Giám đốc bị tạm giam, doanh nghiệp xử lý như thế nào ?

594
Tạm giam lãnh đạo Công ty Thiên Phú lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tạm giam lãnh đạo Công ty Thiên Phú lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Mục lục

    Mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) cho biết đang điều tra, xác minh vụ việc có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Thiên Phú, tỉnh Bình Dương.

    TRUNG TÂM XỬ LÝ HỒ SƠ DOANH NGHIỆP

    Theo đó, căn cứ kết quả điều tra xác định: Bùi Thế Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Thiên Phú đã chỉ đạo 02 Phó Giám đốc là Trần Văn Tấn và Đặng Bình Anh Trọng lập “khống” danh sách 14 hộ dân nằm trong diện đền bù, bồi thường tái định cư của Dự án khu dân cư Hòa Lân tại phường Thuận Giao, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương để chiếm đoạt 29,8 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kim Oanh (trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh).

    Ngày 25/3/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét đối với 03 bị can: Bùi Thế Sơn, Trần Văn Tấn và Đặng Bình Anh Trọng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Khoản 4, Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015.


    Trong đó ông Bùi Thế Sơn, hiện đang là người đại diện pháp luật của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Thiên Phú, câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp sẽ xử lý như thế nào khi người đại diện pháp luật bị tạm giam ?

    Căn cứ theo Điều 13 Luật doanh nghiệp năm 2014 có nội dung quy định như sau :


    Điều 13. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

    1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

    3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

    4. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:

    a) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;

    b) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

    5. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

    6. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.

    7. Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thẩm quyền có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

    Theo Tư vấn doanh nghiệp Luật Hiệp Thương

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây