Mục lục

    Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm TP Lào Cai, TX Sa Pa, Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai, Văn Bàn.

    Trên cơ sở cân nhắc các yếu tố đặc thù của từng vùng huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai, Văn Bàn, thị xã Sa Pa và thành phố Lào Cai, tổ chức thành các vùng liên huyện như sau:

    • Vùng liên huyện 1 thành phố Lào Cai – Bảo Thắng,
    • Vùng liên huyện 2 thị xã Sa Pa – Bát Xát,
    • Vùng liên huyện 3 Văn Bàn – Bảo Yên,
    • Vùng liên huyện 4 Mường Khương-Bắc Hà-Si Ma Cai.

    Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện của tỉnh Lào Cai được xác định như sau:

    Vùng liên huyện 1 (Thành phố Lào Cai – Bảo Thắng)

    Phạm vi, tính chất, hướng phát triển vùng liên huyện

    – Phạm vi: Toàn bộ địa giới thành phố Lào Cai và huyện Bảo Thắng.


    – Lý do phân chia: Thành phố Lào Cai và huyện Bảo Thắng có vùng liền một dải, cùng nằm trên hành lang kinh tế trung tâm của tỉnh, cùng nằm dọc theo các trục cao tốc Hà Nội – Lào Cai, QL.4E; đô thị Lào Cai và đô thị Phố Lu hình thành chuỗi đô thị dọc QL.4E. Tp. Lào Cai và huyện Bảo Thắng có mối liên kết và bổ sung trong phát triển đô thị, công nghiệp và nông nghiệp.

    – Tính chất của vùng: trung tâm logistics lớn trên trục hành lang liên vận quốc tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng đối với cả nước; vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh; vùng đô thị có quy mô lớn nhất vùng tỉnh, địa bàn tập trung các KCN, CCN và hoạt động công nghiệp lớn của cả tỉnh; đồng thời có vai trò là một trung tâm logistics, đầu mối phân phối, thu mua, tiêu thụ hàng hóa lớn nhất của cả vùng tỉnh; là vùng du lịch văn hoá nhân văn, lịch sử và sinh thái.

    – Lợi thế cạnh tranh của vùng: nằm trên khu vực tương đối bằng phẳng, có quỹ đất để phát triển đô thị và các khu chức năng. Trong vùng có cửa khẩu quốc tế, kết nối trực tiếp với đường cao tốc, đường quốc lộ thuận lợi cho giao thông vận tải; là vùng trung tâm của tỉnh, là đầu mối giao thông nơi các tuyến cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ chính đều đi qua.

    Có khả năng phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trên cơ sở là địa bàn có lưu lượng hàng hóa, xuất nhập cảnh lớn. Vùng nông nghiệp nằm gần các tuyến giao thông lớn, thuận lợi trong tiếp cận thị trường, tham gia chuỗi giá trị nông sản cả nước và xuất khẩu.

    Sắp triển khai Nhà ở xã hội K Home New City (TP mới Bình Dương),bao gồm căn hộ và nhà phố tìm hiểu thêm thông tin dự và điều kiện mua, trả góp, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 04:56 PM, 20/09/2024)


    – Hướng phát triển trọng tâm:

    + Tại TP Lào Cai: phát triển các khu logistics, dịch vụ phục vụ XNK hàng hóa và XNC; phát triển các khu chức năng của vùng đô thị trung tâm tỉnh như các khu hành chính, logistics, thương mại – dịch vụ và dân cư đô thị; thu hút đầu tư phát triển công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến chế tạo; thu hút lấp đầy các KCN hiện hữu, thành lập 03 CCN mới trên địa bàn xã Thống Nhất gồm Thống Nhất 1, 2 và 3; mở rộng, đô thị hóa khu vực phía Nam thành phố Lào Cai, chuyển dần các xã hiện hữu trở thành phường.

    + Tại Bảo Thắng: Phát triển các đô thị trên hành lang cao tốc Hà Nội – Lào Cai, QL.4E gồm TT.Phố Lu – TT.Tằng Loỏng. Thu hút đầu tư công nghiệp chế biến sâu khoáng sản, công nghiệp chế tạo tạo giá trị gia tăng mới cho chuỗi giá trị công nghiệp.

    Thành lập mới CCN Thị trấn Phố Lu và Trà Trầu. Thúc đẩy phát triển một số lĩnh vực mũi nhọn, sản phẩm chủ lực trong nông lâm nghiệp như cây ăn quả, quế, rau các loại; chăn nuôi lợn, gà, cá theo hướng tập trung, quy mô lớn, bền vững, hướng tới ứng dụng công nghệ cao.

    + Kết nối hành lang biên giới dựa trên QL.4E và vành đai biên giới số 1, đường hành lang biên giới, đường ra biên giới, đường tuần tra biên giới.

    – Liên kết chính: cao tốc Hà Nội – Lào Cai, QL.70, QL.4E, QL.4D và ĐT.151.

    Bố trí, sắp xếp hệ thống các thị trấn, trung tâm cụm xã theo nhu cầu phân bố sản xuất và phân bố dân cư tại vùng liên huyện

    – Kết nối cơ sở hạ tầng liên kết hình thành chuỗi đô thị: TP Lào Cai – thị trấn Tằng Loỏng – thị trấn Phố Lu.

    – Đến năm 2025: Thành phố Lào Cai là đô thị loại I, thị trấn Phố Lu mở rộng là đô thị loại IV, thị trấn Tằng Loỏng là đô thị loại V. Quy hoạch phát triển đô thị Phố Lu về phía Tây (bờ hữu sông Hồng) để kết nối với thị trấn Tằng Loỏng, hỗ trợ phát triển KCN. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng đô thị hóa khu vực trung tâm các xã Bắc Ngầm và Bản Phiệt.

    – Đến năm 2030: Thành phố Lào Cai là đô thị loại I, thị trấn Phố Lu mở rộng là đô thị loại IV, Tằng Loỏng là đô thị loại V. Đầu tư kết cấu hạ tầng khu vực trung tâm các xã Xuân Giao, Phú Nhuận và Thái Niên theo hướng đô thị hóa.

    Định hướng kết cấu hạ tầng vùng liên huyện

    (1) Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật vùng liên huyện:

    – Tại Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai: Quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các khu chức năng trong Khu KTCK Lào Cai, xúc tiến đầu tư các dự án vào Khu KTCK. Nâng cấp, đầu tư phát triển hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng, hình thành các trung tâm thương mại, các chợ đầu mối tại các vị trí trọng điểm làm đầu mối liên kết với Khu KTCK.

    – Kết cấu hạ tầng giao thông:

    + Phối hợp triển khai xây dựng đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai giai đoạn 2 đoạn Yên Bái – Lào Cai; đường nối cao tốc Nội Bài – Lào Cai đến thị xã Sa Pa.

    + Nâng cấp QL.70, QL.279, QL.4E, QL.4D, các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ nối thành phố Lào Cai với các đô thị, huyện trong tỉnh, đường nối từ đường hành lang biên giới đến các cửa khẩu, cặp chợ đường biên và hệ thống trung tâm xã dọc hành lang biên giới Việt NamTrung Quốc.

    + Nâng cấp mở rộng đoạn Xuân Giao – Khe Lếch dài 40km đạt tiêu chuẩn cấp III.MN và đoạn Tân An – Khe Sang dài 10km đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi; đường kết nối cảng hàng không Sa Pa, ĐT.161 với QL.70 và QL.279 đi Hà Giang.

    + ĐT.152: Nâng cấp đoạn Thanh Phú đến Bến Đền (giao QL.4E), dài 47km đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV – V miền núi.

    + Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai, tuyến đường sắt Phố Lu – Cam Đường, mở rộng ga Lào Cai thành ga đường sắt mang chức năng vùng, quốc tế. Hoàn thiện kết nối đường sắt khổ lồng giữa ga Lào Cai (tỉnh Lào Cai, Việt Nam) với ga Hà Khẩu Bắc (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc).

    + Tổ chức mạng lưới đường kết nối với các tuyến quốc lộ và hệ thống đường hiện có, phục vụ các khu chức năng trong thành phố. Xây dựng hệ thống đầu mối giao thông, tổ chức nút giao thông tại một số điểm giao cắt quan trọng giữa đường trục chính đô thị và đường giao thông đối ngoại.

    Vùng liên huyện 2 (Bát Xát – Sa Pa)

    Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm của vùng liên huyện

    – Phạm vi: toàn bộ huyện Bát Xát và thị xã Sa Pa.

    – Lý do phân chia: thị xã Sa Pa và huyện Bát Xát đều là các địa phương vùng núi cao liền một dải thuộc dãy Hoàng Liên Sơn; điều kiện tự nhiên, khí hậu, điều kiện canh tác nông nghiệp tương đồng; Sa Pa và Bát Xát đều có các khu vực cảnh quan đẹp, khí hậu mát mẻ thuận lợi cho phát triển du lịch; đều có diện tích đất VQG, KBTTN lớn.

    Cả hai địa phương có vùng liền mạch, có giao thông liên kết thuận lợi, cùng tiếp giáp với TP Lào Cai.

    – Tính chất của vùng: vùng du lịch trọng điểm quốc gia; vùng nông nghiệp á nhiệt đới và trọng điểm của tỉnh dựa trên đặc trưng khí hậu đai cao; vùng bảo tồn thiên nhiên quan trọng của quốc gia.

    Công tác quản lý phát triển trong vùng liên huyện cần có sự hài hòa, bổ trợ giữa hoạt động phát triển nông nghiệp, du lịch với công tác bảo tồn tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.

    – Lợi thế cạnh tranh của vùng: vùng huyện tiếp giáp với Tp. Lào Cai – trung tâm kinh tế, đầu mối logistics của cả nước và vùng tỉnh; trong vùng khu vực có núi cao, khí hậu quanh năm mát mẻ, cảnh quan đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch và nông nghiệp đai cao; khu vực Bát Xát có tiềm năng khoáng sản có thể phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản và công nghiệp chế biến chế tạo; khi cửa khẩu Bản Vược được nâng cấp và hạ tầng logistics hình thành sẽ tạo đột phá kinh tế trong khu vực trong thời kỳ 2021-2030 sắp tới.

    – Hướng phát triển trọng tâm: phát triển đô thị Sa Pa cơ bản đạt tiêu chuẩn đô thị loại III, đưa Sa Pa trở thành trung tâm du lịch quốc tế; phát triển Y Tý thành đô thị du lịch, trở thành động lực phát triển mới của vùng liên huyện; thu hút đầu tư phát triển mạnh mẽ logistics, thương mại dịch vụ trong Khu KTCK tại khu vực Bản Vược; hình thành khu dân cư đô thị mới ;

    Phát triển nông nghiệp sinh thái, chất lượng cao, giá trị cao dựa trên ưu thế khí hậu; phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững; thành lập và thu hút đầu tư phát triển KCN Cốc Mỳ – Trịnh Tường quy mô trên 800 ha, định hướng thu hút đầu tư các dự án chế biến, chế tạo và gia công hoàn thiện.

    Thành lập và thu hút đầu tư phát triển các CCN Bát Xát tại huyện Bát Xát và CCN Trung Chải trên địa bàn thị xã Sa Pa.

    – Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học tại VQG Hoàng Liên và KBTTN Bát Xát.

    – Liên kết chính: QL.4D, các ĐT.155, ĐT.158, ĐT.152 và ĐT.156.

    Bố trí, sắp xếp hệ thống các thị trấn, trung tâm cụm xã theo nhu cầu phân bố sản xuất và phân bố dân cư tại vùng liên huyện

    (1) Thị xã Sa Pa:

    – Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng cho vùng lõi của Sa Pa; hoàn thiện đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động của 6 phường mới; hoàn thiện các tiêu chuẩn còn thiếu của đô thị loại IV đồng thời nâng cao chất lượng đô thị theo các tiêu chí của đô thị loại III.

    – Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các dự án đô thị và nhà ở thương mại, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng đã chấp thuận đầu tư, tiếp tục kêu gọi đầu tư các dự án về vui chơi giải trí, dịch vụ du lịch như: công viên văn hóa, trung tâm thương mại, khách sạn nhà hàng, sân golf, dịch vụ casino…

    – Lập kế hoạch cải tạo, chỉnh trang khu vực đô thị hiện hữu theo Quy hoạch chung Khu du lịch Quốc gia Sa Pa đến năm 2045.

    (2) Huyện Bát Xát:

    – Nâng cao chất lượng đô thị loại V đối với thị trấn Bát Xát (theo quy hoạch chung được phê duyệt). Đến năm 2030, đạt tiêu chí đô thị loại IV.

    – Phát triển mạnh mẽ logistics, thương mại dịch vụ trong KKTCK tại khu vực Bản Vược; hình thành các khu dân cư mới tại khu vực Bản Vược.

    – Hoàn thiện quy hoạch và tập trung đầu tư đô thị Y Tý theo mô hình đô thị du lịch, đảm bảo tiêu chí đô thị loại V vào năm 2025. Phát triển Y Tý thành đô thị du lịch, tạo hành lang tuyến du lịch Sa Pa – Y Tý (Bát Xát) – thành phố Lào Cai.

    Vùng liên huyện 3 (Văn Bàn – Bảo Yên)

    Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm của vùng liên huyện, vùng huyện

    – Phạm vi: bao gồm các huyện Văn Bàn – Bảo Yên.

    – Lý do phân chia: Lào Cai là tỉnh nằm giữa hai cánh Tây Bắc và Đông Bắc của vùng Trung du miền núi Phía Bắc, có các cửa khẩu xuất nhập khẩu lớn nhất ở khu vực phía Tây Bắc đất nước, là đầu mối giao thương của toàn vùng với Trung Quốc và đầu mối giao thông kết nối với khu vực Đồng bằng sông Hồng.

    Vì vậy, tỉnh cần phải có khu vực đóng vai trò kết nối, giao lưu, liên kết với các tỉnh trong vùng, liên kết giữa các tỉnh giáp biên giới, liên kết giữa các tỉnh trung du miền núi.

    – Tính chất của vùng: vùng kinh tế lâm nghiệp, nông nghiệp quan trọng của tỉnh; Khu vực Tân An, Tân Thượng, Cam Cọn, Võ Lao, Sơn Thủy, Bảo Hà của vùng liên huyện là vùng công nghiệp hóa – đô thị hóa mới của tỉnh trong giai đoạn 2021-2030;

    Vùng có trục giao thông QL.279 chạy xuyên suốt, có vai trò là vùng liên kết giao thông, kinh tế giữa Lào Cai với các tỉnh biên giới phía Bắc (liên kết với các tỉnh dọc biên giới: Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai; liên kết với các tỉnh dọc cao tốc Yên Bái – Phú Thọ); vùng bảo tồn tự nhiên quan trọng của tỉnh: có Khu BTTN Hoàng Liên – Văn Bàn.

    – Lợi thế cạnh tranh của vùng: vùng có trục cao tốc Hà Nội – Lào Cai, QL.70 đi qua, có QL.279 liên kết xuyên suốt, kết nối giao thông thuận lợi; Là vùng có trữ lượng tài nguyên khoáng sản tương đối lớn, có thể trở thành đòn bẩy cho phát triển kinh tế vùng trong giai đoạn 10 năm tới; Có diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người lớn, có tiềm năng công nghiệp hóa nông nghiệp.

    – Hướng phát triển trọng tâm: Phát triển các đô thị Phố Ràng, Khánh Yên đến năm 2030 đạt tiêu chí đô thị loại IV, xây dựng Bảo Hà – Tân An, Võ Lao đạt tiêu chí đô thị loại V vào năm 2025; Phát triển công nghiệp chế biến sâu khoáng sản, công nghiệp chế biến chế tạo tại KCN Võ Lao.

    Thành lập và thu hút dự án đầu tư vào các CCN Phố Ràng, Khánh Yên Thượng trên địa bàn huyện Bảo Yên. Thành lập mới và thu hút đầu tư vào 03 CCN mới trên địa bàn huyện Văn Bàn.

    Định hướng thu hút đầu tư các dự án chế biến nông lâm sản, chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, sản xuất, gia công đồ gia dụng. Phát triển nông sản hàng hóa, cây dược liệu hàng hóa; Phát triển chăn nuôi theo hướng sản phẩm hàng hóa chất lượng cao; trồng rừng sản xuất.

    Bố trí, sắp xếp hệ thống các thị trấn, trung tâm cụm xã theo nhu cầu phân bố sản xuất và phân bố dân cư tại từng vùng liên huyện, vùng huyện

    (1) Huyện Bảo Yên:

    – Mở rộng và nâng cao chất lượng đô thị Phố Ràng gắn với không gian xã Yên Sơn theo tiêu chí đô thị loại V và định hướng lên đô thị loại IV vào năm 2030; Tập trung đầu tư khu vực Bảo Hà – Tân An đạt tiêu chí đô thị loại V, hướng đến phát triển thành khu du lịch tâm linh trọng điểm của tỉnh và khu vực. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực Cam Cọn, gắn với cảng hàng không Sa Pa trở thành trung tâm dịch vụ, đô thị.

    – Lập kế hoạch cải tạo, chỉnh trang khu vực đô thị hiện hữu.

    (2) Huyện Văn Bàn:

    – Nâng cao chất lượng đô thị loại V đối với đô thị Khánh Yên mở rộng theo quy hoạch, hướng đến đô thị loại IV trong giai đoạn đến năm 2030.

    – Quan tâm đầu tư xây dựng khu vực xã Tân An, hướng tới hình thành cụm đô thị Bảo Hà – Tân An trong tương lai.

    – Lập kế hoạch cải tạo, chỉnh trang khu vực đô thị hiện hữu.

    Vùng liên huyện 4 (Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà)

    Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm của từng vùng liên huyện, vùng huyện

    – Phạm vi: Bao gồm các huyện Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà.

    – Lý do phân chia: Các huyện Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà là vùng cao có sự tương đồng về khí hậu, thổ nhưỡng, tương đồng về điều kiện kinh tế-xã hội, các huyện đều là vùng cao tỷ lệ đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn trong dân số, có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng – an ninh.

    – Tính chất của vùng: là địa bàn biên giới có hoạt động thương mại gắn với các cửa khẩu, lối mở biên giới; vùng có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng; vùng lâm nghiệp, nông nghiệp quan trọng của tỉnh; vùng sản xuất hàng hóa nghiệp lớn lớn có tính đặc trưng nhất định; vùng có đặc trưng văn hóa các dân tộc cần bảo tồn và phát triển gắn với du lịch; vùng đồng bào dân tộc có văn hóa truyền thống đặc sắc cần giữ gìn, bảo tồn.

    – Lợi thế cạnh tranh của vùng: vùng có cảnh quan đẹp, có văn hóa và phong tục tập quán đa dạng, độc đáo là tiềm năng phát triển du lịch; vùng có các cửa khẩu, lối mở thuận lợi cho giao lưu kinh tế qua lại với phía bên kia biên giới và có ưu thế về một số loại nông sản nhờ đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng.

    – Hướng phát triển trọng tâm: Hình thành các đô thị trung tâm tại từng vùng huyện và cụm xã. Tập trung xây dựng Nông thôn mới, tạo việc làm tại chỗ. Phát triển đô thị Bắc Hà trở thành trung tâm du lịch của vùng núi cao Đông Bắc. Đầu tư hạ tầng phát triển du lịch tham quan – nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – gắn với bảo tồn thiên nhiên, du lịch văn hóa.

    Thành lập các CCN Ngăm A, Bắc Hà, Si Ma Cai, định hướng thu hút đầu tư các dự án chế biến nông sản, chế biến lâm sản, sản xuất thực phẩm, đồ uống; các CCN khu vực biên giới thu hút đầu tư các dự án kho bãi logistics, lắp ráp, bao bì, đóng gói, gia công hàng hóa.

    Chăm lo cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội cho đồng bào các dân tộc thiểu số, giữ vững thế trận quốc phòng, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội.

    Bố trí, sắp xếp hệ thống các thị trấn, trung tâm cụm xã theo nhu cầu phân bố sản xuất và phân bố dân cư tại từng vùng liên huyện, vùng huyện

    (1) Huyện Bắc Hà:

    – Nâng loại đô thị Bắc Hà mở rộng từ đô thị loại V lên đô thị loại IV trong giai đoạn đến 2025.

    – Lập kế hoạch cải tạo, chỉnh trang khu vực đô thị hiện hữu.

    (2) Huyện Mường Khương:

    – Nâng cao chất lượng vùng lõi đô thị Mường Khương, phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại IV vào năm 2030.

    – Tập trung đầu tư khu vực xã Bản Lầu hướng đến đạt tiêu chuẩn đô thị loại V vào năm 2030.

    (3) Huyện Si Ma Cai:

    – Nâng cao chất lượng đô thị loại V đối với Si Ma Cai, phấn đấu đến năm 2050 đạt tiêu chí đô thị loại IV.

    – Lập kế hoạch cải tạo, chỉnh trang khu vực đô thị hiện hữu.

    Hồ sơ QH Lào Cai 2030

    Bản đồ QHVLH Lào Cai 2030 (14 MB)

    Tổng hợp bởi Duan24h.net

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Quét mã QR để mở nhanh bài viết này trên điện thoại, máy tính bảng.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây