Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Hà Trung (Thanh Hóa) giai đoạn 2021 – 2030 cập nhật 01/2025 bao gồm các công trình dân dụng, cơ quan, công nghiệp, hạ tầng giao thông.
Hành chính và vị trí địa lý
Huyện Hà Trung có tổng diện tích tự nhiên 24.393,86 ha (bằng 2,20% diện tích tự nhiên toàn tỉnh) và tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Ninh Bình và thị xã Bỉm Sơn.
- Phía Đông giáp huyện Nga Sơn.
- Phía Nam giáp huyện Hậu Lộc.
- Phía Tây giáp huyện Vĩnh Lộc.
Huyện Hà Trung có 20 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Hà Trung (huyện lỵ) và 19 xã: Hà Bắc, Hà Bình, Hà Châu, Hà Đông, Hà Giang, Hà Hải, Hà Lai, Hà Lĩnh, Hà Long, Hà Ngọc, Hà Sơn, Hà Tân, Hà Thái, Hà Tiến, Hà Vinh, Hoạt Giang, Lĩnh Toại, Yên Dương, Yến Sơn.
Nội Dung Đề Xuất
Trên địa bàn huyện có tuyến đường Quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam dài 8,9 km và 8,7 km đường sắt chạy qua thuận lợi cho việc giao lưu đường bộ giữa các vùng miền trong cả nước.
Định hướng phát triển công nghiệp huyện Hà Trung
Mở rộng Khu Công nghiệp Hà Long (trong KCN Hà Long – Bỉm Sơn). Bố trí phía Tây QL.1A và phía Đông đường bộ cao tốc Bắc – Nam.
Giữ nguyên quy mô 3 Cụm công nghiệp hiện có, mở rộng 3 cụm công nghiệp; Loại bỏ 1 Cụm CCN (CCN Hà Lĩnh I) có trong quy hoạch Cụm công nghiệp toàn tỉnh; Bổ sung thêm 6 Cụm công nghiệp mới.
* Các cụm công nghiệp hiện có
+ CCN Hà Phong I, giữ nguyên quy mô. Ngành nghề đang hoạt động: Công nghiệp vật liệu xây dựng, …
+ CCN Hà Bình: Ngành nghề chính là sản xuất giày da, may mặc, …
+ CCN Hà Dương, đã đầu tư hạ tầng.
+ CCN – LN Hà Phong II: làm cơ sở kêu gọi đầu tư hạ tầng kỹ thuật và khai thác lợi thế tuyến QL.217 là tuyến hành lang kinh tế Đông Tây của tỉnh. Dự kiến thu hút loại hình công nghiệp: sản xuất linh kiện điện tử, lắp ráp & sản xuất cơ khí, kho tàng, dịch vụ vận tải, … và các ngành nghề khác có liên quan. Các cơ sở làng nghề sản xuất ảnh hưởng môi trường đưa vào cụm công nghiệp làng nghề làm cơ sở quản lý tập trung và bảo vệ môi trường.
+ CCN Hà Lĩnh II: đề xuất mở rộng quy mô từ 30 ha lên 50 ha, làm cơ sở kêu gọi đầu tư hạ tầng kỹ thuật, là cụm công nghiệp đầu mối phía Tây nút giao cao tốc với QL.217 là hành lang kinh tế Đông – Tây của tỉnh. Dự kiến thu hút loại hình công nghiệp: sản xuất chế tác thủ công mỹ nghệ, linh kiện điện tử, … và các ngành nghề khác có liên quan. Di chuyển các cơ sở chế tác sản xuất đá thủ công mỹ nghệ trong Cụm CCN Hà Lĩnh I hiện nay vào CCN Hà Lĩnh II, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
+ CCN Hà Tân: là cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp sản xuất, khai thác.
* Phân bổ các cụm Công nghiệp mới: khai thác các cơ hội mới (đầu mối giao thông) tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội, và tạo thị:
+ CCN Hà Long I (đô thị Hà Long): Bố trí phía Nam QL.217B. Là cụm CCN đầu mối phía Tây Bắc của huyện. Dự kiến thu hút loại hình công nghiệp: may mặc, sản xuất nông, lâm nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng; thuôc tân dược, sản xuất phân bón, cơ khí, vật liệu xây dựng công nghệ cao, chế biến, chế tạo, … Dịch vụ vận tải, kho bãi Logistic, các sản và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng khác có liên quan không gây ô nhiễm môi trường.
+ CCN Hà Long II (đô thị Hà Long): Bố trí phía Nam QL.217B, giáp cụm công nghiệp Hà Long I. Là cụm CCN đầu mối phía Tây Bắc của huyện. Dự kiến thu hút loại hình công nghiệp: may mặc, sản xuất nông, lâm nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng; thuôc tân dược, sản xuất phân bón, cơ khí, vật liệu xây dựng công nghệ cao, chế biến, chế tạo, …
+ CCN Hà Long III (đô thị Hà Long): Phía Nam CCN Hà Long I & II. Định hướng phát triển sau giai đoạn năm 2025.
+ CCN Yến Sơn (thị trấn mở rộng): Phía Đông thị trấn hiện nay, nằm trên QL.217 kéo dài. Có vai trò thu hút, chuyển đổi lao động, tạo thị cho khu vực phía Đông thị trấn. Dự kiến thu hút loại hình công nghiệp: sản xuất nông, lâm nghiệp, chế biến thực phẩm, nước giải khát; chế biến gỗ (không nấu, tẩm), cơ khí, vật liệu xây dựng công nghệ cao, chế biến, chế tạo, … các sản và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng khác có liên quan không gây ô nhiễm môi trường.
+ CCN Hà Vinh: phía Đông Bắc huyện, nằm trên tuyến đường từ Nhà máy xi măng Long Sơn đi Cảng Lạch Sung (huyện Nga Sơn). Có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội xã Hà Vinh – Hoạt Giang. Dự kiến thu hút loại hình công nghiệp: sản xuất nông, lâm nghiệp, cơ khí, vật liệu xây dựng, sản xuất vật liệu nội, ngoại thất, … các sản và công nghiệp sản xuất khác có liên quan.
+ CCN Hà Hải (đô thị Gũ): Khai thác lợi thế QL.217 kéo dài đi Nga Sơn – đường Ven Biển và tuyến đường kết nối Bỉm Sơn – Hà Trung. – Hậu Lộc – QL.10 phía đông huyện. Tạo động lực phát triển đô thị Gũ và chuyển đổi ngành nghề, khai thác lợi thế của vùng phía đông. Dự kiến thu hút loại hình công nghiệp: may mặc, sản xuất nông nghiệp, thủy sản, các sản phẩm kim loại, linh phụ kiện, … và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng khác có liên quan không gây ô nhiễm môi trường.
Bản đồ KHSDĐ Hà Trung 2023 (9,4 MB)
Bản đồ ĐCQHSDĐ Hà Trung 2030 (8,2 MB)
(Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Hà Trung (Thanh Hóa) năm 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050)
[100% FREE DOWNLOAD]
TRỌN BỘ BẢN ĐỒ QUY HOẠCH TỈNH THANH HÓA
THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN NĂM 2045