Ngày Quốc Khánh (2/9), sự kiện và lịch nghỉ lễ

1135
Thông tin về ngày Quốc Khánh nước Việt Nam (2/9)
Thông tin về ngày Quốc Khánh nước Việt Nam (2/9)
Mục lục

    Ngày 2/9 dương lịch hàng năm được lấy làm ngày Quốc Khánh Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Ngày này mang nhiều ý nghĩa cũng là dấu mốc lịch sử của nhiều sự kiện quan trọng quan trọng.

    Năm 2024: Người lao động trên cả nước sẽ có kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9/2024 kéo dài 4 ngày, từ thứ Bảy (31/8) đến hết thứ Ba (3/9).

    Những mốc lịch sử của ngày 2/9

    Ngày 2/9 chính là ngày Quốc khánh Việt Nam. Đây được coi như là một ngày lễ lớn hằng năm của nước ta kỉ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

    Đúng vào ngày 2/9/1945, khi bản Tuyên ngôn được đọc lên chính lúc khai sinh ra nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Lúc đầu ngày 2/9 được gọi là “Việt Nam độc lập” còn ngày 19/8 thì gọi là Quốc khánh. Vào năm 1954 ngày 2/9 chính thức được gọi là Quốc Khánh Việt Nam.

    Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tại thủ đô Hà Nội vào ngày 2/9/2969 và hưởng thọ 79 tuổi. Để tránh trùng với ngày Quốc khánh lúc bấy giờ nên đã thông báo Bác mất vào 3/9. Mãi 20 năm sau vào ngày 19/8/1989 thì Bộ chính trị mới thông báo chính thức Bác mất vào ngày 2/9.


    Ý nghĩa của ngày Quốc Khánh

    Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản ”Tuyên ngôn Độc lập” lịch sử do chính Người chuẩn bị, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới về sự ra đời của một nhà nước mới: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

    Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 là văn bản pháp lý đặt cơ sở cho việc khẳng định thiết lập nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, với mục tiêu Độc lập – Tự do – Hạnh phúc, khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Hơn thế nữa, Tuyên ngôn độc lập còn đóng góp cho sự nghiệp giải phóng nhân loại, là sự mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa, bị áp bức trên toàn thế giới.

    Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử, một văn bản pháp lý quan trọng bậc nhất của nước ta. Với hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng văn hùng hồn, một cơ sở pháp lý vững chắc khẳng định mạnh mẽ chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt Nam trước toàn thế giới, mở ra thời kỳ mới của dân tộc ta trên con đường phát triển.

    Kỷ niệm Quốc khánh 2/9 thường có những hoạt động gì?

    Tùy theo năm chẵn, năm tròn hay năm lẻ và tình hình thực tế mà các hoạt động kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam 2/9 sẽ diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau.

    Năm tròn (năm có chữ số cuối cùng là 5)

    Tại Thủ đô Hà Nội, tổ chức mít tinh với danh nghĩa Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; mời Ðoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự.

    Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Bí thư), Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ðoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chiêu đãi trọng thể tại Phủ Chủ tịch. Chủ tịch nước đọc lời chúc; mời Ðoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội dự.

    Tại Hà Nội, tổ chức đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tại Ðài Tưởng niệm như năm lẻ.

    Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh.

    Năm chẵn (có chữ số cuối cùng là 0)

    Tổ chức mít tinh, diễu hành tại Quảng trường Ba Ðình; lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự.

    Chủ tịch nước đọc diễn văn.

    Nếu có duyệt binh thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đọc nhật lệnh, mời Ðoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự.

    Các hoạt động khác tổ chức như năm tròn.

    Năm lẻ (các năm có các số còn lại)

    Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội (đoàn thể) đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tại Ðài Tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ (Ðài Tưởng niệm).

    Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tổ chức mít tinh; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự.

    Thủ tướng Chính phủ tiếp Ðoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội với hình thức tiệc rượu.

    Bộ Ngoại giao tổ chức cho Ðoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tại Ðài Tưởng niệm.

    Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh.

    Tổng hợp bởi Duan24h.net (Baoquocte Bách Hóa Xanh )

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây