Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Vùng 1 – Tiểu vùng trung tâm
Phạm vi giới hạn nghiên cứu
- Phạm vi: bao gồm thành phố Pleiku và các huyện Chư Păh, Chư Sê, Chư Pưh, Đak Đoa và các xã Ia Sao, Ia Dêr, Ia Pếch (huyện Ia Grai), các xã Bàu Cạn, Ia Băng huyện Chư Prông.
- Quy mô diện tích: 357.824 ha
- Quy mô dân số đến năm 2030: 823.000 người.
- Trung tâm vùng: thành phố Pleiku
Vai trò vị thế, tiềm năng và động lực phát triển
Vai trò, vị thế: Đây là tiểu vùng quan trọng nhất của tỉnh, gồm 5 đơn vị hành chính (Chư Păh, Pleiku, Đak Đoa, Chư Sê, Chư Pưh) và một số xã thuộc hai huyện Ia Grai và Chư Prông; thành phố Pleiku là trung tâm vùng;
+ Là vùng kinh tế động lực, đóng vai trò đầu tầu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội khu vực Gia Lai, cùng với Kon Tum tạo sự lan tỏa đến các địa phương trong tỉnh và vùng Bắc Tây Nguyên. Gánh trọng trách lớn về đột phá tăng trưởng kinh tế, kết nối kinh tế vùng, chia sẻ lợi ích với các khu vực khác.
+ Cung cấp dịch vụ hậu cần logistic cho cả vùng Tây Nguyên.
+ Cửa ngõ kết nối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt và đường không, có vai trò trung chuyển của các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia (vùng Tây Nguyên, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng duyên hải Trung Bộ, vùng KTTĐ miền Trung, vùng TP. Hồ Chí Minh); kết nối trực tiếp 2 hành lang kinh tế đô thị Quốc gia (QL 14, QL 25), quốc tế (QL 19) kết nối với các nước ASEAN với vùng biển Đông.
Tiềm năng, động lực:
– Đây là vùng có điều kiện địa hình thuận lợi với độ dốc trung bình từ 3-8o và khá tương đồng giưã các huyện, thị trong vùng. Diện tích rộng đảm bảo khả năng khai thác phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội. Tại đây cũng tập trung các Khu, điểm du lịch sinh thái tự nhiên nổi bật là Quần thể Khu du lịch sinh thái lâm viên Biển Hồ – Chư Đăng Ya được xem là “Lá phổi xanh” của thành phố Pleiku, tạo nên những tiềm năng phát triển du lịch và hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch chất lượng cao.
– Vùng thuận lợi trong việc tiếp cận với hệ thống giao thông liên vùng, liên quốc gia gồm hệ thống đường QL.14, QL.19, đường cao tốc trong tương lai, kết nối với các tỉnh ven biển Duyên hải miền trung, các tỉnh trong vùng Tây Nguyên,… với đầy đủ các loại hình giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không. Tại đây có kết cấu hạ tầng giao thông mật độ cao, đầu mối của các trục hành lang quan trọng, thuận lợi cho việc phát triển các khu chức năng tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, phát triển đô thị và nông thôn. Các trục liên kết chính của vùng gồm:
+ Liên kết đối ngoại: Là trục cao tốc Bắc – Nam; đường Hồ Chí Minh (QL 14); đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku – Lệ Thanh (CT.20); Đoạn Quy Nhơn – Pleiku từ Cảng Nhơn Hội, Quy Nhơn, Bình Định đến thành phố Pleiku; QL 19; đường sắt, đường hàng không…v.v
Sắp triển khai Nhà ở xã hội K Home New City (TP mới Bình Dương),bao gồm căn hộ và nhà phố tìm hiểu thêm thông tin dự và điều kiện mua, trả góp, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 12:48 PM, 17/09/2024)
+ Liên kết đối nội: hệ thống đường tỉnh hiện có ĐT.661, ĐT.663, ĐT.670B; đường tỉnh QH mới T1, T3, T8, đường Pleiku – Đak Đoa – Chư Sê.
– Vùng có dân số cao nhất trong các tiểu vùng với khoảng 706 nghìn người, chiếm khoảng 45,8% dân số toàn tỉnh; Dân cư phân bố tập trung với mật độ dân số cao nhất đạt 197,5 người/km2; Đây cũng là khu vực tập trung lực lượng lao động đã qua đào tạo cao nhất trong 4 tiểu vùng.
– Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất tỉnh với 6 đô thị, phân bố chủ yếu dọc theo trục hành lang QL14; mật độ đô thị 1,68 đô thị/1000km2, cao nhất trong 4 tiểu vùng. Các đô thị phân bố dọc theo trục QL14 với khoảng cách hợp lý, có nhiều đô thị lớn có tính chất động lực tạo sự lan tỏa như: Thành phố Pleiku đã là đô thị loại I, đảm nhận các chức năng cung cấp các dịch vụ cấp tỉnh, cấp vùng. Giai đoạn tiếp theo, thành phố tiếp tục bổ sung thêm các chức năng để vươn tầm giữ vị thế trung tâm vùng; Đô thị Chư Sê được định hướng nâng cấp lên thị xã.
– Vùng có các vành đai sinh thái xung quanh đô thị đã và đang hình thành, làm cơ sở cho việc thúc đẩy nông nghiệp đô thị, các khu thử nghiệm nông nghiệp CNC.
– Vùng có nhiều dự án đã và đang triển khai đầu tư như các dự án Bất động sản, dự án năng lượng tái tạo, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… là tiền đề để thu hút nguồn lực đầu tư phát triển.
Tính chất vùng
- Là trung tâm thương mại tổng hợp của vùng tam giác phát triển CLV.
- Là đầu mối giao thông kết nối Gia Lai với các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia, kết nối với các nước ASEAN và ra cảng biển thông qua hành lang kinh tế quốc tế là QL 19.
- Là trung tâm TDTT của quốc gia;
- Là trung tâm dịch vụ Logistic của Vùng Tây Nguyên:
- Là trung tâm kinh tế tổng hợp của tỉnh bao gồm các trung tâm về dịch vụ: y tế, giáo dục, thể dục thể thao, du lịch, chuyển giao khoa học công nghệ, logistic; trung tâm công nghiệp; Trung tâm thương mại
- Hạt nhân của vùng là TP. Pleiku với vai trò là trung tâm động lực thúc đẩy phát triển và lan toả đến vùng huyện, tỉnh và cả vùng Tây Nguyên.
Định hướng phát triển chính
Định hướng chung tiểu vùng
Định hướng chiến lược:
– Mở rộng vùng và nâng cấp vùng lõi đô thị trong tương lai sang các hình thức bền vững hơn. Liên kết hình thành chùm đô thị hỗ trợ đô thị trung tâm phát huy mọi tiềm năng lợi thế của tiểu vùng tạo nên một trung tâm động lực có sức lan tỏa cao.
– Nâng cao và tăng cường khả năng cạnh tranh kinh tế của tỉnh thông qua chuyển đổi các mô hình sản xuất theo hướng ứng dụng CNC, nâng cao giá trị hàng hóa và dịch vụ, phát triển đô thị thông minh …
– Phát triển các đô thị lớn: Chuẩn bị các điều kiện để nâng cấp thị trấn Chư Sê và Đak Đoa lên thị xã, trở thành đô thị vệ tinh của TP. Pleiku, tạo nên tam giác phát triển Pleiku – Đak Đoa – Chư Sê. Hình thành 02 cửa ngõ cấp tỉnh phía Bắc là đô thị Phú Hòa và phía Nam là đô thị Ia Le.
– Tập trung phát triển các khu chức năng cấp quốc gia, cấp vùng Tây Nguyên để tạo động lực phát triển cho toàn tiểu vùng cũng như liên kết hỗ trợ cho các tiểu vùng khác.
+ Khu vực phía Bắc: tập trung phát triển du lịch và dịch vụ du lịch, dịch vụ chăm sóc sức khỏe trên cơ sở phát huy các tiềm năng và thế mạnh sãn có về khí hậu và cảnh quan tự nhiên.
+ Khu vực trung tâm: Tập trung phát triển dịch vụ tổng hợp. Pleiku và Đak Đoa là khu vực phát triển về TDTT, KHCN, nghiên cứu và đào tạo. Khu vực Pleiku và Chư Sể phát triển về công nghiệp và dịch vụ logistic dựa trên lợi thế về đàu mối giao thông.
+ Khu vực phía Nam tập trung phía triển các khu sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng CNC.
Các ngành trọng tâm phát triển
– Phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại để trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, là khâu đột phá thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng dựa trên lợi thế và tiềm năng của vùng;
– Phát triển KCN gắn với đô thị, dịch vụ. Thành lập khu công nghiệp logistics theo chuỗi khu công nghiệp, cụm công nghiệp;
– Phát triển các ngành dịch vụ thương mại tại các trung tâm đô thị lớn của vùng; phát triển dịch vụ vận tải, kho bãi, logistic; Phát triển du lịch sinh thái, thể thao, vui chơi giải trí, lịch sử, tâm linh… phát triển hệ thống dịch vụ y tế, giáo dục.
Định hướng riêng đơn vị hành chính cấp huyện
Bảng vai trò đảm nhận của các huyện, thị, thành phố trong vùng
TT | Tính chất | Huyện/thị/thành phố |
1 | Trung tâm thương mại tổng hợp của vùng tam giác phát triển CLV | TP. Pleiku và phụ cận |
2 | Đầu mối giao thông kết nối Gia Lai với các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia, kết nối với các nước ASEAN và ra cảng biển thông qua hành lang kinh tế quốc tế là QL 19. | TP. Pleiku |
3 | Trung tâm TDTT của quốc gia; | Đak Đoa |
4 | Trung tâm cấp tỉnh | |
– | Trung tâm y tế | TP. Pleiku |
– | Trung tâm nghiên cứu, đào tạo | Đak Đoa |
– | Trung tâm du lịch | TP. Pleiku, Chư Păh, Đak Đoa |
– | Trung tâm chuyển giao KHCN | TP. Pleiku |
– | Trung tâm logistic | TP. Pleiku |
– | Trung tâm công nghiệp | TP. Pleiku, Chư Sê |
– | Trung tâm thương mại | TP. Pleiku, Chư Pưh, Chư Păh |
Hệ thống đô thị, nông thôn
Định hướng phát triển đô thị
– Tập trung phát triển nền kinh tế tổng hợp để khai thác tối đa được các khu vực bám dọc theo trục động lực QL 14 và đường cao tốc Bắc Nam, phát huy được tiềm năng của các khu vực giao thoa giữa các tuyến đường xuyên Á với QL 14. Đặc biệt là khai thác được tối đa vùng TP. Pleiku và phụ cận – khu vực tập trung đông dân cư, chất lượng dân số cao nhất tỉnh.
– Mô hình phát triển theo dạng CHÙM và CHUỖI: Vùng sẽ bao gồm Chùm các đô thị và chuỗi các chức năng hình thành dọc các trục hành lang. Bao quanh sẽ là vành đai sinh thái nông nghiệp.
+ TP. Pleiku: Là trung tâm động lực tổng hợp, trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh. Thành phố Liên kết với thành phố Kon Tum trở thành trung tâm động lực kinh tế – xã hội tiểu vùng phía Bắc Tây Nguyên. TP. Pleiku sẽ phát triển theo mô hình chùm đô thị với TP hiện hữu là đô thị trung tâm, hỗ trợ bởi các đô thị vệ tinh như Đak Đoa, Chư Sê, Phú Hòa, Ia Kha…Trong đó, trọng điểm là hình thành Tam giác phát triển của tiểu vùng gồm TP. Pleiku – Đak Đoa – Chư Sê là 3 đô thị trọng điểm gắn với các khu chức năng tạo động lực phát triển như Khu công nghiệp, Du lịch, thể dục thể thao, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trung tâm đổi mới sáng tạo …có tính lan tỏa cao gắn với hệ thống giao thông liên vùng, kết nối với các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật của tiểu vùng.
+ Chuỗi đô thị dọc theo Quốc lộ 14, cao tốc Bắc Nam nối liền KKTCK Bờ Y – KonTum – Pleiku – Chư Sê – Đắk Lắk –TP Hồ Chí Minh, với các trung tâm du lịch TP Pleiku, TT Đak Đoa, các KCN Trà Đa, Nam Pleiku….Đây là lợi thế đầy đủ về giao thông vận tải và các điều kiện phát triển, tăng khả năng giao thương theo hướng Bắc Nam, kết nối với các trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam TP Hồ Chí Minh, trung tâm đào tạo, văn hóa TDTT, Du lịch cấp vùng và Quốc gia ở Thành phố Buôn Ma Thuộc và Đà Lạt.
+ Xây dựng các chức năng dịch vụ du lịch cho đô thị Phú Hòa và dịch vụ thương mại cho đô thị Ia Le là 02 đô thị cửa ngõ cấp tỉnh.
– Hình thái không gian đô thị: Phát triển theo mô hình Xanh – Thông minh dựa trên nền kinh tế số, liên kết giữa hạt nhân với các trung tâm phụ trợ là các vành đai sinh thái nông nghiệp, trên đó tổ chức các hoạt động nông nghiệp đô thị, nông nghiệp CNC, hữu cơ, dịch vụ du lịch sinh thái, thể dục thể thao, các trung tâm điều dưỡng cao cấp, khu bảo tồn thiên nhiên ….nhằm giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường từ việc đô thị quá và các hoạt động sản xuất.
Phát triển nông thôn
Phân bố không gian các vùng sản xuất tập trung
– Đối với vùng sản xuất nông nghiêp:
- Các mô hình nông nghiệp hữu cơ và NN CNC tập trung chủ yếu ở các xã An Phú và phường An Bình, thành phố Pleiku.
- Vùng trồng bơ thuộc xã Chư H’Drông, TP. PleiKu; xã Tân Bình, xã Kdang huyện Đak Đoa.
- Vùng trồng sầu riêng thuộc xã Trà Đa, TP. PleiKu; xã Kdang, huyện Đak Đoa.
- Vùng trồng cà phê tại Pleiku, Chư Păh, Đak Đoa, Chư Pưh.
- Vùng trồng Cao su tại Pleiku, Chư Sê, Đak Đoa, Chư Pưh
- Vùng trồng cây dược liệu CNC và hữu cơ tại Chư Sê.
- Vùng trồng rau ứng dụng CNC: Pleiku, Đak Đoa; trong đó vùng trồng rau thuộc phường Thắng Lợi, TP. Pleiku và xã Kon Gang, huyện Đak Đoa là hai mô hình kết hợp dịch vụ thương mại du lịch nông nghiệp
- Vùng trồng lúa tập trung khu vực huyện Đak Đoa, Chư Păh, Chư Sê
- Vùng trồng cây ăn quả tập trung khu vực các huyện Đak Đoa, Chư Sê, Chư Pưh.
- Vùng chăn nuôi tập trung: khu vực huyện Chư Sê, Chư Pưh
- Vùng chăn nuôi gia cầm ứng dụng CNC tại TP.Pleiku (xã Ia Kênh và Tân Sơn)
– Đối với vùng sản xuất lâm nghiệp:
- Vùng trồng rừng nguyên liệu: xã Hbông huyện Chư Sê
- Vùng trồng rừng chăn nuôi dưới tán rừng: xã Ia Le huyện Chư Pưh
- Vùng trồng cây dược liệu: xã Ia Tiêm, Chư Pơng huyện Chư Sê; huyện Đak Đoa
– Đối với vùng sản xuất công nghiệp: CCN Diên Phú (TP. Pleiku) 40ha, CCN Pleiku 1 – 75ha; CCN Pleiku 2 – 75ha; CCN-TTCN Ia Khươl huyện Chư Păh – 75ha; CCN Ia Ly (huyện Chư Păh) – 24,5ha (75ha sau 2030); CCN Chư Sê (xã Ia Blang, huyện Chư Sê) – 51,5ha (75ha sau 2030); CCN Ia Grai (xã Ia Dêr huyện Ia Grai) – 75ha; CCN Chư Pưh (xã Ia Le huyện Chư Pưh) – 48ha (75ha sau 2030) CCN Đak Đoa 1-2-3-4 (75ha/cụm);
– Vùng dân cư đô thị hoá: Là các điểm dân cư nông thôn nằm gần với đô thị có thể sát nhập hoặc nâng cấp chuyển đổi thành mô hình đô thị, tham gia vào quá trình đô thị hóa.
- Cải tạo chỉnh trang nâng cấp các điểm dân cư nông thôn, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo tiêu chuẩn đô thị.
- Tạo điều kiện cho cư dân các xã lân cận tham gia vào các chương trình chuyển đổi số, chương trình nâng cao kĩ năng sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao và bồi dưỡng kiến thức chuyển đổi nghề sang dịch vụ.
- Hình thành các vùng đệm sinh thái nông nghiệp để hạn chế việc mở rộng của đô thị. Phát triển tập trung sản xuất nông nghiệp sạch, chất lương cao cung cấp các hàng hoá nông sản phục vụ cho đô thị, gắn với sản xuất nông nghiệp sinh thái, phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí cuối tuần đáp ứng cho nhu cầu của người dân đô thị.
– Vùng dân cư nông thôn: thuộc các xã còn lại của huyện Chư Păh, Chư Pưh:
- Phát triển cơ sở hạ tầng kết nối với các khu vực phát triển, tham gia vào các ngành kinh tế dịch vụ.
- Phát triển các dịch vụ hỗ trợ sản xuất gắn với các hợp tác xã kiểu mới. Mô hình hợp tác xã kiểu mới là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị nông sản giúp cho người dân có cơ hội được tham gia vào ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng số do vây dân cư nông thôn tại các khu vực này cần phải có trình độ và được đào tạo để có thể tham gia vào phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
– Vùng cảnh quan sinh thái: Khoanh vùng bảo tồn, bảo vệ các vùng cảnh quan có giá trị và tạo kết nối xanh, mặt nước dự trữ gắn với khu vực phát triển.
Định hướng phát triển các khu chức năng
Hệ thống các khu chức năng cấp quốc gia, cấp vùng Tây Nguyên:
– Trung tâm TDTT: Dự kiến quy mô khoảng 50-100 ha, bố trí tại khu vực phía Nam của thành phố gắn với cụm Thể dục thể thao Học viện bóng đá Hoàng Anh – Gia Lai;
– Trung tâm y tế- chăm sóc sức khoẻ: Dự kiến bố trí tại khu vực phía Bắc thành phố Pleiku gắn với các dự án trồng cây dược liệu dưới tán rừng và một phần huyện Ia Grai tạo thành một quần thể đáp ứng nhu cầu chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ kết hợp nghỉ dưỡng sinh thái mang tính toàn cầu, quy mô khoảng từ 50-100 ha;
– Trung tâm logistic của Vùng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai: hạng II. Quy mô trên 10 – 20 ha, trung tâm logistic có phạm vi hoạt động chủ yếu gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và hướng ra các tỉnh duyên hải; kết nối với các cảng cạn, cảng biển (thuộc các tỉnh vùng duyên hải), cảng hàng không, nhà ga, bến xe, các khu công nghiệp, các cửa khẩu (thuộc các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông).
Hệ thống các khu chức năng cấp Tỉnh:
– Trung tâm du lịch: TP. Pleiku và vùng phụ cận là trung tâm du lịch của tỉnh, Phát triển các loại hình du lịch tại vùng bao gồm: Du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch nông nghiệp tại các vùng trồng cây nông nghiệp hữu cơ, NN-CNC vùng trồng hoa, trồng rau tại khu vực ngoại ô thành phố Pleiku; Du lịch TDTT, sân golf tại khu vực Đak Đoa. Du lịch sinh thái Biển Hồ tại khu vực phía Bắc của thành phố Pleiku;
– Trung tâm dịch vụ thương mại: Quy mô dự kiến với các trung tâm dịch vụ tổng hợp cấp vùng, cấp tỉnh khoảng từ 10-20 ha gắn với các dich vụ Logistic và dự kiến bố trí tại các vùng giao thoa giữa các trục hành lang kinh tế, các khu vực cửa ngõ đô thị.
– Trung tâm TDTT cấp tỉnh: Dự kiến bố trí tại khu vực phía Tây Nam của thành phố Pleiku – phường Diên Phú với quy mô diện tích 10 – 20ha
– Trung tâm y tế cấp Tỉnh: Dự kiến bố trí khu vực phía Tây Nam của thành phố Pleiku – Phường Diên Phú gắn với CCN Diên Phú với quy mô diện tích dự kiến 10-20 ha.
– Trung tâm đổi mới sáng tạo: Dự kiến bố trí tại khu vực phường Chi Lăng (TP. Pleiku). Quy mô bao 2-5ha (có thể gắn kết với khu vực cảnh quan, hệ thống trung tâm điều hành đô thị thông minh, trung tâm dữ liệu Big data thành Công viên phần mềm)
– Trung tâm nghiên cứu – đào tạo: dự kiến bố trí tại khu vực phía Đông thành phố, khu vực huyện Đak Đoa. Phát triển khu vực nghiên cứu dựa trên vùng sản xuất nông lâm tập trung với quy mô diện tích 10-20ha.
– Trung tâm công nghiệp: Phát triển các khu và cụm công nghiệp theo hướng phát triển công nghiệp sạch, thân thiện môi trường với tổng diện tích toàn vùng đến năm 2030 khoảng 560,17 ha; sau năm 2030 khoảng 1.560,17. Trung tâm công nghiệp dự kiến bố trí tại các khu vực giao thoa các trục hành lang kinh tế QL 14, QL 19 gắn với đầu mối giao thông: ga đường sắt, sân bay, dịch vụ Logistic đảm bảo vận chuyện lưu thông hàng hoá một cách thuận tiện và nhanh chóng.
– Trung tâm đầu mối nông sản: Bố trí trên trục hành lang QL 19 tại xã An Phú (thành phố Pleiku và xã K’dang (huyện Đak Đoa) với quy mô khoảng 100ha
– Trung tâm hỗ trợ sản xuất nông- lâm nghiệp: Được bố trí tại khu vực Đak Đoa và Chư Sê, tận dung lợi thế vị trí cửa ngõ, có tuyến QL 14, QL 19 kết nối liên tỉnh với vùng trung tâm và tỉnh Bình Định ra cảng biển. Có diện tích khoảng 30-50ha (với trung tâm nông – công nghiệp) và 10 – 20 ha (với trung tâm sản xuất).
Hệ thống chức năng cấp vùng liên huyện
– Trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch: Các trung tâm dịch vụ tổng hợp cấp thành phố, thị xã từ 5-10 ha bố trí tại các khu vực trung tâm phát triển, gắn với các trục giao thông chính đô thị.
– Trung tâm hỗ trợ sản xuất nông- lâm nghiệp dự kiến bố trí tại khu vực Chư Păh và Chư Sê, tận dung lợi thế vị trí cửa ngõ, có tuyến QL 14, QL 19 kết nối liên tỉnh với vùng trung tâm và tỉnh Bình Định ra cảng biển. Có diện tích khoảng 10-20ha.
Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng
Hệ thống giao thông
Giao thông đường bộ:
– Đường cao tốc:
- Xây dựng đoạn tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Tây: Đoạn Ngọc Hồi (Kon Tum) – Pleiku (Gia Lai) dài 90 km, quy mô 6 làn xe;
- Xây dựng đoạn tuyến đường bộ cao tốc Pleiku (Gia Lai) – Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) dài 160 km, quy mô 6 làn xe;
– Đường quốc lộ:
- Đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14), đoạn qua tỉnh Gia Lai cấp III, 4 làn xe.
- Quốc lộ 19D, từ điểm giao QL.19, thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai đến điểm giao đường Hồ Chí Minh, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, dài 46 km, cấp IV, 2 làn xe.
- Quốc lộ 19, từ cảng Quy Nhơn, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đến cửa khẩu Lệ Thanh, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
- Quốc lộ 25, từ điểm giao QL1, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đến điểm giao đường Hồ Chí Minh, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
– Đường tỉnh:
- Đường tỉnh 661 (Phú Hòa – Thủy điện Ia Ly). Duy trì cấp III.MN hiện trạng, duy tu thường xuyên phục vụ khai thác.
- Đường tỉnh 664 (Pleiku – Ia Grai), dài 58,4km: Nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III.MN.
- Đường tỉnh 670B (xã Biển Hồ, TP. Pleiku -xã Đăk Sơ Mei, huyện Đak Đoa), Nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III.MN,
- Đường tỉnh PleiKu – Đak Đoa – Chư Sê: Nâng cấp tuyến đường liên huyện Pleiku – Đak Đoa – Chư Sê thành đường tỉnh. Điểm đầu giao với Km 1608+300 đường Hồ Chí Minh điểm cuối giao với Km1633+750 đường Hồ chí Minh tại thị trấn Chư Sê. Nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.MN.
– Đường huyện:
- Tuyến T1: Điểm đầu tại QL19, Bình Giáo, qua thị trấn Chư Prông huyện Chư Prông, đi qua thị trấn Chư Sê huyện Chư Sê, điểm cuối nối vào ĐT666 tại xã Đăk Trôi huyện Mang Yang, đường mới này sẽ phục vụ cho sự phát triển kinh tế của vành đai kinh tế Chư Prông – Chư Sê – Mang Yang.
- Tuyến T2: Điểm đầu trên QL14 địa phận xã Ia Khươl huyện Chư Păh qua thị trấn Ia Kha huyện Ia Grai, điểm cuối thị trấn Chư Ty huyện Đức Cơ, Tuyến phục vụ cho sự phát triển của vành đai kinh tế Chư Păh – Ia Grai – Đức Cơ.
- Tuyến T3: Điểm đầu trên QL25 thuộc địa phận xã H Bông huyện Chư Sê cắt qua QL14 tại địa phận xã Nhơn Hoà (Chư Pưh), xã Ia Ga – ĐT665 (Chư Prông), điểm cuối trên QL19 thuộc địa phận Chư Ty huyện Đức Cơ.
- Tuyến T8: Chư Pưh – Chư Prông: Điểm đầu tại QL14, khu vực thôn 5, xã Ia Le huyện Chư Pưh, đi qua xã Ia Piơ huyện Chư Prông, kết thúc tại ĐT665, khu vực xã Ia Mơ huyện, Chư Prông. Chiều dài tuyến dự kiến 46km. Tuyến phục vụ phát triển kinh tế hai huyện Chư Pưh, Chư Prông.
- Toàn bộ các tuyến đường huyện được hoàn thiện đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi, nền 7,5m, mặt nhựa 5,5m, BTN, đoạn qua thị trấn theo tiêu chuẩn đường đô thị.
– Đường đô thị: Phát triển mạng lưới giao thông đô thị phù hợp với Quy hoạch xây dựng đô thị, xây dựng mới các đoạn tuyến quốc lộ, đường tỉnh tránh qua khu vực đô thị, xây dựng hệ thống đường vành đai hợp lý theo quy hoạch không gian đô thị.
– Giao thông nông thôn: Đường xã tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp VI.MN, 70% được cứng hóa bằng nhựa hoặc bê tông xi măng. Đường thôn buôn tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường GTNT loại A, 50% đường được cứng hóa bằng nhựa, BTXM.
Vùng 2 – Tiểu vùng phía Tây
Phạm vi giới hạn nghiên cứu
- Phạm vi: bao gồm huyện Đức Cơ, các xã, thị trấn còn lại của huyện Ia Grai và Chư Prông
- Quy mô diện tích: 353.537 ha;
- Quy mô dân số: 381.000 người.
- Trung tâm vùng: KKT cửa khẩu Lệ Thanh và thị trấn Chư Ty
Vai trò vị thế, tiềm năng và động lực phát triển
Vai trò: Là vùng kinh tế động lực phía Tây của tỉnh, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế phía Tây tỉnh Gia Lai, có vị trí địa kinh tế chính trị quan trọng, tầm chiến lược quốc gia và quốc tế: vùng có vai trò phòng hộ đầu nguồn. Đảm nhận vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
Tiềm năng, động lực:
– Có vị trí giáp ranh với tiểu vùng trung tâm (Là vùng kinh tế động lực, đóng vai trò đầu tầu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội khu vực Gia Lai, cùng với Kon Tum tạo sự lan tỏa đến các địa phương trong tỉnh và vùng Bắc Tây Nguyên; Gánh trọng trách lớn về đột phá tăng trưởng kinh tế, kết nối kinh tế vùng, chia sẻ lợi ích với các khu vực khác); trục giao thông cao tốc Bắc – Nam và tuyến đường Hồ Chí Minh nằm phía Đông của tiểu vùng.
– Có các trục giao thông quan trọng như QL.19 kết nối với các nước ASEAN và vùng trung tâm tỉnh; cao tốc kết nối với Quy Nhơn hướng ra biển; liên kết với các huyện trong vùng thông qua QL.14C. Các trục liên kết nội ngoại vùng bao gồm:
+ Liên kết đối ngoại: trục đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku – Lệ Thanh (CT.20); QL 19 kết nối các nước ASEAN (Campuchia, Lào, Thái Lan, Mianma) với vùng Biển Đông; kết nối vùng liên huyện đến trung tâm của Tỉnh là thành phố Pleiku, liên kết chặt chẽ với vùng 1 thông qua được QL 19, liên kết với các huyện trong vùng thông qua đường QL 14C (tuyến đường tuần tra biên giới),
+ Liên kết đối nội: ĐT.661, ĐT.663, ĐT.664, ĐT.665, T2, T3..v.v.
– Cửa khẩu Lệ Thanh và Khu kinh tế cửa khẩu Lệ Thanh với các cơ chế chính sách đặc thù tạo điều kiện cho phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường khả năng giao thương thương mại quốc tế.
– Quỹ đất và khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp năng suất cao và kinh tế lâm nghiệp.
Tính chất vùng
- Là cửa ngõ trung tâm khu vực tiểu vùng Bắc Tây Nguyên và vùng động lực trong tam giác phát triển 03 nước Việt Nam – Lào – Campuchia.
- Là trung tâm phát triển dịch vụ thương mại, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao gắn với cửa khẩu Lệ Thanh;
- Là trung tâm đầu mối về nông sản dựa trên hoạt động xuất nhập khẩu thông qua hệ thống cửa khẩu và hành lang kinh tế quốc tế;
- Hạt nhân của vùng là KKT cửa khẩu Lệ Thanh và thị trấn Chư Ty.
Định hướng phát triển chính
Định hướng chung tiểu vùng
Định hướng chiến lược:
- Tăng cường kết nối các hoạt động dịch vụ tại khu vực Cửa khẩu Lệ Thanh. Phát triển các ngành dịch vụ nhờ lợi thế lan toả từ các hoạt động thương mại biên giới, kinh tế cửa khẩu. Phát triển hành lang dịch vụ thương mại, công nghiệp, NN CNC dọc theo QL.19
- Thu hút một số loại hình dịch vụ đối với địa phương nước bạn: dịch vụ y tế, hoạt động về chuyển giao ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp.
- Tập trung nguồn lực đầu tư và xây dựng để Chư Ty trở thành trung tâm động lực của tiểu vùng phía Tây và trở thành đô thị loại IV vào năm 2030.
- Phát triển vùng trồng cây lâu năm, cây công nghiệp tại các huyện Ia Grai và Chư Prông. Chuyển đổi một phần diện tích đất trồng cây lâu năm sang một số loại hình sản xuất có hiệu quả cao, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp cho khu vực.
Định hướng các ngành trọng tâm
– Phát triển dịch vụ thương mại, du lịch cửa khẩu thông qua các hoạt động trao đổi hàng hoá, thông thương với tỉnh bạn.
– Phát triển công nghiệp và TTCN dựa trên nguồn nguyên vật liệu sẵn có của khu vực. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với xây dựng vùng nguyên liệu, hình thành chuỗi giá trị khép kín hàng nông sản, tiểu thủ công nghiệp.
– Phát triển kinh tế nông nghiệp: Phát triển nông nghiệp, trọng tâm là cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông sản. Hình thành vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khai thác và mở rộng diện tích rừng nguyên liệu gắn sản xuất nông nghiệp,công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ;
– Phát triển du lịch: dựa trên tiềm năng về cảnh quan sinh thái, văn hoá đặc sắc của người đồng bào dân tộc thiểu số, sự giao thoa văn hoá giữa 2 quốc gia thông qua các hoạt động cửa khẩu biên giới. Phát triển du lịch gắn các vùng sản xuất nông nghiệp sinh thái; Phát triển du lịch du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hoá bản sắc dân tộc và đa dạng sinh học.
Định hướng riêng đơn vị hành chính cấp huyện
Bảng vai trò đảm nhận của các huyện, thị, thành phố trong vùng
TT | Tính chất | Huyện/thị/thành phố |
1 | Cửa ngõ trung tâm khu vực tiểu vùng Bắc Tây Nguyên và vùng động lực trong tam giác phát triển 03 nước Việt Nam – Lào – Campuchia. | KKTCK Lệ Thanh |
2 | Trung tâm phát triển dịch vụ thương mại, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao gắn với cửa khẩu Lệ Thanh; | KKTCK Lệ Thanh, Chư Ty |
3 | Trung tâm đầu mối về nông sản dựa trên hoạt động xuất nhập khẩu thông qua hệ thống cửa khẩu và hành lang kinh tế quốc tế; | KKTCK Lệ Thanh, Chư Ty |
4 | Khu vực phát triển cây công nghiệp | Ia Grai, Chư Prông, Đức Cơ |
Hệ thống đô thị, nông thôn
Định hướng phát triển đô thị
– Phát triển theo dạng TUYẾN và ĐIỂM. Phát triển dọc theo QL 19 với các đô thị chính như Chư Ty, Lệ Thanh, Ia Kha, … Chuỗi đô thị dọc theo Quốc lộ 19 nối liền Quy Nhơn – An Khê – Đak Đoa – Pleiku – Đức Cơ – cửa khẩu Lệ Thanh – Ratanakiri, càng rõ hơn khi có trục cao tốc Gia Lai-Quy Nhơn với các Vùng du lịch TX An Khê và huyện Kbang, trung tâm du lịch TP Pleiku, TT Đak Đoa, Vùng phát triển sản xuất nông nghiệp, vùng kinh tế cửa khẩu, khu cảng cạn ICD …Đây là lợi thế đầy đủ về giao thông vận tải và các điều kiện phát triển, tăng khả năng giao thương về phía Đông với Bình Định, về phía Tây với các tỉnh của Cam Pu Chia và trong tương lai xã hơn có thể kết nối giao thương quốc tế với Thái Lan, Myanma, thúc đẩy quá trình đô thị hóa
– Các đô thị ngoài chức năng hành chính sẽ được nâng cấp bổ sung các chức năng về thương mại cửa khẩu, dịch vụ, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp CNC, du lịch sinh thái, văn hóa gắn với bảo tồn bản sắc dân tộc.
– Hệ thống các đô thị gồm: Chư Tý (loại IV – trung tâm vùng) và các đô thị loại V (Ia Kha, Lệ Thanh, Chư Prông, Ia Krái, Ia Ga); trong đó, đô thị Ia Kha đóng vai trò liên kết, hỗ trợ về thương mại, dịch vụ phụ trợ; đô thị Chư Prông liên kết hỗ trợ về nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; đô thị Lệ Thanh liên kết hỗ trợ về công nghiệp, dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch cho đô thị trung tâm Chư Tý.
Định hướng phát triển nông thôn
Phân bố không gian các vùng sản xuất tập trung
– Đối với vùng sản xuất nông nghiêp:
- Các mô hình nông nghiệp hữu cơ và NN- CNC tập trung chủ yếu ở các xã ven trục đường QL 19 như thị trấn Ia Kha, Xã Ia Grăng của Ia Grai; xã Bình Giáo, xã Ia Phìn, xã Ia Púch của huyện Chư Prông; thị trấn Chư Ty và phụ cận của huyện Đức Cơ.
- Vùng trồng Điều tại Đức Cơ, Ia Grai, Chư Prông.
- Vùng trồng cao su tại Đức Cơ, Ia Grai, Chư Prông
- Vùng trồng cà phê tại huyện Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông
- Vùng trồng lúa tại huyện Chư Prông
- Vùng trồng rau tại huyện Ia Grai, Chư Prông
- Vùng trồng cây ăn quả tại huyện Ia Grai, Chư Prông
- Vùng trồng rau ứng dụng CNC tại Chư Prông
- Vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung tại huyện Chư Prông, Ia Grai
- Vùng chăn nuôi bò thịt ứng dụng CNC tại huyện Đức Cơ, Chư Prông; chăn nuôi lợn thịt tại huyện Chư Prông.
– Đối với vùng sản xuất lâm nghiệp: vùng trồng cây dược liệu tại các huyện Ia Grai, Chư Prông.
– Đối với vùng sản xuất công nghiệp:
- CCN Chư Prông 1, 2, 3 huyện Chư Prông, quy mô 75ha/cụm
- CCN Đức Cơ huyện Đức Cơ, quy mô 30ha (75ha sau năm 2030)
– Đối với vùng CN năng lượng: Khu công nghiệp Điện gió tập trung tại các xã Ia Pêch, Ia Grăng khu vực huyện Ia Grai; Thuỷ điện tập trung tại Ia Mơ huyện Chư Prông, Thuỷ điện Sê San 4 tại Ia Grai.
Phương án phân bố hệ thống điểm dân cư
– Phát triển các điển dân cư tập trung tại các trung tâm thị tứ, trung tâm cụm xã, trung tâm xã, chủ yếu phát triển các dịch vụ thương mại truyền thống.
– Phát triển các điểm dân cư nông thôn theo mô hình các điểm gắn với sản xuất nông – lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học. Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, NN CNC gắn với mô hình đổi mới; phát triển TTCN, làng nghề chế biến và sản xuất nông lâm sản;
– Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình kinh tế trang trại, tổ hợp tác tổng hợp đa ngành nghề.
+ Hình thành trung tâm cụm xã: tại trung tâm xã Ia Mơ. Bổ sung các chức trung tâm dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch để phục vụ cho các xã lân cận xa khu vực trung tâm huyện
– Phát triển các điểm dân cư nông thôn
- Vùng dân cư biên giới: Khu vực các xã Ia Pnôn, Ia Nan, và Ia Dom của huyện Đức Cơ, xã Púch và Ia Mơ thuộc huyện Chư Prông, xã Ia O, Ia Chía thuộc huyện Ia Grai. Các điểm trung tâm của hành lang tuyến giao thông biên giới gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế khu vực biên giới.
- Phát triển hành lang dân cư dọc biên giới nhằm đảm bảo yêu cầu về an ninh quốc phòng. Hệ thống này được phát triển trên cơ sở dân cư kết hợp với các lực lượng quân đội tại địa phương tạo thành các thị tứ, điểm dân cư tập trung có quy mô 500 – 1500 người/điểm. Các điểm dân cư này đóng vai trò khai thác tiềm năng sẵn có tại địa phương cho phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng dọc biên giới.
- Ưu tiên tập trung đầu tư hạ tầng kinh tế- xã hội để đảm bảo ổn định dân cư, phát triển kinh tế nông lâm nghiệp gắn với bảo về rừng đầu nguồn.
- Cần được quan tâm đặc biệt về mặt chính sách trong đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ kỹ thuật canh tác mới hiệu quả cao, bao tiêu sản phẩm, thị trường đầu ra và công nghệ trong bảo quản và sơ chế.
– Vùng dân cư gắn với dịch vụ thương mại cửa khẩu: Dân cư sống tập trung tại khu vực quanh cửa khẩu. Hoạt động chủ yếu cung cấp các hàng hoá nông sản trao đổi hàng hoá tại khu vực biên giới.
- Tập trung về phát triển thương mại, dịch vụ gắn với kinh tế cửa khẩu. Phát triển một số dịch vụ về y tế để phục vụ cho cư dân của tỉnh bạn, hình thành các khu chế biến nhỏ theo mô hình tiểu thủ công nghiệp.
- Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi diện tích cây lâu năm thành các loại cây ăn quả đặc sản để đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp.
– Dân cư gắn với khu vực sản xuất nông nghiệp chuyên canh cây công nghiệp.
+ Phát triển thành các cụm dân cư gắn với các cơ sở chế biến, thu mua nông sản. Phát triển dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp (phân bón, trang thiết bị, hệ thống tưới…)
– Khu vực dân cư gắn với khu vực rừng đặc dụng, rừng sản xuất
+ Phát triển các cụm dân cư gắn với phát triển sản xuất lâm nghiệp, kết hợp với việc trồng các loại cây dược liệu dưới tán rừng để tăng khả năng sinh khối, sử dụng các dịch vụ môi trường rừng, phát triển chăn nuôi, ngư nghiệp …từ rừng, xem phát triển rừng là cơ sở để phát triển kinh tế tổng hợp, tối ưu hóa giá trị từ rừng, đảm bảo sinh kế cho người dân tại các khu vực này.
+ Phát triển các cụm dân cư (theo mô hình làng nghề) gắn với dịch vụ khai thác chế biến gỗ, hình thành các xưởng tiểu thủ công nghiệp để chế biến và gia công sản phẩm từ gỗ, hình thành các khu vực làng nghề tiểu thủ công…v.v
Định hướng phát triển các khu chức năng
Hệ thống các khu chức năng cấp quốc gia, cấp vùng Tây Nguyên:
– Khu KTCK Lệ Thanh:
+ Xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng thương mại biên giới bao gồm chợ biên giới, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, trung tâm logistic, kho hàng hóa, trung tâm hội chợ, triển lãm… theo hướng văn minh, hiện đại phù hợp với điều kiện phát triển từng khu vực biên giới.
+ Xây dựng KCN Lệ Thanh nằm ở vị trí xã Ia Dom thuộc KKTCK Lệ Thanh. Quy mô 172ha. Xây dựng nhà máy chế biến tinh bột ngô tại KCN Lệ Thanh (KKTCK Lệ Thanh) nhằm chế biến nguyên liệu ngô của toàn tỉnh; Đầu tư xây dựng nhà máy xay xát chế biến nguyên liệu thức ăn gia súc để cung cấp kịp thời nguyên liệu thức ăn gia súc cho các nhà máy chế biến trong và ngoài tỉnh.
– Trung tâm đầu mối nông sản: bố trí tại khu vực Chư Ty. Tận dụng lợi thế nằm trên trục QL 19 kết nối ra Cửa khẩu Lệ Thanh, kết nối liên tỉnh với vùng trung tâm và tỉnh Bình Định ra cảng biển. Dự kiến quy mô khoảng 10 -20 ha.
Hệ thống các khu chức năng cấp vùng huyện:
– Trung tâm công nghiệp: Phát triển CCN Đức Cơ và TTCN các xã, trung tâm cụm xã. Đầu tư sản xuất, chế biến gỗ, ván công nghiệp tại CCN Đức Cơ; Hình thành các cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ từ gỗ, các sản phẩm từ ngành nghề truyền thống ở thị trấn Chư Ty. Mở rộng CCN Thăng Hưng – Bàu Cạn thêm khoảng 70ha. Hoàn thiện hạ tầng, kêu gọi các dự án vào các khu, cụm công nghiệp.
– Trung tâm y tế: Xây dựng Bệnh viện đa khoa tại Chư Ty với quy mô khoảng 5-10 ha phục vụ cho khu vực vùng huyện và nhân dân tỉnh bạn Campuchia sang thăm khám và chữa bệnh..v.v
– Trung tâm dịch vụ thương mại, trung tâm dịch vụ du lịch: Phát triển du lịch nông nghiệp sinh thái, du lịch Homestay kết hợp với các dịch vụ đầu mối, hậu cần cho hoạt động của khu vực cửa khẩu; du lịch văn hóa làng đồng bào tại làng Trol Đen; xây dựng, liên kết các tour du lịch văn hóa – sinh thái đến các điểm du lịch trên địa bàn vùng huyện.
– Trung tâm hỗ trợ sản xuất nông – lâm nghiệp dự kiến bố trí tại khu vực Chư Ty, có diện tích khoảng 3-5 ha. Gắn kết với các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo mô hình NN hữu cơ và NN- CNC.
Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng
Hệ thống giao thông
– Đường bộ cao tốc: Xây dựng đoạn tuyến đường bộ cao tốc Pleiku (Gia Lai) – Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), quy mô 6 làn xe; qua địa bàn huyện Ia Grai.
– Đường quốc lộ:
- Quốc lộ 19, từ cảng Quy Nhơn, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đến cửa khẩu Lệ Thanh, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
- Quốc lộ 14C, từ km107+000, huyện H. Ia Grai đến km197+481, huyện H. Chư Prông, tỉnh Gia Lai, dài 90,5km, III-IV, 2-4 làn xe.
– Đường tỉnh:
- Đường tỉnh 663 (xã Bầu Cạn H. Chư Prông – xã Ia Puch, H. Chư Prông. Nâng cấp một số đoạn lên cấp IV.MN, duy tu thường xuyên phục vụ khai thác.
- Đường tỉnh 664 (Pleiku – Ia Grai). Nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III.MN.
Đường tỉnh 665 (xã Ia Băng, H.Chư Prông – xã Ia Mơ, H.Chư Prông). Duy trì hiện trạng cấp IV.MN Duy tu bảo dưỡng thường xuyên phục vụ khai thác.
– Đường huyện:
- Tuyến T1: Điểm đầu tại QL19, Bình Giáo, qua thị trấn Chư Prông huyện Chư Prông, đi qua thị trấn Chư Sê huyện Chư Sê, điểm cuối nối vào ĐT666 tại xã Đăk Trôi huyện Mang Yang, đường mới này sẽ phục vụ cho sự phát triển kinh tế của vành đai kinh tế Chư Prông – Chư Sê – Mang Yang.
- Tuyến T2: Điểm đầu trên QL14 địa phận xã Ia Khươl huyện Chư Păh qua thị trấn Ia Kha huyện Ia Grai, điểm cuối thị trấn Chư Ty huyện Đức Cơ, Tuyến phục vụ cho sự phát triển của vành đai kinh tế Chư Păh – Ia Grai – Đức Cơ.
- Tuyến T3: Điểm đầu trên QL25 thuộc địa phận xã H Bông huyện Chư Sê cắt qua QL14 tại địa phận xã Nhơn Hoà (Chư Pưh), xã Ia Ga – ĐT665 (Chư Prông), điểm cuối trên QL19 thuộc địa phận Chư Ty huyện Đức Cơ.
- Tuyến T8: Chư Pưh – Chư Prông: Điểm đầu tại QL14, khu vực thôn 5, xã Ia Le huyện Chư Pưh, đi qua xã Ia Piơ huyện Chư Prông, kết thúc tại ĐT665, khu vực xã Ia Mơ huyện, Chư Prông. Chiều dài tuyến dự kiến 46km. Tuyến phục vụ phát triển kinh tế hai huyện Chư Pưh, Chư Prông.
Toàn bộ các tuyến đường huyện được hoàn thiện đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi, nền 7,5m, mặt nhựa 5,5m, BTN, đoạn qua thị trấn theo tiêu chuẩn đường đô thị.
– Đường đô thị: Phát triển mạng lưới giao thông đô thị phù hợp với Quy hoạch xây dựng đô thị, xây dựng mới các đoạn tuyến quốc lộ, đường tỉnh tránh qua khu vực đô thị, xây dựng hệ thống đường vành đai hợp lý theo quy hoạch không gian đô thị.
– Giao thông nông thôn
- Đường xã tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp VI.MN, 70% được cứng hóa bằng nhựa hoặc bê tông xi măng.
- Đường thôn buôn tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường GTNT loại A, 50% đường được cứng hóa bằng nhựa, BTXM.
– Bến xe khách: Xây dựng hoàn chỉnh và đúng cấp kỹ thuật, đảm bảo mỗi đơn vị hành chính cấp huyện trong tỉnh có tối thiểu một bến xe, tối thiểu đạt cấp 4. Bố trí 1 bến xe tại cửa khẩu Lệ Thanh. Tại các thị trấn cấp huyện trên địa bàn tỉnh phải dành đất bố trí mỗi đô thị tối thiểu có một bãi đỗ xe. Ngoài ra trong các khu công nghiệp, cửa khẩu, khu du lịch cũng phải bố trí tối thiểu một bãi đỗ xe.
Vùng 3- Tiểu vùng phía Đông Bắc
Phạm vi giới hạn nghiên cứu
- Phạm vi: bao gồm thị xã An Khê và các huyện K’Bang, Mang Yang, Đak Pơ, Kông Chro.
- Quy mô diện tích: 511.192 ha;
- Quy mô dân số đến năm 2030: 351.000 người.
- Trung tâm vùng: thị xã An Khê
Vai trò vị thế, tiềm năng và động lực phát triển
Vai trò: Là khu vực trung chuyển từ biển lên vùng cao nguyên trên hành lang xuyên Á cao tốc và QL 19. Đầu mối giao lưu kinh tế với các tỉnh Duyên hải miền Trung. Có vai trò quan trọng về văn hóa và môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, đóng góp vào sự phát triển của ngành du lịch, nông lâm nghiệp của tỉnh.
Tiềm năng, động lực:
– Vị trí giao thương giữa tỉnh Bình Định và Gia Lai, trên trục hành lang kinh tế đô thị Đông – Tây kết nối với vùng biên giới Campuchia (QL 19) và trục Bắc – Nam (đường Trường Sơn Đông) kết nối thuận lợi với TP. Quy Nhơn, Tiểu vùng trung tâm, Campuchia qua QL 19 và tiểu vùng 2, các huyện Đông Nam tỉnh Kon Tum và Đông Bắc tỉnh Đăk Lắk qua đường Trường Sơn Đông. Trở thành cực tăng trưởng của vùng phía Đông Bắc tỉnh, là trung tâm giao dịch trên tuyến Pleiku – Quy Nhơn – Đắk Lắk – Kon Tum.
– Khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, ánh sáng dồi dào, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn cho phép phát triển nền nông nghiệp đa dạng, các khu nghỉ dưỡng điều dưỡng.
– Có nhiều tiềm năng phát triển du lịch văn hóa, lịch sử với Quần thể di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng Đạo, di tích quốc gia khảo cổ thời đại Đá cũ Rộc Tưng, …; Các khu bảo tồn thiên nhiên và hành lang đa dạng sinh học trong vùng là tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, phát triển kinh tế rừng nâng cao đời sống người dân trong vùng, gắn với bảo vệ môi trường.
– Thị xã An Khê là đô thị cửa ngõ kết nối với vùng duyên hải Miền Trung hướng ra biển, là cực tăng trưởng phía Đông của tỉnh.
– Dân số tương đối trẻ, nguồn lao động dồi dào là nguồn lực đáng kể để phát triển kinh tế xã hội.
– Trục liên kết:
+ QL 19 kết nối các nước ASEAN (Campuchia, Lào, Thái Lan, Mianma) với vùng Biển Đông; kết nối liên tỉnh Quảng Ngãi – Phú Yên qua tuyến Trường Sơn Đông, kết nối vùng liên huyện đến trung tâm của Tỉnh là thành phố Pleiku, liên kết chặt chẽ với vùng 1 thông qua được QL 19, vùng 4 qua tuyến Trường Sơn Đông.
+ Trục Trường Sơn Đông: tuyến đường Trường Sơn Đông có rất nhiều ý nghĩa kể cả về quốc phòng-an ninh, kinh tế-xã hội cho đồng bào các địa phương trên tuyến đường Trường Sơn Đông đi qua. Riêng Gia Lai đường Trường Sơn Đông đi qua với 247 km từ huyện Kbang đến huyện Krông Pa, qua 6 huyện và 26 xã, tất cả nơi có tuyến đường đi qua đều là những xã vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng căn cứ cách mạng. Con đường Trường Sơn Đông là nơi giao thương đồng bằng, kết nối với tỉnh Gia Lai qua các tuyến đường 19, 25 tạo ra sự giao thương thông thoáng giữa miền ngược với miền xuôi, đặc biệt là việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm lao động của bà con nông dân trở nên thuận lợi và là điểm mở cho tỉnh phát triển, qua đó sẽ có thêm nhiều hơn nữa sự đầu tư cho bộ mặt nông thôn vùng khó phát triển bền vững.
+ Liên kết đối nội: liên kết với các huyện trong vùng thông qua ĐT.669, 667 .v.v. đường 19E
Tính chất vùng
- Là cửa ngõ phía Đông của tỉnh hướng ra biển, đầu mối giao lưu với các tỉnh Duyên hải miền Trung. Là tiểu vùng kinh tế động lực của tỉnh, vùng đệm sinh thái phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, trung tâm du lịch văn hóa và sinh thái của tỉnh.
- Hạt nhân là thị xã An Khê: là trung tâm động lực của Vùng có vai trò kết nối với các trung tâm phát triển của tỉnh,có tác động lan toả thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội cuả tiểu vùng phía Đông Bắc thông qua các hoạt động kinh tế về dịch vụ, thương mại, công – nông nghiệp.
Định hướng phát triển chính
Định hướng chung tiểu vùng
Các chiến lược phát triển
– Phát triển thị xã An Khê trở thành trung tâm động lực có sức lan toả: Tiểu vùng này sẽ phải có những đột phá để phát triển ngành kinh tế dịch vụ dựa trên lợi thế về vị trí là trung điểm giữa TP. Pleiku và TP. Quy Nhơn trên trục hành lang Đông Tây QL.19, là điểm trung chuyển giữa từ biển lên vùng cao nguyên trên hành lang xuyên Á.
– Phát triển thị trấn K’bang trở thành đô thị cửa ngõ của tỉnh Gia Lai trên trục Đông Trường Sơn.
– Bảo tồn về văn hóa và cảnh quan: Phát triển khu vực trở thành điểm đến du lịch khám phá thiên nhiên hấp dẫn nhất của Việt Nam, tập trung vào cảnh quan rừng ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng; Phát triển và xây dựng có kiểm soát đối với khu vực huyện K’bang để nâng cao giá trị bảo tồn và phát triển lợi thế từ sinh thái tự nhiên.
– Cải thiện đời sống nông thôn của người dân khi tham gia vào hoạt động dịch vụ du lịch.
Các trọng tâm phát triển:
– Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: Chuẩn bị các điều kiện để thị xã An Khê lên đô thị loại III giai đoạn năm 2025, nâng cấp thị trấn K’Bang lên đô thị loại IV sau năm 2030.
– Phát triển du lịch văn hoá,văn hóa lịch sử và sinh thái: Đây là vùng có ý nghĩa rất quan trọng về văn hóa, lịch sử và môi trường, do đó yếu tố xã hội được đặt lên hàng đầu, cần có những giải pháp bảo tồn về văn hóa và cảnh quan. Khu vực này chứa đựng các Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia, có tỷ lệ đất rừng rất lớn, đồng thời chứa đựng các di sản văn hóa có giá trị đặc biệt về lịch sử, nơi lưu giữ dấu ấn của vua Quang Trung, dấu tích văn hóa thời tiền sử, bằng chứng của sự tồn tại của Việt cổ ở Việt Nam.
– Phát triển Lâm, Nông nghiệp, dịch vụ và Du lịch: vùng dược liệu dưới tán rừng, bảo tàng văn hóa, nông nghiệp CNC kết hợp làm dịch vụ phục vụ khách du lịch, phát triển du lịch cộng đồng, chăn nuôi đại gia súc, phát triển năng lượng tái tạo.
Định hướng riêng đơn vị hành chính cấp huyện
Bảng vai trò đảm nhận của các huyện, thị trong vùng
TT | Tính chất | Huyện/thị/thành phố |
1 | Cửa ngõ phía Đông của tỉnh hướng ra biển, đầu mối giao lưu với các tỉnh Duyên hải miền Trung | TX An Khê |
2 | Vùng đệm sinh thái phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai | Huyện K’Bang, Mang Yang, Kông Chro |
3 | Trung tâm du lịch trung tâm du lịch văn hóa và sinh thái của tỉnh | TX An Khê, huyện K’Bang, Mang Yang |
4 | Vùng sản xuất rau, cây ăn trái | Đak Pơ |
Vùng phát triển công nghiệp | TX An Khê, huyện Đak Pơ |
Hệ thống đô thị, nông thôn
Định hướng phát triển đô thị
- Phát triển theo dạng TUYẾN và ĐIỂM. Phát triển dọc theo QL 19 với các đô thị chính như thị xã An Khê, thị trấn Đak Pơ, Kon Dỡng.
- Các đô thị ngoài chức năng hành chính sẽ được nâng cấp bổ sung các chức năng về thương mại, dịch vụ du lịch, dịch vụ hỗ trợ phát triển rừng, dịch vụ thương mại kết nối Gia Lai và Bình Định, các trung tâm phát triển nông nghiệp CNC.
- Hệ thống các đô thị trong vùng huyện: gồm 06 đô thị thị xã An Khê, các đô thị K’Bang, Kon Dỡng, Kông Chro, Đak Pơ, Kon Thụp, Sơn Lang.
Định hướng phát triển nông thôn
Phân bố không gian các vùng sản xuất tập trung
– Đối với vùng sản xuất nông nghiệp
- Vùng trồng lúa tại huyện Mang Yang
- Các mô hình nông nghiệp hữu cơ và NN CNC tập trung chủ yếu ở các xã ven trục đường QL 19 như xã Đăk JRăng; Đăk Ya; xã Lơ Pang, xã Kon Thụp của huyện Mang Yang; xã Yang Păk, Cư An, Tân An, Phú An của huyện Đak Pơ.
- Vùng trồng rau tập trung tại khu vực huyện Đak Pơ, K’bang, thị xã An Khê. Vùng trồng rau ứng dụng CNC tại An Khê.
- Vùng sản xuất cây ăn trái: được phân bố tập trung ở các huyện K’bang, Mang Yang
- Vùng sản xuất nguyên liệu theo tiêu chuẩn ViệtGAP và GlobalGAP cung cấp cho nhà máy chế biến rau quả DOVECO Gia Lai tập trung ở Mang Yang với quy mô khoảng 3564,3 ha.
- Vùng trồng cà phê tại huyện Mang Yang, K’bang
- Vùng trồng cao su tại Mang Yang và K’bang
- Vùng cây dược liệu CNC và hữu cơ tại huyện K’bang, thị xã An Khê
- Vùng trồng hoa, cây xảnh tại thị xã An Khê
- Vùng chăn nuôi tập trung tại các huyện K’bang, Đak Pơ, Mang Yang, Kông Chro
- Vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung tại huyện K’Bang, thị xã An Khê.
– Đối với vùng sản xuất công nghiệp:
- CCN thị xã An Khê quy mô 75ha.
- CCN Song An 1 thị xã An Khê quy mô 75ha;
- CCN Phú An huyện Đak Pơ quy mô 25ha; CCN Đak Pơ 1, 2 huyện Đak Pơ quy mô 75ha/1 CCN.
- CCN Kông Chro huyện Kông Chro quy mô 30ha (75ha sau năm 2030)
- CCN-TTCN Mang Yang quy mô 75ha;
- CCN Đak Ta Lay huyện Mang Yang quy mô 75ha;
- CCN Đak Ta Lay 2 huyện Mang Yang quy mô 75ha;
- CCN Kbang huyện Kbang quy mô 30ha (75ha sau năm 2030)
Phương án phân bố hệ thống điểm dân cư
- Phát triển các điểm dân cư nông thôn theo mô hình các chuỗi dọc theo trục đường giao thông một cách tương đối tập trung.
- Phát triển các điển dân cư tập trung tại các trung tâm thị tứ, trung tâm cụm xã, trung tâm xã, chủ yếu phát triển các dịch vụ thương mại truyền thống.
- Phát triển các điểm dân cư gắn kết các trung tâm sản xuất nông- công nghiệp, và các điểm du lịch trong địa bàn vùng huyện.
- Phát triển các điểm dân cư làng đồng bào dân tộc thiểu số cả trong khu vực đô thị và nông thôn.
Phát triển các trung tâm thị tứ, trung tâm cụm xã:
- Các xã tại khu vực phía Bắc thuộc huyện K’ Bang, huyện Mang Yang có diện tích khá lớn, việc kết nối với các trung tâm huyện và thành phố tương đối khó khăn. Do đó hình thành Thị tứ gắn với trung tâm du lịch tại khu vực trung tâm xã Sơn Lang làm động lực cho khu vực phát triển phía Bắc của tiểu vùng.
- Đầu tư các cơ sở hạ tầng đảm bảo an sinh xã hội, cung cấp thêm các dịch vụ thương mại, trung tâm hỗ trợ sản xuất để phát triển các mô hình sản nông nghiệp CNC
Phát triển các điểm dân cư
- Phát triển dân cư vùng bảo tồn, phát huy giá trị thiên nhiên: Là vùng dân cư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp phân tán, là vùng sẽ có sự biến đổi trong phân bố dân cư khi có các dự án lớn về du lịch sinh thái, công nghiệp năng lượng (thủy điện)
- Phát triển các ngành kinh tế xanh đảm bảo mục tiêu bao chùm: vừa bảo vệ môi trường, vừa đảm bảo sinh kế cho vùng dân cư tại khu vực này, gắn với bản sắc văn hoá để phát triển du lịch cộng đồng góp phần giảm nghèo. Lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới để phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội một cách đồng bộ, tập trung hóa, tạo điều kiện từng bước cải thiện, nâng cao đời sông dân cư.
- Phát triển dân cư gắn với vùng phát triển sản xuất nông nghiêp hữu cơ (theo mô hình cụm đổi mới): Khu dân cư tập trung gắn với các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ và NN- CNC. Đây là khu dân cư tương đối phát triển tập trung gắn với các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, các hợp tác xã, liên kết với các chuỗi cung ứng, kênh bán hàng trong nước, các đầu mối xuất khẩu. Các dịch vụ chuyển giao công nghệ, giống cây trồng.
Định hướng phát triển các khu chức năng
Hệ thống các khu chức năng cấp tỉnh:
– Trung tâm du lịch cấp tỉnh gắn với Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, vườn Quốc gia Kon Ka King có diện tích khoảng 10-20 ha. Bố trí các chức năng trung tâm tiếp đón, lưu trú, dịch vụ du lịch trải nhiệm, trung tâm nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học. Được kết nối với trung tâm vùng (thị xã An Khê) thông qua tuyến đường Đông Trường Sơn, tuyến đường huyện T7 kết nối từ thị trấn Mang Yang đi vườn Quốc gia Kon Ka King.
– Trung tâm y tế, dịch vụ phục hồi sức khỏe: bố trí tại thị trấn K’Bang, tân dụng tiềm năng môi trường sinh thái khu vực, diện tích khoảng 5-10 ha.
– Trung tâm thể dục thể thao, sân golf: bố trí tại thị tứ Sơn Lang huyện K’Bang, tận dụng địa hình, khí hậu, hình thành mô hình bất động sản nghỉ dưỡng thể thao cho khu vực, có diện tích 50-100ha.
– Trung tâm nông nghiệp, công nghiệp kết hợp với trung tâm sản xuất: được bố trí tại thị trấn An Khê, tận dung lợi thế vị trí cửa ngõ, có tuyến QL 19 kết nối liên tỉnh với vùng trung tâm và tỉnh Bình Định ra cảng biển. Có diện tích khoảng 30-50ha (với trung tâm nông-công nghiệp) và 10-20 ha (với trung tâm sản xuất).
– Trung tâm sản xuất Lâm nghiệp – CNC dự kiến bố trí tại Mang Yang sản xuất và chế biến gỗ tinh chế.
– Trung tâm nông nghiệp, công nghiệp liên tỉnh được bố trí tại thị trấn Kông Chro kết nối với vùng trung tâm qua ĐT6 và tỉnh Phú Yên qua ĐT.667, diện tích khoảng 30-50ha.
Hệ thống các khu chức năng cấp vùng huyện:
– Trung tâm y tế: Xây dựng Bệnh viện đa khoa tại TX. An Khê với quy mô khoảng 5-10 ha phục vụ cho khu vực vùng huyện.
– Trung tâm dịch vụ thương mại, trung tâm dịch vụ du lịch: Phát triển du lịch nông nghiệp sinh thái, du lịch Homestay; xây dựng, liên kết các tour du lịch văn hóa – sinh thái đến các điểm du lịch trên địa bàn vùng huyện.
– Trung tâm hỗ trợ sản xuất nông – lâm nghiệp dự kiến bố trí tại khu vực TX. An Khê, có diện tích khoảng 3-5 ha. Gắn kết với các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo mô hình NN hữu cơ và NN- CNC.
Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng
Hệ thống giao thông
– Đường quốc lộ:
- Trục dọc kết nối có tuyến Đường Trường Sơn Đông, từ Giao đường Hồ Chí Minh, Thạch Mỹ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đến Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, cấp III-IV, 2-4 làn xe.
- Trục ngang kết nối có tuyến Quốc lộ 25, từ điểm giao QL1, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đến điểm giao đường Hồ Chí Minh, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai,), cấp III 2-4 làn xe.
– Đường tỉnh lộ:
- Đường tỉnh 662B (xã Kim Tân, huyện Phú Thiện -xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa), Duy trì cấp III.MN hiện trang, duy tu thường xuyên phục vụ khai thác.
- Đường tỉnh 668 (Thị xã Ayun Pa – Đăk Lăk): ĐT668 cùng với tuyến đường tỉnh của Đăk Lăk tạo thành tuyến đường ngang nối đường HCM (cao tốc phía Tây), QL14 với QL25. Nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III, nền 9m, mặt 6m, BTN.
– Đường huyện lộ:
- Tuyến T9: Kông Chro – Ia Pa: Điểm đầu tuyến từ ngã ba ĐT667 giao với đường Trường Sơn Đông (địa phận thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro), qua các xã: Yang Nam, huyện Kông Chro; Chư Răng, huyện Ia Pa, điểm cuối tuyến nối vào đường Trường Sơn Đông (địa phận thị trấn Ia Pa, huyện Ia Pa). Tuyến có vai trò nối liền từ tỉnh lộ, quốc lộ quan trọng của tỉnh đi qua các xã vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện lưu thông trao đổi hàng hóa thúc đẩy sự phát triển kinh tế của hai huyện Kông Chro và Ia Pa. Xây dựng toàn tuyến đạt cấp IV.MN.
- Tuyến T10: Tuyến đi qua năm huyện, thị xã bao gồm: Thị xã An Khê, huyện Đak Pơ, Kông Chro, Ia Pa và Krông Pa. Tuyến phục vụ phát triển dân sinh kinh tế, đồng thời là tuyến tránh lũ cho bốn huyện Đak Pơ, Kông Chro, Ia Pa và Krông Pa. Xây dựng mới toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp IV.MN, nền 7,5m, mặt BTN 5,5m.
– Đường đô thị: Phát triển mạng lưới giao thông đô thị phù hợp với Quy hoạch xây dựng đô thị, xây dựng mới các đoạn tuyến quốc lộ, đường tỉnh tránh qua khu vực đô thị, xây dựng hệ thống đường vành đai hợp lý theo quy hoạch không gian đô thị.
– Đường giao thông nông thôn: Đường xã tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp VI.MN, 70% được cứng hóa bằng nhựa hoặc bê tông xi măng. Đường thôn buôn tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường GTNT loại A, 50% đường được cứng hóa bằng nhựa, BTXM.
– Bến xe khách, bãi đỗ xe: Tại thị xã An Khê, các thị trấn cấp huyện trên địa bàn tỉnh phải dành đất bố trí mỗi đô thị tối thiểu có một bãi đỗ xe. Ngoài ra trong các khu công nghiệp, cửa khẩu, khu du lịch cũng phải bố trí tối thiểu một bãi đỗ xe.
Vùng 4 – Tiểu vùng phía Đông Nam
Phạm vi giới hạn nghiên cứu
- Phạm vi: bao gồm thị xã Ayun Pa và các huyện Ia Pa, Phú Thiện, Krông Pa.
- Quy mô diện tích: 328.460 ha;
- Quy mô dân số đến năm 2030 khoảng: 309.000 người.
- Trung tâm vùng: thị xã Ayun Pa
Vai trò vị thế, tiềm năng và động lực phát triển
Vai trò: Là vùng động lực phía Đông Nam của tỉnh, có vai trò là vùng sinh thái nằm trên hành đa dạng sinh học của vùng Đông Trường Sơn kết nối vùng sinh thái phía Đông Nam với khu kinh tế năng động vùng phía Tây của tỉnh; tạo thành một hành lang sinh thái xuyên suốt gắn với hệ sinh thái chung của Tỉnh, góp phần vào định hướng chung để Gia Lai trở thành “miền sinh thái trên Cao nguyên”
Tiềm năng, động lực:
– Tiểu vùng có vị trí giao thương giữa tỉnh Phú Yên và Gia Lai, trên trục hành lang kinh tế đô thị Quốc lộ 25, đường Trường Sơn Đông. Trở thành cực tăng trưởng của vùng phía Đông Nam tỉnh, là trung tâm giao dịch trên tuyến Pleiku – Tuy Hòa (Phú Yên);
– Có hệ thống các điểm du lịch tự nhiên như thác Phú Cường, hồ Ayun hạ … và khu di tích lịch sử Plei Ơi, tạo nên hành lang du lịch kết nối với các Khu, tuyến du lịch trọng điểm của tỉnh.
– Nằm trên lưu vực sông Ba, diện tích đất phù sa lớn, thuận lợi để mở rộng diện tích, nâng cao năng xuất, sản lượng cây lương thực và phát triển chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thủy sản;
– Diện tích rừng lớn có thể phát triển kinh tế rừng gắn với vùng trồng cây nguyên liệu, đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên.
– Điều kiện khí hậu phù hợp cho phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo.
– Trục liên kết:
- Liên kết đối ngoại: kết nối liên tỉnh với Phú Yên qua tuyến Trường Sơn Đông, kết nối vùng liên huyện đến trung tâm của Tỉnh là thành phố Pleiku, liên kết chặt chẽ với vùng 1 thông qua được QL 25, kết nối với vùng 3 qua tuyến Trường Sơn Đông.
- Liên kết đối nội: kết nối các huyện trong vùng thông qua ĐT 667, ĐT668 .v.v. và hệ thống đường huyện.
Tính chất vùng
- Là vùng đa dạng sinh học với nền kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và dịch vụ là chủ đạo.
- Hạt nhân là Thị xã Ayun Pa có tác động lan toả thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội cuả tiểu vùng phía Đông Nam thông qua các hoạt động kinh tế về dịch vụ, thương mại, công – nông nghiệp
Định hướng phát triển chính
Định hướng chung tiểu vùng
Các chiến lược phát triển:
– Phát triển các đô thị lớn: Chuẩn bị các điều kiện để thị xã Ayun Pa lên đô thị loại III giai đoạn năm 2030, nâng cấp thị trấn Phú Thiện lên đô thị loại IV sau năm 2030.
– Phát triển thị trấn Phú Túc thành đô thị cửa ngõ phía Đông Nam của tỉnh trên trục QL.25
– Tăng cường kết nối các hoạt động dịch vụ như dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch, dịch vụ nông nghiệp … với tỉnh Phú Yên dựa trên hành lang QL.25
– Hiện đại hoá ngành nông lâm ngư nghiệp, tổ chức các trung tâm dịch vụ nông nghiệp, trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất, trung tâm đầu mối nông sản…ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp.
– Cải thiện điều kiện sống của người dân thành thị và nông thôn thông qua phát triển hệ thống các đô thị, hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống giao thông liên kết, đảm bảo cung cấp đầy đủ mạng lưới dịch vụ đảm bảo cho nhóm thu nhập thấp.
Các lĩnh vực tập trung phát triển:
– Đầu tư tập trung Xây dựng kết cấu hạ tầng: Hiện nay, tỉnh đã có chủ trương xây dựng tuyến đường QL 25 để kết nối với Phú Yên: Đây là trục hành lang kinh tế đô thị quan trọng kết nối Pleiku (Gia Lai) với Tuy Hoà (Phú Yên) – là vùng trung tâm nằm giữa 2 trung tâm kinh tế lớn. Tập trung phát triển các trung tâm dịch vụ, thương mại, du lịch để trở thành vùng hỗ trợ, để tận dụng ưu thế cửa ngõ liên kết với các KKT, cảng biển nước sâu ở Phú Yên, Khánh Hòa.
– Phát triển nông nghiệp sinh thái dựa trên đặc điểm tự nhiên: Là vùng thuộc lưu vực sông Ba, nơi có nguồn nước dồi dào nhất trong Tỉnh phù hợp cho việc phát triển các loại cây hoa màu, cây ăn trái. Phát triển nông nghiệp chăn nuôi đại gia súc dựa trên vùng đồng cỏ lớn. Phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp – CNC dựa trên tái cơ cấu ngành nghề và nâng cao chuỗi giá trị sản xuất dựa trên nền tảng số.
– Phát triển công nghiệp – TTCN dựa trên điều kiện về nguồn nguyên liệu và sản phẩm nông nghiệp của vùng. Phát triển công nghiệp chế biến và sơ chế để cung cấp ra thị trường trong và ngoài Tỉnh.
– Phát triển ngành công nghiệp Năng lượng tái tạo dựa trên ưu thế về nguồn năng lương tự nhiên của vùng và các hành lang lưới điện quốc gia.
– Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa gắn với hành lang du lịch Thác Phú Cường – hồ Ayun Hạ – khu di tích lịch sử Plei Ơi.
– Bổ sung các dịch vụ hạ tầng xã hội đảm bảo quy mô phục vụ cho các huyện trong vùng, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa không có điều kiện và cơ hội được tiếp cận với các trung tâm dịch vụ lớn.
Định hướng riêng đơn vị hành chính cấp huyện
Bảng vai trò đảm nhận của các huyện, thị trong vùng
TT | Tính chất | Huyện/thị/thành phố |
1 | Vùng sinh thái nằm trên hành đa dạng sinh học của vùng Đông Trường Sơn kết nối vùng sinh thái phía Đông Nam với khu kinh tế năng động vùng phía Tây của tỉnh. | Ia Pa, Krông Pa |
2 | Phát triển kinh tế nông nghiệp | Ia Pa, Phú Thiện, TX Ayun Pa |
3 | Phát triển kinh tế lâm nghiệp | Ia Pa, Krông Pa |
4 | Phát triển kinh tế dịch vụ | TX Ayun Pa, Phú Thiện, Krông Pa |
Hệ thống đô thị, nông thôn
Định hướng phát triển hệ thống đô thị:
– Phát triển theo dạng TUYẾN và ĐIỂM. Phát triển dọc theo QL 25 và sông Ba với các đô thị chính như thị xã Ayun Pa, thị trấn Phú Thiện, Phú Túc. Tại khu vực này không khuyến khích đô thị hóa cao.
Chuỗi đô thị dọc theo QL 25 kết nối với Phú Yên và Khánh Hòa, liên kết phát triển các địa bàn đô thị Pleiku, Chư Sê, Chư Pưh, Phú Thiện, thị xã Ayun Pa và Krông Pa. Tính chất: Là hành lang liên kết phát triển của khu vực các huyện Đông Nam của tỉnh. Cửa ngõ kết nối trung tâm động lực của tỉnh Gia Lai với KKT Bắc Vân Phong và KKT Nam Phú Yên. Định hướng theo lợi thế về quỹ đất dọc 2 bên lưu vực sông Ba, tại đây có thể phát triển theo Mô hình “làng rau làng hoa” ở Tây Nguyên. Ngoài kết nối hạ tầng, khu vực này cần có các sáng kiến về cảnh quan, có sự tham gia của cộng đồng.
– Các đô thị ngoài chức năng hành chính sẽ được nâng cấp bổ sung các chức năng về thương mại, TTCN, dịch vụ du lịch, dịch vụ hỗ trợ phát triển rừng, dịch vụ thương mại kết nối Gia Lai và Phú Yên.
– Hệ thống đô thị: gồm 5 đô thị: Thị xã Ayun Pa, các đô thị Phú Thiện, Phú Túc, Ia Pa, Lệ Bắc, Pờ Tó.
Định hướng phát triển nông thôn
Phân bố không gian các vùng sản xuất tập trung
– Đối với vùng sản xuất nông nghiệp
- Vùng sản xuất mô hình làng rau làng hoa tập trung chủ yếu dọc sông Ba khu vực thị xã Ayun Pa; khu vực xã Ia Jeng của huyện Phú Thiện.
- Các mô hình nông nghiệp hữu cơ và NN- CNC tập trung chủ yếu ở các xã ven trục đường QL 25 như thị trấn Phú Thiện; Xã Chrôh Pơnan, Chư A Thai, Ia Hiao, Ia Peng, Ia Piar, Ia Sol, Ia Yeng của huyện Phú Thiện.
- Vùng trồng lúa tập trung tại Phú Thiện, Ia Pa, Ayun Pa
- Vùng trồng lúa ứng dụng CNC tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện, Krông Pa; Vùng trồng lúa chất lượng cao và đã có thương hiệu tại khu vực Phú Thiện, Ia Pa; .
- Vùng trồng rau tại thị xã Ayun Pa, huyện Phú Thiện, Ia Pa.
- Vùng trồng rau ứng dụng CNC tại thị xã Ayun Pa
- Vùng trồng cây ăn quả tại huyện Ia Pa
- Vùng trồng Điều tại các huyện/thị Ayun Pa, Krông Pa, Phú Thiện, Ia Pa
- Vùng chăn nuôi bò tại Krông Pa; chăn nuôi lợn tại Ia Pa, Phú Thiện
– Đối với vùng sản xuất lâm nghiệp:
- Vùng rừng trồng nguyên liệu tại huyện Ia Pa
- Vùng rừng trồng chăn nuôi dưới tán rừng tại huyện Ia Pa
– Đối với vùng sản xuất công nghiệp:
- Cụm công nghiệp năng lượng mặt trời: bố trí tại xã Chư Păh thuộc thị xã Ayun Pa; xã Chư Ngọc, xã Chư Gu, xã Ia Hdreh thuộc huyện Krông Pa; xã Chư drăng, xã Kim Tân, xã Pờ Tó huyện Ia Pa.
- CCN Phú Thiện huyện Phú Thiện. Quy mô 38ha (75 ha sau năm 2030)
- CCN Ia Sao thị xã Ayun Pa quy mô 50ha (75ha sau năm 2030)
- CCN Krông Pa huyện Krông Pa. Quy mô 50ha (75 ha sau năm 2030)
- CCN Ia Pa huyện Ia Pa quy mô 75ha.
Phương án phân bố hệ thống điểm dân cư
– Phát triển các điểm dân cư nông thôn theo mô hình các chuỗi dọc theo trục đường giao thông một cách tương đối tập trung tại các khu vực trung tâm xã.
– Phát triển dân cư nông thôn mới gắn liền với sản xuất nông nghiệp sinh thái ven sông Ba, các khu vực sản xuất nông nghiệp hữu cơ và NN- CNC:
- Là vùng dân cư tập trung gắn với các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, các hợp tác xã hỗ trợ cho việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang nền sản xuất hiện đại, áp dụng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số.
- Việc hình thành hệ sinh thái nông nghiệp sẽ tăng giá trị cảnh quan cho khu vực đồng thời phát triển kinh tế nông nghiệp cung cấp đa dạng sản phẩm nông nghiệp cho Gia Lai. Khu vực này sẽ hình thành các khu vực chợ đầu mối, thu mua nông sản và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất.
- Các điểm dân cư tại các khu vực này sẽ có xu hướng chuyển đổi sang nền kinh tế dịch vụ.
– Vùng dân cư gắn với phát triển rừng phòng hộ: Tại khu vực phía Đông của Tiểu vùng. Phát triển các điểm dân cư gắn với các các vùng rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, cần khai thác tiềm năng của rừng, phát triển làm đặc sản, dược liệu dưới tán rừng; phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, tạo các nguồn thu để đảm bảo sinh kế cho người dân trong khu vực. Bên cạnh đó, người dân tại khu vực này cùng tham gia vào việc bảo vệ rừng, đóng góp vào việc phát triển rừng, làm tăng khả năng sinh khối cho khu vực này.
Định hướng phát triển các khu chức năng
Hệ thống các khu chức năng cấp tỉnh:
– Khu vực nông, công nghiệp gắn liền với trung tâm sản xuất cửa ngõ phía Đông Nam tỉnh, kết nối với Phú Yên.
+ Khu vực thu gom nông lâm sản cấp tỉnh, trung tâm sản xuất cấp tỉnh sẽ được bố trí tại thị xã Ayun Pa, tận dung lợi thế trung tâm vùng, kết nối tuyến giao thông chính (tuyến Trường Sơn Đông, QL 25), có diện tích 10 – 30 ha (khu vực thu gom nông lâm sản cấp tỉnh), 20-50ha (trung tâm sản xuất cấp tỉnh).
+ Trung tâm nông nghiệp, công nghiệp kết hợp với trung tâm sản xuất cấp tỉnh được bố trí tại thị trấn Phú Túc, thị trấn Phú Thiện, tận dung lợi thế vùng sản xuất nông nghiệp chính của tỉnh dọc lưu vực Sông Ba, vị trí cửa ngõ, có tuyến QL 21 kết nối liên tỉnh với vùng trung tâm và tỉnh Phú Yên. Có diện tích khoảng 30 – 50 ha.
– Khu vực phát triển du lịch tại huyện Phú Thiện gắn với hành lang du lịch thác Phú Cường – hồ Ayun Hạ – khu di tích lích sử Plei Ơi.
Hệ thống các khu chức năng cấp vùng huyện:
– Trung tâm dịch vụ thương mại tổng hợp cấp vùng huyện được bố trị tại trung tâm các thị xã Ayun Pa có diện tích khoảng 3 – 5 ha.
– Trung tâm đầu mối thu gom, nông sản cấp huyện được bố trí tại trung tâm các thị trấn thị xã, gắn kết với các trung tâm dịch vụ thương mại, có diện tích khoảng 2 – 5 ha.
– Trung tâm nghiên cứu, thực nghiệm sản xuất giống cây trồng vật nuôi liên huyện được bố trí tại trấn Phú Túc, thị trấn Phú Thiện, tận dụng lợi thế và phục vụ hai vùng sản xuất lớn của khu vực, có diện tích khoảng 5 – 10ha.
Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng
Hệ thống giao thông
– Đường quốc lộ:
- Trục dọc kết nối có tuyến Đường Trường Sơn Đông, từ Giao đường Hồ Chí Minh, Thạch Mỹ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đến Thành phố Đà Lạt, cấp III-IV, 2-4 làn xe.
- Trục ngang kết nối có tuyến Quốc lộ 25, từ điểm giao QL1, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đến điểm giao đường Hồ Chí Minh, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, , cấp III 2-4 làn xe.
– Đường tỉnh lộ:
- Đường tỉnh 662B (xã Kim Tân, huyện Phú Thiện -xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa), Duy trì cấp III.MN hiện trang, duy tu thường xuyên phục vụ khai thác.
- Đường tỉnh 668 (Thị xã Ayun Pa – Đăk Lăk): ĐT668 cùng với tuyến đường tỉnh của Đăk Lăk tạo thành tuyến đường ngang nối đường HCM (cao tốc phía Tây), QL14 với QL25. Nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III, nền 9m, mặt 6m, BTN.
– Đường huyện lộ:
- Tuyến T9: Kông Chro – Ia Pa: Điểm đầu tuyến từ ngã ba ĐT667 giao với đường Trường Sơn Đông (địa phận thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro), qua các xã: Yang Nam, huyện Kông Chro; Chư Răng, huyện Ia Pa, điểm cuối tuyến nối vào đường Trường Sơn Đông (địa phận thị trấn Ia Pa, huyện Ia Pa. Xây dựng toàn tuyến đạt cấp IV.MN, nền 7,5m, mặt 5,5m.
- Tuyến T10: Tuyến đi qua năm huyện, thị xã bao gồm: Thị xã An Khê, huyện Đak Pơ, Kông Chro, Ia Pa và Krông Pa. Tuyến phục vụ phát triển dân sinh kinh tế, đồng thời là tuyến tránh lũ cho bốn huyện Đak Pơ, Kông Chro, Ia Pa và Krông Pa. Xây dựng mới toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp IV.MN, nền 7,5m, mặt BTN 5,5m.
– Đường đô thị: Phát triển mạng lưới giao thông đô thị phù hợp với Quy hoạch xây dựng đô thị, xây dựng mới các đoạn tuyến quốc lộ, đường tỉnh tránh qua khu vực đô thị, xây dựng hệ thống đường vành đai hợp lý theo quy hoạch không gian đô thị.
– Đường giao thông nông thôn: Đường xã tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp VI.MN, 70% được cứng hóa bằng nhựa hoặc bê tông xi măng. Đường thôn buôn tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường GTNT loại A, 50% đường được cứng hóa bằng nhựa, BTXM.
– Bến xe khách, bãi đỗ xe: Tại Thị xã Ayun Pa, các thị trấn cấp huyện trên địa bàn tỉnh phải dành đất bố trí mỗi đô thị tối thiểu có một bãi đỗ xe. Ngoài ra trong các khu công nghiệp, cửa khẩu, khu du lịch cũng phải bố trí tối thiểu một bãi đỗ xe.
Tổng hợp bởi Duan24h.net
(Quy hoạch vùng liên huyện tỉnh Gia Lai : TP Pleiku, An Khê, Ayun Pa, Chư Păh, Chư Prông, Chư Pưh, Chư Sê, Đak Đoa, Đak Pơ, Đức Cơ, Ia Grai, Ia Pa, Kbang, Kông Chro, Krông Pa, Mang Yang, Phú Thiện).
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)