Các loại đất được và không được thế chấp vay ngân hàng

1686
Vay vốn ngân hàng thế chấp bằng quyền sử dụng đất
Vay vốn ngân hàng thế chấp bằng quyền sử dụng đất
Mục lục

    Thế chấp quyền sử dụng đất là một trong những quyền quan trọng của người sử dụng đất. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định những loại đất không được thế chấp.

      Điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất

    Loại đất được thế chấp

    Theo khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuộc một trong những loại đất sau được quyền thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng:

    – Đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức.

    – Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất.

    – Đất được cho thuê trả tiền đất một lần cho cả thời gian thuê.


    – Đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.

    – Đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế.

    Thời điểm được thế chấp

    Thời điểm người sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất là sau khi:

    – Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất;

    – Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện thế chấp sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất;

    – Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

    – Người sử dụng đất chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất.

    Như vậy, để thế chấp quyền sử dụng đất cần đáp ứng điều kiện về loại đất và thời điểm được thế chấp quyền sử dụng đất.

      Các trường hợp không được vay thế chấp Sổ đỏ

    Không đủ điều kiện thế chấp

    Ngoài việc đáp ứng các điều kiện về loại đất và thời điểm thế chấp, người sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau:

    – Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp theo khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013, cụ thể:

    + Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền thế chấp sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất.

    + Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền thế chấp khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    – Đất không có tranh chấp.

    – Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

    – Trong thời hạn sử dụng đất.

    Như vậy, nếu thiếu một trong 4 điều kiện trên thì người sử dụng đất không đủ điều kiện thế chấp.

    Quyền sử dụng đất là di sản thừa kế

    Căn cứ Điều 616 và Điều 617 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất giao cho người quản lý di sản thì người quản lý di sản có nghĩa vụ bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản.

    Như vậy, trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất là di sản thừa kế thì phải được toàn bộ người thừa kế đồng ý bằng văn bản nếu không sẽ không được thế chấp.

    Nhiều người có chung quyền sử dụng đất

    Điểm b khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định, trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.

    Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.

    Như vậy, khi thế chấp trong trường hợp chung quyền sử dụng đất thì phải ủy quyền cho người đại diện thực hiện việc thế chấp. Nếu người đại diện không có văn bản ủy quyền của những người còn lại thì không được thực hiện quyền thế chấp toàn bộ thửa đất.

    Quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai

    Khoản 2 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP quy định tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch.

    Theo đó, tài sản hình thành trong tương lai gồm:

    – Tài sản được hình thành từ vốn vay.

    – Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm.

    – Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.

    – Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất.

    Như vậy, quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai không phải là tài sản bảo đảm, không được thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

    Đất của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư

    Khoản 2 Điều 181 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

    Như vậy, dù đất của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư đã có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì cũng không được thế chấp.

    Đất phục vụ cho hoạt động hàng không dân dụng

    Căn cứ khoản 1 Điều 156 Luật Đất đai năm 2013, đất phục vụ cho hoạt động hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay bao gồm:

    – Đất xây dựng trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay.

    – Đất xây dựng các hạng mục thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay.

    – Đất xây dựng cơ sở, công trình phục vụ kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay.

    – Đất xây dựng công trình phục vụ kinh doanh dịch vụ phi hàng không.

    Cũng theo quy định tại khoản 4 Điều này, tổ chức, cá nhân sử dụng đất tại cảng hàng không, sân bay phải sử dụng đất đúng mục đích; không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

    Như vậy, tổ chức, cá nhân sử dụng đất tại cảng hàng không, sân bay không được thế chấp quyền sử dụng đất.

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây