Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Thống Nhất (Đồng Nai) đến năm 2030 cập nhật 01/2025 bao các công trình dân dụng, cơ quan, công nghiệp, hạ tầng giao thông, giáo dục, dự án khu dân cư đô thị …
Hành chính và vị trí địa lý
Vị trí địa lý huyện :
- Phía bắc giáp huyện Định Quán
- Phía đông giáp thành phố Long Khánh
- Phía nam giáp huyện Long Thành và huyện Cẩm Mỹ
- Phía tây giáp huyện Trảng Bom.
Huyện Thống Nhất có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Dầu Giây (huyện lỵ) và 9 xã: Bàu Hàm 2, Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3, Gia Kiệm, Hưng Lộc, Lộ 25, Quang Trung, Xuân Thiện.
Nội Dung Đề Xuất
Quy hoạch giao thông huyện Thống Nhất
Đây là địa phương có đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đi qua và dự án đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt đang được xây dựng, đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây.
Về quốc lộ có 2 tuyến chính là Quốc lộ 1 và Quốc lộ 20 đi qua với chiều dài 25,5 km, kết cấu đường bê tông nhựa. Hai tuyến quốc lộ giao cắt nhau tại ngã tư Dầu Giây. Tỉnh lộ có 3 tuyến với tộng chiều dài 29,1 km các tuyến đường đã được nâng cấp lên đường nhựa.
Ngoài ra, huyện cũng là địa bàn mà nhiều tuyến đường tỉnh đã và đang được quy hoạch xây dựng, nâng cấp, cải tạo đi qua như: đường tỉnh 772 (Trảng Bom – Xuân Lộc), đường tỉnh 769.
Quy hoạch vùng huyện Thống Nhất đến năm 2030
Quy hoạch xây dựng vùng huyện Thống Nhất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã chia thành 03 vùng gồm:
Vùng phát triển trung tâm huyện
Là trung tâm phát triển công nghiệp công nghệ cao, đô thị – dịch vụ, đào tạo – nghiên cứu khoa học lấy thị trấn Dầu Giây làm trung tâm hành chính, văn hoá, kinh tế huyện, gồm thị trấn Dầu Giây, xã Bàu Hàm 2 và xã Hưng Lộc (khu vực phía Bắc tuyến đường sắt Bắc – Nam).
Định hướng của vùng là đến năm 2030 nâng cấp thị trấn Dầu Giây thành đô thị loại IV, gồm các chức năng chính: Khu trung tâm hành chính Huyện, các công trình công cộng dịch vụ đầu mối cấp Huyện, các trường chuyên nghiệp đào tạo và dạy nghề, cụm công nghiệp Hưng Lộc, khu công nghiệp Dầu Giây, nhà ga đường sắt.
Vùng phát triển phía Bắc huyện
Là trung tâm phát triển du lịch sinh thái – tâm linh; Thác Reo, núi Cúi, hồ Trị An, nông nghiệp công nghệ cao – thương mại dịch vụ. Phát triển mạnh trang trại xanh, nông lâm nghiệp. Công
nghiệp có lợi thế về khai thác vật liệu xây dựng, may mặc, chế biến nông sản, chế biến gỗ, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề. Dịch vụ phát triển khá mạnh, đặc biệt là thương mại, vận tải.
Tiếp tục phát triển dịch vụ với các ngành mũi nhọn là thương mại, vận tải, chuyển giao khoa học – công nghệ nông nghiệp, giáo dục – đào tạo dạy nghề. Vùng phía Bắc huyện gồm các xã Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3, Gia Kiệm và Quang Trung sẽ được định hướng phát triển
không gian cũng như tính toán chỉ tiêu hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật theo mô hình đô thị để hướng tới hình thành đô thị loại V trong tương lai.
Vùng phát triển phía Nam huyện
Phát triển mạnh công nghiệp sạch, thân thiện môi trường trong phạm vi các khu công nghiệp chuyên ngành chế biến thực phẩm – nông sản và dịch vụ Logistic, phát triển mạnh và toàn diện về dịch vụ, nhất là các ngành thương mại, vận tải, du lịch, giáo dục – đào tạo, y tế và chăm sóc sức khỏe, phát triển nông nghiệp trang trại….
Kết nối cơ sở hạ tầng của Huyện với các tuyến quốc lộ, cao tốc,… để tạo điều kiện cho mở rộng giao thương và thu hút đầu tư. Vùng phía Nam huyện gồm xã Lộ 25 và xã Hưng Lộc (khu vực phía nam tuyến đường sắt Bắc – Nam).
Tài liệu tham khảo:
- Quyết đinh phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2024
- Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất huyện Thống Nhất năm 2024
- Biểu, phụ lục
- Bản đồ chuyển mục đích năm 2024
Bản đồ KHSDĐ H. Thống Nhất 2024 (3,1 MB)
Bản đồ QHSDĐ H. Thống Nhất 2030 (10 MB)
(Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Thống Nhất (Đồng Nai) năm 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050)