So sánh ưu nhược điểm các loại hình công ty, doanh nghiệp

1620
So sánh ưu nhược điểm các loại hình công ty, doanh nghiệp
So sánh ưu nhược điểm các loại hình công ty, doanh nghiệp
Mục lục

    Đối với những người kinh doanh, muốn thành lập công ty thì việc quan tâm đầu tiên chính là các loại hình doanh nghiệp (DN). Hiện nay, theo cơ cấu tổ chức thì có nhiều loại hình dành cho doanh nghiệp khác nhau.

    Tùy theo nhu cầu, mục đích kinh doanh mà bạn chọn cho mình mô hình phù hợp nhất. Mỗi loại hình công ty chắc chắn sẽ có những ưu điểm & nhược điểm khác nhau. Duan24h.Net tổng hợp ưu điểm, nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp dưới đây để khách hàng tham khảo :

    A. Định nghĩa loại hình doanh nghiệp là gì ?

    Đầu tiên, cần phải hiểu được loại hình doanh nghiệp là gì? Sau đó, mới đi khai thác chuyên sâu từng loại hình doanh nghiệp hiện nay & chọn ra cho mình loại hình phù hợp nhất với ý tưởng mở công ty của mình.

    Bạn có thể hiểu loại hình doanh nghiệp như sau: Thực chất loại hình doanh nghiệp là tên gọi hợp pháp khi mở công ty. Là hình thức tổ chức mô hình kinh doanh căn cứ vào những yếu tố như số thành viên góp vốn, cơ cấu tổ chức, mức độ chịu trách nhiệm tương ứng với số vốn góp …được quy định tại Luật doanh nghiệp.

    Và hiện nay, tại Việt Nam các loại hình doanh nghiệp khá đa dạng cho bạn lựa chọn. Dựa vào tình hình thực tại và định hướng phát triển mà người chủ doanh nghiệp cần nắm vững đặc điểm, ưu điểm & nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp.


    Từ đó, có thể chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất cho chiến thuật kinh doanh của mình sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.

    B. So sánh ưu nhược điểm các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

    Để rõ hơn về các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam, các bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng ưu và nhược điểm của từng loại hình. Việc này giúp bạn hình dung, nắm bắt rõ từng tên loại hình và đưa ra quyết định đúng đắn nhất khi có nhu cầu thành lập công ty.

    1. Doanh nghiệp tư nhân

    Bạn đã từng nghe tới loại hình Doanh Nghiệp Tư Nhân bao giờ chưa? Chắc có lẽ, đây là loại hình quá đỗi quen thuộc với mọi người đúng không nào!

    Chúng ta có thể hiểu doanh nghiệp tư nhân là một tổ chức kinh tế được đăng ký kinh doanh theo quy định và thực hiện các hoạt động kinh doanh.

    Ưu điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân

    Khi bàn về ưu điểm của loại hình này thì phải kể tới như:

    • Loại hình này hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh của DN.
    • Đồng thời ít bị chịu sự ràng buộc chặc chẽ bởi Pháp luật.
    • Một ưu điểm vượt trội nữa là tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng bởi chế độ trách nhiệm vô hạn của Doanh Nghiệp Tư Nhân.

    Nhược điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân       

    Bên cạnh ưu điểm trên thì doanh nghiệp tư nhân có một số nhược điểm phải kể tới như:

    • Vì không có tư cách pháp nhân, cho nên dĩ nhiên mức độ rủi ro của chủ công ty tư nhân cao.
    • Trách nhiệm vô hạn: Doanh nghiệp Tư Nhân phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ không những bằng tài sản của công ty mà kể cả tài sản của chủ doanh nghiệp trong đó.

    2. Loại hình Công ty TNHH (trách nhiệm hữu hạn)

    Đối với loại hình này, cũng được nhiều start up trẻ lựa chọn khi có nhu cầu kinh doanh. Cụ thể, loại hình này bao gồm:

    Công ty TNHH MTV

    Công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi chung là chủ sở hữu công ty).

    Ưu điểm Công ty TNHH MTV

    • Vì chỉ có duy nhất một chủ sở hữu, cho nên chủ sở hữu công ty có quyền quyết định toàn bộ trong quản lý và điều hành công ty, cơ cấu tổ chức đơn giản.
    • Chọn loại hình doanh nghiệp này thì chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty dẫn tới rủi ro cho chủ sở hữu ít hơn so với Doanh nghiệp Tư Nhân.
    • Với loại hình này, bạn có thể chuyển nhượng vốn sang cho các cá nhân hoặc tổ chức nên có khả năng huy động vốn.

    Nhược điểm của Công ty TNHH MTV

    • Do chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm quá trình kinh doanh trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty. Chính vì vậy sẽ có ít sự tin tưởng từ các đối tác muốn liên kết, hợp tác.
    • Nhược điểm nữa là khi bạn có nhu cầu cần huy động vốn bằng cách chuyển nhượng vốn sang cho cá nhân hoặc tổ chức khác thì phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ 01 thành viên lên Công ty TNHH từ 02 thành viên hoặc là loại hình Công ty Cổ phần. Điều này rườm rà và tốn kém thời gian.
    • Đồng thời, loại hình này không được phát hành cổ phiếu cũng như giao dịch trên Sàn giao dịch chứng khoán.

    Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

    Trước khi tìm hiểu ưu và nhược điểm của Công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì chúng ta cần hiểu định nghĩa về loại hình này. Thực chất đây là công ty có số lượng thành viên trong công ty từ 2 thành viên trở lên, và số lượng thành viên trong vượt quá 50. Trong đó, thành viên trong ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức đều được.

    Ưu điểm của Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

    • Với loại hình này, khi bạn chọn lựa thì ít rủi ro cho thành viên trong công ty khi hoạt động. Bởi vì thành viên chỉ chịu trách nhiệm khi có phát sinh trong phạm vi số vốn góp vào công ty
    • Loại hình này chúng ta có thể chuyển nhượng vốn, bán lại phần vốn góp cho các cá nhân, tổ chức khác. Chính vì vậy, có thể nói rằng đây là loại hình có khả năng huy động vốn cao.

    Nhược điểm Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

    • Bởi vì thành viên chỉ chịu trách nhiệm đối với quá trình kinh doanh trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty. Dĩ nhiên, điều này sẽ dẫn tới có ít sự tin tưởng từ các đối tác muốn liên kết.
    • Đồng thời, với loại hình này bạn sẽ không được phát hành cổ phiếu cũng như giao dịch trên Sàn chứng khoán.

    3. Loại hình Công ty cổ phần

    Cần hiểu loại hình Công ty CP (cồ phần) thực chất như thế nào? Hiểu một cách đơn giản nhất là DN có số lượng cổ đông trong công ty tối thiểu là 03 và không giới hạn số lượng tối đa.

    Nguồn vốn của DN được chia làm nhiều phần tương ứng với số vốn góp của các thành viên trong DN. Đồng thời, cổ đông trong công ty CP có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

    Ưu điểm Công ty cổ phần

    • Chọn loại hình doanh nghiệp này sẽ ít rủi ro cho cổ đông trong công ty khi hoạt động. Đơn giản là vì cổ đông chỉ chịu trách nhiệm khi có phát sinh trong phạm vi số vốn góp vào DN mà thôi.
    • Với loại hình này, DN có quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu & đưa lên Sàn giao dịch chứng khoán.
    • Bên cạnh đó, với loại hình này ưu điểm phải kể tới nữa đó là nó có thể chuyển nhượng vốn cho cổ đông trong & ngoài công ty. Số lượng cổ đông trong công ty là không giới hạn. Do đó, có thể xem công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có khả năng huy động vốn cao nhất hiện nay.

    Nhược điểm Công ty cổ phần

    • Nếu chấp nhận chọn loại hình doanh nghiệp này thì bạn phải chấp nhận với việc ít niềm tin với đối tác khi cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp.
    • Nếu trong trường hợp công ty có quá nhiều cổ đông thì việc quản lý, điều hành công ty vô cùng phức tạp. Điều này dẫn đến là rất dễ xảy ra trường hợp không đồng nhất ý kiến của các cổ đông trong bộ máy quản lý.

    4. Công ty hợp danh

    Một loại hình doanh nghiệp cuối cùng đó là Công ty hợp danh, đây là công ty trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, ngoài các thành viên công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn.

    Ưu điểm Công ty hợp danh

    • Ưu điểm đầu tiên phải kể đến là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh cho nên loại hình doanh nghiệp này có thể dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.
    • Theo như các ghi nhận cho thấy, việc điều hành quản lý công ty hợp danh không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín và tuyệt đối tin tưởng nhau trong quá trình kinh doanh.

    Nhược điểm Công ty hợp danh

    • Một hạn chế của công ty hợp danh phải kể đến đó là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn. Cho nên mức độ rủi ro của các thành viên trong công ty hợp danh là rất cao.
    • Hạn chế nữa đó là loại hình công ty hợp danh được quy định trong Luật công ty năm 2005 nhưng trên thực tế loại hình công ty này chưa phổ biến cho lắm.

    C. Điểm giống nhau của các loại hình doanh nghiệp

    Tìm hiểu từng loại hình doanh nghiệp tại VN, từ ưu điểm cho tới nhược điểm sẽ giúp bạn chọn cho mình loại hình phù hợp nhất khi có nhu cầu kinh doanh. Suy cho cùng điểm giống nhau của các loại hình doanh nghiệp hiện nay đều là doanh nghiệp kinh doanh với mục đích lợi nhuận khác nhau.

    HOTLINE : 0813 830 830 


    DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH 24H 

    Thực hiện, hỗ trợ các thủ tục, giải pháp hành chính cho doanh nghiệp, cá nhân tại Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, …trọn gói, nhanh chóng, đúng luật.

    Địa chỉ: A5 08, đường R9B2, Khu đô thị Eco Home 1, phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

    Email : [email protected]

    # Đăng ký kinh doanh tại Bình Dương
    # Thành lập công ty tại Bình Dương
    # Thành lập doanh nghiệp tại Bình Dương
    # Thay đổi thông tin doanh nghiệp tại Bình Dương
    # Thay đổi tên người đại diện công ty tại Bình Dương
    # Chuyển nhượng cổ phần vốn góp công ty tại Bình Dương
    # Thay đổi địa chỉ công ty tại Bình Dương
    # Thành lập công ty vốn nước ngoài (FDI) tại Bình Dương
    # Xin chủ trương đầu tư cho công ty nước ngoài tại Bình Dương
    # Dịch vụ kế toán, khai báo thuế tại Bình Dương
    # Dịch vụ hành chính trọn gói giá rẻ tại Bình Dương
    # Dịch vụ giải thể công ty tại Bình Dương
    # Đăng ký kinh doanh hộ cá thể, hộ gia đình tại Bình Dương

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây