Quy hoạch vùng liên huyện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Căn cứ cơ sở phân vùng liên huyện và mục tiêu phát triển vùng liên huyện nêu trên, đối với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu việc phân định quy hoạch phát triển vùng liên huyện thực hiện đối với 07 đơn vị hành chính cấp huyện trong đất liền (trừ huyện Côn Đảo có tính chất biệt lập về vị trí địa lý) và đề xuất phân chia thành 2 vùng liên huyện gồm:

  • Vùng liên đô thị phía Tây của tỉnh bao gồm các đô thị: Vũng Tàu, Bà Rịa, Phú Mỹ và Long Điền;
  • Vùng liên huyện phía Đông gồm các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc và Đất Đỏ.

Vùng liên đô thị phía Tây

Phạm vi, tính chất và định hướng phát triển vùng liên đô thị phía Tây

(1). Phạm vi bao gồm địa giới hành chính của TP. Vũng Tàu, TP. Bà Rịa, TX. Phú Mỹ, huyện Long Điền và khu vực phía Tây Nam huyện Châu Đức (các xã Nghĩa Thành, Suối Nghệ). Tổng diện tích tự nhiên khoảng 69.922,5 ha; dân số trung bình năm 2020 là 817.959 người, dự kiến đến năm 2025 tăng lên 898.500 người và đến năm 2030 tăng lên 1.015.000 người.

(2). Tính chất: Là vùng phát triển đô thị của tỉnh, vùng tập trung phát triển công nghiệp, cảng biển, phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, nơi đặt trung tâm hành chính – chính trị của tỉnh; là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

(3). Định hướng phát triển: Vùng liên đô thị Phú Mỹ, Bà Rịa, Vũng Tàu, Long Điền là vùng đô thị, công nghiệp – dịch vụ Cảng; kết nối các hành lang kinh tế tạo động lực phát triển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế hàng hải của quốc gia, trung tâm công nghiệp của vùng.

Trọng tâm phát triển của vùng là cảng biển, dịch vụ hàng hải, dịch vụ logistics, phát triển công nghiệp và các ngành dịch vụ đa dạng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân: Dịch vụ thương mại, du lịch, tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, văn hoá, thể thao… Phát
triển đô thị hiện đại, thông minh, hấp dẫn chuyên gia trong và ngoài nước đến làm việc và sinh sống.

Đổi mới công nghệ giảm phát thải và sử dụng năng lượng tái tạo trong phát triển đô thị và công nghiệp. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị hiện đại, kết nối các đô thị, các khu vực phát triển, tạo tiền đề phát triển Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành đô thị cấp tỉnh.

Định hướng phân bố không gian hệ thống đô thị

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 01:38 AM, 27/04/2024)


Phát triển mô hình cụm đô thị với các trọng điểm đô thị, phát triển đô thị nén với hệ số sử dụng đất cao gồm:

(1). Trọng điểm đô thị cảng Thị Vải – Cái Mép: nằm phía Tây QL51. Phát triển đô thị mới gắn với các trung tâm kinh tế: Trung tâm cảng biển, trung tâm dịch vụ hậu cần hàng hải, trung tâm Logistic, khu thương mại tự do và trung tâm công nghiệp và năng lượng cấp vùng.

(2). Trọng điểm đô thị Phú Mỹ: hình thành trung tâm đô thị Phú Mỹ phát triển các chức năng hỗ trợ dịch vụ Losgistic, dịch vụ hậu cảng và dịch vụ cho công nghiệp đa ngành.

(3). Trọng điểm đô thị Bà Rịa – Long Điền: Bà Rịa là trung tâm hành chính – chính trị cấp tỉnh, bổ sung các trung tâm mới: Trung tâm tài chính hàng hải cấp vùng, trung tâm khoa học đổi mới sáng tạo cấp vùng, trung tâm đào tạo cấp vùng, trung tâm y tế chuyên sâu cấp vùng, trung tâm văn hóa – thể thao cấp tỉnh. Long Điền hỗ trợ các dịch vụ đào tạo, y tế, khoa học công nghệ cho TP. Bà Rịa.

(4). Trọng điểm đô thị Vũng Tàu – Long Hải: Vũng Tàu là đô thị phát triển tổng hợp đa ngành, trung tâm công nghiệp hoá dầu, năng lượng và du lịch quốc gia. Long Hải kết hợp với Vũng Tàu là trung tâm du lịch quốc gia. Xây dựng bến tàu du lịch quốc tế, hình thành chuỗi khách sạn cao cấp, khu vui chơi giải trí.

Gia tăng hệ số sử dụng đất phát triển kinh tế du lịch. Nâng cấp hạ tầng ngầm và giao thông công cộng dọc hành lang biển; xây dựng tuyến xe điện du lịch ven biển, kết nối Vũng Tàu với Long Hải và toàn tuyến ven biển của tỉnh đến Phước Hải, Hồ Tràm, Bình Châu. Chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu phục vụ du lịch. Thiết kế đô thị các tuyến phố văn minh hiện đại, thân thiện với du khách. Cải thiện môi trường ven biển, bãi tắm tiện nghi và an toàn.

(5). Đô thị mới Suối Nghệ: kết nối với đô thị Phú Mỹ, Bà Rịa phát triển công nghiệp tại khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ Châu Đức (Sonadzi) và các dịch vụ hỗ trợ công nghiệp, dịch vụ logistics, trung tâm thương mại, triển lãm cấp tỉnh, cấp vùng.

Phát triển cơ sở kết nối hạ tầng đa phương thức: hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường không và các công trình đầu mối giao thông kết nối cảng, hệ thống cung ứng năng lượng và hệ thống hạ tầng thông tin cấp Quốc gia.

Định hướng không gian kết cấu hạ tầng ký thuật

(1). Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị hiện đại, tập trung theo cụm đô thị, trung tâm đô thị. Các tuyến đường đô thị được đầu tư đồng bộ hệ thống giao thông, vỉa hè, cây xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu giao thông, hệ thống hào cáp để ngầm hoá mạng lưới cáp điện, cáp viễn thông, cáp truyền hình.

(2). Định hướng phát triển các tuyến đường trục giao thông kết nối các đô thị, các trung tâm đô thị, cụm đô thị theo hướng hiện đại, đồng bộ: Giao thông mặt đất, giao thông ngầm, giao thông trên cao, bảo đảm hình thành hệ thống giao thông kết nối thuận tiện, phục vụ hiệu quả cho hoạt động sản xuất, dịch vụ và nhu cầu đi lại của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Đầu tư hoàn thành đồng bộ các tuyến giao thông kết nối đường bộ: Long Hải – Vũng Tàu; Vũng Tàu – Gò Găng – Long Sơn – Cái Mép – Thị Vải – Cầu Phước An; Long Sơn – Láng Cát; Phước Hoà
– Cái Mép, 991 B; Bà Rịa – Long Điền – Long Hải (44A), Bà Rịa – Châu Pha – Sông Xoài…

(3). Quy hoạch và từng bước lên kế hoạch đầu tư xây dựng tuyến Metro kết nối các đô thị: Phú Mỹ – Bà Rịa – Vũng Tàu – Long Hải – Long Điền – Suối Nghệ, bao gồm các công trình giao thông ngầm và đường sắt trên cao, với các nhà ga chính tại: Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Cái Mép, Long Sơn – Bà Rịa – Vũng Tàu, Long Hải, Suối Nghệ.

Phát triển hệ thống hạ tầng truyền tải điện, hạ tầng viễn thông, hạ tầng cấp nước hiện đại, đảm bảo khả năng phục vụ, cung ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân.

Vùng liên huyện phía Đông

Phạm vi, tính chất và định hướng phát triển vùng liên huyện phía Đông

(1). Phạm vi bao gồm địa giới hành chính các huyện Xuyên Mộc, huyện Đất Đỏ, khu vực phía Đông và Tây Bắc huyện Châu Đức. Tổng diện tích tự nhiên 120.754,5ha; dân số trung bình năm 2020 là 349.979 người, dự kiến đến năm 2025 tăng lên là 387.000 người và đến năm 2030 tăng lên đạt 422.500 người. Vùng được chia thành 02 không gian chủ yếu:

(i). Vùng I (phía Bắc, Đông Bắc tỉnh) phát triển nông nghiệp, nông thôn

Phát triển các vùng chuyên canh cao su, hồ tiêu, cà phê, cây điều, cây ca cao, cây ăn quả đặc sản; các vùng chăn nuôi tập trung của các trang trại, doanh nghiệp với phương thức chăn nuôi công nghiệp; xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; trồng cây lâm nghiệp theo quy hoạch 03 loại rừng, ưu tiên trồng cây gỗ lớn, cây bản địa có giá trị cao về kinh tế và môi trường sinh thái; xây dựng mô hình vườn cây ăn quả đặc sản kết hợp du lịch sinh thái; phát triển nuôi thủy sản nước ngọt.

Phía Tây bắc của vùng I định hướng phát triển mới vùng đô thị, công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ hỗ trợ công nghiệp để đón đầu xu thế phát triển đô thị dịch vụ công nghiệp, gắn với sự phát triển của các đô thị, dịch vụ hậu cần Logistics cho hệ thống cảng hàng không quốc tế Long Thành và cảng biển Thị vải – Cái Mép.

(ii). Vùng II (phía Nam tỉnh) phát triển nông nghiệp đô thị và thủy sản

Hình thành và phát triển các vùng chuyên canh lúa, rau, nuôi thuỷ sản; phát triển mô hình nông nghiệp đô thị sinh thái, ít sử dụng đất, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trồng các loại rau, hoa, cây cảnh, cây ăn trái đặc sản, nuôi trồng sinh vật cảnh nhằm tạo mảng xanh đô thị…;

Phát triển hành lang du lịch ven biển với đa dạng các loại hình du lịch. Sắp xếp, phát triển nghề khai thác thủy sản và nuôi thủy sản mặn lợ, nuôi biển hài hoà với phát triển du lịch. Từng bước thu hẹp hoạt động khai thá và nuôi trồng thuỷ sản, chuyển dịch không gian phát triển sang hoạt động du lịch và các dịch vụ phục vụ du lịch.

(2). Tính chất: vùng phát triển đô thị du lịch sinh thái, vùng nông nghiệp, nông thôn.

Các đô thị và điểm dân cư nông thôn kết nối thuận tiện với hành lang đô thị hóa bảo tồn sinh thái – du lịch biển và vùng liên đô thị Phú Mỹ, Bà Rịa, Vũng Tàu, Long Điền.

(3). Định hướng phát triển:

(i). Phát triển mạng lưới đô thị quy mô nhỏ (chủ yếu đô thị loại V) làm hạt nhân phát triển của từng tiểu vùng, xây dựng các làng, xã nông thôn hiện đại. Hạn chế lấy đất nông nghiệp để mở rộng và phát triển mới đô thị

(ii). Phát triển hệ thống giao thông kết nối thuận tiện với vùng liên đô thị Vũng Tàu – Bà Rịa – Phú Mỹ – Long Điền và hành lang đô thị hóa bảo tồn sinh thái – du lịch biển. Đa dạng hoạt động giải trí, du lịch xanh ở khu vực sản xuất nông lâm nghiệp.

(iii). Phát triển giao thông kết nối thuận lợi để dân cư tại các xã, thị trấn vùng liên huyện phía Đông có thể đi lại thuận tiện và đến làm việc tại khu vực vùng liên đô thị Phú Mỹ, Bà Rịa, Vũng Tàu, Long Điền; đồng thời cư dân vùng liên đô thị phía Tây tham gia nghỉ dưỡng cuối tuần tiểu vùng nông thôn, qua đó thúc đẩy giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập dân cư, phát triển mạnh dịch vụ theo hướng bền vững. Phát triển lối sống hiện đại, thân thiện, gần gũi với thiện nhiên, môi trường.

(iv). Chú trọng phát triển rừng và phục hồi dải hành lang đa dạng sinh học, đặc biệt là rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, rừng phòng hộ trên núi đá và rừng ngập mặn ven biển.

Định hướng phân bố không gian hệ thống thị trấn, trung tâm cụm xã theo nhu cầu phân bố sản xuất và phân bố dân cư

Trong vùng liên huyện phía Đông của tỉnh, phát triển hệ thống các đô thị gồm các thị trấn:

  • Thị trấn Phước Bửu,
  • Thị trấn Hoà Bình,
  • Thị trấn Bình Châu,
  • Thị trấn Hồ Tràm,
  • Thị trấn Đất Đỏ,
  • Thị trấn Phước Hải,
  • Thị trấn Lộc An,
  • Thị trấn Ngãi Giao,
  • Thị trấn Kim Long.

Phát triển các trung tâm cụm xã theo nhu cầu phân bố sản xuất và phân bố dân cư gồm 24 trung tâm tại 26 xã thuộc địa bàn 3 huyện.

Định hướng không gian kết cầu hạ tầng kỹ thuật

(1). Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo hướng hiện đại. Tại các thị trấn, các tuyến đường đô thị được đầu tư đồng bộ hệ thống giao thông, vỉa hè, cây xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu giao thông, hệ thống hào cáp để ngầm hoá mạng lưới cáp điện, cáp viễn thông, cáp truyền hình.

(2). Tại các Trung tâm xã các khu dân cư nông thôn, quy hoạch và đầu tư đồng bộ hệ thống giao thông, đèn chiếu sáng, cây xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, mạng lưới hạ tầng cấp điện, viễn thông, truyền hình.

(3). Định hướng phát triển các tuyến đường trục giao thông kết nối các thị trấn, các trung tâm xã, các khu tập trung dân cư, các khu vực phát triển dịch vụ… theo hướng hiện đại, đồng bộ, bảo đảm hình thành hệ thống giao thông kết nối thuận tiện, phục vụ hiệu quả cho hoạt động sản xuất, dịch vụ và nhu cầu đi lại của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Đầu tư hoàn thành đồng bộ các tuyến giao thông kết nối đường bộ trong vùng theo định hướng phát triển hệ thống giao thông; xây dựng tuyến đường ray xe điện ven biển kết nối tuyến du lịch ven biển, dọc theo tuyến đường bộ ven biển: Vũng Tàu – Long Hải – Phước Hải – Bình Châu, tạo sự kết nối liên thông, thuận lợi toàn bộ tuyến đô thị và dịch vụ ven biển, thúc đẩy phát triển đô thị và dịch vụ du lịch.

(4). Phát triển hệ thống hạ tầng truyền tải điện, hạ tầng viễn thông, hạ tầng cấp nước hiện đại, đảm bảo khả năng phục vụ, cung ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân.

Hồ sơ QH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2030

Tổng hợp bởi Duan24h.net

(Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu : TP Bà Rịa, TP Vũng Tàu, TX Phú Mỹ, Châu Đức, Côn Đảo, Đất Đỏ, Long Điền, Xuyên Mộc.)

4.6/5 - (8 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcThủ tướng: Không siết tín dụng địa ốc bất hợp lý
Bài tiếp theoBán đảo Quảng An (Q. Tây Hồ) được quy hoạch như thế nào ?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây