Mục lục

    Phương án quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông quốc gia trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 – 2030.

    Đường cao tốc, quốc lộ, đường vành đai qua địa bàn tỉnh Bắc Giang

    Duy trì khai thác tuyến toàn tuyến Cao tốc Hà Nội – Bắc Giang – Lạng Sơn với quy mô đường cao tốc từ 4 – 6 làn xe trên từng đoạn, thực hiện đầu tư mở rộng cầu Xương Giang, Như Nguyệt, xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống đường gom đạt cấp III, bố trí các nút giao phù hợp.

    Thực hiện đầu tư tuyến Cao tốc Nội Bài (Hà Nội) – Bắc Ninh – Hạ Long qua địa phận tỉnh Bắc Giang theo quy hoạch cao tốc 06 làn xe.

    Triển khai đầu tư xây dựng tuyến Đường vành đai V – Vùng thủ đô với quy mô quy hoạch trên từng đoạn đạt cấp II, 04 làn xe và cao tốc, 6 làn xe.

    Quy hoạch đường  cao tốc, quốc lộ qua tỉnh Bắc Giang
    Quy hoạch đường cao tốc, quốc lộ qua tỉnh Bắc Giang

    Tập trung đầu tư các dự án xây dựng, nâng cấp, mở rộng các tuyến quốc lộ quan trọng trên địa bàn tỉnh gồm: QL31, QL37, QL17, QL279 đạt tối thiểu cấp IV (với địa hình miền núi) và tối thiểu cấp III (với địa hình đồng bằng); tổng chiều dài 440,1 km, cụ thể:


    (i) Cao tốc, đường vành đai: Gồm 3 tuyến, tổng chiều dài 97,5 km, cụ thể:

    (1) Cao tốc Hà Nội- Bắc Giang -Lạng Sơn: Chiều dài là 39,7 km, cấp kỹ thuật từ 4- 6 làn xe trên từng đoạn (thời kỳ quy hoạch tiếp tục đầu tư đơn nguyên 2 cầu Xương Giang và cầu Như Nguyệt).

    Quy hoạch các nút giao liên thông tại các nút giao với đường vành đai V, QL31, QL17, QL37, đường Hùng Vương-ĐT 293, đường vành đai IV và nút giao với đường trục thị trấn Vôi – Xương Lâm; các nút giao khác là các nút giao trực thông (xây dựng nút giao liên thông khi đảm bảo về mặt bằng và nguồn kinh phí thực hiện).

    (2) Cao tốc Nội Bài (Hà Nội) – Bắc Ninh – Hạ Long: Chạy qua địa phận tỉnh Bắc Giang (xã Đồng Phúc, Đồng Việt, huyện Yên Dũng), với chiều dài là 6,5 km, quy mô 6 làn xe. Quy hoạch 1 nút giao liên thông với đường huyện Yên Dũng (đi qua địa bàn xã Đồng Việt).

    (3) Đường vành V vùng Thủ đô: Chiều dài 51,3 km; giai đoạn đến 2021-2030, đoạn từ cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn đến ĐT294, dài 29,7 km đạt cấp II, 04 làn xe.

    Đoạn từ Cẩm Lý (nút giao QL37) đến cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, dài 21,6 km đạt tiêu chuẩn đường cao tốc, 04 làn xe. Nút giao liên thông với cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn và nút giao với ĐT295 và các tuyến đường tỉnh trong quy hoạch (khi đảm bảo về mặt bằng và nguồn kinh phí thực hiện, các nút giao còn lại là nút giao trực thông.

    (ii) Quốc lộ: Gồm 6 tuyến, tổng chiều dài 342,6 km, quy mô cấp III, II, trong đó:

    (1) Nâng cấp, mở rộng 5 tuyến quốc lộ quan trọng hiện nay trên địa bàn tỉnh gồm: QL1, QL31, QL37 (bao gồm cả tách riêng cầu đi chung đường sắt), QL17, QL279 đạt tối thiểu cấp III (đối với địa hình đồng bằng), đạt tối thiểu cấp IV (với địa hình miền núi), tổng chiều dài 290,6 km.

    (2) Đề xuất bổ sung Quốc lộ tuyến kết nối QL31 – QL18: Quốc lộ mới bổ sung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có điểm đầu QL31 (Km 70+300), điểm cuối tại Đèo Kiếm giáp tỉnh Quảnh Ninh, dài 52 km. Hướng tuyến từ giao QL31 đi trùng ĐT291 đến ĐT293 tại thị trấn Tây Yên Tử, đi tiếp theo ĐT293, trùng QL279 và tuyến tuyến Mục – Đèo Kiếm kết nối ĐT330 và QL18 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

    Tổng chiều dài tuyến trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là 52km (địa bàn tỉnh Quảng Ninh là 68km), quy mô cấp III. Đây là tuyến đường đối ngoại quan trọng, giúp mở thông kết nối khu vực phía Đông của tỉnh Bắc Giang với Quảng Ninh, tạo điều kiện phát triển kinh tế, du lịch của vùng.

    Quy hoạch đường sắt tại tỉnh Bắc Giang

    Quy hoạch đường sắt Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030

    Tập trung đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng vận tải và cải tạo nâng cấp tuyến Hà Nội – Lạng Sơn, Kép – Chí Linh.

    Nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến Hà Nội – Đồng Đăng.

    Đường sắt chuyên dùng: Duy trì, nâng cấp đoạn tuyến đường sắt nối đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn với nhà máy đạm và hoá chất Hà Bắc, nâng cấp các ga và bãi bốc xếp hàng hoá đáp ứng nhu cầu.

    Nâng cấp các ga, đặc biệt là các ga trên tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng gồm: ga Bắc Giang, Kép, Sen Hồ và Phố Tráng.

    Nghiên cứu phương án khôi phục tuyến Kép – Lưu Xá để kéo dài tới Tuyên Quang- Yên Bái hoặc dỡ bỏ để chuyển đổi hạ tầng sử dụng cho đường bộ.

    Nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến Hà Nội – Lạng Sơn khổ 1,435m, điện khí hóa.

    Nghiên cứu, xây dựng 1 ga đường sắt tổng hợp mới thay thế ga Bắc Giang, quy mô 20 ha nằm trong khu vực giao giữa đường vành đai V – vùng Thủ đô Hà Nội và đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn. Ga Bắc Giang chuyển đổi chức năng chủ yếu phục vụ hành khách.

    Mở rộng ga Sen Hồ vừa phục vụ hàng hóa, hành khách (đặc biệt vai trò ga đầu mối của các khu công nghiệp), quy mô khoảng 20ha, tại khu vực xã Hoàng Ninh, Hồng Thái huyện Việt Yên.

    Mở rộng ga Cẩm Lý phục vụ hàng hóa, hành khách (đặc biệt vai trò ga đầu mối của các khu, cụm công nghiệp), quy mô khoảng 15ha, tại khu vực xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam.

    Nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến Hà nội-Lạng Sơn khổ 1,435 m, điện khí hóa.

    Đường thủy và cảng cạn Bắc Giang thời kỳ 2021 – 2030

    Quy hoạch hệ thống đường thủy, cảng cạn tại tỉnh Bắc Giang
    Quy hoạch hệ thống đường thủy, cảng cạn tại tỉnh Bắc Giang

    Đường thủy

    Duy trì 03 tuyến trên địa bàn tỉnh, tổng chiều dài 222 km, gồm tuyến sông Cầu (Phả Lại – Đa Phúc) 104 km cấp III; tuyến sông Thương (Phả Lại – Á Lữ) 62 km cấp III; tuyến sông Lục Nam (ngã 3 Nhãn – Chũ) 56 km cấp III.

    Quy hoạch cảng cạn

    Quy hoạch cảng cạn Đồng Sơn (tại km 29+375 đến km 29+655 bờ phải sông Thương), xã Đồng Sơn, thành phố Bắc Giang với quy mô cảng cấp III; diện tích đất 35,7ha;

    Cảng thủy nội địa Yên Sơn (bên phải đường Vành đai V, hướng Bắc Giang – Hải Dương, trên sông Lục Nam), quy mô 60 ha.

    Cảng cạn tại xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, quy mô 20 ha.

    Cảng cạn tại xã An Lập, huyện Sơn Động, quy mô 30ha

    Quy hoạch cảng hàng không tại Bắc Giang

    Đề nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan có liên quan chấp thuận và đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển sân bay Kép là sân bay quân sự trở thành sân bay lưỡng dụng, sử dụng cho cả mục đích dân sự.

    Việc chuyển đổi là cần thiết do mật độ sân bay tại khu vực còn khá thưa (phía Bắc hiện mới chỉ có một số sân bay dân sự Nội Bài, Hải Phòng, Vân Đồn), đặc biệt là các tỉnh miền núi. Thời gian và dự báo thời gian tới, nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa sẽ tăng nhanh.

    Hiện nay, tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn và vùng lân cận chủ yếu sử dụng sân bay Nội Bài, song đây là sân bay đã có hiện tượng quá tải so với nhu cầu; đồng thời khoảng cách từ khu vực đi chuyển đến sân bay khá xa (Lạng Sơn trên 150km, một số vùng xa của Bắc Giang khoảng 150km).

    Trong điều kiện thu hút đầu tư, đặc biệt là FDI phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch bùng nổ như hiện nay, nhu cầu đi lại giải quyết công việc, du lịch của hành khách là rất lớn.

    Việc chuyển đổi sẽ không tốn kém nhiều vốn đầu tư (chỉ cần đầu tư thêm nhà ga và các hạng mục phụ trợ khác là có thể khai thác các chuyến bay dân dụng).

    Quy hoạch hệ thống đường bộ cấp tỉnh Bắc Giang

    Quy hoạch tổng số đường tỉnh tại Bắc Giang là 37 tuyến, với tổng chiều dài 1.056,1 km, gồm:

    (i) Đường tỉnh hiện tại giữ nguyên chiều dài (10 tuyến):

    Nâng cấp, mở rộng 10 tuyến đường tỉnh: ĐT295, ĐT295B, ĐT292, ĐT294, ĐT297, ĐT296, ĐT290, ĐT291, ĐT248, ĐT242 đạt tối thiểu cấp III, cấp II (đối với địa hình đồng bằng), đạt tối thiểu cấp III (với địa hình miền núi), chiều dài 217,5 km.

    (ii) Đường tỉnh hiện tại kéo dài tuyến (5 tuyến) và cắt giảm chiều dài (01 tuyến) với tổng chiều dài 249,7 km, cụ thể:

    (1) ĐT298 kéo dài đoạn Đình Nẻo – Liên Sơn – Trấn Sơn – Tân Trung – ĐT294 với chiều dài 8 km, quy hoạch toàn tuyến đạt quy mô cấp III, tuyến đường giúp kết nối các huyện, xã trong khu vực. Điểm đầu quy hoạch giao với ĐT 294; điểm cuối Phúc lâm.

    (2) ĐT293, bổ sung tuyến nhánh 1 từ ĐT293 – chùa Vĩnh Nghiêm – đi Đan Hội – kết nối với tỉnh Hải Dương chiều dài 5km, bổ sung đoạn tuyến tránh thị trấn Lục Nam từ Khám Lạng đi Cương Sơn quy mô quy hoạch cấp II (cầu vượt Sông Lục Nam) dài 6Km;

    Chuyển đoạn đường hiện trạng từ Ngã ba Chằm – Cương Sơn huyện Lục Nam về đường huyện Lục Nam, dài: 6 Km về đường huyện quản lý. Quy hoạch đoạn TP Bắc Giang – Khám Lạng – Cương Sơn- Đồng Đỉnh quy mô cấp II dài khoảng 54 Km; Các đoạn còn lại quy mô cấp III tạo điều kiện kết nối đối ngoại với QL18, phát triển công nghiệp và du lịch;

    (3) ĐT288 Đường tỉnh 288 hiện trạng có điểm đầu tại Bến Gầm, huyện Việt Yên, điểm cuối tại Xã Hoàng An, huyện Hiệp Hòa giao với QL37, toàn tuyến dài 19,5Km. ĐT 288 được quy hoạch điều chỉnh cắt giảm 1,5 km đầu tuyến (Đoạn bến Gầm) về đường huyện quản lý;

    Điểm đầu quy hoạch được điều chỉnh về vị trí nút giao giữa tuyến nhánh 3 – đường Vành đai IV với với tuyến chính đường Vành đai IV thuộc xã Đông Lỗ huyện Hiệp Hòa. Tổng chiều dài quy hoạch 18Km (cắt giảm 1,5 km đầu tuyến), quy hoạch toàn tuyến đạt quy mô cấp III đồng bằng;

    (4) ĐT299, bổ sung đoạn từ thị trấn Nham Biền (thị trấn Neo cũ)- Đồng Việt (ĐT 398 cũ), dài 9,3km, quy hoạch cấp III đồng bằng;

    (5) ĐT299B, bổ sung tuyến mở mới qua địa phận huyện Lạng Giang, điểm đầu tuyến kết nối với tỉnh Lạng Sơn tại địa bàn xã Quang Thịnh huyện Lạng Giang, tuyến giao cắt với QL1, cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, QL37, ĐT 295, QL 31 và nhập với ĐT 299 hiện trạng tại xã Thái Đào, huyện Lạng Giang, tuyến tiếp tục đi chung với ĐT 299 về điểm đầu hiện trạng tại ngã tư giao với ĐT.293 và đi theo tuyến ĐT 299B hiện trạng (đoạn tuyến mở mới đi qua địa bàn các xã Quang Thịnh, Hương Sơn, Tân Hưng, Xương Lâm và xã Thái Đào);

    Quy hoạch điều chỉnh điểm cuối từ nút giao tuyến nhánh 1-ĐT293 về cổng UBND xã Trí Yên. Tổng chiều dài mở mới 30Km, tổng chiều dài quy hoạch 36,7Km. Quy hoạch đạt quy mô cấp III đồng bằng;

    (6) ĐT289, bổ sung đoạn kéo dài Chũ – Bình Sơn dài 16,76km và đoạn kéo dài sang Lạng Sơn dài 10km, tạo kết nối đối ngoại, phát triển kinh tế – xã hội, du lịch huyện Lục Ngạn và các địa phương trong vùng, quy hoạch đạt cấp III.

    (iii) Quy hoạch các tuyến đường huyện hiện có lên đường tỉnh (09 tuyến):

    Giữ nguyên chiều dài 09 tuyến đường hiện trạng, tổng chiều dài 257,25km quy hoạch lên đường tỉnh, quy mô tối thiểu đạt cấp III, gồm:

    (1) ĐT398 C (tên mới):Đường gom bên phải tuyến cao tốc Hà Nội – Bắc Giang (đi qua Việt Yên, Yên Dũng, thành phố Bắc Giang và Lạng Giang) chiều dài 39km; quy hoạch cấp III;

    (2) ĐT398 D (tên mới): Đường gom bên trái tuyến cao tốc Hà Nội – Bắc Giang (đi qua Việt Yên, Yên Dũng, thành phố Bắc Giang và Lạng Giang) chiều dài 39Km; quy hoạch cấp III;

    (3)ĐT297 B (tên mới ): Tuyến Hương Mai – Song Vân – Phúc Sơn (ĐT 294), dài 16 Km. Điểm đầu: Hương Mai (Việt Yên); điểm cuối: giao ĐT 294 xã Phúc Sơn huyện Tân Yên; quy hoạch cấp III;

    (4) ĐT294 C (tên mới): Tuyến Cao Thượng – Phúc Hòa huyện Tân Yên đi Tân Sỏi – Đồng Hưu huyện Yên Thế, dài 22 Km. Điểm đầu: QL17-Cao Thượng, Tân Yên; điểm cuối: xã Đồng Hưu, huyện Yên Thế kết nối tỉnh Lạng Sơn; quy hoạch cấp III;

    (5) ĐT292 D (tên mới):Tuyến Bến Lường – Bố Hạ – Mỏ Trạng – Thiện Kỵ, dài 36,5km. Điểm đầu: Bến Lường, huyện Lạng Giang, điểm cuối: Thiện Kỳ, kết nối tỉnh Lạng Sơn; quy hoạch cấp III;

    (6) ĐT295 C (tên mới):Tuyến nối QL37 – ĐT295 – ĐT 296 (Tràng, Việt Yên – Phố Hoa – ĐT 295 – Bách Nhẫn, huyện Hiệp Hòa), dài 16,25 Km. Điểm đầu: QL37 – Tràng, Việt Yên; điểm cuối: ĐT 296 – Bách Nhẫn – Hiệp Hòa; quy hoạch cấp III;

    (7) ĐT291 B (tên mới):Tuyến Nam Dương – Đèo Gia – Yên Định (Sơn Động), dài 30 Km. Điểm đầu: Nam Dương, Lục Ngạn; điểm cuối: Yên Định, Sơn Động giao với ĐT 291; quy hoạch cấp III;

    (8) ĐT289 C (tên mới ):Tuyến Kiên Thành – Sơn Hải – Hộ Đáp – Tân Sơn ( Lục Ngạn) – Hữu Kiên tỉnh lạng Sơn, dài 47,5 Km. Điểm đầu: Kiên Thành, Lục Ngạn; điểm cuối: Xã Tân Sơn huyện Lục Ngạn kết nối với xã Hữu Kiên, tỉnh Lạng Sơn; quy hoạch cấp III.

    (9) ĐT293 D (tên mới): Tuyến Mục – Đèo Kiếm (Sơn Động). Kết nối với tỉnh Quảng Ninh đi Vân Đồn, dài 11 Km quy hoạch lên đường tỉnh quy hoạch cấp 3. Quy hoạch cấp III.

    (iv) Quy hoạch mở mới 12 tuyến, với tổng chiều dài 335,1 km, cụ thể:

    (1) ĐT298B (quy hoạch mới, tuyến cũ chuyển về đường huyện): Điểm đầu từ ĐT295B (xã Hồng Thái) – ĐT298 (Km14+200)- QL37 – đường quy hoạch – giao cắt đường vành đai IV- sông Cầu (cầu Hà Bắc 1) với chiều dài 17,5 km để tạo điều kiện kết nối đối ngoại với tỉnh Bắc Ninh, quy mô cấp II, III và đô thị;

    (2) ĐT292 B (tên đặt mới): Tuyến đường vành đai V- Song Vân – An Dương – Phúc Hòa, Tân Yên – Đào Mỹ – Vôi-Lạng Giang dài 21,5 km, quy mô cấp III để kết nối, mở rông không gian cho phát triển kinh tế-xã hội các xã trên địa bàn huyện Tân Yên, Lạng Giang và trong vùng. Điểm đầu giao với đường vành đai V, điểm cuối giao với đường gom cao tốc;

    (3) ĐT294 B (tên mới): Tuyến kết nối QL37 (Việt Yên)- ĐT 294 (Tân Yên)- QL 17 (Yên Thế) – Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (qua xã Việt Tiến, Thượng Lan huyện Việt Yên; Ngọc Vân, Song Vân, Đại Hóa, Lan Giới huyện Tân Yên; Tiến Thắng, Tam Tiến, Canh Nậu huyện Yên Thế; Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên), dài 45,5 km; đoạn QL37 (Việt Yên)- ĐT 294 (Tân Yên) dài khoảng 18Km quy mô cấp II, các đoạn còn lại quy mô cấp III để giúp mở thông kết nối khu vực phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang với Thái Nguyên, tạo điều kiện phát triển kinh tế của vùng;

    (4) ĐT294 D (tên mới): Tuyến QL17 (thị trấn Phồn Xương) – Tiến Thắng – Phú Bình (Thái Nguyên) dài 11,5 km, quy mô đạt cấp III. Điểm đầu: QL17 xã Tam Tiến, huyện Yên Thế, điểm cuối: huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên; kết nối với tỉnh Thái Nguyên;

    (5) ĐT293 B (tên mới): Tuyến ĐT293 – QL31- Vôi – Mỹ Hà –ĐT 295 – ĐT 292, Yên Thế ( qua Lão Hộ, Yên Dũng, Đại Lâm – Xương Lâm, Vôi –Tân ThanhMỹ Hà, Lạng Giang- ĐT 292, Yên Thế, dài 30Km. Điểm đầu: ĐT293- Lão Hộ, Yên Dũng, điểm cuối: ĐT 292, Yên Thế. Quy mô cấp III;

    (6) ĐT398 B (tên mới): Tuyến nối Lạng Giang – Tân Yên –Việt Yên – Hiệp Hoà, dài 45,1 km. Điểm đầu giao đường gom cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn tại xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, qua địa bàn các xã Hương Sơn – Nghĩa Hưng – Dương Đức huyện Lạng Giang, vượt sông Thương, sang địa phận Tân Yên –Việt Yên – Hiệp Hoà; điểm cuối: Vành đai IV, huyện Hiệp Hòa; đoạn QL17 (Tân Yên) –Việt Yên – Hiệp Hoà dài khoảng 16Km quy mô cấp II, các đoạn còn lại quy mô cấp III;

    (7) ĐT 293 C (tên mới): Tuyến kết nối ĐT 293 – cảng Mỹ An – QL31, Hồ Suối Nứa – Đông Hưng huyện Lục Nam – Nút giao số 8 cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn; dài 33Km (trong đó tỉnh Bắc Giang dài 22Km). Điểm đầu: ĐT293, xã Vô Tranh, huyện Lục Nam, điểm cuối: Nút giao cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn; quy mô cấp II; kết nối với tỉnh Lạng Sơn;

    (8) ĐT290 B (tên mới): Tuyến Tam Dị (ĐT295) – Đông Hưng – Quý Sơn – Hồng Giang (ĐT290) dài 26km, điểm đầu Tam Dị, huyện Lục Nam, điểm cuối: Hồng Giang, huyện Lục Ngạn giao với ĐT290; quy mô cấp II.

    (9) ĐT398 (tên mới): Đường Vành đai IV Hà Nội địa phận tỉnh Bắc Giang, dài 48 Km. Điểm đầu xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa (kết nối nút giao đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên), điểm cuối giao với đường vành đai V- Lục Nam (trong đó: đoạn từ Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa đến QL1A- TT Nếnh, chiều dài 21 km, quy hoạch đường cấp II; đoạn tuyến nối từ QL1A- KCN Vân Trung- Yên Lư – Nham Sơn – Neo – Cảnh Thụy -Lãng Sơn – Quỳnh Sơn – vành đai V – ĐT 293, chiều dài 27km, quy hoạch đường cấp II và đường đô thị.

    (10) ĐT289 B (tên mới): Tuyến Cương Sơn (giao ĐT 293) – QL31 (Trại Mít): Hồ Suối Nứa – Đông Hưng- ĐT289 và tuyến nhánh từ Đông Hưng sang QL37, dài 38 Km (Tuyến nhánh từ Đông Hưng sang QL37 dài 12 Km). Điểm đầu: ĐT 293- Cương Sơn (giao QL37), huyện Lục Nam, điểm cuối: ĐT289, huyện Lục Ngạn; quy mô cấp II, cấp III.

    (11) ĐT296 B (tên mới): Tuyến đường trục Bắc Nam nối thị trấn Thắng sang huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh dài 12km. Điểm đầu: Thị trấn Thắng, điểm cuối: xã Mai Đình huyện Hiệp Hòa kết nối với huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh; quy mô cấp II.

    (12) ĐT296 C (tên mới): Tuyến Vành đai thị trấn Thắng kết nối với đường trục khu đô Thị Yên Bình, Thái Nguyên, dài 28km (tỉnh Bắc Giang dài 18km). Điểm đầu: xã Hoàng An (Km94, QL37), điểm cuối: xã Hòa Sơn kết nối với huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; quy mô cấp II.

    (v) Quy hoạch các cầu lớn vượt sông:

    Xây dựng 13 cầu lớn phù hợp với giai đoạn đầu tư các tuyến đường, đưa tổng số cầu vượt sông lớn trên địa bàn lên 30 cầu, trong đó có 10 cầu trên sông Cầu (hiện có 6 cầu, xây mới 04 cầu); 13 cầu trên sông Thương (hiện có 08 cầu, xây mới 05 cầu); 07 cầu trên trên sông Lục Nam (hiện có 03, xây mới 04 cầu).

    Tài liệu QH T. Bắc Giang 2030 (16 files; 937,3 MB)

    (Quy hoạch giao thông tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050)

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây