Phương án quy hoạch xây dựng vùng huyện Như Thanh (Thanh Hóa) thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2045.
Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm
Phạm vi: Toàn bộ địa giới hành chính huyện Như Thanh82, diện tích tự nhiên 558,09 km2; ranh giới cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp các huyện Triệu Sơn và Thường Xuân;
- Phía Nam giáp thị xã Nghi Sơn và huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An;
- Phía Đông giáp huyện Nông Cống;
- Phía Tây giáp huyện Như Xuân.
Tính chất: Là huyện miền núi, vùng đệm tăng trưởng của KKT Nghi Sơn, phát triển các ngành kinh tế xanh, thân thiện môi trường, vùng trọng điểm về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp bốn mùa của tỉnh.
Hướng phát triển trọng tâm: Phát triển mạnh các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế như cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, cây nguyên liệu và cây công nghiệp theo mô hình nông nghiệp sinh thái, bền vững, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, hàng may mặc, da giày và vật liệu xây dựng, thu hút các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, phụ trợ cho KKT Nghi Sơn tạo sự đột phá cho huyện. Phát triển đồng bộ các ngành dịch vụ, trọng tâm là phát triển du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp tại vườn quốc gia Bến En và các di tích trong huyện.
Bố trí, sắp xếp hệ thống các thị trấn, trung tâm cụm xã
Thị trấn Bến Sung: Là đô thị loại V, đô thị huyện lỵ, diện tích tự nhiên 21,92 km2; dân số đến năm 2030 khoảng 40.000 người.
Sắp xếp, bố trí các điểm dân cư nông thôn: Thực hiện theo Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2030 hệ thống điểm dân cư nông thôn của huyện gồm có 13 xã là: Hải Long, Xuân Khang, Xuân Du, Xuân Phúc, Xuân Thái, Phú Nhuận, Yên Thọ, Yên Lạc, Thanh Tân, Thanh Kỳ, Mậu Lâm, Phượng Nghi, Cán Khê; bố trí khu đô thị mới Hải Vân, diện tích 17 ha tại thôn Xuân Phong, thị trấn Bến Sung và khu dân cư mới thôn Kim Sơn, diện tích 3 ha tại thôn Kim Sơn, thị trấn Bến Sung.
Định hướng hạ tầng kinh tế, xã hội
Định hướng phát triển hạ tầng xã hội
Giữ nguyên quy mô, vị trí trường trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên – dạy nghề tại vị trí hiện nay, từng bước sắp xếp mạng lưới trường học các cấp để nâng cao hiệu quả dạy và học và đảm bảo khoảng cách hợp lý giữa các trường.
Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, mở rộng quỹ đất Bệnh viện và trung tâm y tế dự phòng để đáp ứng nhu cầu trong tương lai.
Bố trí, sắp xếp lại các thiết chế văn hóa, thể thao cấp huyện, cấp xã bảo đảm phù hợp với công năng và nhu cầu sử dụng, nhất là các thiết chế cấp huyện.
Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế
Xây dựng và hình thành khu du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi giải trí cao cấp và sân golf tại Vườn quốc gia Bến En; đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống các chợ hiện có; thu hút đầu tư các trung tâm thương mại, dịch vụ tại khu vực đô thị và dọc các trục quốc lộ, tỉnh lộ.
Hạ tầng phát triển công nghiệp: Phát triển 03 CCN gồm: CCN Hải Long – Xuân Khang (điều chỉnh vị trí và mở rộng từ 20 ha lên 50 ha); bổ sung mới CCN Xuân Du (17 ha), CCN Xuân Phúc (30 ha); tổng diện tích 97 ha.
Quy hoạch hạ tầng giao thông huyện Như Thanh
Phát triển các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn huyện theo quy hoạch được duyệt, các đoạn đi qua khu đô thị được thiết kế theo chuẩn đô thị, gồm các tuyến Quốc lộ 45, đường Cảng hàng không Thọ Xuân đi Khu kinh tế Nghi Sơn.
Đầu tư mới đường vành đai phía Tây, nối Quốc lộ 45 với đường Cảng hàng không Thọ Xuân đi Khu kinh tế Nghi Sơn.
Bố trí bến xe của huyện tại Khu phố 4, diện tích 1,6 ha (đối diện Trạm Kiểm lâm), bến đỗ xe buýt tại phía Bắc khu phố Vĩnh Long 1.ác xã, thị trấn.
BẢN ĐỒ QH THANH HÓA 2021 – 2030
(Quy hoạch huyện Như Thanh)
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)