Theo quy hoạch điều chỉnh đến năm 2025 thì Bình Dương sẽ có 7 tuyến đường sắt đô thị trên cao và mặt đất đi qua địa bàn tỉnh. Thông tin chi tiết dưới đây độc giả có thể tham khảo :
Tuyến số 1: Đi trên cao nối trung tâm đô thị mới với Ga Suối Tiên – ga cuối cùng của đường metro số 1 ở TP. Hồ Chí Minh (từ Bến Thành đi Suối Tiên)
Tuyến số 2: Đi trên cao nối TP. Thủ Dầu Một tới TP. Hồ Chí Minh. Đây là tuyến tàu điện nhẹ (light metro) có chiều dài 24,2 km. Tuyến sẽ chạy dọc theo QL.13 qua Vĩnh Bình (Bình Dương) nối với tuyến metro số 3 (TP. Hồ Chí Minh) tại ngã tư Bình Phước. Tuyến này dự kiến sẽ xây dựng sau năm 2020.
Tuyến số 3: Đi trên cao nối TP mới Thủ Dầu Một – Mỹ Phước – Bàu Bàng – Long Nguyên. Tuyến dài 32,3 km, kết nối trung tâm Đô thị mới với trung tâm Nam Bến Cát; xây dựng sau năm 2020.
Tuyến số 4: Đi trên cao, bắt đầu từ ga trung tâm Thành phố mới – Uyên Hưng – Tân Thành, kết nối từ trung tâm đến phía Đông. Toàn tuyến dài 22,3 km và dự kiến sẽ xây dựng sau 2020.
Tuyến số 5: Đi trên cao chạy từ Vĩnh Phú (Thuận An) tới Miễu ông Cù. Tuyến nảy nhằm vận chuyển công nhân trong các KCN và nối với metro số 4 vào TP. Hồ Chỉ Minh; sẽ xây dựng sau năm 2020.
Tuyến số 6: Đi trên cao từ Thành phố mới Thủ Dầu Một đi Vĩnh Phước. Tuyến dài 29,6 km, sẽ xây dựng sau năm 2020.
Tuyến số 7: Là tuyến mặt đất chạy từ Mỹ Phước đi Dầu Tiếng, dài 38,8 km, sẽ xây dựng sau năm 2020.
Tien đau ra mà xay dung nhiều mettro vậy?
Vay vốn ODA nươc ngoài giống tp. Hcm thôi mà với lại quy hoạch thôi còn lên thực tế thì nhiêu khê lắm