Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Tây Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm TP Tây Ninh, TX Hòa Thành, TX Trảng Bàng và 6 huyện : Bến Cầu, Châu Thành, Dương Minh Châu, Gò Dầu, Tân Biên, Tân Châu.

Hiện trạng công nghiệp tỉnh Tây Ninh

Theo thống kê của Ban quản lý khu kinh tế, Tây Ninh hiện có 5 khu công nghiệp hiện đang hoạt động với tổng diện tích đất đạt 3.383 ha.

Khu công nghiệp Phước Đông hiện có hơn 2100 ha đất và đã giải phóng mặt bằng được 1600 ha là khu công nghiệp lớn nhất và chỉ có tỉ lệ lấp đầy đạt 50% (trên tổng diện tích 1717 ha đất công nghiệp có thể cho thuê).

Khu công nghiệp Thành Thành Công có quy mô 760 ha, lớn thứ hai cũng có tỉ lệ thuê là 70%. Quỹ đất khu công nghiệp tập trung chủ yếu ở Gò Dầu và Trảng Bàng.

Hiện trạng khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
Hiện trạng khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh

Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Tây Ninh

Khu công nghiệp

Trong giai đoạn 2021- 2030, định hướng phát triển khu công nghiệp phân bố chủ yếu nằm trong vùng động lực kinh tế của tỉnh, có điều kiện thuận lợi về mặt bằng, kết nối các hạ tầng, nhất là các hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện, nước; đồng thời, là những khu vực thuận lợi cho việc thu hút lao động làm việc tại các KCN.

Phát triển KCN gắn với đô thị, dịch vụ để hình thành KCN gắn với phát triển các khu đô thị dịch vụ. Trục phát triển kinh tế của tỉnh được xác định theo các tuyến giao thông chính trên địa bàn – hướng kết nối với trung tâm kinh tế của Vùng là TP. HCM, Bình Dương, Long An.

Đây là khu vực có có tính kết nối cao trong tỉnh và với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Theo đó, định hướng bố trí, phát triển các KCN phân bố chủ yếu theo các trục: QL22, 22B, cao tốc Mộc bài – HCM, Đường HCM, các trục ĐT.784, 789, 782 – hướng kết nối với Trung tâm kinh tế của Vùng là TP. HCM, Bình Dương và kết nối Bình Dương – Tây Ninh – Long An, nằm trong vùng động lực kinh tế của tỉnh tại Trảng Bàng, Gò Dầu và Dương Minh Châu có điều kiện về quỹ đất, thuận lợi cho việc kết nối các hạ tầng; đồng thời, đây cũng là những khu vực thuận lợi cho việc thu hút lao động và đặc biệt là thuận lợi về kết nối thị trường, kết nối với các cảng hàng không, cảng biển lớn tại TP.HCM.

Trên cơ sở đánh giá nhu cầu và điều kiện phát triển thực tế, dự kiến lựa chọn và bố trí các KCN cụ thể như sau:

(1) Khu vực công nghiệp theo trục hành lang quốc lộ QL22, đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài, ĐT 784, ĐT 789, đường HCM: Tiếp tục duy trì phát triển các KCN: Trảng Bàng, Thành Thành Công, Phước Đông; Quy hoạch mới các KCN Hưng Thuận, Thạnh Đức, Bến Củi.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 05:36 AM, 27/04/2024)


(2) Khu vực công nghiệp theo trục hành lang quốc lộ QL22B: Phát triển mới KCN Hiệp Thạnh, Quy hoạch mới KCN Thạnh Đức.

Quy hoạch khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
Quy hoạch khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh

Khu kinh tế – KKT

– Cửa khẩu Mộc Bài: Giữ nguyên bố trí và quy mô theo quy hoạch đã được phê duyệt, tổng diện tích tự nhiên 21.284 ha, bao gồm các xã Long Thuận, Tiên Thuận, Lợi Thuận, An Thạnh thuộc huyện Bến Cầu và xã Phước Bình thuộc thị xã Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh.

– KKT Cửa khẩu Xa Mát: Giữ nguyên bố trí và quy mô theo quy hoạch đã được phê duyệt, tổng diện tích tự nhiên 34.197 ha, gồm địa giới các xã Tân Lập, Tân Bình huyện Tân Biên.

Cụm công nghiệp

Căn cứ vào dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2030, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp, nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 2021-2030, nhu cầu đất cụm công nghiệp giai đoạn 2021-2030 và tình hình thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng giai đoạn 2016-2020, định hướng “giữ nguyên, mở rộng một số CCN hiện có và bổ sung thêm một số CCN mới thuận lợi về giao thông, có khả năng phát triển và tỉ lệ lấp đầy cao”.

Phương án này đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của các khu vực chưa có điều kiện hình thành các KCN quy mô lớn; giải quyết vấn đề môi trường; đồng thời đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển công nghiệp của Tỉnh, trong đó có tính đến khả năng thu hút được các nhà đầu tư hạ tầng CCN (hầu hết các CCN bổ sung và mở rộng đều có nhà đầu tư hạ tầng xin đăng ký nghiên cứu), tính đến việc đón bắt làn sóng đầu tư đang chuyển dịch vào Việt Nam nói chung, Tây Ninh nói riêng, cũng như làn sóng lan tỏa đầu tư từ các trung tâm kinh tế TP.HCM, Bình Dương đến các tỉnh lân cận.

Theo đó, lựa chọn quy hoạch các cụm công nghiệp tại các huyện như sau:

Quy hoạch cụm công nghiệp tỉnh Tây Ninh
Quy hoạch cụm công nghiệp tỉnh Tây Ninh

Hồ sơ QH tỉnh Tây Ninh 2030

Tổng hợp bởi Duan24h.net

4.7/5 - (6 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcQuy hoạch giao thông tỉnh Tây Ninh đến năm 2030
Bài tiếp theoNgân hàng Nhà nước: Không nới thêm tăng trưởng tín dụng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây