Theo quy định trước đây, chỉ có các tổ chức tín dụng được nhận thế chấp “sổ đỏ, sổ hồng”, nhưng tại Điều 35 Nghị định 21/2021/NĐ-CP cho phép cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất.
(có hiệu lực từ ngày 15/05/2021)
Nghị định này được cho là gỡ vướng cho việc hoàn thiện các thủ tục thế chấp giữa người dân, tổ chức với nhau. Ví dụ như trước khi có quy định, nếu người dân giao dịch thế chấp sổ đất với nhau có thể khó khăn trong việc đăng ký thế chấp tại Văn phòng đăng ký đất đai vì không có quy định rõ nên họ không cho đăng ký.
Việc mở rộng đối tượng được nhận bảo đảm là cá nhân, cơ quan tổ chức, doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài)sẽ thuận tiện hơn và tạo ra cơ hội rõ ràng rất nhiều. Khi đi làm thủ tục sẽ không có cơ quan nào từ chối, giải quyết ách tắc trong thủ tục hành chính và rất thuận lợi cho cá nhân, tổ chức nhận thế chấp bảo đảm.
Nghị định 21/2021 được đánh giá sẽ tạo ra thị trường tín dụng dân sự “sạch” và giúp những người không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng có thể thế chấp bảo đảm tài sản dân sự vay vốn ở ngoài.
Khi đã được công nhận là giao dịch hợp pháp mà xảy ra tranh chấp thì bên cho vay có thể khởi kiện vụ án dân sự đề nghị toà án buộc bên vay phải trả nợ. Trường hợp bên vay không trả được nợ thì có quyền yêu cầu bên thi hành án bán phát mại tài sản thế chấp thu hồi nợ.
Theo tổng hợp (TP)
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)