Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Định Quán (Đồng Nai) giai đoạn 2021 – 2030 cập nhật 01/2025 gồm các công trình dân dụng, cơ quan, công nghiệp, hạ tầng giao thông, giáo dục, dự án khu dân cư đô thị …
Hành chính và vị trí địa lý
Định Quán là một huyện miền núi nằm ở phía đông bắc tỉnh, cách xa trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 80 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 110 km.
Vị trí địa lý huyện :
Nội Dung Đề Xuất
- Phía đông giáp huyện Tân Phú và tỉnh Bình Thuận
- Phía tây giáp huyện Vĩnh Cửu
- Phía nam giáp thành phố Long Khánh và các huyện Thống Nhất, Xuân Lộc
- Phía bắc giáp huyện Tân Phú
Huyện Định Quán có diện tích 970,5 km² với 14 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Định Quán (huyện lị) và 13 xã: Gia Canh, La Ngà, Ngọc Định, Phú Cường, Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Ngọc, Phú Tân, Phú Túc, Phú Vinh, Suối Nho, Thanh Sơn, Túc Trưng.
Quy hoạch giao thông và đô thị huyện Định Quán
Quốc lộ 20 là tuyến giao thông chính trên địa bàn huyện. Ngoài ra, tỉnh lộ 763 (nối hai huyện Định Quán và Xuân Lộc) cũng đi qua các xã Phú Túc, Suối Nho ở phía nam huyện.
Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt đi qua đang được đầu tư xây dựng.
Đến năm 2030 huyện Định Quán có 3 đô thị, trong đó:
- Đô thị Định Quán (thị trấn Định Quán) là đô thị loại IV : 50.000 người.
- Đô thị La Ngà là đô thị loại V : 20.000 người.
- Đô thị Phú Túc là đô thị loại V : 10.000 người.
Phân vùng phát triển (huyện sẽ có 04 tiểu vùng) :
- Vùng phát triển đô thị dọc Quốc lộ 20: Bao gồm thị trấn Định Quán, một phần các xã Phú Vinh, Phú Lợi, Ngọc Định, La Ngà, Túc Trưng, Phú Túc, có tính chất là khu vực phát triển đô thị, trong đó thị trấn Định Quán là trung tâm hành chính chính trị, trung tâm kinh tế và văn hóa của toàn vùng.
- Vùng cảnh quan sinh thái ven hồ Trị An (một phần các xã Thanh Sơn, Ngọc Định, Phú Ngọc, Suối Nho, Túc Trưng, La Ngà, Phú Cường).
- Vùng sản xuất nông nghiệp (một phần các xã Phú Ngọc, Gia Canh, Phú Lợi, Phú Hòa): Hình thành các điểm trung tâm cụm xã và điểm dân cư nông thôn gắn với các điểm dịch vụ thương mại, dịch vụ nông nghiệp nông thôn.
- Vùng lâm nghiệp phía Đông: Phạm vi tiếp giáp sông La Ngà và tỉnh Bình Thuận.
- Vùng lâm nghiệp phía Bắc (bao gồm toàn bộ diện tích xã Thanh Sơn, giáp khu vực rừng bảo tồn Nam Cát Tiên).
Quy hoạch đất công nghiệp đến năm 2030
Đất khu công nghiệp: Nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế về đất đai và khả năng kết nối vùng thông qua các tuyến đường giao thông trọng yếu (ĐT775 kết nối với tỉnh Bình Thuận, cao tốc Dầu Giấy – Đà Lạt,…), đến năm 2030 trên địa bàn huyện dự kiến hình thành các khu công nghiệp gồm:
- Khu Công nghiệp Định Quán,
- Khu Công nghiệp Suối Nho,
- Khu Công nghiệp Túc Trưng,
- Khu Công nghiệp Gia Canh.
Trong đó, khu công nghiệp Định Quán giai đoạn 2 đang lập chủ trương đầu tư. Đến năm 2030 đất khu công nghiệp có diện tích 714 ha, tăng 657,20 ha so với hiện trạng (56,80 ha), chiếm 2,70% diện tích đất phi nông nghiệp.
Đất cụm công nghiệp: dự kiến quy hoạch đến năm 2030 diện tích đất cụm công nghiệp là 127,46 ha, tăng 83 ha so với hiện trạng để thực hiện cụm công nghiệp Phú Vinh, cụm công nghiệp Phú Túc, chiếm 0,48% diện tích đất phi nông nghiệp. Đến năm 2030, trên địa bàn huyện có các cụm công nghiệp gồm:
- Cụm công nghiệp Phú Cường: Thuộc địa bàn xã Phú Cường, quy mô 44,46 ha
- Cụm công nghiệp Phú Vinh: Thuộc xã Phú Vinh, quy mô 33 ha
- Cụm công nghiệp Phú Túc: Thuộc xã Phú Túc, quy mô 50 ha
Tài liệu tham khảo:
- Quyết định phê duyệt KHSDĐ huyện Định Quán năm 2024
- Báo cáo thuyết minh Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Định Quán
Bản đồ KHSDĐ H. Định Quán 2024 (9,5 MB)
Bản đồ QHSDĐ H. Định Quán 2030 (18 MB)
(Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Định Quán (Đồng Nai) năm 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050)