Bảo Hiểm Xã Hội, những điều bạn cần biết

75
Những thông tin cần biết về Bảo Hiểm Xã Hội
Những thông tin cần biết về Bảo Hiểm Xã Hội
Mục lục

    Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Nội dung theo Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

    Như vậy, có thể thấy Bảo hiểm Xã hội (BHXH) là một trong những chính sách an sinh hữu ích đối với người tham gia, được Nhà nước tổ chức và bảo đảm thực hiện dựa trên các văn bản pháp lý. Trên cơ sở đóng góp vào quỹ BHXH, người tham gia sẽ được bù đắp một phần thu nhập khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập chính do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động.

    Hiện nay có 2 hình thức để người dân có thể đăng ký tham gia, bao gồm nhóm đối tượng bắt buộc tham gia và tham gia tự nguyện. Với mỗi hình thức, người tham gia sẽ được hưởng những quyền lợi và chế độ khác nhau.

    Bảo hiểm xã hội có mấy loại?

    Bảo hiểm xã hội bao gồm 2 loại là:

    – BHXH bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.


    – BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

    Sổ BHXH là gì?

    Sổ bảo hiểm xã hội là căn cứ để giải quyết chế độ BHXH cho người tham gia theo quy định của pháp luật. Những thông tin trong sổ gồm thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng BHXH.

    Sổ Bảo Hiểm Xã Hội
    Sổ Bảo Hiểm Xã Hội

    Các chế độ bảo hiểm xã hội

    Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chế độ bảo hiểm bao gồm:

    – BHXH bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.

    Người lao động tham gia BHXH bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.

    – BHXH tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất

    Quyền lợi khi tham gia BHXH

    Khi tham gia BHXH, người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi sau:

    – Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

    – Được cấp và quản lý sổ BHXH và nhận lại sổ khi không còn làm việc.

    – Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau: nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền; nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; nhận thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động

    – Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau.

    – Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng BHXH.

    – Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người khác.

    – Được cung cấp thông tin về đóng BHXH theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của BHXH.

    – Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện BHXH theo quy định pháp luật.

    Mức đóng BHXH khi tham gia là bao nhiêu?

    Theo quy định hiện hành, tùy thuộc vào loại hình BHXH người lao động tham gia mà sẽ áp dụng tỷ lệ đóng khác nhau. Cụ thể:

    Tham gia BHXH bắt buộc

    Cả người lao động và người sử dụng lao động cùng phải đóng BHXH theo các tỷ lệ nhất định được tính trên cơ sở tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động:

    – Người lao động Việt Nam:

    Người sử dụng lao độngNgười lao động
    BHXHBHTNBHYTBHXHBHTNBHYT
    Hưu trí-tử tuấtỐm đau-thai sảnTNLĐ-BNN (*)Hưu trí-tử tuấtỐm đau-thai sảnTNLĐ-BNN
    14%3%0.5%1%3%8%1%1.5%
    21.5%10.5%
    Tổng cộng 32%

    – Người lao động nước ngoài:

    Người sử dụng lao độngNgười lao động
    BHXHBHTNBHYTBHXHBHTNBHYT
    Hưu trí-tử tuấtỐm đau-thai sảnTNLĐ-BNN (*)Hưu trí-tử tuấtỐm đau-thai sảnTNLĐ-BNN
    3%0.5%3%1.5%
    6.5%1.5%
    Tổng cộng 8%

    (*) Nếu doanh nghiệp đề nghị được đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn và được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chấp thuận thì chỉ cần đóng 0,3%.

    Tham gia BHXH tự nguyện

    Người lao động tham gia bảo hiểm tự nguyện được tự chọn mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH. Mỗi tháng, người lao động sẽ phải đóng bảo hiểm theo mức như sau:

    Mức đóng BHXH tự nguyện/tháng=22%xMức thu nhập chọn đóng BHXHSố tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH (**)

    (**) Từ ngày 01/01/2018, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng:

    STTĐối tượng% Hỗ trợSố tiền hỗ trợ/tháng năm 2021 (đồng)
    1Hộ nghèo30%700.000 x 22% x 30% = 46.200
    2Hộ cận nghèo25%700.000 x 22% x 25% = 38.500
    3Khác10%700.000 x 22% x 10% = 15.400

    Tổng hợp bởi Duan24h.net

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây