Quy hoạch khu kinh tế, khu – cụm công nghiệp tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiện trạng công nghiệp tỉnh Đồng Tháp
Khu kinh tế
Khu cửa khẩu Thường Phước
Cửa khẩu Thường Phước được xác định là khu kinh tế cửa khẩu quốc tế đường thủy, bộ giữa Việt Nam và Campuchia; là đầu mối giao thương đường bộ, đường thủy; là trung tâm giao thương về kinh tế văn hóa, thương mại, dịch vụ du lịch, công nghiệp và đóng vai trò trong công cuộc bảo vệ an ninh – quốc phòng.
Nội Dung Đề Xuất
Vị trí: xã Thường Phước 1 – huyện Hồng Ngự – tỉnh Đồng Tháp
Kết nối giao thông: Tiếp giáp sông Tiền, đường ĐT841 nối khu Cửa khẩu quốc tế Thường Phước với trung tâm TP. Hồng Ngự khoảng 30km và được kết nối với quốc lộ 30.
Thực trạng công tác đầu tư xây dựng hạ tầng:
– Có 01 dự án đầu tư xây dựng (Dự án hạ tầng kỹ thuật Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp – giai đoạn 1), với 03 công trình được giao làm chủ đầu tư (Bờ kè, Gói số 79, Đường A20). Hiện đã thực hiện xong 03 công trình này.
– Tổng giá trị đã thực hiện các công trình tại cửa khẩu Thường Phước: 9.07.151.000 đồng. Chi tiết từng dự án, công trình (kế hoạch vốn được giao, đã nghiệm thu thanh toán, đã quyết toán, đã phê duyệt quyết toán) được nêu tại Báo cáo 1384/BC-KKT ngày 01/12/2021 của BQL. Đồng thời, đang tiếp tục triển khai Dự án hạ tầng kỹ thuật Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp (giai đoạn 3) với hạng mục: bồi thường, giải phóng mặt bằng diện tích khoảng 16,87ha; Xây dựng bờ kè kênh Thường Phước – Ba Nguyên dài khoảng 588m.
Khu cửa khẩu Dinh Bà
Cửa khẩu Dinh Bà xác định là khu kinh tế cửa khẩu quốc tế đường bộ giữa Việt Nam và Campuchia; là đầu mối giao thông đường bộ, trung tâm giao thương về kinh tế văn hóa; trung tâm thương mại, công nghiệp và đóng vai trò quan trọng trong công cuộc bảo vệ an ninh – quốc phòng.
Vị trí: xã Tân Hộ Cơ – huyện Tân Hồng – tỉnh Đồng Tháp
Kết nối giao thông: Tiếp giáp sông Sở Hạ, có tuyến quốc lộ 30 kết nối với khu Cửa khẩu quốc tế Dinh Bà với các đô thị trong khu vực, cách thị trấn Sa Rài (huyện Tân Hồng) 10km. Từ Cửa khẩu Dinh Bà đến đường xuyên Á là 28km và đến thủ đô Phnom Penh là 100km. Về đường thủy có hai trục chính đảm bảo khả năng vận tải của tàu 500 tấn.
Thực trạng công tác đầu tư xây dựng hạ tầng:
– Có 02 dự án đầu tư xây dựng (Dự án hạ tầng kỹ thuật Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp – giai đoạn 1 và giai đoạn 2), với 15 công trình được giao làm chủ đầu tư. Hiện đã thực hiện xong 14 công trình, còn 01 công trình đang thi công dở dang, đạt 55% (công trình Hạ tầng CDC Dinh Bà – khu C1).
– Tổng giá trị đã thực hiện các công trình tại cửa khẩu Dinh Bà: 68.002.283.000 đồng. Chi tiết từng dự án, công trình (kế hoạch vốn được giao, đã nghiệm thu thanh toán, đã quyết toán, đã phê duyệt quyết toán) được nêu tại Báo cáo 1384/BC-KKT ngày 01/12/2021 của BQL. Đồng thời, đang tiếp tục triển khai Dự án hạ tầng kỹ thuật Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp (giai đoạn 3) với hạng mục: bồi thường, giải phóng mặt bằng diện tích khoảng 4,061 ha; San lấp mặt bằng, nhà điều hành, bến bãi đường thủy Dinh Bà, bãi chờ làm thủ tục qua lại cửa khẩu, hàng rào bảo vệ, hệ thống đường giao thông và hệ thống thoát nước mưa.
Các khu vực cửa khẩu phụ
Cửa khẩu Thông Bình
– Có 01 dự án đầu tư xây dựng (Dự án hạ tầng kỹ thuật Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp – giai đoạn 2), với 04 công trình được giao làm chủ đầu tư. Hiện đã hoàn thành 04 công trình.
– Tổng giá trị đã thực hiện các công trình tại cửa khẩu Thông Bình: 29.182.673.000 đồng bao gồm các công trình sau: San lắp mặt bằng cửa khẩu phụ Thông Bình, Xây dựng đường ra cửa khẩu phụ Thông Bình; Hạ tầng cửa khẩu phụ Thông Bình – đường giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước, Di dời trụ điện trung hạ thế. Đồng thời, đang tiếp tục triển khai Dự án hạ tầng kỹ thuật Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp (giai đoạn 3) với tổng giá trị đầu tư 7.532.579.000 đồng, bao gồm các hạng mục công trình: San lấp mặt bằng, hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng và Trạm biến áp.
Cửa khẩu Bình Phú
– Tổng giá trị đã thực hiện các công trình tại cửa khẩu Bình Phú: 35.703.681.000 đồng bao gồm các công trình sau: San lắp mặt bằng cửa khẩu phụ Bình Phú, Xây dựng đường giao thông nội bộ; Đá vỉa hè; Hệ thống thoát nước cửa khẩu phụ Bình Phú. Đồng thời, đang tiếp tục triển khai Dự án hạ tầng kỹ thuật Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp (giai đoạn 3) với tổng giá trị đầu tư 13.255.752.000 đồng, bao gồm các hạng mục công trình: San lấp mặt bằng, hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng và trạm biến áp.
Cửa khẩu Mộc Rá
Ban Quản lý đang tiếp tục đề xuất Uỷ ban nhân dân Tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp (giai đoạn 3) tại 05 cửa khẩu: Dinh Bà, Thường Phước, Bình Phú, Thông Bình và Mộc Rá với tổng mức đầu tư khoảng 375,268 tỷ đồng.
Trong đó, chi phí đầu tư tại cửa khẩu Mộc Rá là 168.793.395.230 đồng với các hạng mục công trình sau: Đường số 01 (Hệ thống giao thông, thước nước và chiếu sáng), Đường số 02 (Hệ thống giao thông, thước nước và chiếu sáng), Cầu bằng Mộc Rá, Cầu Tắc Ông Rèn và Trạm biến áp. Hiện tại, dự án Hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp (giai đoạn3) đã được Sở Xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (Thông báo kết quả thẩm định số 15/SXD-QLXD) và trình UBND Tỉnh phê duyệt dự án.
Cửa khẩu Sở Thượng
Hiện nay chưa đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng thiết yếu, do nguồn vốn hạn chế nên tập trung đầu tư cho các khu cửa khẩu quan trọng của Tỉnh.
Khu công nghiệp
Căn cứ Công văn số 947/TTg-KTN ngày 14/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp (KCN) tại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, UBND Tỉnh ban hành Quyết định 1317/QĐ-UBND ngày 11/11/2016 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có 10 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên được quy hoạch là 1.266 ha. Trong đó, 03 KCN được Tỉnh đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng và 07 KCN dự kiến đầu tư mới, mở rộng (diện tích 1.010 ha).
03 KCN hiện trạng đã được đầu tư gồm: KCN Sa Đéc, KCN Trần Quốc Toản, KCN Sông Hậu với tổng diện tích đất quy hoạch là 251,56 ha. Các KCN này cơ bản đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật khá hoàn chỉnh (KCN Sa Đéc và Trần Quốc Toản đã có nhà máy xử lý nước thải tập trung; KCN Sông Hậu đang triển khai đầu tư nhà máy xử lý nước thải tập trung), đáp ứng khá tốt nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Đến nay đã thu hút được 62 dự án đăng ký đầu tư, với tổng vốn đầu tư là 10.128 tỷ đồng (có 43 dự án đi vào hoạt động và 19 dự án đang đầu tư xây dựng cơ bản), giải quyết việc làm cho khoảng 15.000 lao động; tỉ lệ lấp đầy bình quân diện tích đất công nghiệp tại các KCN hiện trạng đạt 99,11%.
Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc bổ sung Quy hoạch phát triển 02 KCN mở rộng và 05 KCN mới, với quy mô diện tích 1.010 ha. Đến nay, KCN Tân Kiều (diện tích 148,7 ha, thành lập năm 2020) đang triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng, dự kiến năm 2022 hoàn thành, có thể mời gọi đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh vào KCN.
Đến nay, tỉ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp đạt 99,1% tính trên các KCN có hạ tầng và đạt 64% tính trên các KCN đã được thành lập.
Còn lại 06 KCN chưa thành lập, với tổng diện tích 860 ha, bao gồm: KCN Sa Đéc mở rộng (90 ha), KCN Trần Quốc Toản mở rộng (70 ha), KCN Sông Hậu 2 (150 ha), KCN Ba Sao (150 ha), KCN Trường Xuân- Hưng Thạnh (150 ha) và KCN công nghệ cao (250 ha).
Trong đó, KCN Trần Quốc Toản mở rộng 2 và KCN Ba Sao đã được HĐND Tỉnh đã thông qua Nghị quyết về lập kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; Ban Quản lý Khu kinh tế đang thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án. 04 KCN còn lại đã được phê duyệt quy hoạch nhưng chưa có nhà đầu tư (gồm: KCN Trường Xuân-Hưng Thạnh, KCN Công nghệ cao, KCN Sông Hậu 2, KCN Sa Đéc mở rộng) được đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch phát triển KCN của Tỉnh.
Thay vào đó, bổ sung KCN Cao Lãnh II và KCN Cao Lãnh III vào Quy hoạch phát triển KCN tại tỉnh Đồng Tháp để kêu gọi đầu tư là rất cần thiết và cấp bách.
Tổng hợp hiện trạng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Khu công nghiệp | Tổng diện tích (ha) | Diện tích đất CN có thể cho thuê (ha) | Diện tích cho thuê (ha) | Tỉ lệ lấp đầy (%) |
KCN Sa Đéc | 132 | 102,3 | 101,6 | 99.61 |
KCN Sông Hậu | 63 | 45,98 | 45,00 | 97.87 |
KCN Trần Quốc Toản | 56 | 38,98 | 38,72 | 99,33 |
Tổng số | 251 | 187,26 | 185,32 | 98,96 |
Cụm công nghiệp
Ngày 11/11/2016, UBND Tỉnh đã ban hành Quyết định số 1317/QĐ-UBND.HC phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có 30 CCN, với tổng diện tích 1.290 ha.
Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh đã có 15 CCN được thành lập, với tổng diện tích 547,7 ha. Trong đó:
– Có 12 CCN đã đi vào hoạt động, với tổng diện tích 404,75 ha, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê là 221,3 ha, đạt tỉ lệ lấp đầy khoảng 79%; thu hút được 61 dự án của 44 doanh nghiệp đăng ký, với tổng vốn đầu tư khoảng 14.213 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 lao động.
– Có 04 CCN đã thành lập nhưng chưa hoạt động, với tổng diện tích 179,48 ha (gồm: CCN Mỹ Hiệp 2 đã có chủ trương tạm dừng thực hiện dự án; CCN An Hoà di dời vị trí mới; CCN Tân Lập đang hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật và đã có nhà đầu tư đăng ký dự án; CCN Định An chủ đầu tư đang xin gia hạn tiến độ đầu tư hạ tầng CCN).
– Còn lại 14 CCN chưa thành lập, với tổng diện tích 680,0 ha.
Hiện trạng cụm công nghiệp Đồng Tháp, Nguồn Sở Công thương
TT | Tên cụm công nghiệp | Địa điểm | Diện tích (ha) | Ngành nghề hoạt động |
1 | CCN Cái Tàu Hạ | Châu Thành | 41.39 | Thủy sản; bao bì, phân bón vi sinh |
2 | CCN Tân Dương | Lai Vung | 16.61 | Sản xuất gạch, ngói, gốm sứ xuất khẩu |
3 | CCN Vàm Cống | Lấp Vò | 18.66 | Thủy sản, thức ăn; phụ phẩm từ chế biến thủy sản |
4 | CCN Bắc Sông Xáng | Lấp Vò | 15.38 | Xay xát, lau bóng gạo, chế biến lương thực |
5 | CCN Trường Xuân | Tháp Mười | 93.13 | Lương thực; cơ khí;thủ công mỹ nghệ; nông sản. |
6 | CCN Cần Lố | Cao Lãnh | 15 | Sản xuất dược liệu, cồn y tế |
7 | CCN An Lộc | TP.Hồng Ngự | 34.61 | Thủy sản, lương thực; thủ công mỹ nghệ; VLXD |
8 | CCN Bình Thành | Thanh Bình | 49.25 | Thức ăn chăn nuôi thủy sản; chế biến lương thực; |
9 | CCN Phong Mỹ | Cao Lãnh | 5.88 | Chế biến thức ăn thủy sản |
10 | CCN An Bình | Cao Lãnh | 16.46 | Chế biến thực phẩm từ gia cầm, thủy cầm và gia súc. |
11 | CCN Mỹ Hiệp | Cao Lãnh | 65.45 | Thức ăn gia súc; thủy sản; nông sản; sản xuất phân bón |
12 | CCN Phú Cường | Tam Nông | 32.93 | Thủy sản, thức ăn chăn nuôi; chế biến lương thực |
13 | CCN Định An | Lấp Vò | 49.9 | May mặc; chế biến nông sản, lương thực; chế biến thủy sản, thức ăn chăn nuôi; sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp |
14 | CCN Tân Lập | Châu Thành | 50 | Xay xát, lau bóng gạo, chế biến thức ăn gia súc. |
15 | CCN An Hòa | TP.Hồng Ngự | 43 | Xay xát, chế biến lương thực, chế biến thủy sản |
Tổng cộng | 547,7 |
Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Đồng Tháp
Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp
Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp bao gồm : các phường An Lộc, An Thịnh, An Lạc, các xã Tân Hội, Bình Thạnh thuộc thành phố Hồng Ngự, các xã Thường Phước 1, Thường Phước 2, Thường Thới Hậu A, Thường Lạc, Thường Thới Tiền thuộc huyện Hồng Ngự, các xã Bình Phú, Tân Hộ Cơ, Thông Bình và thị trấn Sa Rài thuộc huyện Tân Hồng, với hai cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu quốc tế Thường Phước, cửa khẩu quốc tế Dinh Bà và 5 cửa khẩu phụ (Sở Thượng, Thông Bình, Mộc Rá, Á Đôn, Bình Phú) với 48,7km đường biên giới. Diện tích tự nhiên khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp là 31.936 ha.
Ranh giới địa lý được xác định như sau:
- Phía Bắc tiếp giáp tỉnh Prây Veng – Camphuchia
- Phía Nam tiếp giáp các xã thuộc huyện Hồng Ngự và Tân Hồng
- Phía Tây tiếp giáp huyện Phú Châu, tỉnh An Giang, ngăn cách qua sông Tiền
- Phía Đông tiếp giáp huyện Tân Hưng, tỉnh Long An
Tính chất
– Là Khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, gồm công nghiệp – thương mại – dịch vụ – du lịch – đô thị và nông lâm ngư nghiệp gắn với các cửa khẩu quốc tế.
– Là trung tâm giao lưu phát triển kinh tế giữa các nước tiểu vùng sông Mekong, trước hết trong quan hệ với Campuchia.
Mục tiêu chung
Ðẩy nhanh tiến độ, triển khai đầu tư các dự án hạ tầng đã đuợc duyệt; tiếp tục rà soát các hạng mục hạ tầng thiết yếu cần triển khai trong giai đoạn tiếp theo, kiến nghị Trung ương tiếp tục quan tâm ưu tiên nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn, đặc biệt là các tuyến cao tốc; cảng biển, các trung tâm đầu mối giao thông, du lịch, logistic,…góp phần từng buớc làm thay đổi bộ mặt vùng kinh tế biên giới thuợng nguồn sông Tiền của Tỉnh.
Định hướng phát triển
–Vùng phát triển đô thị: phát triển đô thị phân bố trên 5 vùng đô thị đông lực: Tp Hồng Ngự, Thường Phước, Thường Thới Tiền, Dinh Bà, TT Sa Rài;
–Vùng phát triển các chức năng kinh tế biên mậu (thương mại, dịch vụ, du lịch, cảng, logistics, công nghiệp, nông nghiệp …..) Trong đó có khoảng 5.000ha trở lên thuộc khu kinh tế chuyên biệt (được xây dựng chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút các dự án đầu tư), định hướng phát triển một số chức năng chính cho khu vực như sau:
+Tập trung phát triển các trung tâm công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao với các ngành liên quan đến chế biến nông – lâm – thủy sản, công nghiệp logistics và bảo quản sâu sau thu hoạch, cơ khí, chế tạo máy…
+Phát triển các khu phi thuế quan và khu chế xuất tập trung, các khu dịch vụ hỗ trợ (kho, bãi, bến cảng, logistics…) phục vụ phát triển các khu công nghiệp.
+Phát triển không gian đô thị thông minh, không gian khởi nghiệp và nghiên cứu, đổi mới sáng tạo;
+Phát triển mạng lưới không gian nông nghiệp xanh vừa là vùng đệm tạo không gian ngăn cách với các khu công nghiệp tập trung với khu đô thị và khu ở dân cư, vừa là vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp thông minh, huớng đến là điểm sáng của vùng và khu vực về sản xuất nông nghiệp theo mô hình an toàn vệ sinh thực phẩm, bền vững với môi truờng và thích ứng biến đổi khí hậu;
+Phát triển các khu vui choi, giải trí và thương mại dịch vụ hiện đại, tập trung như casino, khu nghĩ duỡng, resort, bungalo, khu du lịch sông nuớc đặc trưng vùng ÐBSCL và các mô hình giải trí đẳng cấp quốc tế khác dọc sông Tiền (nơi tiếp giáp giữa An Giang, Ðồng Tháp và Prayveng – Campuchia) để làm điểm nhấn thu hút khách du lịch vừa tạo sức hút đối với các đối tác, nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai sẽ tìm đến và thúc đẩy tiềm năng phát triển của địa phương và khu vực.
Định hướng phát triển Khu, cụm công nghiệp
Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Phân vùng 1: Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế ven sông Tiền
– Thuộc địa bàn các huyện, thành phố: H. Thanh Bình, một phần H. Tam Nông, TP. Cao Lãnh, H. Cao Lãnh, một phần H. Lấp Vò, TP. Sa Đéc, một phần H. Châu Thành.
– Dự kiến có 06 KCN, gồm: 02 KCN hiện hữu KCN Trần Quốc Toản và KCN Sa Đéc; quy hoạch bổ sung 04 KCN gồm: KCN Đô thị – dịch vụ Cao Lãnh, KCN Cao Lãnh II, KCN Cao Lãnh III và KCN Tân Mỹ. Tập trung chủ yếu phía Nam Trung tâm của Phân vùng 1 do gần các đô thị và các trục giao thông huyết mạch, cao tốc, quốc lộ, kênh, tuyến đường thủy quốc gia.. các trục giao thông chính quy hoạch định hướng. Khoảng cách xa và gần nhất giữa các KCN dao động từ 08 –28 km.
– Dự kiến có 16 CCN, gồm: 07 CCN hiện hữu CCN Cái Tàu Hạ – An Nhơn, CCN Cần Lố, CCN Bình Thành, CCN Phong Mỹ, CCN An Bình, CCN Mỹ Hiệp, CCN Tân Lập; quy hoạch bổ sung CCN Quảng Khánh, CCN Tiểu thủ công nghiệp, CCN Tân Thạnh, CCN Tân Phú Đông, CCN Tân Lập 2, CCN Phú Thành A, CCN An Phong, CCN Phương Thịnh, CCN Mỹ Xương. Tập trung hai phía của của Phân vùng 1, vị trí các CCN chủ yếu ở địa bàn khó khăn, khó kêu gọi đầu tư hơn so với KCN, có tận dụng các yếu tố kết nối hiện hữu và quy hoạch như các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, kênh, tuyến đường thủy quốc gia. Khoảng cách xa và gần nhất giữa các CCN dao động từ 09 –25 km.
Phân vùng 2: Vùng kinh tế biên giới thượng nguồn sông Tiền
– Thuộc địa bàn các huyện, thành phố: H.Hồng Ngự, TP.Hồng Ngự, H. Tân Hồng.
– Dự kiến quy hoạch 03 KCN là: KCN Thường Phước, KCN Bình Thạnh và KCN Dinh Bà. Địa điểm quy hoạch nằm trong quy hoạch chung của Khu kinh tế cửa khẩu, ở các cửa ngỏ phía Bắc và Đông Bắc của Phân vùng 2 dựa vào các trục giao thông huyết mạch, cao tốc, quốc lộ, kênh, tuyến đường thủy quốc gia.. các trục giao thông chính quy hoạch định hướng, kết nối với Vương quốc Campuchia và các tỉnh Long An, An Giang. Khoảng cách xa và gần nhất giữa các KCN dao động khoảng 30 km.
– Dự kiến có 07 CCN, gồm: 01 CCN hiện hữu CCN An Lộc; quy hoạch bổ sung CCN An Hòa, CCN Khởi nghiệp, CCN Thường Phước, CCN Bình Hưng, CCN Tân Thành B, CCN Tân Phước. Tập trung vùng lõi của Phân vùng 2, trải trên địa bàn 03 huyện, thành phố vị trí các CCN chủ yếu ở địa bàn khó khăn, khó kêu gọi đầu tư hơn so với KCN, có tận dụng các yếu tố kết nối hiện hữu và quy hoạch như các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, kênh, tuyến đường thủy quốc gia. Khoảng cách xa và gần nhất giữa các CCN dao động từ 10 –20 km.
Phân vùng 3: Vùng kinh tế hậu cần ven sông Hậu
– Thuộc địa bàn các huyện, thành phố: một phần H. Lấp Vò, H. Lai Vung, TP. Sa Đéc, một phần H. Châu Thành.
– Dự kiến quy hoạch 04 KCN tập trung, gồm: KCN Sông Hậu hiện hữu; bổ sung quy hoạch 03 KCN gồm: KCN Sông Hậu 2, KCN Sông Hậu 3 và KCN Hòa Tân. Các KCN tập trung chủ yếu phía Nam của Phân vùng 3 gần các các trục giao thông huyết mạch, cao tốc, quốc lộ, kênh, tuyến đường thủy quốc gia. các trục giao thông chính, khu vực phát triển đô thị định hướng. Khoảng cách xa và gần nhất giữa các KCN dao động từ 10 –30 km.
– Dự kiến có 06 CCN, gồm: 04 CCN hiện hữu CCN Tân Dương, CCN Vàm Cống, CCN Bắc Sông Xáng, CCN Định An, quy hoạch bổ sung CCN Phong Hòa, CCN Vĩnh Thới. Bố trí các CCN phân bố đều của Phân vùng 3, có tận dụng các yếu tố kết nối hiện hữu và quy hoạch như các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, kênh, tuyến đường thủy quốc gia. Khoảng trung bình các CCN dao động từ 10 –15 km.
Phân vùng 4: Vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp trung tâm Đồng Tháp Mười
– Thuộc địa bàn các huyện, thành phố: một phần H.Thanh Bình, H. Tam Nông, H. Cao Lãnh, một phần H. Cao Lãnh, H. Tháp Mười.
– Dự kiến quy hoạch 02 KCN, là KCN Tân Kiều và KCN Ba Sao. Các KCN tập trung chủ yếu theo trục quốc lộ N2, TL 846 của Phân vùng 4 gần các các trục giao thông huyết mạch, cao tốc, quốc lộ, kênh, tuyến đường thủy quốc gia. Khoảng cách xa và gần nhất giữa các KCN dao động từ 15 km.
– Dự kiến có 04 CCN, gồm: 02 CCN hiện hữu CCN Trường Xuân, CCN Phú Cường, quy hoạch bổ sung CCN Phú Hiệp, CCN Hoà Bình. Bố trí các CCN ven các trục tỉnh lộ 844, 845 của Phân vùng 4, tận dụng các yếu tố kênh, tuyến đường thủy quốc gia. Khoảng trung bình các CCN dao động từ 20 km.
Phương án phân kỳ đầu tư phát triển khu, cụm công nghiệp
– Định hướng phát triển bổ sung số KCCN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, với tổng diện tích 7.341 ha, luỹ kế đến năm 2050 toàn tỉnh quy hoạch KCN, CCN là 8.289 ha – chiếm 2,5% tổng diện tích đất tự nhiên toàn Tỉnh (328.300 ha).
– Về vấn đề chuyển đổi đất nông nghiệp sang phát triển các KCCN với tổng diện tích luỹ kế đến năm 2050 là 7.341 ha, chiếm 2,6% trên tổng diện tích đất nông nghiệp của tỉnh (277.123 ha). Phần diện tích đất nông nghiệp còn lại là 269.782 ha đảm bảo nhu cầu an ninh lương thực của tỉnh.
Phân kỳ phát triển các khu công nghiệp
Định hướng phát triển 15 KCN, gồm 04 KCN hiện hữu và 11 KCN mới. Trong đó có đề xuất 02 Phương án:
PHƯƠNG ÁN 1: Phát triển, phân kỳ các KCN theo Phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 (theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng CP)
– Phát triển 15 KCN, với tổng diện tích thành lập, bổ sung là 6.604 ha. Trong đó:
* Các KCN ngoài Khu KTCK (tổng diện tích là 4.804ha):
+ Đã thành lập đến năm 2020: 04 KCN, 400 ha; gồm: KCN Sa Đéc, KCN Trần Quốc Toản, KCN Sông Hậu, KCN Tân Kiều.
+ Giai đoạn 2021 – 2025: bổ sung 03 KCN, 434 ha; gồm: KCN Cao Lãnh II (190ha), KCN Cao Lãnh III (94,34ha), KCN Sông Hậu 2 (Gilimex) (150ha).
+ Giai đoạn 2026 – 2030: bổ sung, mở rộng 03 KCN, 432 ha; gồm: KCN Đô thị dịch vụ Cao Lãnh (190ha), KCN Cao Lãnh II (110ha), KCN Sông Hậu 2 (Gilimex) (132ha). Tổng diện tích các KCN từ 2021 – 2030 là 1.266 ha.
+ Giai đoạn 2030 – 2050: bổ sung, mở rộng 07 KCN, 3.538 ha, gồm: KCN Ba Sao (150ha), KCN Đô thị dịch vụ Cao Lãnh (810ha), KCN Cao Lãnh II (600ha), KCN Sông Hậu 2 (Gilimex) 428 ha, KCN ĐT-DV Tân Mỹ (450ha), KCN Hòa Tân (800ha), KCN Sông Hậu 3 (300 ha).
* Các KCN trong Khu KTCK (tổng diện tích là 1800 ha): các chỉ tiêu đất KCN trong Khu KTCK không tính vào quỹ đất KCN trên địa bàn tỉnh.
+ Giai đoạn 2030 – 2050: bổ sung 03 KCN, 1.800 ha; gồm: KCN Thường Phước (1000ha), KCN Bình Thạnh (300ha), KCN Dinh Bà (500ha).
Dự kiến đề xuất đưa ra khỏi QH KCN Sa Đéc mở rộng (90ha) và KCN Trần Quốc Toản mở rộng (70ha), KCN Trường Xuân – Hưng Thạnh (150ha), KCN Công nghệ cao (250ha) – tại Quyết định số 1317/QĐ-UBND.HC ngày 11/11/2016 của UBND tỉnh Đồng Tháp
* Với KCN Trần Quốc Toản mở rộng, 70 ha; tại Phường 11, TP. Cao Lãnh đề xuất xóa quy hoạch phát triển KCN, do dành quỹ đất để phát triển đô thị cho TP. Cao Lãnh, KCN có quy mô nhỏ, giá trị đền bù cao (0,7 -1,0 triệu đồng/m2) dẫn đến suất đầu tư cao, khó thu hút đầu tư.
PHƯƠNG ÁN 2: Phát triển, phân kỳ theo nhu cầu quy mô phát triển các KCN trong tình hình hiện nay
– Phát triển 15 KCN, với tổng diện tích thành lập, bổ sung là 6.604 ha. Trong đó:
* Các KCN ngoài Khu KTCK:
+ Đã thành lập đến năm 2020: 04 KCN, 400 ha; gồm: KCN Sa Đéc, KCN Trần Quốc Toản, KCN Sông Hậu, KCN Tân Kiều.
+ Giai đoạn 2021 – 2025: bổ sung 04 KCN, 654 ha; gồm: KCN Ba Sao (150ha), KCN Cao Lãnh II (190ha), KCN Cao Lãnh III (94,34ha), KCN Sông Hậu 2 (Gilimex) (220ha).
+ Giai đoạn 2026 – 2030: bổ sung, mở rộng 05 KCN, 1.219 ha; gồm: KCN ĐT-DV Cao Lãnh (300ha), KCN Cao Lãnh II (200ha), KCN Sông Hậu 2 (Gilimex) (219ha), KCN Hòa Tân (300ha), KCN ĐT-DV Tân Mỹ (200ha). Tổng diện tích các KCN từ 2021 – 2030 là 2.053 ha.
+ Giai đoạn 2030 – 2050: bổ sung, mở rộng 06 KCN, 2.531 ha, gồm: KCN ĐT-DV Cao Lãnh (700ha), KCN Cao Lãnh II (510ha), KCN Sông Hậu 2 (Gilimex) (271ha), KCN Sông Hậu 3 (300ha), KCN Hòa Tân (500ha), KCN ĐT- DV Tân Mỹ (250ha).
* Các KCN trong Khu KTCK: các chỉ tiêu đất KCN trong Khu KTCK không tính vào quỹ đất KCN trên địa bàn tỉnh.
+ Giai đoạn 2030 – 2050: bổ sung 03 KCN, 1.800 ha; gồm: KCN Thường Phước (1000ha), KCN Bình Thạnh (300ha), KCN Dinh Bà (500ha).
Phân kỳ phát triển các cụm công nghiệp
Định hướng phát triển 34 CCN, với tổng diện tích 1.685 ha, gồm 15 CCN hiện hữu và 19 CCN mới. Trong đó:
+ Đã thành lập đến năm 2020: 14 CCN, 504,7 ha; gồm CCN: CCN Cái Tàu Hạ – An Nhơn, CCN Tân Dương, CCN Vàm Cống, CCN Bắc Sông Xáng, CCN Trường Xuân, CCN Cần Lố, CCN An Lộc, CCN Bình Thành, CCN Phong Mỹ, CCN An Bình, CCN Mỹ Hiệp, CCN Phú Cường, CCN Định An, CCN Tân Lập,.
+ Giai đoạn 2021 – 2025: bổ sung 07 CCN, 382 ha; gồm CCN: CCN An Hòa, CCN Quảng Khánh, CCN Tiểu thủ công nghiệp, CCN Tân Thạnh, CCN Phong Hòa, CCN Phú Hiệp, CCN Tân Phú Đông.
+ Giai đoạn 2026 – 2030: bổ sung 06 CCN, 379 ha; gồm CCN: Khởi nghiệp, CCN Thường Phước, CCN Tân Lập 2, CCN Vĩnh Thới, CCN Phú Thành A.
+ Giai đoạn 2030 – 2050: bổ sung 06 CCN, 419,0 ha; gồm CCN: CCN An Phong, CCN Bình Hưng, CCN Tân Thành B, CCN Hoà Bình, CCN Phương Thịnh, CCN Mỹ Xương.
TT | Tên Khu công nghiệp | Địa điểm | Diện tích (ha) | Đã thành lập đến 2020 (ha) | Bsung.GĐ 2021- 2025 (ha) | Bsung.GĐ 2026 – 2030 (ha) | Bsung.GĐ sau 2030 tầm nhìn 2050 (ha) |
A. LUỸ KẾ CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP | 1.685 | 504,7 | 886,7 | 1.265,7 | 1.684,7 | ||
Đất CCN dự kiến đề xuất từng giai đoạn | 504,7 | 382,0 | 379,0 | 419,0 | |||
II.A | Cụm công nghiệp | ||||||
1 | CCN Cái Tàu Hạ – An Nhơn | H.Châu Thành | 41,4 | 41,4 | |||
2 | CCN Tân Dương | H. Lai Vung | 16,6 | 16,6 | |||
3 | CCN Vàm Cống | H.Lấp Vò | 18,7 | 18,7 | |||
4 | CCN Bắc Sông Xáng | H.Lấp Vò | 15,4 | 15,4 | |||
5 | CCN Trường Xuân | H.Tháp Mười | 93,1 | 93,1 | |||
6 | CCN Cần Lố | H.Cao Lãnh | 15,0 | 15,0 | |||
7 | CCN An Lộc | TP. Hồng Ngự | 34,6 | 34,6 | |||
8 | CCN Bình Thành | H.Thanh Bình | 49,3 | 49,3 | |||
9 | CCN Phong Mỹ | H.Cao Lãnh | 5,9 | 5,9 | |||
10 | CCN An Bình | H.Cao Lãnh | 16,5 | 16,5 | |||
11 | CCN Mỹ Hiệp | H.Cao Lãnh | 65,5 | 65,5 | |||
12 | CCN Phú Cường | H.Tam Nông | 32,9 | 32,9 | |||
13 | CCN Định An | H.Lấp Vò | 49,9 | 49,9 | |||
14 | CCN Tân Lập | H.Châu Thành | 50,0 | 50,0 | |||
15 | CCN An Hòa | TP.Hồng Ngự | 43,0 | 43 | |||
16 | CCN Quảng Khánh | TP. Cao Lãnh, H.Cao Lãnh | 50 | 50 | |||
17 | CCN TTCN | TP. Cao Lãnh | 50 | 50 | |||
18 | CCN Tân Thạnh | H. Thanh Bình | 74 | 74 | |||
19 | CCN Phong Hòa | H. Lai Vung | 75 | 75 | |||
20 | CCN Phú Hiệp | H. Tam Nông | 75 | 75 | |||
21 | CCN Tân Phú Đông | TP. Sa Đéc | 15 | 15 | |||
22 | CCN Khởi nghiệp | TP.Hồng Ngự | 29 | 29 | |||
23 | CCN Thường Phước | H. Hồng Ngự | 75 | 75 | |||
24 | CCN Tân Lập 2 | H.Châu Thành | 50 | 50 | |||
25 | CCN Vĩnh Thới | H. Lai Vung | 75 | 75 | |||
26 | CCN Phú Thành A | H. Tam Nông | 75 | 75 | |||
27 | CCN An Phong | H. Thanh Bình | 75 | 75 | |||
28 | CCN Bình Hưng | TP.Hồng Ngự | 69 | 69 | |||
29 | CCN Tân Thành B | H. Tân Hồng | 50 | 50 | |||
30 | CCN Tân Phước | H. Tân Hồng | 75 | 75 | |||
32 | CCN Hoà Bình | H. Tam Nông | 75 | 75 | |||
33 | CCN Phương Thịnh | H.Cao Lãnh | 75 | 75 | |||
34 | CCN Mỹ Xương | H.Cao Lãnh | 75 | 75 |
Tổng hợp bởi Duan24h.net
(Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Đồng Tháp : Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự, Châu Thành, Hồng Ngự, Lai Vung, Lấp Vò, Tam Nông, Tân Hồng, Thanh Bình, Tháp Mười.)