Ông Huỳnh Uy Dũng, đại gia đất Bình Dương thành danh như thế nào ?

2290
Chân dung đại gia Bình Dương - Huỳnh Uy Dũng
Chân dung đại gia Bình Dương - Huỳnh Uy Dũng
Mục lục

    Doanh nhân Huỳnh Uy Dũng sinh ngày 26/1/1961, nguyên quán tại xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, Bình Định. Chưa học hết lớp 12, ông nhập ngũ và tham gia Chiến tranh biên giới Tây Nam, phục vụ công tác hậu cần ở Quân khu 5, rồi Quân khu 7, làm nhiệm vụ tiếp tế cho bộ đội ngoài chiến trường.

    Tên thật là của ông là Huỳnh Phi Dũng, ông quyết định đổi tên từ Huỳnh Phi Dũng sang Huỳnh Uy Dũng với mong muốn cuộc đời mình bớt sóng gió, gian nan. Ông Dũng nói: “Chữ “Uy” là cảm nhận từ trong tâm, cảm nhận từ người khác bằng thần thái và nhân cách”.

    Nguồn gốc biệt danh “Dũng lò vôi” ?

    Một lần ông Dũng được phân công chở heo tiếp tế cho bộ đội ngoài chiến trường. Khổ nỗi, sau hành trình dài hàng trăm cây số, heo chở được tới nơi thì chết sạch. Trong lúc đó, ông Dũng lại thấy muối ở mặt trận biên giới Tây Nam – Campuchia lại hiếm.

    Sau nhiều đêm trằn trọc, suy nghĩ, với câu hỏi quay trong đầu: “Tại sao không chở muối lên bán, rồi mua heo cung cấp cho bộ đội ngay tại chỗ, tránh được heo chết, thịt heo tươi ngon hơn, giúp bộ đội ăn uống có chất dinh dưỡng, sức khỏe được đảm bảo phục vụ cho công tác, hoàn thành nghĩa vụ quân sự?”

    Vị đãi gia gắn liền với biệt danh "Dũng lò vôi"
    Vị đãi gia gắn liền với biệt danh “Dũng lò vôi”

    Những chuyến hàng sau, ông Dũng chở muối lên bán mà không chở heo, bán muối xong, lấy tiền mua heo cho anh em chiến sĩ dùng bữa.


    GỢI Ý LỌC NỘI DUNG CÙNG CHỦ ĐỀ

    DOANH NGHIỆP DOANH NHÂN DUAN24H.NET

    Ông lập gia đình với bà Trần Thị Tuyết, con gái ông Ba Thu, Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Sông Bé bấy giờ. Bà Tuyết hơn ông Dũng 6 tuổi.

    Sau đó, ông Dũng chuyển về công tác ở bộ phận hậu cần thuộc Công an thị xã Thủ Dầu Một, mục đích chăm lo cán bộ chiến sĩ ở đây.

    Thời điểm đó, thấy cuộc sống quá khổ, ông Dũng phát triển ý tưởng làm lò vôi, sản xuất các loại vôi quét tường, vôi bột công nghiệp… Cái tên Dũng “lò vôi” mà thiên hạ đặt ông bắt đầu từ khi đó.

    Xí nghiệp lò vôi do ông Dũng đầu tư làm ăn rất phát đạt, thu được số tiền kha khá, phân chia lại cho toàn thể anh em trong đơn vị, mỗi người nhận được mấy triệu đồng, vào lúc đó có thể nói là lớn, có thể mua nhà, đất ở.

    Sau ông bán “lò vôi” để về làm giám đốc Công ty sơn mài Thành Lễ, vốn của một nhà tư sản, được tiếp quản sau giải phóng, đang bị thua lỗ nặng, do lãnh đạo tỉnh Sông Bé lúc đó giao cho. Công ty này sau đổi tên thành Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ nổi tiếng cho đến bây giờ.

    Nhớ lại, khi tiếp nhận Công ty sơn mài Thành Lễ, ông Huỳnh Uy Dũng từng đưa ra điều kiện, nếu làm ăn thua lỗ, ông sẽ bỏ tiền túi ra bồi thường, còn ngược lại, phải trích cho ông 10% tiền lời thu được.

    Ngoài ra, mọi việc kinh doanh, bố trí nhân sự đều phải do ông tự sắp xếp. Ngay trong năm đầu tiên đảm nhận cương vị giám đốc, ông Dũng đã đưa công ty cán mốc lợi nhuận 28,8 tỷ đồng, vượt xa mong đợi của mọi người.

    Đến năm 1996, ông Dũng nghỉ công việc nhà nước, chuyển ra làm kinh doanh riêng.

    Xây dựng tên tuổi với việc kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và du lịch

    Ông là người tiên phong xây dựng mô hình khu công nghiệp hiện đại đầu tiên tại Bình Dương cũng như Việt Nam, sở hữu trong tay nhiều bất động sản và tài sản “khủng” như: Khu công nghiệp Sóng Thần 2, Khu công nghiệp Sóng Thần 3, Khu đô thị Trung Tâm hành chính huyện Dĩ An, Khu dân cư Sóng Thần, Khu đô thị thương mại dịch vụ Sóng Thần…

    Cổng Khu công nghiệp Sóng Thần Bình Dương
    Cổng Khu công nghiệp Sóng Thần Bình Dương

    Tuy nhiên, khu du lịch kết hợp tâm linh Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến (Đại Nam) mới là công trình đưa tên tuổi ông Dũng vượt xa khỏi đất Bình Dương.

    Để có được giấy phép kinh doanh của tỉnh Bình Dương, ông Huỳnh Uy Dũng từng làm một điều mà giới đầu tư cho là “khùng”, khi quyết định rót vốn vào khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam, đó là khu công nghiệp Bình Đường.

    Sau Bình Đường và Sóng Thần 1, ông chủ Đại Nam tự đứng ra đầu tư 2 khu công nghiệp khác là Sóng Thần 2 và Sóng Thần 3.

    Khu du lịch Đại Nam Văn Hiến được ông Dũng “lò vôi” bắt tay vào xây dựng từ tháng 9/2007, với mục tiêu trở thành khu du lịch lớn nhất Đông Nam Á với diện tích 700ha.

    Dự án này cũng khiến ông chủ Đại Nam mang tiếng “hâm hâm”, với “ước mơ ngu xuẩn” khi rót 5.000 tỷ đồng và huy động 2.000 nhân công xây dựng.

    Vào những năm cuối thế kỷ 20, nơi đây vẫn chỉ là một vùng đất hoang sơ, có chỗ là rừng cao su bạt ngàn. Ông Huỳnh Uy Dũng khi đó nắm quyền thuê gần 500ha đất đã biến địa điểm này trở thành một trong những khu du lịch nổi tiếng bậc nhất phía Nam.

    Với diện tích 450 ha, Đại Nam là quần thể du lịch tâm linh gồm nhiều đền thờ, với các pho tượng, phù điêu, linh vật thờ cúng được chạm trổ tinh vi, dát vàng. Đi kèm đó là một loạt các công trình như: Khu trò chơi hiện đại, Vườn thú Đại Nam, Dãy núi Bảo Sơn,…

    Hình ảnh Khu du lịch Đại Nam
    Hình ảnh Khu du lịch Đại Nam

    Điểm đặc biệt là công trình hoàn toàn không tốn tiền thiết kế bởi ông Dũng đã tự nghĩ ra phối cảnh, tự hình dung bản mẫu sau đó đích thân chỉ đạo công việc xây dựng, quản xuyến tới từng viên gạch, từng bao xi măng.

    Sau này, dưới sự điều hành của vợ kế ông Dũng, bà Nguyễn Phương Hằng, Đại Nam có thêm những mô hình mới như biển nhân tạo, trường đua phức hợp “5 trong 1”, nơi có thể tổ chức được cả đua ngựa, đua chó, đua mô tô phân khối lớn lẫn đua xe F1.

    Trong lễ khánh thành khu du lịch vào tháng 9/2008, ông chủ Đại Nam cũng lập “lời thề không nợ nần ai”, với tuyên bố kể từ thời điểm này, công ty không còn nợ nần ai, và không còn mượn ai một đồng nào.

    Một điều đáng nói, trong lúc xây đền tại Đại Nam, nhiều chim yến bay đến làm tổ, sinh sôi nảy nở, góp phần mang lại nguồn kinh phí không nhỏ cho vị đại gia này. Cái này được ông Dũng xem là lộc trời cho nên ông luôn tâm niệm sẵn sàng làm hết mình, của cải vật chất ông kiếm được ông mang làm từ thiện.

    Đồng thời, tại khu du lịch Đại Nam, tỉnh Bình Dương, Công ty Đại Nam sẽ tách 50 ha khu đền thờ Đại Nam và xây thêm khu đền thờ hình chữ vạn (chữ Hán), rộng 20.000m2.

    Ngoài ra với quỹ đất rộng lớn, Công ty Đại Nam cũng là chủ đầu tư hàng loạt khu đô thị quy mô lớn như Khu dân cư Đại Nam Bình Phước (xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước), Khu dân cư Đại Nam Bình Dương – 105ha (tại Thành phố Thủ dầu Một, tỉnh Bình Dương).

    Tuyên bố chuyển giao quyền lực cho vợ, rời thương trường

    Ông Huỳnh Uy Dũng được cho là một trong những người giàu nhất Việt Nam. Theo các công ty kiểm toán, khối tài sản của ông Dũng có thể lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng nếu cổ phần hóa. Tuy nhiên như đã từng chia sẻ trên báo chí, đại gia này không quá để tâm đến tiền bạc bởi ông xác định, tiền bạc chỉ là vật ngoài thân.

    Ông Dũng và vợ bà Nguyễn Phương Hằng (tên thật là Nguyễn Thị Thanh Tuyền, biệt danh Hằng Canada)
    Ông Dũng và vợ bà Nguyễn Phương Hằng (tên thật là Nguyễn Thị Thanh Tuyền, biệt danh Hằng Canada)

    “Tôi thấy tiền bạc chỉ là phương tiện duy trì sự sống, không phải cái tôi đi tìm. Cái tôi đi tìm sâu xa hơn, màu nhiệm hơn, trên nền tảng thánh thiện mới tìm được nó. Tôi đã quyết định dừng lại, và suốt 10 năm trời xây dựng Đại Nam, quyết tâm để lại cho đời một khu du lịch tâm linh”.

    “Lấy vật chất làm của, của sẽ rời xa ta. Lấy phúc đức làm của, phúc theo ta suốt đời. Bao nhiêu năm làm kinh doanh, tôi hiểu chết có mang theo gì đâu, nên biết dừng lại sớm, không chiếm hữu”, ông Dũng cho biết.

    Tháng 5/2020, Ông Dũng “lò vôi” cho biết sẽ chính thức dừng việc kinh doanh kiếm tiền, chỉ tập trung vào công việc thiện nguyện.

    Như vậy, nếu theo những thông tin mà ông Dũng viết, bà Nguyễn Phương Hằng (tên thật là Nguyễn Thị Thanh Tuyền, biệt danh Hằng Canada) sẽ chính thức tiếp quản vị trí Tổng Giám đốc Điều hành Công ty Cổ phần Đại Nam.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây