Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: TP Lào Cai, thị xã Sa Pa và 7 huyện : Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai, Văn Bàn.

Quan điểm phát triển tỉnh Lào Cai

(1). Quy hoạch phát triển tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm hướng đến xây dựng, phát triển tỉnh Lào Cai trở thành một cực tăng trưởng và trung tâm kết nối các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc và các nước ASEAN, phù hợp với với quan điểm, chủ trương phát triển chung của Vùng Trung du miền núi phía Bắc và cả nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng của Vùng và cả nước.

(2). Phát huy tối đa hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để Lào Cai phát triển nhanh, bền vững, bao trùm và toàn diện; Bố trí không gian phát triển kinh tế – xã hội hiệu quả, bền vững trên cơ sở tập trung phát triển:

Một (1) trục động lực, hai (2) cực phát triển, ba (3) vùng kinh tế, bốn (4) trụ cột phát triển kinh tế, năm (5) nhiệm vụ trọng tâm, để khai thông, khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế cho sự phát triển chung của tỉnh; xây dựng phát triển tỉnh Lào Cai trở thành Cực tăng trưởng – Trung tâm kết nối các tỉnh phía Tây Nam – Trung Quốc và khu vực ASEAN.

(3) Chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, trong đó lấy con người là trung tâm và là nguồn lực phát triển quan trọng nhất, khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo làm động lực quan trọng; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và liên tục tạo ra các lợi thế so sánh mới để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tỉnh.

(4). Phát triển kinh tế gắn với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội; giảm nghèo và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần và vật chất cho nhân dân; bảo vệ môi trường sinh thái; bảo tồn các di tích, di sản lịch sử, văn hóa; khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững các tài nguyên thiên nhiên; chủ động thích nghi, ứng phó với biến đổi khí hậu.

(5). Chủ động mở rộng các quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế để tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế – xã hội; chủ động tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và đề xuất với Trung ương các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế – xã hội vùng biên giới theo hướng “Hòa bình, hợp tác, phát triển” .

(6). Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực, bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh, trong đó nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng – an ninh là điều kiện kiên quyết, phát triển kinh tế là trọng tâm; là tỉnh hình mẫu trong xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.\

Tỉnh Lào Cai ưu tiên phát triển

Một (1) trục động lực; Hai (2) cực phát triển; Ba (3) vùng kinh tế; Bốn (4) trụ cột phát triển kinh tế; Năm (5) nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể như sau:

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 05:23 AM, 19/04/2024)


Một (1) trục động lực

Trục kinh tế động lực dọc sông Hồng (theo hướng Bắc – Nam, từ Bát Xát, đến Bảo Hà – Bảo Yên và Tân An – Văn Bàn); trong đó: Phát triển trục đô thị từ thị trấn Bát Xát, thành phố Lào Cai, thị trấn Tằng Loỏng, thị trấn Phố Lu và các đô thị hình thành mới (Trịnh Tường,Võ Lao, Bảo Hà – Tân An); phát triển công nghiệp chế biến sâu khoáng sản, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến sâu nông sản; thu hút đầu tư xây dựng các khu logistics, hạ tầng thương mại phục vụ kinh tế cửa khẩu, các KCN, CCN, phát triển các khu dịch vụ du lịch, du lịch văn hóa – tâm linh và vui chơi giải trí… ; Là trục dọc đóng vai trò “hạt nhân” đối với liên kết không gian phát triển cho Ba hành lang kinh tế (phía Bắc, phía Nam và hàng lang kết nối Đông – Tây của tỉnh), kết nối vùng, liên vùng và cả nước với khu vực Tây Nam – Trung Quốc.

Hai (2) cực phát triển

Cực “Bắc” và Cực “Nam”, trong đó:

(i) Đối với cực phát triển phía Bắc “Cực Bắc”, không gian để phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh đối với cực “Bắc” bao gồm toàn tuyến biên giới phía Bắc của tỉnh Lào Cai, tiếp giáp với Trung Quốc, thuộc địa giới hành chính của các huyện Si Ma Cai, Mường Khương, Thành phố Lào Cai, huyện Bát Xát; một số huyện vùng cao như Bắc Hà, thị xã Sa Pa, một phần địa giới hành chính của huyện Bảo Thắng.

Với Lào Cai, điểm cực “Bắc” được đánh giá là nơi “Quần Sơn – Tụ Thuỷ” với một bên (phía Đông) chạy dọc theo dãy núi con Voi, dọc sông Chảy (Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà, Bảo Yên), một bên (phía Tây) và chính giữa là điểm hợp lưu của Sông Hồng, Sông Nậm Thi và các dòng chảy sông suối nhỏ khác, gắn với trục dọc (trục đồng lực) theo sông Hồng liên liên kết với phía Nam, theo hướng hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và khu vực ASEAN, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương; đồng thời, liên kết và kết nối chặt chẽ với khu vực Tây Nam – Trung Quốc (kết nối qua các cửa khẩu, kết cấu hạ tầng, dịch vụ, Logistich) với vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam với khu vực ASEAN, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Thế giới.

(ii) Đối với cực phát triển phía Nam “Cực Nam”, bố trí không gian cho cực phát triển phía Nam “Cực Nam”, bao gồm toàn các huyện Bảo Yên, Văn Bàn, Bảo Thắng và khu vực phía Nam thành phố Lào Cai, đây là khu vực kết nối phía Nam của tỉnh Lào Cai với các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, khu kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với khu vực ASEAN, quốc tế thông qua hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.

Đây là khu vực có tiểm năng và vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế, xã hội; điểm cuối của hai dãy núi Hoàng Liên Sơn và dãy núi con Voi, tiếp giáp với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng Bắc Bộ theo cả ba hướng (hướng Đông, Tây, Nam), với tài nguyên khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên về nhân văn rất phong phú; mối liên kết, kết nối hạ tầng tương đối hoàn chỉnh với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam – Trung Quốc, đường giao thông kết nối ngang sang các tỉnh phía Đông (Hà Giang, Tuyên Quang), phía Tây (Lai Châu, Điện Biên Sơn La), phía Nam (Yên Bái, Phú Thọ, các tỉnh phía Bắc, Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh), sắp tới là liên kết với quốc tế (cảng hàng không Sa Pa)….

Là những yếu tố rất quan trọng để đưa khu vực phía Nam của tỉnh trở thành cực phát triển phía Nam “Cực Nam” trong quy hoạch tỉnh Lào Cai đến 2030, tầm nhìn đến 2050.

Ba (3) vùng kinh tế

Bao gồm: (i) Vùng thấp (các huyện Văn Bàn, Bảo Yên), (ii) vùng cao (các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, thị xã Sa Pa, phần phía Tây huyện Bát Xát), và (iii) vùng trung tâm (thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng, phần hạ huyện Bát Xát theo dọc sông Hồng), trong đó:

(i) Vùng thấp, về nguyên tắc phân vùng trong quy hoạch là dựa vào các yếu tố, các điểm tương đồng, các yếu tố về tự nhiên, xã hội và vai trò của vùng đối với với định hướng phát triển chung để phân vùng trong phát triển kinh tế, xã hội; vùng thấp bao gồm không gian địa lý của các huyện Bảo Yên, Văn Bàn, toàn bộ địa giới hành chính nằm hai bên của “trục kinh tế động lực” trục dọc sông Hồng theo hai hướng Đông và Tây, đây là vùng có lợi thế trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nông dân; phát triển nông nghiệp gắn với tập trung phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, xây dựng chuỗi giá trị cho các sản phẩm nông lâm nghiệp; phát triển du lịch tâm linh, văn hóa tại các huyện Bảo Yên, Văn Bàn; thu hút đầu tư xây dựng khu logistics, hạ tầng thương mại gắn với trục kinh tế động lực dọc sông Hồng và cảng hàng không Sa Pa, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai; hệ thống đường giao thông kết nối ngang với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc; phát triển và cung cấp nguồn nhân lực, lao động cho các khu, cụm công nghiệp tại Võ Lao, Tân An, Cam Cọn…, nâng cao chất lượng đô thị tại các thị trấn và phát triển các đô thị mới (Vĩnh Yên, Xuân Hòa, Bảo Hà, Khánh Yên, Dương Quỳ…).

(ii) Vùng cao (các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, thị xã Sa Pa, phần phía Tây huyện Bát Xát), đây là vùng với đặc điểm chung đều có là địa hình núi cao, với các điều kiện tự nhiên, các tiểu vùng khí hậu khác nhau, nơi quần cư sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc với nhiều nét bản sắc văn hoá dân tộc phong phú; mỗi nơi, mỗi địa bàn đều có những đặc trưng nổi bật để nhận diện như: Sa Pa – Thành phố trong sương, Bát Xát – Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, Mường Khương – Huyền thoại vùng biên viễn, Bắc Hà – Cao nguyên trắng, Si Ma Cai – Vang vó ngựa biên thuỳ;

Đây là vùng có tiềm năng, lợi thế trong phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc hữu như: Chè, Thảo dược, Chuối, Dứa, cây ăn quả ôn đới, cá nước lạnh…, có tiềm năng, lợi thế lớn trong phát triển các loại hình du lịch (du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khám phá…), với tâm điểm là khu du lịch quốc gia Sa Pa, sắc màu văn hoá của các phiên chợ vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, âm vang của Ý Tý đại ngàn, là cơ sở cho việc triển khai xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách, huy động nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, thực hiện các chính sách an sinh, xã hội, giảm nghèo bền vững, ổn định đời sống nhân dân các dân tộc, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia trong quy hoạch tỉnh Lào Cai.

(iii) Vùng trung tâm (thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng, phần hạ huyện Bát Xát theo dọc sông Hồng) Đây là vùng kinh tế trong tương lai gần sẽ giữa vai trò là “đòn gánh – đòn bảy” cho kinh tế Lào Cai phát triển, với điểm tiếp giáp phía đông là Bắc Hà, Bảo Yên điểm cuối phía Tây là phía Nam thị xã Sa Pa, phía Bắc của huyện Văn Bàn với “hạt nhân” là Khu công nghiệp Tăng Lỏng, Võ Lao, Cam Cọn, thị trấn Phố Lu – Bảo Thắng, Xuân Giao…; với thành phố Lào Cai – Thành phố biên cương, thành phố hoà bình, có vai trò là trung tâm chính trị của tỉnh “đầu tàu” dẫn dắt cả tỉnh trong phát triển kinh tế cửa khẩu, biên mậu, dịch vụ, du lịch, Logicstich…; với Bảo Thắng – Vùng quê hương cách mạng, nơi “giao thoa” của hai cực phát triển Bắc – Nam, trung tâm của cả ba vùng, điểm kết nối với trục kinh tế động lực dọc sông Hồng, nơi “hội tụ” cho phát triển các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến công nghệ cao, trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị thị trường đối với các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp; nơi thu hút nguồn lực đầu tư cả về nguồn lực, nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số… thực hiện chuyển đổi phát triển kinh tế “xanh” của tỉnh Lào Cai.

* Có thể khẳng định quan điểm bố trí không gian phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Lào Cai với Một (1) trục động lực, Hai (2) Cực phát triển, Ba (3) Vùng kinh tế là mối liên kết không gian, địa chính trị, kinh tế hợp lý nhất để Lào Cai “cất cánh” phát triển kinh tế – xã hội đến 2030, tầm nhìn đến 2050 đối với bản quy hoạch.

Bốn trụ cột phát triển kinh tế

Bao gồm: Để thúc đẩy kinh tế Lào Cai tăng trưởng như kỳ vọng, cần tập trung điều hành phát triển (4) bốn trụ cột phát triển kinh tế, bao gồm: (i) Phát triển kinh tế cửa khẩu, (ii) Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, (iii) Phát triển du lịch, (iv) Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Đây là những ngành có phạm vi ảnh hưởng lớn, giải quyết nhiều lao động, là những ngành có nền tảng phát triển dựa trên tiềm năng vốn có của tỉnh, có điều kiện phát triển bền vững và dài hạn, được hoạch định để trở thành những ngành trụ cột của nền kinh tế tỉnh trong thời kỳ 2021-2030. (Chi tiết xem báo cáo tổng hợp)

Năm (5) nhiệm vụ trọng tâm

(1) Một là: Hoàn thiện thể chế, chính sách Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ, có tính dự báo trước, đoán trước được các xu hướng của quốc gia và quốc tế để giải quyết các điểm nghẽn trong phát triển và tạo ra các lợi thế so sánh động của Lào Cai, trọng tâm là:

(i) Các chính sách tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển: Công nghiệp chế biến sâu khoáng sản (đất hiếm, chế biến chất thải gyps, phốt pho đỏ, phân bón giàu lân…), chế biến sâu nông sản (chè, dược liệu, quế…), cơ khí, chế tạo công nghệ cao (dây cáp đồng, cán kéo thép, động cơ, điện tử…); Phát triển nông lâm thủy sản hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị; Xây dựng hạ tầng kinh tế cửa khẩu, KCN, khu du lịch (Sa Pa, Y Tý…), viễn thông, hạ tầng số…;

(ii) Nhóm chính sách huy động các nguồn lực trong tỉnh và bên ngoài tỉnh để xây dựng hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại và kết nối, trọng tâm là hạ tầng giao thông, viễn thông, hạ tầng số, KCN, CCN, Khu kinh tế cửa khẩu, khu du lịch, hạ tầng thương mại hiện đại;

(iii) Nhóm chính sách phát triển nhân lực; phát huy, phát triển văn hóa, con người Lào Cai đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững;

(iv) Nhóm chính sách giảm nghèo bền vững, hỗ trợ phát triển sản xuất các vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số…

(2) Hai là: Phát triển nguồn nhân lực, nguồn lao động

(i) Thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao; Ưu tiên nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cho các ngành mũi nhọn của tỉnh như du lịch, công nghiệp chế biến chế tạo, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;…

(ii) Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích việc hình thành hợp tác công – tư trong giáo dục – đào tạo, đặc biệt là trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị, cung ứng dịch vụ giáo dục chất lượng cao; Phát triển Phân hiệu Đại học Thái Nguyên thành trường Đại học Lào Cai nhằm đáp ứng yêu cầu công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương và khu vực; Đầu tư hệ thống các trường nghề, xây dựng Trường Cao đẳng Lào Cai hướng tới trở thành một trong những trường chất lượng cao của cả nước; Mở rộng liên kết hợp tác, trở thành trung tâm thu hút đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của vùng thông qua việc thành lập các trung tâm nghiên cứu (Trung tâm sáng tạo, khởi nghiệp..) và mở rộng liên kết đào tạo đại học, sau đại học với các trường danh tiếng trong và ngoài nước; Mở rộng các mô hình cơ sở đào tạo tập trung vào các lĩnh vực đang thiếu lao động chất lượng cao, đồng thời tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh để việc đào tạo thực sự gắn với nhu cầu thực tiễn.

(iii) Hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động (TTLĐ) theo hướng đồng bộ, thống nhất, cập nhật, dễ tiếp cận làm cơ sở cho kế hoạch hóa phát triển nguồn nhân lực và tăng cường tương tác giữa người lao động và người sử dụng lao động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.

(iv) Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Rà soát chức năng, nhiệm vụ, bố trí sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị gắn với tinh giản đầu mối quản lý; Xây dựng quy định về cơ chế thu hút, phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ có bản lĩnh, năng lực nổi trội và triển vọng phát triển vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả vượt cấp, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số.

(3). Ba là: hoàn thiện kết cấu hạ tầng, trọng tâm là hạ tầng giao thông và hạ tầng số

(i) Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông, khẩn trương thúc đẩy hợp tác xây dựng tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng để kết nối ga Bắc Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc) – Ga Lào Cai (Việt Nam) – Hà Nội, đảm bảo khai thác hiệu quả hành lang kinh tế từ Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, qua Lào Cai ra biển, đến các các nước ASEAN. Tiếp tục đầu tư các công trình trọng điểm, dự án có tính then chốt của cả nước trên địa bàn tỉnh, vùng TDMNBB và cả nước được triển khai theo kế hoạch (nâng cấp, mở rộng đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, Cảng hàng không Sa Pa, cầu đường bộ qua sông Hồng thuộc khu vực Bát Xát (Việt Nam) – Bá Sái (Trung Quốc); chỉnh trị, nâng cấp đường thuỷ trên sông Hồng, đầu tư các tuyến giao thông kết nối ngang với các tỉnh phía Đông Bắc và Tây Bắc, các tuyến đường tỉnh lộ, liên xã nhằm hoàn thiện việc kết nối toàn bộ hệ thống giao thông đối với các khu vực, vùng trên địa bàn tỉnh.

(ii) Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng các KCN, Khu kinh tế cửa khẩu, khu đô thị, khu du lịch, khu dịch vụ logistics, viễn thông, công nghệ thông tin…. trên địa bàn tỉnh được đầu tư xây dựng, sớm đưa vào khai thác, sử dụng. Quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông vận tải và logistics được quan tâm đầu tư sớm, trong đó tập trung: phát triển hệ thống giao thông thông minh, tập trung vào các hệ thống giao thông đô thị, các đường cao tốc, quốc lộ; chuyển đổi số các hạ tầng logistics (như cảng thủy nội địa, hàng không, đường sắt, kho vận…); phát triển các nền tảng kết nối giữa các chủ hàng, các nhà giao vận và khách hàng để phát triển thành một hệ thống một cửa để cho phép chủ hàng có thể tìm ra phương tiện tối ưu để vận chuyển hàng hóa và các kho bãi chính xác cũng như hỗ trợ việc đóng gói và hỗ trợ đăng ký, hoàn thiện các quá trình xử lý các văn bản hành chính liên quan; chuyển đổi việc quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện kinh doanh vận tải, quản lý người điều khiển phương tiện.

(iii) Đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng thúc đẩy quá trình đô thị hóa nhanh, hiệu quả, có chất lượng cao và bền vững; Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị tỉnh Lào Cai theo Mô hình mạng lưới, xanh, thông minh và bền vững; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt; thích ứng với biến đổi khí hậu; có nền kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản sắc; có vai trò, vị thế xứng đáng trong mạng lưới đô thị của cả nước.

(iv) Đầu tư hạ tầng xã hội khác như: Tập trung đầu tư, hình thành trung tâm tổ chức hội nghị, triển lãm, mua sắm, thể thao, giải trí quy mô lớn, hiện đại tại khu vực động lực du lịch (thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa). Tập trung đầu tư nâng cấp phát triển hệ thống hạ tầng xã hội về văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục (Bảo tàng, nhà hát, nhà thi đấu, sân vận động liên hợp thể thao, nơi đua xe, đua ngựa, cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, cơ sở đào tạo…).

(v) Phát triển hạ tầng thông tin, truyền thông trên cả ba trụ cột là Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số; Đầu tư hạ tầng số để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nền kinh tế “xanh” gắn với chuyển dịch nhanh sang mô hình tăng trưởng dựa chủ yếu vào Khoa học – Công nghệ – Tri thức và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy tăng trưởng xanh, bền vững; xây dựng cơ chế khuyến khích chuyển giao công nghệ cao, công nghệ sạch và thân thiện môi trường vào Lào Cai, thúc đẩy và tạo môi trường phát triển “kinh tế trí thức”, “kinh tế tuần hoàn”, “kinh tế chia sẻ”…

(4). Bốn là: Nông nghiệp nông thôn và ổn định sắp xếp dân cư

(i) Thực hiện sắp xếp dân cư nông thôn theo các chương trình của Trung ương6 và phù hợp quy hoạch xây dựng nông thôn mới, tạo khu dân cư tập trung bảo đảm quy mô thôn, bản theo tiêu chí quy định; Quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí các hộ dân đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở; Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào; Huy động các nguồn lực đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng thiết yếu tại các khu, điểm tái định cư mới, các điểm dân cư hiện có để bố trí sắp xếp ổn định dân cư theo quy hoạch; Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân, thực hiện có hiệu quả các chính sách về phát triển miền núi, vùng đồng bào dân tộc, cư dân biên giới.

(ii) Tiếp tục triển khai các Chương trình MTQG (Xây dựng NTM, Giảm nghèo bền vững, Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số) với cách tiếp cận mới, đi vào chiều sâu, đảm bảo tính bền vững, trọng tâm là lấy thay đổi tư duy, nếp sống của người dân làm mục tiêu, cư dân nông thôn làm chủ thể, cộng đồng thôn, bản là đơn vị để đánh giá; xây dựng các cơ chế, chính sách thúc đẩy xây dựng nông nghiệp, nông thôn, trong đó tập trung vào: công tác giám sát, đánh giá; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; xây dựng NTM ở phạm vi thôn, bản; mô hình bảo vệ môi trường; phát triển du lịch, dịch vụ nông thôn gắn với phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; duy trì, nâng chất kết quả đạt chuẩn theo hướng NTM nâng cao, kiểu mẫu

(iii) Tăng cường đào tạo, tập huấn cho nông dân để trở thành hình mẫu người nông dân thế hệ mới có đủ năng lực, trình độ, kỹ năng sản xuất, ý thức tuân thủ các quy trình, tiêu chuẩn trong sản xuất và giữ gìn chữ tín trong kinh doanh của người nông dân; xây dựng chương trình đào tạo, tuyển dụng và thu hút tài năng về lập nghiệp ở nông thôn ở cả khu vực công và khu vực tư; tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện các chương trình MTQG xây dựng nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nền nông nghiệp có năng lực cạnh tranh quốc tế, có giá trị gia tăng cao, phát triển bền vững theo hướng hiện đại.

(iv) Về chính sách dân tộc: Tập trung nguồn lực phát triển sản xuất, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo bền vững vùng dân tộc và miền núi (DTTS), trọng tâm là: Tập trung phát triển các ngành kinh tế có lợi thế ở từng địa phương; hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm; Triển khai các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất; Tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào, trọng tâm là xây dựng cơ chế ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế đến đầu tư phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc, trọng tâm là nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú; ban hành chính sách riêng đối với học sinh nội trú tại các trường phổ thông vùng dân tộc thiểu số, miền núi.

(v) Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội vùng, trong tâm là đảm bảo cho mọi người được tiếp cận thuận lợi với các dịch vụ khám, chữa bệnh có chất lượng ngay tại tuyến cơ sở; xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở vùng dân tộc thiểu số gắn với di tích lịch sử ở từng vùng, địa phương; Nâng cao tính chủ động, tự lực của đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững, trọng tâm là đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức của người dân, khơi dậy ý chí, phát huy tinh thần tự giác, tự thân, tự lực, tự cường của người nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững gắn với phát triển cộng đồng

(vi) Đổi mới cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc để chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn sang làm các ngành, nghề: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ; Xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho người dân tộc, đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc; Có chính sách hiệu quả để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc.

(5). Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá con người Lào Cai

(i) Xây dựng văn hóa, con người Lào Cai phát triển toàn diện, bền vững, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân; thu hẹp dần khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng thấp và vùng cao. Nâng cao dân trí, chăm lo xây dựng con người Lào Cai có nhân cách, lối sống tốt đẹp với các đặc tính cơ bản của người Việt Nam, mang đặc trưng vùng đất biên cương của Tổ quốc: “Đoàn kết – Yêu nước – Kỷ cương – Văn minh – Hiếu khách”; xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân, văn hóa trong chính trị, kinh tế. Hướng các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học vào việc xây dựng con người Lào Cai có thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, có nhân cách, lối sống đẹp, hiểu biết và tự hào về văn hóa, truyền thống lịch sử địa phương; khơi dậy niềm tin và khát vọng vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển Lào Cai trở thành tỉnh khá của cả nước.

(ii) Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để xây dựng con người, nhất là thế hệ trẻ phát triển toàn diện về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, thể chất, năng lực sáng tạo, trách nhiệm xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, “tương thân tương ái”; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước. Chú trọng yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế; đẩy mạnh xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp; tạo điều kiện môi trường để có đội ngũ doanh nhân giỏi, kinh doanh đúng pháp luật, có trách nhiệm cho cộng đồng, xã hội. Xây dựng môi trường văn hóa kinh doanh lành mạnh, hội nhập. Động viên, có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng và phát triển các thương hiệu sản phẩm có uy tín, chất lượng, mang đặc trưng văn hóa, con người Lào Cai.

(iii) Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; phát huy giá trị tốt đẹp trong văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo; Từng bước tạo dựng, hình thành sản phẩm văn hóa đặc trưng Lào Cai; phát triển công nghiệp văn hóa đi đối với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa; Tập trung nguồn lực đầu tư cho các lĩnh vực hoạt động văn hóa; củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ; Nâng cao hiệu lực và tăng cường sự quản lý của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Lào Cai; Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa; hợp tác và quảng bá bản sắc văn hóa, con người Lào Cai.

Hồ sơ quy hoạch tỉnh Lào Cai (Tài liệu, Bản đồ)

Quyết định 316/QĐ-TTg ngày 29/03/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2050

Báo cáo thuyết minh quy hoạch tỉnh Lào Cai

Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

Bản đồ vị trí tỉnh Lào Cai

Bản đồ hiện trạng HTKT KCN CCN DL TMDV NLTS

Bản đồ hiện trạng đô thị

Bản đồ hiện trạng GT

Bản đồ hiện trạng BVMT

Bản đồ phương án HTKT KCN CCN DL TMDV NLTS

Bản đồ phương án đô thị

Bản đồ phương án GT

Bản đồ phương án BVMT

Bản đồ phương án TCKG PVCN 

Tổng hợp bởi Duan24h.net

4.8/5 - (6 bình chọn)

Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcBản đồ thế giới năm 2024 (World map, 世界地图)
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch, kế hoạch huyện An Dương (TP Hải Phòng)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây