Quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hiện trạng công nghiệp tỉnh Đắk Nông

Khu công nghiệp

Trên địa bàn tỉnh có 02 khu công nghiệp (Khu công nghiệp Tâm Thắng, huyện Cư Jút và khu công nghiệp Nhân Cơ, huyện Đắk R’Lấp) với diện tích quy hoạch khoảng 327,19 ha; Trong đó khu công nghiệp Tâm Thắng đang vận hành; Khu công nghiệp Nhân Cơ đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.

Ngoài ra Khu công nghiệp Nhân Cơ 2 đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam với diện tích 400 ha.

Khu công nghiệp Tâm Thắng

– Về xúc tiến đầu tư khu công nghiệp, trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020 số lượng dự án đầu tư có hiệu lực tăng thêm 1,4 lần, số lượng dự án hoạt động tăng hơn 1,65 lần, tổng vốn đầu tư tăng 2,34 lần, vốn thực hiện tăng 2,62 lần.

– Đối với tình hình hoạt động và kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp: tổng doanh thu tăng trưởng không ổn định. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2020, doanh thu tăng 135%, đóng góp cho ngân sách còn thấp.

Khu công nghiệp Nhân Cơ

Khu công nghiệp Nhân Cơ được thành lập năm 2014, với diện tích quy hoạch chi tiết là 148 ha. Hiện tại, chủ đầu tư đã bàn giao 128 ha đất KCN, tương ứng với tỉ lệ lấp đầy diện tích KCN là 86,5%, cho Công ty TNHH luyện kim Trần Hồng Quân để thực hiện dự án Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông có công suất 450.000 tấn sản phẩm/năm với tổng vốn đầu tư dự kiến 15.480 tỷ đồng.

Dự án gồm 6 hạng mục công trình và dự kiến đã hoàn thành vào năm 2020. Tuy nhiên, đến nay mới triển khai 08 gói thầu xây lắp, với 10/14 hạng mục, 04 hạng mục còn lại chưa triển khai thi công được do chưa bố trí được vốn đầu tư và sạt lở.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 03:15 AM, 24/04/2024)


Khu công nghiệp Nhân Cơ 2 (đã được bổ sung quy hoạch)

Với mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp bô xít của Tây Nguyên nói riêng và của cả nước nói chung, Ngày 23/9/2020, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung khu công nghiệp Nhân Cơ 2 với diện tích 400 ha thuộc địa phận xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’Lấp vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020 tại Công văn 1293/TTg-CN.

Cụm công nghiệp

Trên địa bàn tỉnh quy hoạch 09 cụm công nghiệp, đến nay có 04 cụm công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, gồm: cụm công nghiệp Thuận An, huyện Đắk Mil; cụm công nghiệp BMC, huyện Đắk G’Long; cụm công nghiệp Quảng Tâm, huyện Tuy Đức và cụm công nghiệp Krông Nô, huyện Krông Nô.

HIện trạng cụm công nghiệp tỉnh Đắk Nông
HIện trạng cụm công nghiệp tỉnh Đắk Nông

Có 02 cụm công nghiệp đã được triển khai dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm: cụm công nghiệp Thuận An, huyện Đắk Mil, đầu tư xong giai đoạn I và đã đi vào hoạt động, cụm công nghiệp BMC huyện Đắk G’Long đang đầu tư; 02 cụm đang trong giai đoạn kêu gọi đầu tư cơ sở hạ tầng và xử lý vướng mắc về đất đai là cụm công nghiệp Quảng Tâm, huyện Tuy Đức và cụm công nghiệp Krông Nô, huyện Krông Nô.

Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Đắk Nông

Khu công nghiệp

Quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030

Thực hiện Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 – 2025; và điều kiện thực tế tại địa phương, phương án quy hoạch phát triển khu công nghiệp của tỉnh Đắk nông được xác định như sau:

– Tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các công trình xử lý môi trường, đẩy nhanh tiến độ thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh, bao gồm:

+ Lấp đầy KCN Tâm Thắng, với quy mô 181ha và chức năng chính là thu hút các ngành công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất thức ăn gia súc; chế biến gỗ; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất phân bón; dệt may (không có nhuộm); sản xuất sản phẩm nhựa và đồ gia dụng; cơ khí, lắp ráp ôtô; sản xuất cồn công nghiệp; và các ngành nghề tỉnh có lợi thế khác.

+ Lấp đầy KCN Nhân Cơ, vối quy mô 148ha và chức năng chính là thu hút đầu tƣ các ngành công nghiệp hỗ trợ khai thác bauxite, luyện alumin, điện phân nhôm và sản xuất các sản phẩm từ nhôm.

– Hoàn thành việc giải phóng mặt bằng và xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng tại KCN Nhân Cơ 2 để đưa vào hoạt động trong giai đoạn 2026-2030, với quy mô 400ha và chức năng chính là Thu hút đầu tư các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ chế tạo các sản phẩm nhôm và các ngành cơ khí, chế tạo, lắp ráp ô tô xe máy.

Định hướng phát triển khu công nghiệp sau năm 2030

 Căn cứ vào dự báo khả năng thu hút đầu tư và tiến độ khai thác bô xít cũng như các dự báo liên quan khác, dự kiến sẽ thành lập mới các khu công nghiệp sau:

– Thành lập mới KCN Đắk Ru, với diện tích 1.000 ha và chức năng chính là thu hút đón đầu các ngành công nghiệp các tỉnh vùng Đông Nam bộ mất lợi thế, ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến, chuyển đổi sang công nghệ xanh, hướng tới sự phát triển bền vững, trong đó việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, tái chế vật liệu, áp dụng các quy trình thân thiện với môi trường cũng như sử dụng chất thải như một nguồn năng lượng
thay thế; kết hợp phát triển khu đô thị chuyên ngành.

– Đẩy nhanh tiến độ khai thác bô xít, thành lập mới các khu công nghiệp trên đất hoàn thổ gắn với phát triển khu đô thị chuyên ngành, khu thương mại – dịch vụ và dân cư mới tập trung, bao gồm:

+ Thành lập mới KCN Quảng Sơn thuộc xã Quảng Sơn, với diện tích quy hoạch 1.000 ha và Khu công nghiệp Đắk Song I thuộc xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song, trên đất hoàn thổ sau khai thác bô xít và với chức năng chính là thu hút đầu tư các ngành công nghiệp hỗ trợ khai thác bauxite, luyện alumin, điện phân nhôm và sản xuất các sản phẩm từ nhôm; kết hợp phát triển khu đô thị chuyên ngành.

+ Thành lập mới KCN Đắk Song II thuộc xã Đắk N’Drung và Nâm N’Jang, huyện Đắk Song, với diện tích quy hoạch 2.000 ha trên đất hoàn thổ sau khai thác bô xít và với chức năng chính là Khu công nghiệp xanh, ưu tiên thu hút ngành công nghiệp áp dụng chuyển đổi sang công nghệ xanh, hướng tới sự phát triển bền vững, trong đó việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, tái chế vật liệu, áp dụng các quy trình thân thiện với môi trường cũng như sử dụng chất thải như một nguồn năng lượng thay thế kết hợp phát triển khu đô thị chuyên ngành.

Trong điều kiện kinh tế – xã hội của Tỉnh nói chung và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp của Tỉnh nói riêng phát triển như dự báo, thì tiến độ triển khai thành lập các khu công nghiệp sau năm 2030 dự kiến như sau:

– Ưu tiên 1 là thành lập Khu công nghiệp Đắk Ru để đón đầu đòng đầu tư dịch chuyển từ các tỉnh vùng Đông Nam Bộ vào tỉnh Đắk Nông được dự báo là sẽ bùng nổ vào giai đoạn sau năm 2030.

– Ưu tiên 2 là thành lập các khu công nghiệp trên đất hoàn thổ dựa trên tiến độ mở rộng công nghiệp khai thác bô xít, trong đó dự báo Khu công nghiệp Quảng Sơn sẽ được thành lập trước.
Trong điều kiện kinh tế – xã hội của Tỉnh nói chung và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp của Tỉnh nói riêng có nhiều thuận lợi, các khu công nghiệp triển khai thực hiện trong quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030 có triển vọng lấp đầy (trên 70%), thì sẽ đề nghị Chính phủ cho bổ sung, điều chỉnh Khu công nghiệp Đắk Ru đƣợc thành lập vào giai đoạn 2026-2030.

– Nhìn chung, ban quản lý KCN cần giải quyết triệt để những vấn đề còn tồn đọng như: hiệu quả quản lý Nhà nước, kêu gọi vốn đầu tư cho các KCN đang hoạt động trên địa bàn…

– Xúc tiến các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN Tâm Thắng tiếp tục phát huy điểm mạnh về công nghiệp chế biến, chế tạo, đầu tư nâng cao hệ thống sản xuất và chất lượng sản phẩm để tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ trong ngành đạt tối thiểu khoảng 20% so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong cùng ngành, cũng như đạt tốc độ giá trị gia tăng của ngành khoảng 10%.

– Các doanh nghiệp trong KCN cần giữ vững mục tiêu tăng năng suất lao động bình quân 7,5%/năm

Cụm công nghiệp

Đẩy mạnh phát triển các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CNTTCN) tại các địa phương nhằm tạo địa bàn thuận lợi thu hút đầu tư các ngành công nghiệp – TTCN mà đia phương có lợi thế và giải quyết việc làm, đẩy nhanh thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp – nông thôn như công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất thức ăn gia súc; chế biến gỗ; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất phân bón; dệt may (không có nhuộm); sản xuất sản phẩm nhựa và đồ gia dụng; cơ khí, lắp ráp ôtô; sản xuất cồn công nghiệp; và các ngành nghề tỉnh có lợi thế khác. Các cụm công nghiệp dự kiến phát triển trên địa bàn tỉnh với tiến độ như sau:

Bảng: Quy hoạch các cụm công nghiệp (CCN) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông:

Quy hoạch các cụm công nghiệp (CCN) tỉnh Đắk Nông đến năm 2030
Quy hoạch các cụm công nghiệp (CCN) tỉnh Đắk Nông đến năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2021 – 2025

Tập trung giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn tại, hoàn thiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp hiện có và thành lập mới để tạo thuận lợi đẩy mạnh kêu gọi, thu hút các dự án sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp vào các cụm công nghiệp.

Phấn đấu 100% cụm công nghiệp xây dựng trong thời kỳ này được đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và được quản lý, sử dụng hiệu quả. Cụ thể:

+ Cụm công nghiệp Thuận An, huyện Đắk Mil: Triển khai giải phóng mặt bằng giai đoạn II và đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, phấn đấu đến năm 2025 đưa vào hoạt động trong giai đoạn 2026 – 2030.

+ Cụm công nghiệp BMC, huyện Đắk G’long: Xử lý vấn đề còn vướng mắc và hoàn thiện công trình xử lý nước thải, đƣờng dây trung áp và trạm biến áp; phấn đấu đến năm 2025 đạt tỷ lệ lấp đầy toàn cụm từ 30% trở lên.

+ Cụm công nghiệp Quảng Tâm, huyện Tuy Đức và Cụm công nghiệp Krông Nô, huyện Krông Nô: Xử lý vấn đề còn vướng mắc về đất đai, triển khai đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng trước năm 2025 để thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư tại cụm công nghiệp.

– Thành lập 03 cụm công nghiệp, gồm: Đắk Song, Đắk R’lấp và Trúc Sơn, huyện Cư Jut và triển khai đầu tư hạ tầng kỹ thuật giai đoạn I, phấn đấu đưa vào hoạt động trong giai đoạn 2026 – 2030.

Quy hoạch giai đoạn 2026 – 2030

– Phấn đấu thu hút đầu tư lấp đấy trên 70% tại 04 cụm công nghiệp hiện có và trên 30% các cụm công nghiệp xây dựng mới trong giai đoạn 2021 – 2025.

– Thành lập mới thêm 03 cụm công nghiệp, gồm: Đắk Song, Đắk R’lấp và Trúc Sơn; phấn đấu hoàn thành đầu tư đầu tư hạ tầng kỹ thuật giai đoạn I trong giai đoạn 2021 – 2025 và đưa vào hoạt động trong giai đoạn 2026 – 2030.

Định hướng đến năm 2050

– Phấn đấu thu hút đầu tư lấp đấy 100% diện tích giai đoạn I và mở rộng giai đoạn II của 04 cụm công nghiệp hiện có; đồng thời lấp đầy trên 70% giai đoạn I và mở rộng giai đoạn II các cụm công nghiệp xây dựng mới ở giai đoạn 2021 – 2025.

– Thành lập mới thêm 04 cụm công nghiệp, gồm: Đắk R’La, Gia Nghĩa, Quảng Khê và Nam Dong giai đoạn I, đồng thời mở rộng các cụm này khi đã lấp đầt trên 70% diện tích.

Hồ sơ QH tỉnh Đắk Nông

Tổng hợp bởi Duan24h.net

(Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Đắk Nông : thành phố Gia Nghĩa, và 7 huyện Cư Jút, Đắk Glong, Đắk Mil, Đắk R’lấp, Đắk Song, Krông Nô, Tuy Đức.)

4.7/5 - (7 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcQuy hoạch giao thông tỉnh Đắk Nông đến năm 2030
Bài tiếp theoÉp khách mua bảo hiểm khi vay tiền ngân hàng là vi phạm

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây