Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên và 7 huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc.
Lưu ý: Quyết định số 158/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Vị trí địa lý tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, ở tọa độ 21035′ – 21008′ độ vĩ Bắc và 106019′ – 106048′ độ kinh Đông. Tỉnh Vĩnh Phúc là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội, liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua Quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối với vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội.
Nội Dung Đề Xuất
- Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang.
- Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ.
- Phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội.
Phương án tổ chức không gian phát triển
Kế thừa không gian phát triển 04 tiểu vùng, tăng cường liên kết và tập trung nguồn lực, phát triển trọng tâm, bền vững với 03 vùng đổi mới: vùng đô thị trung tâm thuộc khu vực Tp. Vĩnh Yên (phát triển thương mại – dịch vụ, công nghiệp) và 02 vùng phụ cận: vùng phía Bắc và phía Tây (phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ và nông nghiệp).
Ba vùng chức năng
(1) Vùng đô thị trung tâm bao gồm thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương, một phân thành phố Phúc Yên (trừ xã Ngọc Thanh) và một phân huyện Bình Xuyên (trừ xã Trung Mỹ). Tính chất: Là vùng phát triển đa dạng, trung tâm phát triển trọng điểm kinh tế của tỉnh.
(2) Vùng phía Bắc bao gồm huyện Tam Đảo, xã Trung Mỹ thuộc huyện Bình Xuyên và xã Ngọc Thanh thuộc thành phố Phúc Yên. Tính chất: Là vùng phát triển ưu tiên về du lịch với trọng điểm là Tam Đảo.
(3) Vùng phía Tây, gồm: huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô. Tính chất: Là vùng phát triển trọng điểm nông nghiệp và công nghiệp phụ trợ.
03 hành lang kinh tế động lực
(1) Hành lang kinh tế động lực phía Đông Nam của tỉnh: là hành lang kinh tế đa chức năng, là động lực phát triển của tỉnh, liên kết nội tỉnh các khu vực Vĩnh Tường – Yên Lạc – Bình Xuyên – Phúc Yên, đồng thời tăng cường liên kết hoạt động kinh tế với Hà Nội, Thái Nguyên..
(2) Hành lang du lịch – đô thị nghỉ dưỡng phía Bắc: là hành lang phát triển du lịch độc đáo, chạy dọc theo dãy Tam Đảo (trọng điểm là khu vực du lịch Tam Đảo) kéo dài qua khu vực hồ Vân Trục hướng ra sông Lô, kết nối các điểm du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch gôn, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện (du lịch MICE)… tạo sức hấp dẫn lớn gắn với phát triển bất động sản nghỉ dưỡng.
(3) Hành lang phát triển ven sông phía Tây: là hành lang phát triển nông nghiệp, du lịch sinh thái ven sông liên kết Yên Lạc – Vĩnh Tường – Lập Thạch – Sông Lô, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, các trung tâm logistics, chợ đầu mối nông sản.
Ngoài ra, phát triển dọc theo hành lang này các khu vực kinh tế ven sông với các loại hình: du lịch, dịch vụ gắn với nông nghiệp trải nghiệm, giáo dục thực nghiệm, nhà ở nghỉ dưỡng sinh thái… Cụ thể, với các trục sông chính như: Sông Phan, Sông Cánh, Sông Cà Lồ, Sông Tranh, Sông Mây,… tập trung khai thác lợi thế của các trục sông, phát triển đô thị theo hướng sinh thái, không gian công cộng gắn với cây xanh mặt nước.
Khai thác không gian xanh dọc 2 bên các tuyến kênh chính đi qua khu vực đô thị góp phần hình thành lên chuỗi các khu vực công cộng, vui chơi giải trí kết hợp với nhà ở đô thị sinh thái mới, thương mại dịch vụ dọc 2 bên các tuyến kênh (hình ảnh minh họa kênh Bến Tre) Với các tuyến sông lớn và có đê như Sông Hồng, Sông Phó Đáy, Sông Lô, sử dụng bãi sông song song với đảm bảo thoát lũ, không gây ảnh hưởng đến dòng chảy và đảm bảo theo luật đê điều.
– Một trục cảnh cảnh quan: Trục cảnh quan trung tâm: kết nối Tam Đảo – Vĩnh Yên và vùng phía Nam.
– Ba cực tăng trưởng chính đầu tàu dẫn dắt là Vĩnh Yên, Bình Xuyên và Phúc Yên để tập trung nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm và là vùng trung tâm đô thị. Cụ thể:
(1) Vĩnh Yên: là cực tăng trưởng trung tâm, phát triển kinh tế, đô thị có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội đối với Tỉnh và Vùng;
(2) Phúc yên: là cực tăng trưởng về Dịch vụ với trọng tâm phát triển các lĩnh vực giáo dục – đào tạo; công nghiệp công nghệ cao; tổ chức hội nghị – hoạt động văn hóa thể thao du lịch; thương mại.
(3) Bình Xuyên: là cực tăng trưởng về Công nghiệp – Đô thị, tăng cường thu hút đầu tư mở rộng quy mô ngành công nghiệp, thu hút các ngành nghề tiên tiến, công nghiệp sạch, có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao; thu hút các trung tâm nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực, hạ tầng đô thị mới thu hút nguồn nhân lực bên ngoài đến sống và làm việc tại tỉnh Vĩnh Phúc
Bản đồ, tài liệu quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc
Lưu ý: Hồ sơ quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình rà soát sau thẩm định
Báo cáo quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
1. Sơ đồ vị trí và các mối quan hệ của tỉnh
2. Các bản đồ hiện trạng phát triển
3. Sơ đồ đánh giá tổng hợp đất đai theo các mục đích sử dụng
4. Sơ đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn
5. Sơ đồ tổ chức không gian và phân vùng chức năng
6. Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
7. Sơ đồ phương án phát triển hạ tầng kỹ thuật
8. Sơ đồ phương án phân bổ và khoanh vùng các chỉ tiêu SDD
9. Sơ đồ phương án thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên
10. Sơ đồ PA BVMT, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng, chống thiên tai và ứng phó BĐKH
11. Sơ đồ phương án phát triển vùng liên huyện, vùng huyện
12. Sơ đồ vị trí các dự án và thứ tự ưu tiên thực hiện
13. Bản đồ chuyên đề khác có liên quan
Tổng hợp bởi Duan24h.net