Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: TP Gia Nghĩa, Cư Jút, Đắk Glong, Đắk Mil, Đắk R’lấp, Đắk Song, Krông Nô, Tuy Đức.
Cập nhật: Quyết định số 1757/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Tên, phạm vi, ranh giới và thời kỳ lập quy hoạch
Tên quy hoạch: Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch : Tỉnh Đắk Nông có tọa độ từ 11045’ đến 12050’ vĩ độ Bắc và từ 107013’ đến 108010’ kinh độ Đông, gồm 07 huyện và 01 thành phố; 71 xã, phường, thị trấn, trong đó có 07 xã vùng biên giới, tổng diện tích tự nhiên tỉnh Đắk Nông là 650.927 ha. Ranh giới lập quy hoạch như sau:
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk;
- Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng;
- Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước;
- Phía Tây Nam giáp Vương quốc Campuchia với trên 141 km đường biên giới.
Thời kỳ lập quy hoạch:
- Thời kỳ quy hoạch: 2021-2030;
- Tầm nhìn dài hạn: Đến năm 2050.
Các lĩnh vực trụ cột phát triển thời kỳ quy hoạch
Các trụ cột phát triển kinh tế của Đắk Nông trong giai đoạn tới sẽ bao gồm:
(1) Tổ hợp công bôxít – nhôm – luyện kim và công nghiệp năng lượng sạch;
(2) Nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với thị trường;
(3) Du lịch. Để có thể phát triển các trụ cột nói trên, cần xác định lộ trình và điều kiện cần để trở thành trụ cột phát triển (như đã phân tích ở trên).
Trụ cột thứ nhất: về công nghiệp luyện nhôm và năng lượng tái tạo
Năm 2025:
- Nâng công suất sản xuất Alumin lên 0,8 triệu tấn/năm.
- Điện phân nhôm 300 ngàn tấn/năm.
- Thu hút một số nhà đầu tư lớn thăm dò và chuẩn bị xây dựng các nhà máy chế biến sau nhôm, các nhà máy công nghiệp phụ trợ đối với các sản phẩm từ nhôm.
- Các nhà máy điện mặt trời và điện gió bắt đầu đi vào hoạt động.
Điều kiện:
- Chính phủ cho phép nâng công suất Nhà máy Alumin Nhân Cơ.
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Nhân Cơ 2. Đưa nhà máy luyện nhôm Trần Hồng Quân vào hoạt động.
- Hoàn thành đưa vào hoạt động đường cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành.
- Chính phủ duy trì chính sách ưu đãi về giá điện đối với dự án luyện nhôm (Quyết định 822/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).
Năm 2030:
- Sử dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác và chế biến bôxít, xử lý hiệu quả bùn đỏ, phát triển các dự án bôxít theo hướng kinh tế tri thức – kinh tế tuần hoàn – kinh tế xanh và phát triển biền vững. Nâng công suất sản xuất Alumin lên 6 – 10 triệu tấn/năm.
- Điện phân nhôm 1,65-1,95 triệu tấn/năm.
- Hình thành tổ hợp công nghiệp lớn về chế biến sau nhôm và công nghiệp phụ trợ cho sản xuất nhôm và sau nhôm.
- Các nhà máy điện mặt trời và điện gió hỗ trợ cung ứng điện tại chỗ phục vụ sản xuất Alumin – điện phân nhôm.
Điều kiện:
- Dự án Nhân Cơ 2 hoàn thành, thu hút một số nhà đầu tư.
- Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông nâng công suất lên 450 ngàn tấn. Đầu tư mới 1-2 dự án sản xuất nhôm kim loại, tổng công suất từ 1,2 – 1,5 triệu tấn.
- Hoàn thành đưa vào hoạt động đường cao tốc Buôn Ma Thuột – Gia Nghĩa.
- Bắt đầu xây dựng tuyến đường sắt chuyên dụng Gia Nghĩa – Chơn Thành.
- Hoàn thành đưa vào khai thác dự án Sân bay chuyên dùng Nhân Cơ.
Tầm nhìn 2050:
- Trở thành trung tâm của cả nước về sản xuất và xuất khẩu nhôm, sản phẩm sau nhôm ra khu vực và thế giới.
- Phát triển các tổ hợp, nhà máy chế biến sau nhôm và công nghiệp phụ trợ, tạo thành chuỗi sản phẩm trên nền công nghiệp nhôm.
- Nguồn điện tại chỗ bảo đảm cung ứng 70% nhu cầu điện cho công nghiệp sản xuất nhôm.
Điều kiện:
- Có hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, bao gồm đường cao tốc, đường sắt chuyên dụng, sân bay chuyên dùng Nhân Cơ.
- Có cơ chế phát triển các nhà máy chế biến sau nhôm, các ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất nhôm của Trung ương.
Trụ cột thứ hai: Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với thị trường
Năm 2025:
- Rà soát, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên lợi thế sẵn có của địa phương.
- Thực hiện sản xuất nông nghiệp theo các quy trình tiên tiến, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu (như: sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tiêu chuẩn chứng nhận,…).
- Nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tăng cường ứng dụng KHCN vào sản xuất.
- Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất ứng dụng công nghệ cao dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt từ 20% trở lên.
- Giá trị nông sản ứng dụng công nghệ cao đạt ít nhất 10% tổng giá trị sản lượng ngành nông nghiệp.
- Phát triển các chuỗi liên kết doanh nghiệp – hợp tác xã – người nông dân.
- Phát triển kinh tế rừng bền vững (thông qua trồng cây đa mục đích, cây phân tán, dược liệu dưới tán rừng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng dưới tán rừng,…).
- Hình thành và phát triển các vùng trồng dược liệu.
Điều kiện:
- Xây dựng cơ chế chính sách đầu tư vào ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để phát triển các cây trồng chủ lực, tiềm năng của tỉnh. – Chính quyền tỉnh tạo điều kiện hỗ trợ hình thành và phát triển chuỗi liên kết sản xuất – chế biến – tiêu thụ.
- Xây dựng, phổ biến rộng và chuyển giao nhân rộng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi).
Năm 2030:
- Trên cơ sở các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ,… ứng dụng công nghệ cao đáp ứng yêu cầu của thị trường.
- Hình thành và phát triển một số vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cơ sở các vùng nông nghiệp tập trung đã có.
- Giá trị nông sản ứng dụng công nghệ cao đạt ít nhất 20% tổng giá trị sản lượng ngành nông nghiệp.
- Xây dựng một số cơ sở chế biến nông sản có quy mô và công suất lớn.
- Đẩy mạnh hoạt động chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ, hình thành kinh tế lâm nghiệp bền vững.
- Đẩy mạnh phát triển các vùng trồng và chế biến dược liệu
Điều kiện:
- Thu hút các doanh nghiệp liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản của tỉnh.
- Thu hút được một số nhà đầu tư có tiềm năng đầu tư phát triển các tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao.
- Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến tại chỗ.
- Có chính sách ưu tiên phát triển các cơ sở chế biến nông sản có quy mô và công suất lớn đối với các nông sản chủ lực.
Tầm nhìn 2050:
- Trở thành địa phương trong 10 tỉnh nông nghiệp công nghệ cao dẫn đầu về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của cả nước.
- Giá trị nông sản ứng dụng công nghệ hiện đại vào các loại cây trồng vật cao chiếm ít nhất 70% tổng giá trị sản lượng ngành nông nghiệp.
- Phát triển thành trung tâm chế biến nông sản chất lượng cao.
Điều kiện:
- Phát triển bền vững các vùng nông nghiệp công nghệ cao theo quy hoạch.
- Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào các loại cây trồng vật nuôi có lợi thế trên địa bàn tỉnh.
- Mở rộng quan hệ thương mại với trong và ngoài nước để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Trụ cột thứ ba: Phát triển du lịch
Năm 2025:
- Hình thành một số điểm du lịch trọng tâm gắn với cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hóa của Đắk Nông.
- Hoàn thành sớm quy hoạch các khu du lịch trọng điểm (Tà Đùng, Công viên địa chất…)
- Phát triển một số sản phẩm và mô hình du lịch mang tính đặc thù của Đắk Nông.
Điều kiện:
- Đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông kết nối với các điểm du lịch.
- Nâng cao cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ du lịch.
- Thu hút được một số nhà đầu tư tầm cỡ vào đầu tư phát triển du lịch Đắk Nông.
Năm 2030:
- Hình thành các tuyến du lịch gắn với Công viên địa chất Đắk Nông. Hỗ trợ đầu tư có trọng điểm các điểm đến theo từng tuyến.
- Hoàn thành đầu tư các khu du lịch trọng điểm. Hình thành các khu du lịch tầm cỡ quốc gia và khu vực.
Điều kiện:
- Hỗ trợ đầu tư, tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư lớn vào du lịch của tỉnh. Tập trung thu hút đầu tư, phát triển ngành dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao.
- Khai thác các giá trị di sản thiên nhiên và tài nguyên văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc tại chỗ.
Tầm nhìn 2050:
- Phát triển các tuyến du lịch của Công viên địa chất Đắk Nông tạo thành một hệ thống liên hoàn, đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hóa.
- Trở thành một trung tâm du lịch mang tầm vóc quốc gia.
Điều kiện:
- Xây dựng thương hiệu cho du lịch, tạo dấu ấn riêng.
- Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất phục vụ du lich.
- Bảo tồn và phát huy tối đa các lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, các giá trị di sản địa chất, di sản văn hóa nổi bật, đa dạng sinh học.
Tài liệu, bản đồ quy hoạch tỉnh Đắk Nông
Báo cáo tóm tắt quy hoạch tỉnh Đắk Nông 2030
Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch tỉnh Đắk Nông 2030 : Phần 1 ; Phần 2
1. Bản đồ vị trí và các mối quan hệ của tỉnh
2. Bản đồ hiện trạng điều kiện tự nhiên
3. Bản đồ hiện trạng phát triển kinh tế xã hội
4. Bản đồ hiện trang phát triển Khu công nghiệp
5. Bản đồ hiện trạng phát triển Cụm công nghiệp
6. Bản đồ hiện trạng phát triển nông lâm nghiệp thủy sản
7. Bản đồ hiện trạng phát triển thương mại du lịch
8. Bản đồ hiện trạng phát triển VHTT_GDDT_GDNN_YTe_ASXH_HTVTTD
9. Bản đồ hiện trạng phát triển hệ thống đô thị nông thôn
10. Bản đồ hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
11. Bản đồ hiện trạng phòng chống thiên tai và thủy lợi
12. Bản đồ hiện trạng cấp nước và xử lý nước thải
13. Bản đồ hiện trạng mạng lưới cấp điện
14. Bản đồ hiện trạng phát triển thông tin và truyền thông
15. Bản đồ hiện tạng môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học
16. Bản đồ hiện trạng thăm dò khai thác sử dụng bảo vệ tài nguyên
17. Bản đồ hiện trạng tài nguyên đất
18. Bản đồ hiện trạng khoa học và công nghệ
19. Bản đồ hiện trạng di tích lịch sử dnah lam thắng cảnh
20. Bản đồ hiện trạng đất theo mục đích sử dụng
21. Bản đồ phương án quy hoạch đô thị và nông thôn
22. Bản đồ phương án tổ chức không gian và phân vùng chức năng
23. Bản đồ phương án phát triển_DVTM_DL_VHTT_GDDT_GDNN_Yte_ASXH_KHCN
24. Bản đồ phương án phát triển Khu công nghiệp
25. Bản đồ phương án phát triển Cụm công nghiệp
26. Bản đồ phương án phát triển hạ tầng giao thông vận tải
27. Bản đồ phương án phát triển_HTCNSHvaXLNT_PATN_XLCTRanVaNghiaTrang
28. Bản đồ phương án phát triển mạng lưới cấp điện
29. Bản đồ phương án thông tin truyền thông, viên thông thụ động
30. Bản đồ phương án sử dụng đất
31. Bản đồ phương án thăm dò khai thác sử dụng bảo vệ tài nguyên
32. Bản đồ phương án BVMT_BT_DDSH_PCTT_TLVaUPBDKH
33. Bản đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện
34. Bản đồ vị trí các dự án và thứ tự ưu tiên thực hiện
35. Bản đồ phương án phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản
36. Bản đồ phương án quy hoạch công viên vùng địa chất toàn cầu
Tổng hợp bởi Duan24h.net
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)