Quy hoạch khu kinh tế, khu – cụm công nghiệp tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Uông Bí, Đông Triều, Quảng Yên, Ba Chẽ, Bình Liêu, Cô Tô, Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên, Vân Đồn.
Phân vùng theo định hướng ngành nghề thu hút đầu tư
Vùng công nghiệp phía Tây Nam: Trọng tâm thu hút đầu tư ngành sản xuất phụ tùng ô tô và thiết bị năng lượng tái tạo, ngoài ra, thu hút các ngành công nghiệp sạch và công nghệ cao như linh kiện điện tử, máy móc, thiết bị điện, hóa chất hóa dầu, y dược, công nghiệp gắn với cảng, logistics cảng biển.
Vùng công nghiệp phía Đông Bắc: Trọng tâm thu hút đầu tư ngành sản xuất phụ tùng ô tô và may mặc công nghệ cao, ngoài ra, thu hút các ngành công nghiệp sạch và công nghệ cao như linh kiện điện tử, thiết bị điện và ngành dịch vụ logistics cảng biển.
📂 NỘI DUNG ĐỀ XUẤT DÀNH CHO BẠN
- Bản đồ quy hoạch, kế hoạch Quận 8 (TP HCM)
- Quy hoạch cảng biển Hà Tĩnh
- Bản đồ quy hoạch, kế hoạch huyện Hoa Lư (Ninh Bình)
Mới cập nhật: Chung cư nhà ở xã hội tại phường Phước Tân, TP Biên Hòa
Ngoài hai vùng công nghiệp phía Tây Nam và Đông Bắc, các KCN khác thu hút đầu tư các ngành phù hợp với đặc điểm vị trí của từng địa phương như:
(1)- Khu vực Hạ Long (KCN Việt Hưng, KCN Việt Hưng 2) trọng tâm thu hút , dệt may, linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô và các ngành công nghiệp sạch khác.
(2)- Khu vực Cẩm Phả (KCN Phụ trợ ngành than, KCN Cẩm Phả) trọng tâm thu hút ngành cơ khí, thiết bị điện, công nghiệp gắn với cảng, logistics cảng biển.
(3)- Khu vực Vân Đồn, Tiên Yên (KCN Tiên Yên, KCN Bắc Cái Bầu và KCN phía Bắc sân bay) trọng tâm thu hút các ngành công nghiệp sạch, linh kiện điện tử, chế biến nông sản, thuỷ sản, chế biến gỗ, logistics.
Khu Kinh tế tỉnh Quảng Ninh
Các KKT đã được thành lập của tỉnh Quảng Ninh đã được Chính phủ quyết định thành lập, với định hướng phát triển đô thị – công nghiệp – thương mại dịch vụ – du lịch, sẽ là các trọng điểm phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển đô thị và công nghiệp, đóng góp lớn cho sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh.
Khu Công nghiệp tỉnh Quảng Ninh
Ngoài các KCN đã được xác định trong Quy hoạch phát triển hệ thống các KCN của Quốc gia, đề xuất bổ sung một số khu công nghiệp để phù hợp với tình hình và nhu cầu phát triển của địa phương như:
- Các KCN khu vực phía Nam của Quảng Yên như KCN phía Nam Đầm Nhà Mạc, KCN phía Bắc Đầm Nhà Mạc, KCN phía Đông sông Rút;
- Các KCN khác ở Khu vực phía Tây như KCN Tây Sông Khoai, KCN Uông Bí, KCN Đông Triều 2; KCN Việt Hưng 2, KCN Cẩm Phả 2, mở rộng KCN Đông Mai.
Cụm công nghiệp tỉnh Quảng Ninh
Hình thành, phát triển một số tổ hợp cụm công nghiệp chuyên ngành phục vụ thu hút đầu tư các dự án công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp hỗ trợ của các nhà đầu tư chiến lược tại các địa phương (thành phố Hạ Long, thị xã Quảng Yên, thành phố Uông Bí, thành phố Móng Cái…).
Phục vụ di dời theo Nghị quyết số 201/2019/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp quy hoạch đô thị phải di dời trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025.
Phát triển các cụm công nghiệp nằm trong khu vực có kết cấu hạ tầng thuận lợi; tuân thủ nguyên tắc tách biệt với khu dân cư và hạn chế tối đa việc chuyển mục đích sử dụng đất khi đã có quy hoạch.
Thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 toàn tỉnh có 46 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2762,33 ha, bình quân 60,07 ha/cụm; trong đó 08 đã thành lập và đi vào hoạt động với tổng diện tích 493,91 ha. Tổng vốn đầu tư dự kiến 16.288,06 tỷ đồng. Cụ thể:
+ Thời kỳ 2021-2030, phát triển 37 CCN với tổng diện tích 2.205,57 ha.
+ Tầm nhìn đến năm 2050, phát triển 09 CCN với tổng diện tích 556,76 ha.
Bản đồ QHKCN Quảng Ninh 2030 (8 MB)
Bản đồ QHCCN Quảng Ninh 2030 (8 MB)
Tổng hợp bởi Duan24h.net
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)