Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam, gắn với sự phát triển của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế rộng rãi.

Phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị, từng bước hình thành các khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ, tạo ra trung tâm kinh tế có sức lan toả và là động lực phát triển kinh tế của khu vực.

Đến nay tỉnh Bắc Kạn đã đươc thủ tướng phê duyệt quy hoạch 01 Khu công nghiệp Thanh Bình với quy mô khoảng 153 ha. Khu công nghiệp (KCN) của tỉnh nằm vị trí điểm cuối tuyến cao tốc hiện trạng Thái Nguyên – Chợ Mới. Nhìn chung khu công nghiệp của tỉnh ở khu vực thuận tiện về giao thông, cơ sở hạ tầng sẵn có, có lợi thế vượt trội về vị trí so với các khu vực khác trên địa bản tỉnh.

Khu công nghiệp Thanh Bình chia làm 2 giai đoạn để đầu tư: giai đoạn I có quy mô 73,5ha, tỷ lệ lấp đầy đến nay 62%; Giai đoạn II có quy mô 80,3ha hiện nay đang trình chủ trương đầu tư.

Về Cụm công nghiệp (CCN), hiện nay trên địa bàn tỉnh hiện có 6 cụm công nghiệp với tổng diện tích 187,4ha, trung bình 31ha/1CCN trong đó có 6/8 đơn vị hành chính huyện đã hình thành các cụm công nghiệp:

  • CCN huyền Tụng 15ha (thành phố Bắc Kạn);
  • CCN Quảng Chu 74,4ha (Chợ Mới);
  • CCN Cẩm Giàng 43ha (Bạch Thông);
  • CCN Vằng Mười 15ha (Na Rì);
  • CCN Nam Bằng Lũng 20ha (Chợ Đồn);
  • CCN Chu Hương 20 ha (Ba Bể).

Tính đến nay chưa có CCN nào hoàn thiện hạ tầng và đi vào hoạt động. Các cụm công nghiệp hầu hết mới được thành lập từ năm 2019 đến nay (2021) một số CCN đang trong quá trình giải phóng mặt bằng và thi công hạ tầng CCN Huyền Tụng; còn lại một số CCN đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư như khảo sát, lập quy hoạch chi tiết.

Phát triển các khu công nghiệp tập trung, cụm, điểm công nghiệp

Khu công nghiệp tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thành kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 với diện tích 80,3 ha.

Đầu tư quy hoạch và xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp: CCN Huyền Tụng, CCN Quảng Chu, CCN Cẩm Giàng, CCN Vằng Mười, CCN Nam Bằng Lũng, CCN Chu Hương.

Ở các địa phương có điều kiện thuận lợi để kêu gọi và thu hút các dự án sản xuất vừa và nhỏ và phục vụ cho phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và làng nghề vào sản xuất tại cụm công nghiệp đảm bảo, đáp ứng các yêu cầu về môi trường. Ưu tiên phát triển các cụm công nghiệp tại các khu vực có lợi thế về giao thông như khu vực huyện Chợ Mới, thành phố Bắc Kạn, Chợ đồn..

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 11:01 AM, 24/04/2024)


Ngoài ra, Bắc Kạn còn cần phát triển các cụm, điểm công nghiệp vừa và nhỏ như cụm công nghiệp Côn Minh, Nà Phặc, Bằng Vân… và các điểm công nghiệp khác ở các địa phương có điều kiện thuận lợi, phấn đấu đến năm 2025 xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư phấn đấu đạt tỷ lệ lấp đầy trên 80% tối thiểu 04 cụm công nghiệp và giai đoạn 2026-2030 thêm 15 cụm công nghiệp.

Tất cả các cụm công nghiệp đi vào hoạt động đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung đảm bảo công suất xử lý toàn cụm.

Định hướng đến năm 2030, mỗi thị trấn sẽ có một cụm công nghiệp 10 – 20 ha; mỗi thị tứ sẽ dành khoảng 5 – 10 ha cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, tổng diện tích đất CN-TTCN đến năm 2030 có khoảng 800 ha. Tăng cường thu hút đầu tư sớm lấp đầy diện tích các khu, cụm, điểm công nghiệp.

Phương hướng phát triển ngành nghề công nghiệp tỉnh Bắc Kạn

Công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng

– Tập trung khai thác các khoáng sản có giá trị kinh tế mà tỉnh Bắc Kạn đang có lợi thế nhuquạng chì, kẽm, quạng sắt, sắt mangan, quạng vàng gốc để đua vào chế biến sau, chế biến tinh khoáng sản sau khai thác đảm bảo đủ nguyên vật liệu cho các cơ sở luyện kim của tỉnh hướng đến xuất khẩu.

– Gắn phát triển ngành luyện kim với việc khai thác khoáng sản, đi từ quy mô nhỏ đến lớn, phát triển cả chiều rộng, lẫn chiều sâu, kết hợp hiện đại hoá các cơ sở hiện có với xây dựng mới các nhà máy hiện đại.

Chú trọng vào đầu tư cải tạo, mở rộng, đổi mới thiết bị để nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm tại các cơ sở sản xuất đang hoạt động trên địa bàn tỉnh; Phát triển công nghiệp sản xuất chế biến sâu khoáng sản; sản xuất sản phẩm phụ trợ cho công nghiệp sản xuất thép (Cẩm Giàng-Bạch Thông, Thanh Bình-Chợ Mới), Sắt xốp, chì thỏi, Fro mangan, ván dán…

– Khai thác sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng đá, cát, sỏi theo quy hoạch khai thác và sử dụng khoáng sản đến năm 2030 để phục vụ cho xây dựng kết cấu hạ tầng của tỉnh. Thu hút có chọn lọc các dự án sản xuất vật liệu xây dựng; ưu tiên dự án sản xuất vật liệu xây dựng không nung, vật liệu mới thân thiện môi trường, vật liệu phục vụ xây dựng nông thôn từ khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ. Khuyến khích đầu tư các dự án sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng từ nguyên liệu hợp kim và nhựa như: thiết bị vệ sinh, tấm lợp, tấm trần, khung cửa, vách ngăn, ống nhựa cấp thoát nước.

– Đa dạng hoá quy mô khai thác khoáng sản tren cơ sở khong lãng phí tài nguyên duới sự kiểm soát chạt chẽ của cơ quan quản lý nhà nuớc và địa phuong. Chú trọng công tác thăm dò tìm kiếm mỏ mới, trữ lượng mới, đồng thời thu hút các nhà đầu tư có năng lực thực sự để đầu tưtrong lĩnh vực khai thác khoáng sản

Công nghiệp cơ khí, thiết bị điện, điện tử

– Khuyến khích đầu tư phát triển ngành công nghiệp cơ khí, thiết bị điện, điện tử trong đó ưu tiên cơ khí lắp ráp, máy móc thiết bị chế biến nông lâm sản thực phẩm và hàng tiêu dùng. Kêu gọi đầu tư sản xuất máy phát điện cỡ nhỏ, sản xuất tấm lợp kim loại, kết cấu thép,…và sản xuất các thiết bị điện, điện tử khác.

– Sản xuất các loại thiết bị máy nông nghiệp phục vụ nhu cầu trong tỉnh và vùng, nhất là các sản phẩm cơ khí phù hợp với việc canh tác trên địa hình của tỉnh.

– Tổ chức mạng lưới phục vụ sửa chữa, gò hàn, cho thuê máy móc canh tác, gia công thuê, chế biến nông sản cỡ nhỏ, nhằm từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.

Công nghiệp sản xuất chế biến nông, lâm sản, thực phẩm và dược liệu

Từng bước đưa công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào ứng dụng trong các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, giảm dần sơ chế, tăng cường chế biến sâu, hướng tiêu thụ ra thị trường ngoài tỉnh và phục vụ xuất khẩu. Xây dựng các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị gắn với hoạt động liên kết trong sản xuất; có cơ chế hỗ trợ nông dân, cơ chế chế biến trong hoạt động liên kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

– Tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến lâm sản, gắn với vùng nguyên liệu, trọng tâm là chế biến gỗ rừng trồng, đưa Bắc Kạn trở thành một trong những trung tâm chế biến lâm sản của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc. Khuyến khích đầu tư sản xuất chế biến các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa như đồ mộc gia dụng, đồ mộc xuất khẩu, nguyên liệu bột giấy, nguyên liệu sản xuất ván ép, gỗ công nghiệp…

– Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến dong riềng, gừng, nghệ, chế biến sản phẩm từ rau, hoa quả; tăng cường quản lý xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm rượu thủ công, thu hút đầu tư nhà máy sản xuất rượu quy mô công nghiệp; thu hút đầu tư các cơ sở sản xuất thực phẩm, chế biến tập trung gia súc, gia cầm. Khuyến khích các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nghiên cứu xây dựng khu vực, nhà máy giết mổ và chế biến thịt.

– Phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng vùng trồng dược liệu gắn với công nghiệp chế biến, cơ cấu sản phẩm đa dạng bảo đảm an toàn và chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước và xuất khẩu.

– Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu: Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp; dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu may mặc, giày dép liên kết từ khâu sản xuất nguyên phụ liệu, thiết kế mẫu mã, đến hoàn chỉnh sản phẩm. Hình thành các cụm công nghiệp dệt may, cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu ở nông thôn và vùng miền núi.

– Phát triển công nghiệp sản xuất dược phẩm, phân bón và hoá chất: Khuyến khích mọi hình thức đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất dược phẩm, phân bón và hoá chất là những sản phẩm thiết yếu trong thời gian tới.

+ Đẩy mạnh sản xuất dược phẩm từ mật ong, cao ngựa, cao dê; sản xuất rượu, rượu thuốc… gắn với mở rộng thị trường tiêu thụ.

+ Kêu gọi đầu tư sản xuất đồ nhựa gia dụng; sản xuất bao bì các loại; sản xuất phân bón vi sinh, sản xuất cồn, metanol…

Phát triển công nghiệp sản xuất và phân phối điện

Thực hiện tốt phát triển điện lực tỉnh Bắc Kạn theo quy hoạch; tập trung nguồn lực đầu tư, cải tạo, nâng cấp các đường dây trung áp đồng bộ, bổ sung các trạm phân phối; tăng cường công tác quản lý, vận hành để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện; thu hút đầu tư phát triển nguồn điện thuỷ điện nhỏ, điện sinh khối theo quy hoạch;

Nghiên cứu phát triển năng lượng gió, thuỷ điện tích năng, phát triển điện mặt trời áp mái và trên mặt nước tại những địa điểm, khu vực phù hợp, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và giá thành hợp lý;

Đôn đốc triển khai Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia đã được phê duyệt đối với các thôn bản chưa có điện: Giai đoạn 2021-2025 phát triển thủy điện công suất: 88 mw; điện sinh khối 30mw; điện gió 20mw. Giai đoạn 2026-2030 thủy điện 88,2 mw; điện sinh khối 60mw, điện gió 50mw.

Bản đồ QHCN Bắc Kạn 2030 (7,9 MB)

Theo Duan24h.net ( Quy hoạch công nghiệp tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030)

(Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Kạn : TP Bắc Kạn,Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm.)

4.7/5 - (9 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcMẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất tháng 04/2024
Bài tiếp theoHành vi trốn thuế khi mua bán nhà đất bị xử phạt thế nào ?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây