trung tâm điện khí Cà Mau, gồm các khu bến:

– Khu bến Năm Căn là khu bến tổng hợp, có bến chuyên dùng tiếp nhận tàu trọng tải đến 5.000 tấn;

– Khu bến Ông Đốc là khu bến chuyên dùng phục vụ KCN có bến tổng hợp tiếp nhận tàu có trọng tải 2.000 – 3.000 tấn;

– Bến cảng Hòn Khoai (Tân Ân, Ngọc Hiển): Đề xuất xây dựng cầu cảng để bốc xếp hàng hoá tổng hợp, container, đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hoá; xây dựng các bến hàng rời, xăng dầu khí hoá lỏng và các bến cho tàu lai dắt, tuần tra. Quy mô dự án với khả năng đón tàu có tải trọng đến 250.000 DWT với hình thức liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài, khoảng 3,5 tỷ USD.

– Bến cảng ngoài khơi Sông Đốc là bến chuyên dùng dầu khí (cảng dầu khí ngoài khơi) được phát triển phù hợp với nhu cầu hoạt động khai thác mỏ;

– Phát triển bến chuyên dùng LNG và kho nổi khu vực biển Tây phục vụ trung tâm điện khí LNG Cà Mau được quy hoạch phát triển phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

– Các bến phao, khu neo đậu chuyển tải, tránh, trú bão tại khu vực Năm Căn, Hòn Khoai, Sông Đốc và các khu vực khác đủ điều kiện. Ngoài các khu bến và bến cảng biển được xác định trong quy hoạch ngành của Quốc Gia, Tỉnh chủ động đề xuất các cảng, khu bến khác ở các vị trí thích hợp nhằm phục vụ nhu cầu đầu tư xã hội hóa loại hình dịch vụ này để phát triển kinh tế – xã hội của địa phương một cách linh hoạt.

Hệ thống cảng, bến thủy nội địa

Theo Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống cảng thủy nội địa Cà Mau gồm các cảng cụ thể như sau:

Cảng hàng hóa

– Cảng Cà Mau: Nằm ở sông Gành Hào, thành phố Cà Mau; tiếp nhận được các phương tiện vận tải thủy có trọng tải dưới 2.000 T.

– Cảng sông Gành Hào: Nằm ở sông Gành Hào, thành phố Cà Mau; tiếp nhận được các phương tiện vận tải thủy có tải trọng dưới 2.000 T.

– Cảng Tân Thành: Nằm trên kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp, thành phố Cà Mau; tiếp nhận được các phương tiện vận tải thủy có trọng tải dưới 2.000T.

– Cảng Ông Đốc (Gồm cảng Tấn Phát: Nằm ở bờ Nam sông Ông Đốc, huyện Trần Văn Thời; tiếp nhận được các phương tiện vận tải thủy có trọng tải dưới 2.000T.

– Cảng Đất Mũi: Nằm ở sông Cửa Lớn, huyện Ngọc Hiển; tiếp nhận được các phương tiện vận tải thủy có trọng tải dưới 2.000T.

– Cảng Đất Mũi: Nằm ở sông Cửa Lớn, huyện Ngọc Hiển; tiếp nhận được các phương tiện vận tải thủy có trọng tải dưới 2.000T.

– Cảng hòn Chuối: Nằm ở sông Ông Đốc, huyện Trần Văn Thời; tiếp nhận được các phương tiện vận tải thủy có trọng tải dưới 2.000T.

– Cảng dịch vụ Khánh An (Khí điện đạm Cà Mau): Nằm ở sông Ông Đốc, huyện U Minh; tiếp nhận được các phương tiện vận tải thủy có trọng tải dưới 2.000T.

– Cảng kho xăng dầu Tắc Vân: Có khả năng tiếp nhận tàu lớn nhất 300 tấn, năng lực thông qua đạt 250 ngàn T/năm.

– Cảng khác phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Cảng hành khách

– Cảng khách Cà Mau: Có khả năng tiếp nhận tàu lớn nhất 100 ghế, năng lực thông qua đến năm 2030 đạt 2,3 triệu HK/năm.

– Cảng khách sông Ông Đốc: Có khả năng tiếp nhận tàu lớn nhất 100 ghế, năng lực thông qua đến năm 2030 đạt 2,1 triệu HK/năm.

– Cảng khách Năm Căn: Có khả năng tiếp nhận tàu lớn nhất 100 ghế, năng lực thông qua đến năm 2030 đạt trên 2 triệu HK/năm.

– Cảng khách Khai Long: Có khả năng tiếp nhận tàu lớn nhất 100 ghế, năng lực thông qua đến năm 2030 đạt trên 2 triệu HK/năm.

– Cảng khách Hòn Chuối: Có khả năng tiếp nhận tàu lớn nhất 100 ghế, năng lực thông qua đến năm 2030 đạt trên 2 triệu HK/năm.

– Cảng khách khác phục vụ nhu cầu đi lại; tham quan du lịch của người dân.

Bản đồ QHGT Cà Mau 2030 (44,7 MB)

Tổng hợp bởi Duan24h.net

4.8/5 - (6 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcCông viên trung tâm Thành phố mới Bình Dương (Update 2024)
Bài tiếp theoQuy hoạch đô thị tỉnh Cà Mau đến năm 2030

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây