Mục lục

    Quy hoạch đô thị tỉnh Hòa Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm TP Hòa Bình và 9 huyện : Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy.

    Định hướng phát triển đô thị tỉnh Hòa Bình

    Đến năm 2030

    Đối với 11 đô thị hiện hữu:

    + Đô thị thành phố Hoà Bình, đến năm 2025 đạt tiêu chí đô thị loại II.


    + Đô thị Lương Sơn, đến năm 2025 đạt tiêu chí đô thị loại IV; đến năm 2030 dự kiến cả huyện Lương Sơn sẽ lên thị xã, đạt tiêu chí đô thị loại IV.

    + Đô thị Mai Châu mở rộng lên thành thị xã, đạt tiêu chí đô thị loại IV.


    + Đô thị Mãn Đức, Bo, Chi Nê đạt tiêu chí đô thị loại IV.

    + Với 5 đô thị loại V hiện hữu là: đô thị Đà Bắc, đô thị Cao Phong, đô thị Vụ Bản, đô thị Ba Hàng Đồi, đô thị Hàng Trạm tiếp tục củng cố và hoàn thiện hạ tầng của đô thị loại V để tiếp tục phát triển nâng loại đô thị.

    Các đô thị phát triển mới:

    + Đô thị Chợ Bến thuộc huyện Lương Sơn nâng lên đô thị loại V

    + Đô thị Dũng Phong thuộc huyện Cao Phong nâng loại lên đô thị loại V

    + Đô thị Phong Phú huyện Tân Lạc đến năm 2025 lên đô thị loại V và 2030 tiếp tục củng cố các chỉ tiêu về đô thị loại V

    + Đô thị Nhân Nghĩa và đô thị Ân Nghĩa huyện Lạc Sơn lên đô thị loại V

    Tầm nhìn đến năm 2050

    Đối với 16 đô thị phát triển đến năm 2030:

    + Tiếp tục xây dựng củng cố chỉ tiêu của các đô thị: thành phố Hoà Bình, thị xã Lương Sơn, Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Dũng Phong, Phong Phú, Vụ Bản, Nhân Nghĩa, Ân Nghĩa, Ba Hàng Đồi, Hàng Trạm, Bo, Chi Nê.

    + Đô thị Mãn Đức, đạt tiêu chí đô thị loại III

    Các đô thị phát triển mới:

    + Đô thị Mường Chiềng, Yên Hòa, Tiền Phong của huyện Đà Bắc đạt tiêu chí đô thị loại V.

    + Đô thị Bãi Chạo, Bãi Xe. huyện Kim Bôi đạt tiêu chí đô thị loại V.

    + Đô thị Vân Sơn, Suối Hoa huyện Tân Lạc đạt tiêu chí đô thị loại V.

    + Đô thị Thống nhất huyện Lạc Thuỷ đạt tiêu chí đô thị loại V.

    Quy hoạch xây dựng đô thị và vùng huyện tỉnh Hòa Bình

    Thành phố Hòa Bình

    Phạm vi, tính chất

    – Giai đoạn 2020-2030 dự kiến đến 2025 trở thành đô thị loại II, phát triển hệ thống hạ tầng (tuyến đường chính đô thị, nhà ga, bến xe, bến thủy nội địa,…) và hệ thống hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện, nhà văn hóa,…) tại các phường nội thị và các xã dự kiến nâng cấp thành phường nhằm hoàn thiện các tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng, kiến trúc cảnh quan của đô thị.

    – Trong tầm nhìn sau 25 năm tới xây dựng Thành phố Hòa Bình với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, tiên tiến và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo tiền đề xây dựng Thành phố thật sự trở thành thành phố hiện đại, văn minh, ngày càng khẳng định là cực tăng trưởng, là trung tâm kinh tế, chính trị, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp phát triển tỉnh Hòa Bình và vùng Tây Bắc. Trên cơ sở những quan điểm phát triển thành phố Hòa Bình trong tương lai.

    Với tầm nhìn chiến lược trong 10-25 năm tới, thành phố Hòa Bình sẽ có các tính chất chủ yếu sau:

    + Là trung tâm chính trị – kinh tế, văn hoá – xã hội và khoa học – kỹ thuật của tỉnh Hòa Bình

    + Là một trong những đô thị trung tâm vùng Thủ đô Hà Nội; là đầu mối giao thông, giao lưu giữa vùng Thủ đô Hà Nội và vùng Tây Bắc

    + Là đô thị sinh thái, mang đậm bản sắc văn hoá, lịch sử, dân tộc vùng Tây Bắc

    + Có vị trí quốc phòng an ninh quan trọng phía tây Vùng thủ đô

    Quy mô dân số và đất đai

    – Đất đai: Thành phố có diện tích tự nhiên là 34.864,62 ha.

    – Dân số:Hiện trạng: 137.091 người; Năm 2025: khoảng 149.220 người; Năm 2030: khoảng 162.422 người

    Định hướng phát triển nội thị

    Tập trung phát triển đô thị theo trục ngang ven tuyến quốc lộ 6 và trục dọc theo tuyến đường tỉnh 446 và đô thị dọc hai bên sông Đà. Hiện tại thành phố Hòa Bình đang là đô thị loại III.

    Theo định hướng của tỉnh Hòa Bình, đến năm 2025 sẽ đạt tiêu chí để có thể phát triển lên đô thị loại II của tỉnh. Chính vì vậy, trong tầm nhìn phát triển của thành phố, phải tính đến các tiêu chí phát triển phù hợp với yêu cầu của đô thị loại II và định hướng chuẩn bị các yếu tố cần thiết để phát triển lên cấp đô thị cao hơn. Phát triển thành phố trở thành đô thị thị sinh thái, mang đậm bản sắc văn hóa, dân tộc vùng Tây Bắc.

    Định hướng phát triển theo trục kết nối

    – Trục dọc:

    + Trục đô thị phát triển hai bên sông Đà: Hình thành đô thị cao cấp, hiện đại; gìn giữ và bảo tồn các nét dân tộc truyền thống gắn với cảnh quan hai bên bờ sông Đà; phát triển thương mại dịch vụ.

    + Đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình: quy hoạch khu cụm công nghiệp và khu du lịch sinh thái, các cơ sở thương mại dịch vụ.

    – Trục kết nối ngang:

    +Trục đô thị Kỳ Sơn đi Ba Vì: phát triển kinh tế tổng hợp với nền công nghiệp công nghệ cao xoay quanh các đô thị hạt nhân cấp tỉnh, cấp khu vực, các đô thị đặc thù.

    + Trục Mông Hóa – Kim Bôi – Đà Bắc: nằm trong dự án liên kết vùng Hòa Bình – Hà Nội, phát triển đô thị khai thác lợi thế thiên nhiên đặc thù.

    + Trục Tp Hòa Binh – Độc Lập – Đu Sáng: hình thành một trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao.

    Hạ tầng giao thông

    Xây dựng cao tốc CT.03 Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên. Hướng tuyến đi theo đường Đại lộ Thăng Long (Cao tốc Láng Hòa Lạc), Hòa Lạc – Hòa Bình hiện tại. Từ điểm cuối đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình tại khu vực xã Kỳ Sơn, TP. Hòa Bình tỉnh Hòa Bình tuyến vượt sông Đà đi về phía Bắc của TP. Hòa Bình, hồ Hòa Bình rồi cắt sông Đà lần 2 đi sang địa phận huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

    Quy mô kỹ thuật đạt tiêu chuẩn đường cao, mở rộng 10 làn xe trong đó 6 làn cao tốc (có dự trữ quỹ đất hai bên đường để xây dựng hệ thống đường bên quy mô 4 làn xe – mỗi bên 02 làn và xây dựng đường sắt liên vùng trong tương lai), với tổng chiều rộng nền đường hoàn thiện khoảng từ 80m – 110m.

    Xây dựng tuyến đường liên kết vùng Kim Bôi – TP Hòa Bình – Đà Bắc (Đoạn Kim Bôi -TP Hòa Bình trung với ĐT448B).

    Với lợi thế có dòng sông Đà chảy qua thành phố cần xây dựng kéo dài QL70B thêm khoảng 1,5Km trên cơ sở đi trùng với đường Trương Hán Siêu, thành phố Hòa Bình khoảng 1Km, vượt sông Đà thông qua cầu Hòa Bình 4 (dài khoảng 500m) giao nhau với QL.6.

    Và cải tạo mở rộng ĐT 445 kéo dài đến cầu Hòa Bình 4 là hai trục giao thông kết hợp với tổ chức cảnh quan ven sông. Đối với lòng sông Đà đoạn từ cầu Hòa Bình 2 xuôi về Phú Thọ cải tạo cảnh quan 2 bên sông, tiến hành nạo vét lòng sông từ đó phát triển các dịch vụ vận chuyển hành khách và thương mại, dịch vụ kinh doanh ăn uống, thưởng ngoạn.

    Thị xã Lương Sơn

    Phạm vi, tính chất

    Giai đoạn 2020-2030: Phấn đấu đến năm 2030, đô thị Lương Sơn, dự kiến sẽ lên thị xã và vẫn giữ nguyên là đô thị loại IV; Tầm nhìn đến năm 2050 đô thị Lương Sơn xác nhập thêm đô thị Chợ Bến và cả huyện lên thị xã hoàn thiện tiêu chí cả huyện là đô thị loại IV.

    Xây dựng huyện Lương Sơn phát triển toàn diện, bền vững, phát huy vai trò là vùng động lực kinh tế của tỉnh Hòa Bình. Phấn đấu đến năm 2025, huyện Lương Sơn cơ bản đạt tiêu chí đơn vị hành chính cấp thị xã, trong đó có 6 đơn vị hành chính cấp phường, trong đó có 8 đơn vị hành chính cấp phường và 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

    Có vị trí thuận lợi giáp ranh với Thủ đô Hà Nội và có kết nối tốt với thủ đô và các tỉnh lân cận, đóng vai trò cửa ngõ giữa Hà Nội và các huyện còn lại, là hạt nhân vùng động lực kinh tế của tỉnh.

    Có quỹ đất để phát triển công nghiệp tập trung. Có địa hình đồi núi trùng điệp, nguồn tài nguyên nước dồi dào, có sông Bùi, sông Cầu Đường chảy qua là điều kiện thuận lợi cho phát triển các dự án Đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, dự án sân golf.

    Cách thủ đô Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây và cách thành phố Hòa Bình khoảng 30 km về phía Đông. Lương Sơn là đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội giữa miền núi Tây bắc với vùng đồng bằng sông Hồng (cũng như Thủ đô Hà Nội); liền kề với khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu đô thị Phú Cát, Miếu Môn, Đại học Quốc gia, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.

    Là trung tâm của một trong 03 huyện trọng điểm của tỉnh Hòa Bình. Trung tâm động lực phía Đông Bắc tỉnh Hòa Bình. Thị trấn Lương Sơn nằm giáp 02 đô thị vệ tinh (Quốc Oai và Thạch Thất của Hà Nội).

    Quy mô dân số và đất đai

    – Đất đai: có diện tích tự nhiên là 36.446,72 ha

    – Dân số: Hiện trạng: 100.429 người; Năm 2025: khoảng 118.187 người; Năm 2030: khoảng 139.086 người

    Định hướng phát triển nội thị

    Phát triển hệ thống các điểm dân cư nông thôn tập trung gắn với lợi thế sản xuất nông, lâm nghiệp tại các xã trên địa bàn các huyện.

    Đề xuất phát triển vùng cảnh quan tự nhiên kết hợp với hệ thống không gian mở lớn cần khoanh vùng kiểm soát. Phát triển dân cư huyện Lương Sơn theo hướng hạn chế phát triển bám dọc các tuyến đường giao thông đối ngoại và lan tỏa vào các khu vực cảnh quan cần bảo vệ.

    Xây dựng huyện Lương Sơn trở thành vùng động lực kinh tế của tỉnh Hòa Bình. Phát huy dựa trên thế mạnh là huyện có vị trí rất gần với Thủ đô Hà Nội, phát triển bất động sản nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái.

    Định hướng phát triển theo trục kết nối

    Do địa hình khu vực chủ yếu là đồi núi và được chia cắt bởi sông Bùi nên không gian tổng thể của đô thị được phân thành 3 khu vực không gian chính:

    (1) Không gian phía Bắc sông Bùi;

    (2) không gian cảnh quan ven sông Bùi;

    (3) không gian phía nam sông Bùi.

    Trong đó không gian cảnh quan hai bên sông Bùi là không gian trung tâm.

    – Định hướng tổ chức các khu chức năng:

    + Trung tâm hành chính tổng hợp. Toàn bộ các trụ sở cơ quan hành chính hiện nay sẽ được di dời vào khu hành chính mới, các công trình hiện trạng sẽ chuyển thành cơ quan hành chính cấp phường của thị xã tương lai.

    +Trung tâm thể dục thể thao huyện (thị xã tương lai) bố trí phía nam QL6.

    +Trung tâm văn hóa với các trung tâm thể dục thể thao và không gian quảng trường cây xanh kết nối tạo nên một quần thể không gian tiện nghi cao, có tính liên kết chặt chẽ, thuận lợi cho các hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí của người dân.

    + Trung tâm giáo dục, đào tạo và y tế.

    + Các khu trung tâm thương mại, dịch vụ bố trí vị trí thuận lợi về giao thương như giáp tuyến QL6, các trục chính đô thị, các tuyến chính liên khu vực, trong trung tâm các xã (phường sau này), nhằm khai thác tối đa năng lực liên kết với các khu vực xung quanh của tuyến này và phù hợp với thực trạng phát triển hiện nay của khu vực; tạo động lực cho việc mở rộng một phần quy mô nội thị lên phía Bắc nói riêng và toàn đô thị nói chung.

    + Các khu công nghiệp, TTCN và khai thác vật liệu xây dựng sẽ dần di chuyển. Sau năm 2035, ngừng hoạt động các mỏ khai thác đá và xây dựng các dự án cải tạo, phục hồi môi trường cho khu vực này.

    Hạ tầng giao thông

    Mở rộng đường Quốc lộ 6 và có mặt cắt tối thiểu 36 mét; Đường kết nối với tỉnh và các huyện có mặt cắt tối thiểu 27 mét; đường kết nối giữa các xã trong huyện có mặt cắt tối thiểu 22 mét; Đường liên thôn có mặt cắt tối thiểu 12 mét.

    Quy hoạch mở mới hệ thống giao thông để đáp ứng kết nối giao thông thuận lợi giữa các vùng trong huyện, đáp ứng tiêu trí hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế xã hội các vùng được thuận lợi, hạn chế tối đa chênh lệch thu nhập giữa các vùng trong huyện.

    Mở rộng các tuyến đường kết nối thị trấn Lương Sơn – Xuân Mai, Hà Nội (đường tránh thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội); Đường từ Quốc lộ 6 đến KCN Nhuận Trạch huyện Lương Sơn; Đường nối từ đường Tôn Thất Tùng, qua đường Võ Thị Sáu đi đường Đồng Khởi; Cứng hóa các tuyến đường giao thông nông thôn.

    Huyện Cao Phong

    Định hướng quy hoạch không gian huyện Cao Phong

    – Đất đai: 25.568,37 ha

    – Dân số: Hiện trạng: 45.824 người; Năm 2025: khoảng 49.074 người Năm 2030: khoảng 52.555 người.

    Phạm vi bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính. Định hướng đến năm 2030 bao gồm đơn vị hành chính trực thuộc, được giới hạn như sau:

    • Phía Đông giáp huyện Kim Bôi;
    • Phía Tây giáp huyện Tân Lạc;
    • Phía Nam giáp huyện Tân Lạc và huyện Lạc Sơn;
    • Phía Bắc giáp huyện Đà Bắc (ranh giới là hồ Hòa Bình, sông Đà) và thành phố Hòa Bình.

    Tính chất

    + Có tiềm năng về đất và các điều kiện tự nhiên khác phát triển nền nông nghiệp và lâm nghiệp đa dạng.

    + Có tiềm năng phát triển du lịch, tài nguyên du lịch phong phú về văn hóa, tâm linh, cảnh quan đa dạng.

    + Là vùng nguyên liệu tiềm năng cho chế biến lâm sản.

    Mục tiêu phát triển :

    + Phát triển dịch vụ du lịch gắn với hồ Hòa Bình ở phía Bắc và một số khu vực có tiềm năng Du lịch sinh thái, du lịch lịch sử văn hóa gắn với du lịch cộng đồng (Bình Thanh, Thung Nai, Hợp Phong, Thạch Yên,…).

    + Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chuyên canh, lâm nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp phù hợp như chế biến nông, lâm sản, dệt may, sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử,…”

    + Hệ thống các điểm dân cư nông thôn tập trung gắn với lợi thế sản xuất nông, lâm nghiệp tại các xã trên địa bàn các huyện. Phát triển nhà ở xã hội gắn với các khu đô thị và các cụm công nghiệp tại các xã, thị trấn để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho nhân dân và người lao động tại các cụm công nghiệp trên địa bàn.

    + Phát huy lợi thế về đất đai, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, chú trọng phát triển các ngành, lĩnh vực có lợi thế so sánh để sớm đưa kinh tế huyện Cao Phong phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

    Định hướng phát triển các đô thị trong huyện

    Phát triển đô thị Cao Phong theo nâng cao chất lượng của đô thị loại V. Đô thị mang tính chất trung tâm hành chính – văn hóa của huyện (bao gồm cả diện tích dự kiến mở rộng theo đơn vị hành chính mới).

    Quy mô mở rộng đô thị: khoảng 1.4238ha Đô thị nằm trên tuyến QL6, cách TP. Hòa Bình khoảng 15km có khả năng là vệ tinh phát triển của thành phố cũng như nhận sự phát triển lan tỏa của thành phố trung tâm tỉnh.

    Dự kiến hình thành thêm đô thị Dũng Phong (đô thị loại V vào năm 2030) – trên địa bàn xã Dũng Phong và 341ha khu vực lân cận.

    Hạ tầng giao thông

    Hạ tầng giao thông: Xây dựng tuyến tránh Dốc Cun hỗ trợ giảm tải cho QL6 đoạn qua đô thị Cao Phong. Khi tuyến đường được đầu tư huyện Cao Phong sẽ tập trung phát triển ra phía đông của huyện; tạo quỹ đất dọc tuyến đường để phát triển dân cư và phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ.

    Xây dựng tuyến đường tỉnh 444 nối với đường 12B thuộc địa phận xã Đông Lai, huyện Tân Lạc để phát triển các xã nằm trên trục đường. Đầu tư tuyến đường tỉnh 444 nối với huyện Cao Phong với huyện Lạc Sơn tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội cho các xã khó khăn của huyện Cao Phong.

    Hoàn thiện các tuyến Bắc Phong-Thung Nai; và các tuyến kết nối giữa vùng Thạch Yên với vùng trung tâm huyện qua đô thị Dũng Phong sau khi được công nhận.

    Bến xe: Xây dựng mới các bến xe Dũng Phong; Phía Nam thị trấn Cao Phong (sân vận động cũ); Bến xe cảng Thung Nai; Bến xe Thạch Yên;…

    Huyện Kim Bôi

    – Đất đai: 55.128,40 ha

    – Dân số: Hiện trạng: 120.138 người; Năm 2025: khoảng 128.914 người; Năm 2030: khoảng 138.330 người

    – Phạm vi :Toàn huyện có 17 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 16 xã và một thị trấn: Thị trấn Bo. Có đường ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:

    • Phía Bắc giáp huyện Lương Sơn.
    • Phía Nam giáp huyện Lạc Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy.
    • Phía Đông giáp huyện Lương Sơn và huyện Lạc Thủy.
    • Phía Tây và Nam giáp huyện Cao Phong và thành phố Hòa Bình.

    Tính chất

    + Có các điểm suối khoáng nóng là tài nguyên du lịch đặc sắc của tỉnh Hòa Bình.

    + Là khu vực phát triển du lịch sinh thái dựa trên các giá trị sinh thái tự nhiên hiện hữu.

    + Nhiều khu rừng cây gỗ lớn có thể kết hợp du lịch sinh thái và nông nghiệp công nghệ cao.

    Mục tiêu phát triển

    + Huyện Kim Bôi thuộc tiểu vùng 2 nằm tại phía Đông và Nam của tỉnh Hòa Bình. Đây là tiểu vùng phát triển công nghiệp – du lịch – thương mại – nông – lâm nghiệp của tỉnh, kết nối thuận tiện với hành lang kinh tế Quốc gia quan trọng như đường Hồ Chí Minh, QL21 và tiếp giáp với Hà Nội, Hà Nam, Thanh Hóa, Ninh Bình.

    + Dựa trên thế mạnh phát triển dịch vụ du lịch gắn với nguồn tài nguyên khoáng nóng, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chuyên canh, lâm nghiệp. Phát triển với nhiều loại hình du lịch như: du lịch sinh thái trải nghiệm, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, du lịch gắn kết cộng đồng.

    Đầu tư mở rộng 01 di tích quốc gia và tu bổ tôn tạo 05 di tích cấp tỉnh. Hệ thống các điểm dân cư nông thôn tập trung gắn với lợi thế sản xuất nông, lâm nghiệp tại các xã trên địa bàn các huyện. Đề xuất vùng cảnh quan tự nhiên kết hợp với hệ thống không gian mở lớn cần khoanh vùng kiểm soát.

    Động lực phát triển

    + Phát huy lợi thế vùng nông thôn được bảo vệ theo cấu trúc hiện hữu, phát triển gắn với chuyển đổi phương thức sản xuất, gắn với sản xuất hàng hóa chất lượng cao, được hỗ trợ bởi hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, hệ thống hạ tầng xã hội phát triển gắn với bảo tồn các thiết chế văn hóa hiện hữu.

    + Phát triển đô thị – nông thôn theo hướng thích ứng với đặc điểm điều kiện tự nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu, tai biến môi trường, đảm bảo an toàn cho người dân.

    + Phát triển dân cư theo hướng hạn chế phát triển bám dọc các tuyến đường giao thông đối ngoại và lan tỏa vào các khu vực cảnh quan cần bảo vệ, khống chế phát triển dân cư tại các khu vực ngập lụt và khu vực thuộc hành lang thoát lũ.

    Định hướng phát triển trọng tâm của huyện

    + Là mô hình phát triển trên cơ sở bốn vùng phát triển (vùng phía Bắc gần TP Hòa Bình phát triển cụm công cộng sạch, trang trại; Vùng trung tâm phát triển đô thị – dịch vụ – du lịch gắn với khoáng nóng; Vùng phía Đông phát triển lâm nghiệp và du lịch dưới tán rừng và vùng phát triển phía Nam phát triển nông nghiệp công nghệ cao và du lịch sinh thái), các vùng có tính chất lan tỏa hỗ trợ cho các vùng chức năng khác.

    + Là mô hình trong đó làm rõ trọng điểm phát triển, gắn kết các khu chức năng, có khả năng độc lập ở từng địa điểm (mỗi vùng đều có một khu trung tâm hạt nhân). Các vùng có tính đặc trưng riêng.

    + Xác định các trục phát triển chính và các trục liên kết dựa trên yếu tố địa hình đồng thời liên kết bằng các hệ thống giao thông chính.

    + Định hướng ưu tiên phân bố không gian phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, không gian sản xuất nông nghiệp, dịch vụ tập trung.+ Phát triển thị trấn Bo trở thành đô thị mang tính chất trung tâm hành chính – văn hóa của huyện.Phát triển các khu dân cư mới, khép kín các khu dân cư cũ theo Quy hoạch xây dựng thị trấn.

    + Xây dựng các công trình hạ tầng như văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao… để phục vụ nhu cầu của người dân hiện tại và trong tương lai

    Hạ tầng giao thông

    Xây dựng tuyến đường tỉnh 448B (tuyến liên kết vùng với TP Hòa Bình). Duy tu, sửa chữa, nâng cấp một số tuyến đường trên địa bàn huyện: Nâng cấp đường Nuông Dăm xã Mỵ Hòa đi xã Hưng Thi huyện Lạc Thủy theo cấp quy hoạch giao thông của tỉnh;

    Nâng cấp đường tuyến C: Ngã ba thị trấn Bo đi ngã Ba Xưa huyện Lạc Sơn theo cấp quy hoạch giao thông của tỉnh; Nâng cấp các tuyến đường CT229, đường tỉnh trên địa bàn huyện theo cấp quy hoạch giao thông của tỉnh;

    Sữa chữa, nâng cấp khoảng 42,14 km đường huyện quản lý đạt tối thiểu cấp IV miền núi. Sữa chữa, nâng cấp khoảng 38,5 km đường nội thị đạt tối thiểu cấp IV miền núi.

    Sữa chữa, nâng cấp khoảng 45,3 km đường xã, liên xã đạt cấp A-GTNT; mở mới 25 km đường đạt tối thiểu cấp B-GTNT. Sữa chữa, nâng cấp khoảng 128,3 km đường trục thôn, liên thôn đạt tối thiểu cấp B-GTNT.

    Sữa chữa, nâng cấp khoảng 143,77 km đường ngõ xóm đạt tối thiểu cấp B-GTNT. Sữa chữa, nâng cấp khoảng 130,33 km đường nội đồng đạt cấp B-GTNT; mở mới 52,13 km đường đạt tối thiểu cấp B-GTNT.

    Đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông có tính chất đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội của huyện, cụ thể như sau: Mở mới tuyến đường dọc Sông Bôi khoảng 50km đạt tối thiểu cấp IV miền núi; Đường Thung Rếch xã Tú Sơn đi phường Chăm Mát thành phố Hòa Bình Khoảng 5Km đạt tối thiểu cấp IV miền núi. Đường xóm Đằng Long xã Hùng Sơn đi xã Tân Thành huyện Lương Sơn khoảng 5Km đạt tối thiểu cấp IV miền núi.

    Đầu tư xây dựng đường gom theo trục dọc và trục ngang kết nối với đường liên kết vùng, gồm 11 tuyến dài khoảng 74 km, đạt tối thiểu cấp IV miền núi. Mở mới khoảng 50km đường nội thị đạt tối thiểu cấp IV miền núi. Đường xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi đi xã Quý Hòa, huyện Lạc Sơn khoảng 7Km đạt tối thiểu cấp IV miền núi.

    Tuyến đường kết nối đường 12B vào khu dự án Sun Group khoảng 2km đạt tiêu chuẩn cấp II miền núi. Quy hoạch tuyến đường kết nối tam giác Kim Bôi – Hòa Bình – Lương Sơn; Quy hoạch tuyến đường từ ngã ba Ve đi xã Thanh Cao của huyện Lương Sơn, kết nối vào đường vành đai 5 của thành phố Hà Nội; Quy hoạch tuyến đường cao tốc 12B kết nối với Đường HCM.

    Xây mới và nâng cấp cầu vượt qua sông Bôi dự kiến khoảng 8 chiếc như Cầu bắc qua Thị Trấn – Xuân Thủy; cầu Từ Mỵ Thanh – Xóm Cành, Ba Giang (Mỵ Hòa),…và xây dựng các cầu, ngầm liên thông các xóm đảm bảo lưu thông.

    Bến xe: Xây dựng mới các bến xe: Ngã 3 Bãi Chạo; Chợ nông sản Hạ Bì; Cuối Hạ;

    Huyện Đà Bắc

    – Đất đai: 77.976,77 ha.

    – Dân số: Hiện trạng: 55.431 người; Năm 2025: khoảng 58.201 người; Năm 2030: khoảng 61.109 người

    + Phạm vi :Toàn huyện có 17 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 16 xã và một thị trấn: Thị trấn Đà Bắc. Có đường ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:

    Tính chất

    + Tập trung phát triển lâm nghiệp, chủ yếu trồng rừng phòng hộ kết hợp với khai thác thủy sản, phát triển du lịch, vận tải thủy.

    + Tiếp tục đầu tư cho cơ sở hạ tầng và các dự án sản xuất để ổn định, nâng cao đời sống nhân dân vùng hồ.

    + Đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng du lịch khu vực lòng hồ sông Đà trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia, đồng thời tăng cường quảng bá thu hút khách du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng.

    Mục tiêu phát triển

    + Huyện Đà Bắc phát triển kinh tế – xã hội theo hướng nông nghiệp, dịch vụ để phát triển bền vững. Phát triển du lịch gắn với mục tiêu giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo kiến trúc cảnh quan đô thị, nông thôn với phương châm phát triển là: Xanh -xanh hơn – xanh hơn nữa; đa dạng các sản phẩm du lịch gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương.

    + Tiếp tục phát triển toàn diện lĩnh vực văn hóa, xã hội; đẩy mạnh chương trình giảm nghèo bền vững.

    + Phát triển dân cư theo hướng hạn chế phát triển bám dọc các tuyến đường giao thông đối ngoại và lan tỏa vào các khu vực cảnh quan cần bảo vệ, khống chế phát triển dân cư tại các khu vực ngập lụt và khu vực thuộc hành lang thoát lũ. Động lực phát triển

    + Là địa phương có nhiều xã tiếp giáp với lòng hồ Hòa Bình – được công nhận là khu du lịch quốc gia, huyện Đà Bắc có lợi thế lớn để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch, và đô thị. Huyện đã chủ động tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư để thu hút các nhà đầu tư có năng lực.

    + Vùng nông thôn được bảo vệ theo cấu trúc hiện hữu, phát triển gắn với chuyển đổi phương thức sản xuất, gắn với sản xuất hàng hóa chất lượng cao, được hỗ trợ bởi hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, hệ thống hạ tầng xã hội phát triển gắn với bảo tồn các thiết chế văn hóa hiện hữu.

    + Phát triển đô thị – nông thôn theo hướng thích ứng với đặc điểm điều kiện tự nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu, tai biến môi trường, đảm bảo an toàn cho người dân.

    + Phát triển dân cư theo hướng hạn chế phát triển bám dọc các tuyến đường giao thông đối ngoại và lan tỏa vào các khu vực cảnh quan cần bảo vệ, khống chế phát triển dân cư tại các khu vực ngập lụt và khu vực thuộc hành lang thoát lũ.

    Định hướng phát triển trọng tâm của huyện

    + Trong đó mô hình phát triển trên cơ sở ba vùng phát triển (vùng phía Bắc phát triển lâm nghiệp, vùng trung tâm phía Đông gần TP. Hòa Bình phát triển đô thị – dịch vụ – công nghiệp và vùng phát triển du lịch phía Nam), các vùng có tính chất lan tỏa hỗ trợ cho các vùng chức năng khác:

    • Vùng phía Bắc phát triển nông lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, du lịch sinh thái gắn với bản sắc văn hóa dân tộc, trung tâm là xã Mường Chiềng và các xã Nánh Nghê, Giáp Đắt, Tân Pheo, Đoàn Kết, Tân Minh, Trung Thành.
    • Vùng phía đông giáp TP. Hòa Bình, giáp tỉnh Phú Thọ phát triển đô thị – dịch vụ, công nghiệp, du lịch sinh thái trung tâm là thị trấn Đà Bắc và các xã Toàn Sơn, Tu Lý, Hiền Lương, Cao Sơn.
    • Vùng phía Nam phát triển du lịch, nhà ở vệ tinh, nuôi trồng thủy sản, nông ngiệp công nghệ cao trung tâm là xã Vầy Nưa và các xã Tiền Phong, Yên Hòa, Đồng Ruộng.

    + Phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

    + Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, TTCN, xây dựng theo hướng tăng nhanh tỷ trọng trong cơ cẩu nền kinh tế

    + Phát triển các ngành dịch vụ, thương mại

    + Quản lý tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường

    + Thị trấn Đà Bắc là mô hình trọng điểm phát triển của huyện, có chức năng gắn kết các khu chức năng, liên kết yếu tố địa hình đồng thời liên kết các hệ thống giao thông chính. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng thị trấn Đà Bắc (đô thị loại V).

    + Phát triển thị trấn Đà Bắc thành trung tâm du lịch, dịch vụ của Thành phố Hòa Bình và của tỉnh, các loại hình du lịch định hướng phát triển như thể thao leo núi, sân Golf, nghỉ dưỡng, du thuyền… tận dụng lợi thế địa phương tiếp giáp với khu du lịch Quốc Gia Hồ Hòa Bình. Hướng tới mục tiêu là ngôi nhà thứ 2 của thành phố Hà Nội cũng như là đô thị vệ tinh của thành phố Hòa Bình.

    + Giai đoạn giai hạn sẽ hình thành các đô thị mới như: đô thị Mường Chiềng, đô thị Vầy Nưa.

    + Phát triển thế mạng dịch vụ gắn với nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chuyên canh, lâm nghiệp

    Hạ tầng giao thông

    Xây dựng 01 tuyến quốc lộ là QL32D và 01 tuyến cao tốc CT03 thực hiện theo quy hoạch quốc gia; Đường tỉnh: bổ sung thêm các tuyến nhánh từ đường 433 kết nối với các tỉnh bạn (Sơn La, Phú Thọ). Bến xe: Xây dựng mới các bến xe hàng: Hào Lý 2.000 m2;

    Huyện Mai Châu

    – Đất đai: 56.982,82 ha

    – Dân số: Hiện trạng: 56.073 người; Năm 2025: khoảng 60.080 người; Năm 2030: khoảng 64.373 người

    – Phạm vi :Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 15 xã và 1 thị trấn: Thị trấn Mai Châu. Có đường ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:

    • Phía tây giáp huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La,
    • Phía đông giáp huyện Tân Lạc.;
    • Phía nam giáp huyện Quan Hóa và huyện Bá Thước thuộc tỉnh Thanh Hóa;
    • Phía bắc giáp huyện Đà Bắc.

    Tính chất

    Là đô thị phát triển kinh tế tổng hợp, có tiềm năng phát triển mạnh về thương mại – dịch vụ, phát triển nông lâm nghiệp thủy sản giá trị cao cung ứng cho vùng thủ đô Hà Nội, phát triển công nghiệp sạch.

    Là đô thị du lịch sinh thái nghỉ dưỡng phía Tây của tỉnh Hòa Bình, định hướng phát triển xanh, bền vững, bản sắc, có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao, thích ứng với xu thế hội nhập quốc tế, với biến đổi khí hậu.

    Mục tiêu phát triển

    + Dựa trên thế mạnh phát triển dịch vụ du lịch, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, lâm nghiệp và thủy sản gắn với vùng lòng hồ.

    + Hệ thống các điểm dân cư nông thôn tập trung gắn với lợi thế sản xuất nông, lâm nghiệp tại các xã trên địa bàn các huyện.

    + Vùng nông thôn được bảo vệ theo cấu trúc hiện hữu, phát triển gắn với chuyển đổi phương thức sản xuất, gắn với sản xuất hàng hóa chất lượng cao, được hỗ trợ bởi hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, hệ thống hạ tầng xã hội phát triển gắn với bảo tồn các thiết chế văn hóa hiện hữu.

    Động lực phát triển

    + Phát triển đô thị – nông thôn theo hướng thích ứng với đặc điểm điều kiện tự nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn cho người dân.

    + Huyện Mai Châu có tiềm năng phát triển thành điểm du lịch quốc gia và giữ vai trò quan trọng trong phát triển du lịch tỉnh Hoà Bình.

    + Huyện Mai Châu đã có dấu ấn trên “bản đồ” du lịch của tỉnh nói riêng và toàn quốc nói chung. Bản Lác, xã Chiềng Châu được Tạp chí Business Insider của Mỹ bình chọn là một trong 10 điểm du lịch hấp dẫn, đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị.

    Định hướng phát triển trọng tâm của huyện

    + Là mô hình phát triển trên cơ sở bốn vùng phát triển (vùng phía Bắc phát triển du lịch gắn với hồ Hòa Bình, vùng phía Đông phát triển đô thị – dịch vụ, du lịch, vùng phía Tây phát triển du lịch – nông nghiệp và vùng phía Nam phát triển công nghiệp – nông nghiệp), các vùng có tính chất lan tỏa hỗ trợ lẫn nhau.

    + Là mô hình trong đó làm rõ trọng điểm phát triển, gắn kết các khu chức năng, có khả năng độc lập ở từng địa điểm (mỗi vùng đều có một khu trung tâm hạt nhân). Các vùng có tính đặc trưng riêng.

    + Xác định các trục phát triển chính và các trục liên kết dựa trên yếu tố địa hình đồng thời liên kết bằng các hệ thống giao thông chính.

    Định hướng phát triển các đô thị trong huyện

    + Phát triển thị trấn Mai Châu và 2 xã phụ cận Chiềng Châu, Tòng Đậu theo hướng thành đô thị loại IV trong giai đoạn năm 2021- 2025 theo đồ án Quy hoạch chung thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị với các tiêu chí còn chưa đạt. Điều chỉnh quy hoạch mở rộng đô thị đảm bảo tiêu chí về quy mô dân số. Giai đoạn đến năm 2030, tiếp tục củng cố, hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại IV và tiến hành nâng cấp thị trấn Mai Châu lên thị xã.

    + Về lộ trình đầu tư, giai đoạn đến năm 2025: Tập trung xây dựng và phát triển đô thị Mai Châu theo tiêu chí đô thị loại IV; Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội gồm các công trình giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại dịch vụ du lịch, TDTT, cây xanh đảm bảo chỉ tiêu phục vụ với toàn đô thị; Ưu tiên các công trình giáo dục phục vụ cho toàn đô thị;

    Cải tạo nâng cấp trung tâm văn hóa huyện; Hoàn thiện trung tâm hành chính, các khu vực phát triển đô thị; Xây dựng, nâng cấp, mở rộng mạng lưới hạ tầng kỹ thuật gồm giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn; Ưu tiên cải tạo nâng cấp mở rộng QL15 qua thị trấn Mai Châu và nâng cấp, xây dựng hệ thống giao thông nội thị;

    Xây dựng mới hệ thống cấp, thoát nước; Cải tạo chỉnh trang các khu ở và công trình công cộng hiện có; Xây dựng khu đô thị mới, nhà ở tái định cư và các không gian công cộng gắn kết với cây xanh cảnh quan.

    + Giai đoạn 2026 – 2030: Tập trung xây dựng đô thị mở rộng, tiếp tục phát triển về phía Bắc, Nam và Tây Nam. Phát triển các khu ở mới, khu đô thị mới gắn kết với khu ở hiện hữu và các khu chức năng của đô thị.

    Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ đô thị. Củng cố, hoàn thiện các chỉ tiêu đã đạt; khắc phục hạn chế và đầu tư các công trình theo tiêu chí loại đô thị loại IV, phục vụ yêu cầu nâng cấp Mai Châu lên thị xã.

    Hạ tầng giao thông

    Quốc lộ: Nâng cấp các tuyến đường QL6 đạt tiêu chuẩn cấp III miền núi. Đường tránh Quốc lộ 15 qua thị trấn Mai Châu dài khoảng 4km đạt tiêu chuẩn cấp III. Tuyến Quốc lộ 15 cũ xuyên qua thị trấn Mai Châu cần nâng cấp, mở rộng đạt đúng tiêu chuẩn quy hoạch không gian đô thị.

    Đường tỉnh: ĐT 432, ĐT 439 nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV; ĐT 432B kéo dài tuyến đi qua xã Bắc Sơn huyện Tân Lạc, giao với đường tỉnh 440, toàn tuyến đạt tối thiểu cấp V.

    Cải tạo, nâng cấp các tuyến ĐH.64, ĐH.65, ĐH.68; Kéo dài ĐH.432B từ Noong Luông (TT Mai Châu) đi Bắc Sơn (Tân Lạc), dài thêm khoảng 9 km. Nâng cấp cải tạo các tuyến đường nội thị theo định kỳ. Đảm bảo đến năm 2030 cứng hoá đạt 100%.

    Xây dựng các tuyến đường theo danh mục dự án đã đầu tư như: Đường Xuyên tâm thị trấn Mai Châu; Đường nội thị thị trấn Mai Châu; Đường Xuyên tâm kéo dài đến Cụm Công nghiệp Chiềng Châu.

    Bến xe: Quy hoạch các bến xe trên địa bàn huyện Mai Châu là Bến xe Mai Châu, Cun Pheo, Co Lương, Tân Dân, Hang Kia, Thành Sơn,..

    Giao thông công cộng: Điều chỉnh tuyến bus Hoà Bình – Mai Châu từ bến xe Bình An về bến xe Chăm Mát có chiều dài 90 km, lộ trình Bến xe Chăm Mát – QL6 – Ngã ba Tòng Đậu – QL15 – Xã Cun Pheo với dự báo đạt 150 lượt/ ngày.

    Huyện Tân Lạc

    + Đất đai: 53.085,75 ha

    + Dân số: Hiện trạng: 87.565 người; Đến năm 2025: 92.626 người; Đến năm 2030: 97.978 người

    – Phạm vi :Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 15 xã và 1 thị trấn Mãn Đức. Có đường ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:

    • Phía đông giáp huyện Cao Phong và huyện Lạc Sơn;
    • Phía tây giáp huyện Mai Châu;
    • Phía nam giáp huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa;
    • Phía bắc giáp huyện Đà Bắc với ranh giới là hồ Hòa Bình.

    Tính chất

    + Là cái nôi của nền văn hóa Mường, nằm ở vùng lõi của văn hóa Hòa Bình với cảnh quan thiên nhiên đa dạng,Tân Lạc trở thành một đô thị du lịch gắn với bảo tồn văn hóa cộng đồng và sinh thái của vùng phía Tây tỉnh Hòa Bình.

    + Là đô thị phát triển kinh tế tổng hợp, có tiềm năng phát triển mạnh về thương mại – dịch vụ, phát triển nông lâm nghiệp thủy sản giá trị cao, phát triển công nghiệp địa phương theo trục QL 12B.

    Mục tiêu phát triển

    + Phát huy lợi thế dựa trên thế mạnh phát triển dịch vụ du lịch gắn với văn hóa Mường, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chuyên canh, lâm nghiệp.

    + Phát triển hệ thống các điểm dân cư nông thôn tập trung gắn với lợi thế sản xuất nông, lâm nghiệp tại các xã trên địa bàn các huyện.

    + Thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư du lịch, quyết tâm từng bước đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

    Động lực phát triển

    + Nằm trên tuyến du lịch Tây Bắc (Hà Nội-Tân Lạc-Sơn La-Điện Biên Phủ) và là cái nôi của văn hóa Mường (Mường Bi), Tân Lạc có số lượng điểm du lịch đứng thứ 2 toàn tỉnh (chỉ sau Lạc Sơn), với 16 điểm du lịch tự nhiên, 15 điểm du lịch nhân văn.

    Do đó huyện rất giàu tiềm năng về du lịch (du lịch cộng đồng, khu du lịch sinh thái bảo tồn thiên nhiên). Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển du lịch và dịch vụ, thu hút các nhà đầu tư trong các lĩnh vực phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm, gắn với phát triển dịch vụ thương mại, nông nghiệp sạch.

    + Diện tích nông, lâm nghiệp của huyện khá lớn, cây có múi đã bước đầu xây dựng được thương hiệu, đồng thời ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh tế.

    + Theo định hướng phát triển mạng lưới công nghiệp của tỉnh, huyện Tân Lạc sẽ tiếp tục triển khai CCN Phong Phú (75 ha), mở rộng diện tích CCN Đông Lai – Thanh Hối (lên 42,9 ha) và phát triển thêm CCN Thanh Hối (75 ha) thu hút đầu tư các ngành nghề chế biến nông, lâm sản; sản xuất hàng tiêu dùng; may mặc, dệt kim; linh kiện điện tử…

    Định hướng phát triển trọng tâm của huyện

    + Phát triển đô thị – nông thôn theo hướng thích ứng với đặc điểm điều kiện tự nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu, tai biến môi trường, đảm bảo an toàn cho người dân.

    + Phát triển dân cư theo hướng hạn chế phát triển bám dọc các tuyến đường giao thông đối ngoại và lan tỏa vào các khu vực cảnh quan cần bảo vệ, khống chế phát triển dân cư tại các khu vực ngập lụt và khu vực thuộc hành lang thoát lũ.

    + Mô hình phát triển trên cơ sở bốn vùng phát triển (vùng phía Bắc phát triển du lịch, vùng trung tâm phía Đông tập trung phát triển đô thị – thương mại, dịch vụ – nông nghiệp – công nghiệp, vùng trung tâm tập trung phát triển công nghiệp – thương mại, dịch vụ và vùng phát triển nông, lâm nghiệp – du lịch phía Tây), các vùng có tính chất lan tỏa hỗ trợ cho các vùng chức năng khác, mỗi vùng đều có một khu trung tâm hạt nhân và tính đặc trưng riêng.

    + Các trục phát triển chính và các trục liên kết dựa trên yếu tố địa hình đồng thời liên kết bằng các hệ thống giao thông chính.

    Định hướng phát triển các đô thị trong huyện

    + Giai đoạn 2021-2030:

    • Xây dựng thị trấn Mãn Đức lên đô thị loại IV, là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật và là hạt nhân thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xã hội của huyện Tân Lạc; Là khu vực có vai trò quan trọng về mặt an ninh quốc phòng.
    • Xây dựng xã Phong Phú đáp ứng tiêu chí đô thị loại V, đến năm 2030 trở thành thị trấn, đáp ứng được vai trò đô thị trung tiểu vùng phía Tây huyện Tân Lạc; Là đô thị cửa ngõ, có ý nghĩa quan trọng về giao thương kinh tế, chính trị; Là trung tâm thương mại, văn hóa giáo dục và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện Tân Lạc.
    • Hình thành các khu dân cư theo hướng đô thị nghỉ dưỡng cao cấp và nhà ở thương mại tại các xã.

    + Giai đoạn 2031-2050:

    Xậy dựng thị trấn Mãn Đức lên đô thị loại III, thị trấn Phong Phú lên đô thị loại IV; phát triển, kết nối đô thị Mãn Đức với đô thị Phong Phú để hình thành thị xã.

    Xác định các cụm xã gắn liền với sản xuất

    Hình thành, phát triển mạng lưới các trung tâm cụm xã, tạo điểm nhấn cho quá trình phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn.Quy hoạch phát triển các cơ sở thương mại, dịch vụ, công nghiệp,..; bố trí lại dân cư nông thôn, thu hút lao động hình thành các điểm dân cư tập trung tại khu trung tâm xã và các thôn, tạo địa bàn tập trung thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế-xã hội. Mạng lưới các trung tâm cụm xã (TTCX), điểm dân cư tập trung nông thôn trên địa bàn các huyện gồm:

    • Cụm các xã gồm Suối Hoa, Mỹ Hòa, trung tâm cụm xã bố trí tại xã Suối Hoa.
    • Cụm các xã gồm Phú Vinh, Phú Cường, trung tâm cụm xã bố trí tại xã Phú Cường.
    • Cụm các xã gồm Vân Sơn, Quyết Chiến, Ngổ Luông, trung tâm cụm xã bố trí tại xã Vân Sơn.
    • Cụm các xã gồm Nhân Mỹ, Lỗ Sơn, Gia Mô, trung tâm cụm xã bố trí tại xã Lỗ Sơn.
    • Cụm các xã gồm Ngọc Mỹ, Đông Lai, Thanh Hối, Tử Nê, trung tâm cụm xã bố trí tại xã Thanh Hối.

    Hạ tầng giao thông

    Duy tu, bảo trì tuyến đường định kỳ QL6, QL 12B; Đoạn QL12B qua thị trấn Mãn Đức dài khoảng 2km mở rộng đạt đúng tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe. Xây dựng tuyến đường tránh Quốc lộ 6 qua thị trấn Mãn Đức.

    Đường tỉnh 436 nâng cấp toàn tuyến đạt tối thiểu đường cấp IV. Kéo dài tuyến ĐT.440 từ xã Vân Sơn theo ĐH.56 đến xã Thành Sơn, huyện Mai Châu (giao với ĐT.432B) và nối với đường tỉnh của tỉnh Thanh Hoá, nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp IV.

    Đường tỉnh 450, 432B nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp V. Nâng cấp đường huyện thành đường tỉnh: ĐH.57, ĐH.58, ĐH.77.

    Đầu tư Đường vành đai thị trấn Mãn Đức mở rộng (Hành lang Bắc – Nam), với tổng chiều dài khoảng 4,3 km; Đường vành đai phía Đông, đô thị Phong Phú. Kéo dài ĐH.52B (Tử Nê – Thanh Hối) sang Yên Lập (Cao Phong), dài thêm khoảng 6,5 km.

    Kéo dài ĐH.54 (Phong Phú – Trung Hòa) từ Trung Hòa sang Bắc Phong (Cao Phong), nối ĐH.17 của Cao Phong, dài thêm 10 km, trên địa bàn Tân Lạc 7 km.

    Kéo dài ĐH.58 (Quyết Chiến – Ngổ Luông) từ Ngổ Luông sang Ngọc Sơn (Lạc Sơn), dài 20 km, địa phận Tân Lạc 10 km.

    Tuyến đường huyện ĐH.53: Tuân Lộ – Do Nhân, thuộc địa phận xã Nhân Mỹ; có chiều dài khoảng 7,5 km, kết nối QL6 với tỉnh lộ 436 (Phong Phú – Vụ Bản, Lạc Sơn) cần nâng cấp, cải tạo với tổng chiều dài là 3,4 km.

    Nâng cấp đường liên xã lên đường huyện. Duy tu, bảo trì các tuyến đường nội thị theo định kỳ. Xây dựng các bến xe khách Mường Cộng, Chợ Lồ, Gia Mô, Đồng Băng, Lũng Vân…

    Phát triển giao thông đường thuỷ: Quy hoạch 3 bến thuỷ nội địa có chức năng vận tải hành khách trên hồ Hoà Bình: Bến Động Thác Bờ, Bến Xóm Ngòi, Bến Mỹ Hòa.

    Huyện Yên Thủy

    – Đất đai: 28.855,77 ha

    – Dân số : Hiện trạng: 60.589 người; Năm 2025: khoảng 62.677 người; Năm 2030: khoảng 64.837 người.

    – Phạm vi :Toàn huyện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 10 xã và 01 thị trấn: Thị trấn Hàng Trạm. Có đường ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:

    • Phía Đông giáp huyện Lạc Thủy;
    • Phía Tây giáp huyện Lạc Sơn;
    • Phía Nam giáp huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình;
    • Phía Bắc giáp huyện Kim Bôi.

    Tính chất

    + Là huyện miền núi có vị trí tương đối đặc biệt trong phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Hòa Bình

    + Là vùng phát triển công nghiệp – du lịch – thương mại – nông – lâm nghiệp của tỉnh, kết nối thuận tiện với hành lang kinh tế Quốc gia quan trọng như đường Hồ Chí Minh, QL21, QL12B và tiếp giáp với Hà Nội, Hà Nam, Thanh Hóa, Ninh Bình.

    Mục tiêu phát triển

    + Phát triển thế mạnh của vùng: Phát triển công nghiệp, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chuyên canh, lâm nghiệp gắn với du lịch.

    + Hệ thống các điểm dân cư nông thôn tập trung gắn với lợi thế sản xuất nông, lâm nghiệp tại các xã trên địa bàn các huyện.

    + Đề xuất vùng cảnh quan tự nhiên kết hợp với hệ thống không gian mở lớn cần khoanh vùng kiểm soát.

    + Vùng nông thôn được bảo vệ theo cấu trúc hiện hữu, phát triển gắn với chuyển đổi phương thức sản xuất, gắn với sản xuất hàng hóa chất lượng cao, được hỗ trợ bởi hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, hệ thống hạ tầng xã hội phát triển gắn với bảo tồn các thiết chế văn hóa hiện hữu.

    + Phát triển đô thị – nông thôn theo hướng thích ứng với đặc điểm điều kiện tự nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu, tai biến môi trường, đảm bảo an toàn cho người dân.

    + Phát triển dân cư theo hướng hạn chế phát triển bám dọc các tuyến đường giao thông đối ngoại và lan tỏa vào các khu vực cảnh quan cần bảo vệ, khống chế phát triển dân cư tại các khu vực ngập lụt và khu vực thuộc hành lang thoát lũ. Động lực phát triển

    + Dù là địa phương vùng xa của tỉnh, huyện có hệ thống giao thông kết nối với các tỉnh đang phát triển mạnh mẽ như Ninh Bình, có đường Hồ Chí Minh chạy qua; đường kết nối QL 12B với đường Hồ Chí Minh đi QL 1 chuẩn bị đưa vào khai thác.

    + Huyện được biết đến là vùng đất năng động trong phát triển nông nghiệp quy mô lớn; trên địa bàn có những tiềm năng phát triển công nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.

    + Huyện đã thực hiện tốt các chính sách về ưu đãi đầu tư, cải cách hành chính, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp trên địa bàn.

    + Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Du lịch, dịch vụ, thương mại; nông nghiệp chất lượng cao. Trong đó: Lựa chọn hình thành mô hình KCN tập trung làm điểm đột phá, tạo được việc làm và có tác dụng lan tỏa đến các mô hình phát triển khác của Huyện.

    + Phát triển du lịch và dịch vụ trên cơ sở tiềm năng rõ nét về sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, của huyện. Khai thác các đặc thù địa hình để đa dạng hóa điểm đến, trong đó tiếp tục hình thành các cụm động lực du lịch dịch vụ, tạo các tour tuyến liên kết vùng với Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, TP Hòa Bình, huyện Kim Bôi….

    + Phát triển ngành nông lâm sản và thủy sản. Đối với nông lâm sản, huyện đã và đang tập trung cho chăn nuôi và trồng trọt với những cây con chủ lực như gia súc, gia cầm, trồng rừng và cây dược liệu… Lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt cần được định hướng phát triển song song với ngành công nghiệp chế biến, hình thành nền sản xuất hàng hóa đồng bộ, hiệu quả kinh tế cao.

    Định hướng phát triển trọng tâm của huyện

    + Là mô hình phát triển trên cơ sở ba vùng phát triển (vùng phía Bắc phát triển lâm nghiệp, cây ăn quả; vùng trung tâm phát triển đô thị – dịch vụ – công nghiệp và vùng phát triển nông nghiệp), các vùng có tính chất lan tỏa hỗ trợ cho các vùng chức năng khác.

    + Là mô hình trong đó làm rõ trọng điểm phát triển, gắn kết các khu chức năng, có khả năng độc lập ở từng địa điểm (mỗi vùng đều có một khu trung tâm hạt nhân). Các vùng có tính đặc trưng riêng.

    + Là thực hiện tái cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng tập trung phát triển nông nghiệp và du lịch chất lượng cao dựa trên lợi thế tự nhiên

    + Là phát triển các thành phần kinh tế, thu hút đầu tư, tài chính, tín dụng

    + Là hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện thể chế, trọng tâm cải cách hành chính.

    + Xác định các trục phát triển chính và các trục liên kết dựa trên yếu tố địa hình đồng thời liên kết bằng các hệ thống giao thông chính.

    Định hướng phát triển các đô thị trong huyện

    + Thị trấn Hàng Trạm được phát triển theo nguyên tắc cải tạo chỉnh trang hiện trạng đô thị cũ, kết hợp với việc hoạch định phát triển mở rộng khu vực mới; sắp xếp, phân khu chức năng đô thị với các công trình công cộng và các khu dân cư hiện trạng.

    + Phát triển không gian thị trấn Hàng Trạm gắn kết hài hòa với các khu vực xây dựng hiện hữu và cảnh quan sinh thái tại khu vực. Phát triển mở rộng theo hai hướng Bắc và hướng Đông Nam so với đô thị hiện có, phát triển theo mô hình đô thị tập trung, hướng trục đường tỉnh lộ 12B là chủ đạo, lấy đường Hồ Chí Minh là giao thông đối ngoại chính.

    Hạ tầng giao thông

    Cao tốc: Đường Hồ Chí Minh đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 15/02/2012. Theo đó, tuyến đi qua địa phận 28 tỉnh, thành phố, có tổng chiều dài 3.183 km (trong đó tuyến chính dài khoảng 2.499 km, tuyến phía Tây dài khoảng 684 km). Đoạn qua địa phận huyện Yên Thuỷ dài khoảng 22km.

    Quốc lộ: Quốc lộ 12B: Điểm đầu tại xã Ngọc Lương, điểm cuối tại xã Yên Lạc; chiều dài 17,8km, bề rộng nền đường 7,5m, mặt đường 5,5m, mặt đường bê thông nhựa. Trong giai đoạn I (2021 – 2030) cần duy tu, bảo trì tuyến đường theo định kỳ. Đoạn qua thị trấn Hàng Trạm dài khoảng 2,2km cần mở rộng đạt đúng tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe. Đoạn Ngọc Lương – Hàng Trạm dài khoảng 13km đạt tiêu chuẩn cấp III, nền 12m, mặt 11m.

    Toàn huyện có 01 tuyến đường tỉnh ĐT.442 với tổng chiều dài 11km: Điểm đầu tại xã Yên Trị, Điểm cuối tại xã Ngọc Lương, bề rộng nền đường 5m, mặt đường 3,5m, mặt đường nhựa, tình trạng xấu. Nâng cấp tuyến đường tỉnh 442 trong giai đoạn I (2021-2030) tối thiểu đạt chuẩn đường cấp IV, mặt đường nhựa hoặc BTXM.

    Giai đoạn II (2030-2050) duy tu, bảo trì tuyến đường theo định kỳ Đường vành đai: Phát triển tuyến Lạc Thịnh – Yên Lạc – Phú Lai, dài khoảng 14 km thành đường vành đai, theo hướng QL.12B từ vị trí đường Hồ Chí Minh cách trung tâm huyện khoảng 5 km về phía Tây, chạy song song với QL.12B gặp QL.12B tại xóm Trung Hoa xã Phú Lai.

    Đường huyện: Đề xuất xây dựng, nâng một số tuyến lên thành đường huyện: Lạc Thịnh – Yên Lạc – Phú Lai, dài 14 km, đang có dự án vốn ADB, xây dựng mới.

    Đề nghị ghép ĐH.92 (Bảo Hiệu – Hữu Lơi – Đoàn Kết) kết nối với ĐH.95 (Đoàn Kết – Ngọc Lương) thành tuyến đường huyện Bảo Hiệu – Hữu Lơi – Đoàn Kết – Ngọc Lương, dài 25 km.

    Đường xã, đường thôn, đường sản xuất: Nâng cấp cải tạo các tuyến đường xã, liên xã theo định kỳ. Giai đoạn I cần nâng cấp cứng hoá đạt trên 95% tổng chiều dài đường xã, liên xã, đạt 100% trong giai đoạn II.

    Bến bãi: Nâng cấp, mở rộng bến xe khách Yên Thủy lên bến xe loại III, diện tích 5.000m2.

    Huyện Lạc Sơn

    – Đất đai: 58.700,26 ha

    – Dân số : Hiện trạng: 137.309 người ; Năm 2025: khoảng 139.099 người; Năm 2030: khoảng 140.917 người

    – Phạm vi :Toàn huyện có 25 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 24 xã và 1 thị trấn: Thị trấn Vụ Bản. Có đường ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:

    • Phía Bắc giáp huyện Kim Bôi, huyện Cao Phong;
    • Phía Nam giáp huyện Thạch Thanh tỉnh Thanh Hóa;
    • Phía Đông giáp huyện Yên Thủy;
    • Phía Tây giáp huyện Tân Lạc.

    Tính chất

    + Là vùng phát triển chuyên sâu về lĩnh vực Nông – Lâm thủy sản, nhất là chăn nuôi và trồng trọt.

    + Là vùng phát triển du lịch và dịch vụ (du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khám phá, chữa bệnh…), gắn với bản sắc văn hóa dân tộc Mường – trung tâm văn hóa cổ Mường Ca của tỉnh Hòa Bình.

    + Là khu vực phát triển công nghiệp, trọng điểm là chế biến, tiểu thủ công nghiệp, khu vực tập trung phát triển các làng nghề truyền thống. Mục tiêu phát triển

    + Dựa trên thế mạnh phát triển dịch vụ du lịch, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, lâm nghiệp và thủy sản gắn với vùng lòng hồ.

    + Hệ thống các điểm dân cư nông thôn tập trung gắn với lợi thế sản xuất nông, lâm nghiệp tại các xã trên địa bàn các huyện.

    + Vùng nông thôn được bảo vệ theo cấu trúc hiện hữu, phát triển gắn với chuyển đổi phương thức sản xuất, gắn với sản xuất hàng hóa chất lượng cao, được hỗ trợ bởi hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, hệ thống hạ tầng xã hội phát triển gắn với bảo tồn các thiết chế văn hóa hiện hữu.

    + Khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn huyện Mai Châu. Chất lượng dịch vụ, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh du lịch từng bước được nâng cao.

    + Phát triển các ngành nghề truyền thống và các ngành nghề tạo ra sản phẩm phục vụ du lịch nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, rút ngắn dần khoảng cách về KT-XH giữa nông thôn và thành thị, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.

    Động lực phát triển

    + Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Du lịch, dịch vụ, thương mại; nông nghiệp chất lượng cao.

    + Phát triển du lịch và dịch vụ trên cơ sở tiềm năng rõ nét về sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, chữa bệnh của huyện. Khai thác các đặc thù địa hình để đa dạng hóa điểm đến, trong đó tiếp tục hình thành các cụm động lực du lịch dịch vụ, tạo các tour tuyến liên kết vùng với Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, TP Hòa Bình, huyện Kim Bôi….

    + Phát triển ngành nông lâm sản và thủy sản. Đối với nông lâm sản, huyện đã và đang tập trung cho chăn nuôi và trồng trọt với những cây con chủ lực như gia súc, gia cầm, trồng rừng và cây dược liệu….

    + Phát triển mô hình nông thôn mới theo hướng đi vào thực chất, tạo dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo cho mô hình cấp xã, trong đó gắn kết được hoạt động sản xuất với hoạt động tiếp cận thị trường, đổi mới công nghệ, nâng giá trị gia tăng của sản phẩm nông lâm nghiệp…

    + Thúc đẩy phát triển toàn diện thông qua nguồn đầu tư từ ngân sách và các hình thức phù hợp cho cơ sở hạ tầng, trọng tâm là hệ thống giao thông. Nâng cấp các tuyến giao thông nông thôn, kết nối hạ tầng giao thông nông thôn với QL12B và các tuyến giao thông trục chính khác. Đề xuất phát triển trục giao thông chính mới hoặc mở rộng tuyến QL12B để giảm thời gian đi và đến huyện, rút ngắn khoảng cách tới các trung tâm đô thị lân cận.

    Định hướng phát triển trọng tâm của huyện

    + Lạc Sơn phấn đấu trở thành huyện có trình độ phát triển đạt mức trung bình khá của tỉnh (thuộc nhóm 2). Kinh tế phát triển trên cơ sở các sản phẩm nông nghiệp và du lịch gắn với các lợi thế tự nhiên của huyện được tổ chức sản xuất theo các mô hình liên kết chuỗi giá trị; bước đầu hình thành các khu vực phát triển công nghiệp chế biến chế tạo tập trung.

    + Huy động, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài để khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tạo đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội về du lịch, dịch vụ, công nghiệp chế biến chế tạo và phát triển hệ thống hạ tầng giao thông.

    + Xác định các trục phát triển chính và các trục liên kết dựa trên yếu tố địa hình đồng thời liên kết bằng các hệ thống giao thông chính.

    + Là mô hình phát triển trên cơ sở ba vùng phát triển (vùng ưu tiên phát triển đô thị và công nghiệp; vùng ưu tiên phát triển du lịch, dịch vụ; vùng ưu tiên phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp chất lượng cao), các vùng có tính chất lan tỏa hỗ trợ cho các vùng chức năng khác.

    + Là tổ chức tốt phát triển các ngành kinh tế trên địa bàn huyện dựa trên quan điểm tận dụng lợi thế của huyện và nâng cao hiệu quả kinh tế

    + Là phát triển bảo đảm tính đồng bộ và chất lượng cao hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, đẩy mạnh đô thị hóa đạt được những tiến bộ vượt bậc

    + Là phát triển theo chiều sâu và chất lượng các lĩnh vực văn hóa xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

    Định hướng phát triển các đô thị trong huyện

    + Thị trấn Vụ Bản: Phấn đấu đến giai đoạn 2030-2050 đạt đô thị loại IV, đồng thời xem xét mở rộng sang khu vực lân cận có mật độ dân cư cao.

    + Thị trấn Nhân Nghĩa; thị trấn Ân Nghĩa: Phấn đấu đến năm 2030 Đạt đô thị loại V, đồng thời xem xét mở rộng sang khu vực lân cận có mật độ dân cư cao.

    + Đô thị vùng cao: Khu vực Đồi Thung (xã Quý Hòa), khu vực chợ Ngọc Sơn (xã Ngọc Sơn): Phát triển thành các khu đô thị gắn với các khu du lịch sinh thái, trong vùng;

    + Các khu vực đông dân cư có khả năng phát triển đô thị: Chợ Chiềng (Tân Lập), Chợ Ốc (Thượng Cốc), Phố Lâm Hóa (xã Vũ Bình), Chợ Phú Lương (Quyết Thắng),… các khu tập trung dân cư, điểm dân cư nông thôn, trung tâm cụm xã được quy hoạch, phát triển theo hướng đô thị hóa. Tầm nhìn giai đoạn năm 2030- 2050 là hình thành các khu đô thị tập trung đạt tiêu chuẩn loại V về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật.

    + Đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa của huyện Lạc Sơn là 20%; năm 2030 là 29% (tương ứng với dân số toàn huyện khoảng 140-170 ngàn người); năm 2050 là 50% (tương ứng với dân số toàn huyện khoảng 190-220 ngàn người).

    Hạ tầng giao thông

    Cao tốc: Đường Hồ Chí Minh đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 15/02/2012. Theo đó, tuyến đi qua địa phận 28 tỉnh, thành phố, có tổng chiều dài 3.183 km (trong đó tuyến chính dài khoảng 2.499 km, tuyến phía Tây dài khoảng 684 km). Đoạn qua địa phận huyện Lạc Sơn dài khoảng 8km.

    Quốc lộ: Mở rộng, nâng cấp quốc lộ 12B (thành đường cấp 3 đồng bằng); Mở rộng, nâng cấp đường Quốc lộ tuyến C lên đường cấp 3 Miền núi; Mở rộng, nâng cấp đường 436 lên đường cấp 3 Miền núi;

    Mở rộng, nâng cấp đường 437 lên đường cấp 3 Miền núi; Mở mới đường, từ đường HCM khu vực xã Ân Nghĩa đi TT Vụ Bản (từ đường HCM đi qua cụm CN Đầm Đuống, KCN Tân Phong; xã Hương Nhượng – thị trấn Vụ Bản); Mở mới đường từ TT Vụ Bản đi đến xã Qúy Hòa; Đường xã Vũ Bình đi xã Đa Phúc (huyện Yên Thủy);

    Đường đô thị: Nâng cấp cải tạo các tuyến đường nội thị theo định kỳ. Đảm bảo đến năm 2030 cứng hoá đạt 100%. Xây dựng mới các tuyến đường mở rộng khu đô thị thị trấn Vụ Bản, đường từ thị trấn Vụ Bản đi Đồi Thung xã Quý Hoà.

    Đường xã, đường thôn, đường sản xuất: Nâng cấp cải tạo các tuyến đường xã, liên xã theo định kỳ. Giai đoạn I cần nâng cấp cứng hoá đạt trên 95% tổng chiều dài đường xã, liên xã, đạt 100% trong giai đoạn II. Xây dựng cầu kiên cố qua sông Tô Hạp.

    Bến bãi: Bến xe Lạc Sơn (di dời bến xe trung tâm thị trấn Vụ Bản lên đầu đường tránh thị trấn Vụ Bản, địa phận xã Xuất Hóa), quy mô bến xe loại 3, diện tích khoảng 2,5ha; Xây dựng thêm các bến xe Quý Hòa, Ngọc Sơn, Nhân Nghĩa, Tự Do…

    Huyện Lạc Thủy

    – Đất đai: 31.384,17 ha

    – Dân số: Hiện trạng: 60.771 người; Năm 2025: khoảng 67.129 người; Năm 2030: khoảng 74.150 người

    – Phạm vi :Toàn huyện có 10 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 8 xã và 2 thị trấn: Thị trấn Ba Hàng Đồi và Chi Nê. Có đường ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:

    • Phía đông giáp hai huyện Kim Bảng và Thanh Liêm thuộc tỉnh Hà Nam;
    • Phía tây giáp hai huyện Yên Thủy và Kim Bôi ;
    • Phía nam giáp hai huyện Gia Viễn và Nho Quan thuộc tỉnh Ninh Bình;
    • Phía bắc giáp huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội và huyện Lương Sơn.

    Tính chất

    + Diện tích tự nhiên rộng, tài nguyên khá đa dạng, trong đó một số loại có tiềm năng lớn như tài nguyên rừng.

    + Lạc Thủy là huyện chuyển tiếp với các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng như: Hà Nam, Ninh Bình và gần với một số huyện phía Nam của thủ đô Hà Nội. Huyện có một số tuyến quốc lộ chạy qua: Quốc lộ 21 nối Hòa Bình với Hà Nam, Đường Hồ Chí Minh có điều kiện giao lưu phát triển kinh tế – xã hội.

    + Huyện có điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên đất đai thích hợp cho việc sản xuất nông lâm nghiệp

    + Tiềm năng phát triển nông nghiệp chủ yếu theo chiều sâu, trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất

    + Quỹ đất có điều kiện thuận lợi để xây dựng các khu, cụm công nghiệp

    + Có nhiều di tích Quốc gia, danh lam thắng cảnh, có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch: Du lịch tâm linh, Du lịch nghỉ dưỡng.

    Mục tiêu phát triển

    + Là trung tâm kinh tế phía nam của tỉnh Hòa Bình.

    + Là vùng phát triển đô thị và dịch vụ, du lịch; công nghiệp đa ngành; khai thác sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp.

    + Duy trì sản xuất nông nghiệp chất lượng cao với các sản phẩm chủ lực của địa phương, sản phẩm được cấp bằng bảo hộ, sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

    + Là đầu mối thương mại phía đông nam, liên kết giao thông vùng phía nam của tỉnh với các tỉnh vùng Tây Bắc, Bắc Trung bộ và Đồng bằng sông Hồng. Động lực phát triển

    + Đặt huyện Lạc Thủy trong sự phát triển liên kết vùng ở cấp tiểu vùng, cấp tỉnh và quốc gia. Gắn kết chặt chẽ và hài hòa với các khu vực khác trong tỉnh Hòa Bình, tỉnh Hà Nam và thành phố Hà Nội. Liên kết với các khu vực khác trong vùng kinh tế Tây Bắc, Bắc Trung bộ và Đồng bằng sông Hồng.

    + Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị từng bước được đầu tư, mở rộng, hoàn thiện theo hướng hiện đại hoá, đồng bộ hoá với hình thức đầu tư đa dạng, nguồn vốn đầu tư mở rộng hơn. Nhiều công trình tuyến chính được xây dựng.

    + Hạ tầng đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ được đầu tư ngày một hoàn thiện. Huyện tăng cường công tác thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn.

    Định hướng phát triển trọng tâm của huyện

    + Khai thác tối ưu điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, kinh tế và chú trọng giao thương trong nội và ngoại vùng để thu hút đầu tư, phát huy nội lực phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo vững chắc về quốc phòng an ninh, góp phần tạo động lực cho phát triển cho khu vực phía nam của tỉnh cũng như góp phần kích thích phát triển kinh tế xã hội của cả tỉnh Hòa Bình.

    + Xây dựng mô hình phát triển hệ thống các đô thị huyện Lạc Thủy mang tính hiện đại, sinh thái, có khả năng cạnh tranh cao, có cơ sở hạ tầng đồng bộ phù hợp với lộ trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn tỉnh. Phát triển vùng huyện gắn với xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái và bảo đảm an ninh, quốc phòng, tạo sự phát triển hài hòa và cân đối giữa các khu vực đô thị và nông thôn.

    Định hướng phát triển các thị trấn trong huyện

    + Phát triển thị trấn Chi Nê, thị trấn Ba Hàng Đồi theo mô hình mang tính hiện đại, xây dựng các khu dân cư mới, khép kín các khu dân cư cũ theo Quy hoạch xây dựng thị trấn.

    + Xây dựng các công trình hạ tầng như văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao… để phục vụ nhu cầu của người dân hiện tại và trong tương lai.

    + Xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng theo quy hoạch xây dựng thị trấn, phát triển kinh tế thị trấn theo hướng dịch vụ – du lịch phát huy lợi thế tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tận dụng kết nối phát triển với các loại hình du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng.

    + Phát triển thị trấn găn với cân bằng sinh thái và bảo đảm an ninh, quốc phòng, tạo sự phát triển hài hòa và cân đối giữa đô thị và các khu vực lân cận.

    Hạ tầng giao thông

    Đường cao tốc, quốc lộ: Xây dựng đường cao tốc CT02; Nâng cấp QL21A quy mô 6 làn xe (44m). Đường Tỉnh: Nâng cấp, mở rộng tuyến Tam Chúc – Bãi Đính (bao gồm một đoạn QL21A và ĐT 438C).

    Nâng cấp, mở rộng tuyến ĐT 449 kết nối Lạc Thuỷ – Kim Bôi. Tiếp tục nâng cấp mở rộng các tuyến đường huyện lộ đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, mặt đường BTN rộng 7m, nền đường rộng 9m, hành lang an toàn đường bộ tối thiểu 9,0m.

    Ngoài ra còn quy hoạch mở mới thêm các tuyến đường huyện nhằm tạo sự liên hoàn, kết nối các khu vực trong huyện. Các tuyến huyện lộ mở mới: Đường ĐH.LT01: Đường nối ĐH 81 đi Gia Viễn – Ninh Bình: Toàn tuyến dài 7,7km.

    Giai đoạn 2021-2030: Quy hoạch toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi. Mặt đường BTN rộng 5,5m, hành lang an toàn đường bộ tối thiểu 9,0m. Đường ĐH.LT02: Đường nối đường tỉnh 438B – đường huyện ĐH 84; Toàn tuyến dài 11,0km.

    Giai đoạn 2021-2030: Quy hoạch toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi. Mặt đường BTN rộng 5,5m, hành lang an toàn đường bộ tối thiểu 9,0m. Đường ĐH.LT03: Đường nối đường tỉnh 438B đi đường Hồ Chí Minh: Toàn tuyến dài 8,6km.

    Giai đoạn 2021-2030: Quy hoạch toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi. Mặt đường BTN rộng 5,5m, hành lang an toàn đường bộ tối thiểu 9,0m. Đường ĐH.LT04: Đường nối ĐH83 đi ĐH84: Toàn tuyến dài 6,5km.

    Giai đoạn 2021-2030: Quy hoạch toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi. Mặt đường BTN rộng 5,5m, hành lang an toàn đường bộ tối thiểu 9,0m. Xây dựng cầu qua sông Bôi, phục vụ mở rộng đô thị Chi Nê dọc 2 bờ sông Bôi

    Bến xe: Bến xe Chi Nê: Giai đoạn 2020-2025, duy trì nâng cấp cải tạo bến xe Chi Nê hiện nay, quy mô tối thiểu 2.500m2, bến xe loại IV; Giai đoạn 2026-2030: tiếp tục nâng cấp cải tạo bến xe Chi Nê trong giai đoạn trước lên quy mô tối thiểu 5.000m2, bến xe loại III.

    Bến xe An Bình: Giai đoạn 2021-2025, xây dựng mới bến xe An Bình, quy mô tối thiểu 500m2, bến xe loại VII; Giai đoạn 2026-2030: giữ nguyên quy mô bến xe, tiếp tục nâng cấp cải tạo bến xe An Bình lên bến xe loại VI.

    Hồ sơ QH tỉnh Hòa Bình 2030

    Tổng hợp bởi Duan24h.net

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây