Bản đồ quy hoạch, kế hoạch Thành phố Long Xuyên (An Giang)

147
Bản đồ quy hoạch, kế hoạch Thành phố Long Xuyên (An Giang)
Bản đồ quy hoạch, kế hoạch Thành phố Long Xuyên (An Giang)

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Long Xuyên (An Giang) giai đoạn năm 2021 –  2030 cập nhật  04/2024  bao gồm các công trình dân dụng, cơ quan, công nghiệp, hạ tầng giao thông, giáo dục, dự án khu dân cư đô thị.

Hành chính và vị trí địa lý

Thành phố Long Xuyên nằm ở vị trí chiến lược, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 185 km về phía tây nam, và cách Thành phố Cần Thơ khoảng 60 km về phía tây bắc. Ngoài ra, nó cách thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia khoảng 204 km. Thành phố này tọa lạc bên bờ sông Hậu và giáp với các địa phận như sau:

Với tổng diện tích là 114,96 km², Thành phố Long Xuyên có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 11 phường: Bình Đức, Bình Khánh, Đông Xuyên, Mỹ Bình, Mỹ Hòa, Mỹ Long, Mỹ Phước, Mỹ Quý, Mỹ Thạnh, Mỹ Thới, Mỹ Xuyên và 2 xã: Mỹ Hòa Hưng, Mỹ Khánh

Thành phố Long Xuyên, nằm ở địa phận tỉnh An Giang, là một đô thị loại I với vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, và là thủ phủ của tỉnh. Vị trí địa lý đặc biệt của Long Xuyên đã đặt nó vào vị trí quan trọng trong cả vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả cả nước.

Với dân số đứng thứ hai trong vùng ĐBSCL, Long Xuyên chỉ xếp sau TP. Cần Thơ. Thành phố này đang phát triển mạnh mẽ và hiện là đô thị có tỷ trọng thương mại dịch vụ cao nhất trong hệ thống 12 đô thị tỉnh lỵ của ĐBSCL, với hơn 80% nền kinh tế dựa vào ngành thương mại và dịch vụ.

Long Xuyên có vị trí chiến lược trong vùng, nằm ở sự giao thoa giữa hai khu vực đô thị trung tâm và tứ giác Long Xuyên. Ngoài ra, nó cũng nằm trên các tuyến giao thông quan trọng của ĐBSCL, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối trong và ngoài vùng cũng như với các điểm quốc tế. Thành phố Long Xuyên chính là một tâm điểm quan trọng trong sự phát triển của vùng ĐBSCL và đóng góp quan trọng cho sự thịnh vượng của cả quốc gia.

Phân vùng kiến trúc, cảnh quan TP Long Xuyên

Phân vùng kiến trúc

* Vùng đô thị hiện hữu:

– Tập trung chủ yếu ở trung tâm đô thị lịch sử tại khu vực các phường Mỹ Bình, Mỹ Long, Mỹ Xuyên và phát triển tuyến tính dọc theo một số trục giao thông thủy, bộ chính như: QL91, ĐT.943, rạch Long Xuyên.

– Cải tạo, tăng tầng cao công trình tại một số vị trí thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; chỉnh trang mỹ quan đô thị; tăng cường kết nối các khu vực đô thị hiện hữu với sông Hậu, rạch Long Xuyên và các kênh rạch khác trong đô thị.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 05:57 PM, 27/04/2024)


* Vùng phát triển đô thị mới:

– Từ khu vực đô thị hiện hữu lên phía Bắc và xuống phía Nam (dọc theo trục QL.91) và phát triển về phía Tây tới đường tránh QL.91, đặc biệt là dọc theo trục Nguyễn Văn Linh đến đường vành đai ngoài.

– Phát triển với mật độ xây dựng trung bình tại các vị trí gần trung tâm hiện hữu, giảm dần mật độ khi tiếp cận gần các diện tích đất nông nghiệp để đảm bảo sự chuyển tiếp hài hòa về mặt cảnh quan. Tại các khu vực tiếp giáp với đất nông nghiệp phát triển các khu đô thị thích ứng với điều kiện ngập lụt.

* Vùng phát triển công nghiệp:

– Tập trung chủ yếu ở KCN Vàm Cống nằm phía Nam thành phố và một vài CCN rải rác (như CCN Bình Đức ở phía Bắc và CCN Tây Huề ở phía Tây).

– Phát triển mô hình “cluster” công nghiệp kết hợp các cơ sở sản xuất công nghiệp cùng lĩnh vực; chú trọng đến chất lượng không gian kiến trúc cảnh quan.

* Vùng phát triển du lịch:

– Tập trung tại khu vực phía Nam cù lao Mỹ Hòa Hưng và cồn Phó Ba.

– Phát huy giá trị du lịch văn hóa, lịch sử; bảo tồn cảnh quan tự nhiên ven sông Hậu và duy trì sản xuất nông nghiệp với các sản phẩm thế mạnh (xoài Cát Chu) để phát triển du lịch trải nghiệm sinh thái sông nước và nông nghiệp.

* Vùng kiến trúc nông thôn:

– Các làng xóm hiện hữu trong các không gian sản xuất nông nghiệp ở phía Tây thành phố và xã Mỹ Hòa Hưng.

– Nâng cao chất lượng môi trường sống cho các cộng đồng dân cư; bổ sung, hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội và hạ thầng kỹ thuật.

Phân vùng cảnh quan

* Vùng cảnh quan đô thị:

Tập trung chủ yếu ở các khu vực từ sông Hậu ra đến đường tránh QL91 và phát triển về phía Tây dọc theo trục Nguyễn Văn Linh và ĐT.943. Chỉnh trang chất lượng cảnh quan đô thị thông qua việc kiểm soát tốt hơn các hoạt động xây dựng, tăng cường cây xanh trên các tuyến phố, phát triển hệ thống không gian xanh đô thị như các công viên, vườn hoa và đặc biệt là các dải cây xanh dọc theo các kênh rạch…

* Vùng cảnh quan nông nghiệp: Bao gồm vành đai nông nghiệp ở phía Tây thành phố và xã Mỹ Hòa Hưng. Duy trì sản xuất nông nghiệp với các sản phẩm thế mạnh của điạ phương, gìn giữ các không gian cảnh quan nông nghiệp để phát triển du lịch trải nghiệm sinh thái nông nghiệp tại địa phương.

* Vùng cảnh quan sông nước:

– Các không gian dọc sông Hậu và hệ thống kênh rạch trên toàn bộ diện tích của thành phố.

– Bảo vệ và phát huy giá trị các không gian cảnh quan sông nước, kênh rạch trong quá trình phát triển đô thị tại thành phố Long Xuyên.

Bản đồ ĐCQHSDĐ Long Xuyên 2030 (13,8 MB)

(Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Long Xuyên (An Giang) năm 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050.)

5/5 - (1 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcPam yêu ơi là ai? Những điều chưa biết về Pamela Hải Đường
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch, kế hoạch huyện Lắk (Đắk Lắk)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây