Ông Trịnh Văn Quyết (nguyên chủ tịch Tập đoàn FLC) cùng các thuộc cấp và thân tín bị khởi tố tạm giam vầ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thao túng thị trường chứng khoán.
Thông tin tiến độ điều tra, khởi tố
(22/07/2024) Tòa án nhân dân TP Hà Nội chính thức mở phiên tòa xét xử ông Trịnh Văn Quyết, sinh năm 1975, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC và Chủ tịch Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways), cùng với 49 bị can khác. Vụ án này liên quan đến các cáo buộc Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán.
Phiên tòa dự kiến kéo dài trong nhiều ngày và thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận và giới truyền thông.
Nội Dung Đề Xuất
(28/10/2023) Bộ Công an đã thông báo rằng Cơ quan Cảnh sát điều tra đã hoàn thành cuộc điều tra vụ án hình sự liên quan đến việc thao túng thị trường chứng khoán, xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS, Công ty Cổ phần Xây dựng Faros và các công ty có liên quan.
Trong bước tiếp theo, Bộ Công an đã đề nghị truy tố ông Trịnh Văn Quyết, người từng giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị tại Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, về tội danh thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(12/09/2022) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Nguyễn Thiện Phú, một “thân tín” của cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết.
Nguyễn Thiện Phú, Phó tổng giám đốc Công ty CP xây dựng FLC Faros; Kế toán trưởng công ty này từ 2015 – 2016, có hành vi giúp sức cho bị can Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch FLC, lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc tăng khống vốn điều lệ từ 1,5 tỉ đồng lên 4.300 tỉ đồng, tương ứng 430 triệu cổ phần của Công ty CP xây dựng FLC Faros, niêm yết trên sàn chứng khoán chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.
(25/08/2022) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bổ sung đối với ông Trịnh Văn Quyết (cựu chủ tịch Tập đoàn FLC) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
2 em gái của ông Quyết cũng bị khởi tố bổ sung cùng tội danh là: Trịnh Thị Thúy Nga, cựu Thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Công ty CP chứng khoán BOS và Trịnh Thị Minh Huế, nhân viên kế toán thuộc Ban kế toán, Công ty CP Tập đoàn FLC.
(14/04/2022) Bộ Công an đề nghị các địa phương rà soát, cung cấp thông tin, tài liệu về tài sản như bất động sản, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn đứng tên cá nhân cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và vợ là bà Lê Thị Ngọc Diệp, cùng hai em gái ruột Trịnh Thị Thúy Nga, Trịnh Thị Minh Huế. Trong số này, ông Quyết cùng hai em gái đã bị khởi tố, tạm giam.
Bộ Công an cũng đề nghị các tỉnh tạm dừng cho giao dịch chuyển nhượng, mua, bán, cho, tặng, cầm cố, thế chấp,… với các khối tài sản như bất động sản, cổ phần, góp vốn, cổ phiếu của ông Quyết và các cá nhân trên. C01 đề nghị cung cấp thông tin trước ngày 15/4.
(08/04/2022) Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết bà Hương Trần Kiều Dung (Phó chủ tịch thường trực HĐQT tập đoàn FLC) và Nguyễn Quỳnh Anh (Tổng giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán BOS) bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) khởi tố, tạm giam để điều tra về tội Thao túng thị trường chứng khoán, theo Điều 211 Bộ luật Hình sự.
Ngoài chức danh ở FLC, bà Dung còn là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần chứng khoán BOS. Bà Dung và Quỳnh Anh bị cáo buộc giữ vai trò đồng phạm giúp sức cựu chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết thực hiện hành vi phạm tội.
(05/04/2022) Bà Trịnh Thị Thúy Nga, em gái cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội Thao túng thị trường chứng khoán. C01 xác định, bà Nga có vai trò đồng phạm, giúp sức cho anh trai là ông Quyết thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán.
Bà Trịnh Thị Minh Huế (em gái ông Quyết) là cán bộ Ban kế toán Tập đoàn FLC bị khởi tố, tạm giam về tội Thao túng thị trường chứng khoán. Đây là diễn biến mới khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) điều tra vụ thao túng thị trường chứng khoán và che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán xảy ra tại Tập đoàn FLC.
(30/03/2022) Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh VP Bộ Công an xác nhận Cơ quan điều tra đã bắt tạm giam bị can Trịnh Văn Quyết để điều tra hành vi thao túng thị trường chứng khoán.
Trước đó, Ông Trịnh Văn Quyết bị cơ quan chức năng ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh trong thời gian một tháng (từ ngày 26/03/2022) và mời lên làm việc để xác minh một số nội dung.
Vào tháng 01/2022, hành vi “bán chui” cổ phiếu của chủ tịch Tập đoàn FLC đã từng gây rúng động dư luận và làm chao đảo thị trường chứng khoán.
Ngày 18/01/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt hành chính ông Trịnh Văn Quyết 1,5 tỉ đồng, mức cao nhất theo quy định.
Chủ tịch Tập đoàn FLC cũng bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 5 tháng.
Các từ khóa được tìm kiếm : tạm giam Trịnh Văn Quyết, Trịnh Văn Quyết lừa đảo, Trịnh Văn Quyết bán chui cổ phiếu, Trịnh Văn Quyết FLC, …
Ông Trịnh Văn Quyết thao túng giá chứng khoán như thế nào ?
Theo điều tra từ ngày 01/09 – 10/01/2019, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế mượn chứng minh thư nhân dân của 26 cá nhân lập 20 doanh nghiệp, mở 450 tài khoản tại 41 công ty chứng khoán để thực hiện các hành vi thao túng giá cổ phiếu nhằm tạo ra cung cầu giả với 6 mã chứng khoán FLC và thu lợi bất chính, theo dự tính ban đầu là 975 tỷ đồng. Điều này đã gây thiệt hại đặc biệt lớn cho các nhà đầu tư.
Hành vi tạo cung cầu giả của nhóm Trịnh Văn Quyết đã đẩy giá cổ phiếu FLC từ hơn 14.000 đồng/cổ phiếu ngày 01/12/2021 liên tục tăng, thậm chí tăng “trần” nhiều phiên và phiên tăng “trần” cao nhất là 24.000 đồng/cổ phiếu. Giá cổ phiếu FLC đã được nhóm của bị can Quyết làm “ảo thuật” tăng hơn 64%.
Sau khi giá cổ phiếu FLC được “thổi” lên cao ngất ngưởng thì chủ tịch tập đoàn này đã dùng chiêu “úp sọt”, chỉ đạo người thân bán ra 175 triệu cổ phiếu. Tổng số cổ phiếu FLC nhóm của ông Quyết bán ra đã khớp lệnh là 74,8 triệu, với giá trung bình là 22.500 đồng/cổ phiếu. Toàn bộ số cổ phiếu này đã được bán “chui”, không công bố trước khi thực hiện giao dịch.
Tổng số tiền bị can Trịnh Văn Quyết thu về sau khi bán chui cổ phiếu là gần 1.700 tỉ đồng, hưởng lợi bất chính số tiền hơn 530 tỉ đồng. Tuy nhiên ngay sau khi xảy ra việc bán chui cổ phiếu, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã hủy giao dịch toàn bộ số cổ phiếu do ông Quyết bán ra, những nhà đầu tư đã mua số cổ phiếu này may mắn được hoàn lại tiền.
Tổng hợp bởi Duan24h.net