Hoa Bỉ Ngạn với vẻ đẹp độc đáo và mê hoặc nhưng ít người biết đến truyền thuyết cổ xưa, những ý nghĩa phong thủy và tác dụng với sức khỏe của loại hoa này.
Nguồn gốc của hoa Bỉ Ngạn
Hoa Bỉ Ngạn có tên khoa học là Lycoris radiata, thuộc họ Amaryllidaceae. Chúng còn được gọi là hoa Trời tỏa, Thạch Toán, Spider Lily, Flower Shore,…
Đây là loài hoa có nguồn gốc ở Trung Quốc và Nhật Bản, vô cùng nổi tiếng và xuất hiện nhiều trong thơ văn và các hình ảnh văn hóa. Hoa Bỉ Ngạn có một số màu sắc chính gồm: Hoa Bỉ Ngạn đỏ, hoa Bỉ Ngạn trắng, hoa Bỉ Ngạn xanh, hoa Bỉ Ngạn vàng,…
📂 NỘI DUNG ĐỀ XUẤT DÀNH CHO BẠN
- Năm cá nhân trong Thần số học (cách tính và ý nghĩa)
- Những lưu ý để cây phong thủy “hút” tài lộc cho gia chủ
- Phong thủy năm Mậu Tuất: điểm sáng cho bất động sản và cổ phiếu ngân hàng
Mới cập nhật: Khu vực chủ đầu tư được sang sổ đất cho người dân tự xây nhà tại Bình Dương
Loài thực vật độc đáo này lần đầu tiên xuất hiện tại Mỹ vào năm 1854. Khi đó một thuyền trưởng đã mang 3 cây hoa Bỉ Ngạn này từ Nhật Bản về Mỹ để nuôi trồng khi mà Hoa Kỳ mở cửa thương mại tự do cho Nhật Bản.
Ông đã mang tặng cháu gái của mình để chăm sóc. Từ đó mà loài hoa này có cơ hội xuất hiện rộng rãi trên thế giới nhiều hơn.
Đặc điểm của hoa Bỉ Ngạn
Hoa Bỉ Ngạn có chiều cao trung bình từ 50-100cm, là loài cây thân thảo sống lâu năm. Trên một cụm hoa thông thường có khoảng 4-6 nụ, hoa khi nở sẽ tạo thành trùm vô cùng độc đáo, chính vì thế mà nó có tên gọi khác là Spider Lily để mô tả cấu trúc của loài hoa này.
Loài hoa nở vô cùng đặc biệt, Spider Lily chỉ nở hoa vào mùa Xuân và mùa Thu, đặc biệt vào dịp Xuân phân và Thu phân. Tùy vào thời điểm nở mà người ta thường gọi hoa là Xuân Bỉ Ngạn hoặc Thu Bỉ Ngạn.
Bạn không thể trồng được hoa vào mùa hè, bởi chúng rất mẫn cảm với nhiệt độ nóng và rất dễ chết. Do đó hoa chỉ phù hợp trồng tại những nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm.
Những truyền thuyết về hoa Bỉ Ngạn
Truyền thuyết thứ 1
Tương truyền loài hoa Bỉ Ngạn chỉ nở ở nơi suối vàng. Hoa khi nở có màu đỏ rực như máu, phủ dài trên con đường dẫn đến địa ngục. Hoa có một ma thuật có thể giúp gọi về ký ức khi còn sống của người đã khuất. Khi linh hồn đi xuống suối vàng sẽ quên hết tất cả những ký ức khi còn sống.
Do vậy mà mọi ký ức cũ đều sẽ được lưu lại tại loài hoa này. Để từ đó mà người đã khuất có thể an tâm mà đầu thai sang kiếp khác.
Truyền thuyết thứ 2
Đã từ rất lâu trước đây, ven bờ một đô thị nảy nở loài hoa kỳ lạ mọc dài hai bên đường. Thần linh đã giao cho 2 yêu tinh nhiệm vụ bảo vệ loài hoa này, một kẻ tên là Mạn Châu, một kẻ tên là Sa Hoa.
Bọn họ đã thay phiên nhau canh giữ loài hoa này suốt hàng ngàn năm, tuy nhiên họ chưa hề được nhìn thấy nhau lần nào cả.
Sự vô duyên bất tương phùng này được ví như đặc trưng của hoa Bỉ Ngạn: Khi hoa nở thì sẽ không có lá, còn khi có lá thì sẽ không thấy hoa. Tuy vậy, bọn họ vẫn nhận ra sự tồn tại của nhau và khao khát được nhìn thấy nhau dù chỉ một lần.
Cuối cùng vào một ngày, hai yêu tinh quyết định làm trái quy định của các thần linh, lén lút ra gặp nhau.
Năm đó, màu đỏ rực rỡ của hoa Bỉ Ngạn đã được sắc xanh bao bọc lấy, nở ra một bông hoa vô cùng đẹp mắt. Tuy nhiên vì điều này mà họ đã mạo phạm các thần linh và bỉ trừng phạt. Mạn Châu và Sa Hoa đã bị đầy ải vào luân hồi và bị một lời nguyền vĩnh viễn đó là không bao giờ có thể ở cùng nhau.
Kể từ đó về sau, hoa Bỉ Ngạn chỉ nảy nở trên con đường dẫn đến suối vàng, bông hoa khi nở tỏa ra có hình dạng giống như những cánh tay hướng về phía thiên đàng để cầu khẩn các vị thần linh.
Truyền thuyết thứ 3
Ngày xửa ngày xưa có một đôi nam nữ yêu nhau tha thiết, tuy nhiên vì họ phạm phải một lỗi nghiêm trọng mà Thiên Đình buộc họ không được phép gặp gỡ nhau.
Vào một ngày, cả hai đã phá vỡ luật lệ để tìm gặp lần nhau. Chàng trai là một nam tử hán vô cùng tuấn tú, còn cô gái lại là một nữ nhân có nét đẹp chim sa cá lặn.
Chính vì đã phạm luật Trời, cả hai đã bị đày xuống trần gian và bị biến thành hoa, lá của một loài cây. Cây có hoa màu đỏ rực như máu, lá màu xanh đậm, tuy đẹp rực rỡ nhưng lại thoáng nét u buồn.
Tuy nhiên, loài hoa này lại vô cùng đặc biệt, khi có hoa thì sẽ không có lá, mà khi có lá thì chẳng thể thấy được hoa. Cuối cùng không bao giờ hoa và lá có thể gặp được nhau.
Vào một ngày, Đức Phật đi ngang qua bỗng nhìn thấy loài hoa độc đáo này. Ngài vừa liếc nhìn đã thấy rõ được bí mật ẩn chứa bên trong. Đức Phật xót thương nên đã quyết định mang loài hoa này về miền Cực Lạc.
Nhưng vì Cực Lạc là một thế giới thanh tịnh, thuần khiết và không chứa đựng dục vọng, do đó tất cả những thứ tình ái, nhớ nhung của con người nơi trần thế đều không được phép tiến vào nơi đây.
Từ đó, những cảm xúc đó của hai người kết thành một màu đỏ rực như máu rồi bị trục xuất xuống suối vàng. Đức Phật đã đặt tên cho loài hoa này là hoa Mạn Đà La (hoa của cõi Phật), nó có màu trắng thuần khiết.
Lại nói về màu đỏ rực bị trục xuất đó. Địa Tạng Bồ Tát đã biết được dưới suối vàng đang chứa đựng màu đỏ kỳ lạ từ một loài hoa bị trục xuất nơi Cực Lạc. Ngài liền đến bên bờ sông và ném xuống một hạt giống, ngay lập tức một đóa hoa đỏ tươi bay ra khỏi mặt nước.
Ngài đã đón lấy hoa và đặt tên cho nó là hoa Mạn Châu Sa và có màu đỏ rực, trái ngược với màu trắng của Mạn Đà La.
Ý nghĩa của hoa Bỉ Ngạn
Ý nghĩa theo từng quốc gia
– Tại Nhật Bản: Hoa tượng trưng cho những ký ức đau buồn khi còn sống của người đã khuất.
– Tại Trung Quốc: Hoa tượng trưng cho sự khổ đau do chia ly, chia cắt giữa hai người yêu nhau. Ngoài ra hoa Bỉ Ngạn còn tượng trưng cho cái chết khi linh hồn đi xuống Hoàng Tuyền.
– Tại Triều Tiên: Hoa tượng trưng cho nỗi nhớ thương da diết về nhau.
Ý nghĩa dựa theo các truyền thuyết
Dựa vào những truyền thuyết đã được đề cập đến ở trên, hoa Bỉ Ngạn có ý nghĩa biểu tượng cho sự đau thương, khổ sở khi phải chia ly, chia cắt người mà mình thương yêu.
Đây là loài hoa duy nhất mọc ở dưới suối vàng, chứa đựng những ký ức hạnh phúc của người đã khuất khi còn sống trước đây. Để từ đó họ có thể an tâm mà đầu thai luân hồi sang kiếp sống mới.
Ngoài ra, theo đạo Phật còn chứa đựng ý nghĩa tâm linh vô cùng sâu sắc. Hàng năm vào mùa hoa nở, đây chính là dịp mà những người còn sống có thể đi vào thế giới của những người đã khuất, từ đó họ có thể gặp lại những người thân yêu của mình như họ hàng, người yêu, tổ tiên,…
Do đó mà ở Nhật, cứ vào mùa hoa nở là mọi người lại tất bật đi viếng mộ, lau dọn sạch sẽ mộ của người đã khuất.
Ứng dụng trong phong thủy
Mặc dù loài hoa Bỉ Ngạn được coi là chỉ phù hợp với những người đã khuất, do đó rất nhiều người không muốn trồng chúng ở trong nhà. Tuy nhiên nhiều chuyên gia về phong thủy đã khẳng định rằng, việc trồng hoa Bỉ Ngạn mang tính kết nối âm dương, giúp con cháu gần gũi với ông bà, tổ tiên đã khuất.
Ngoài ra, hoa còn mang lại may mắn cho gia chủ nếu được trồng phù hợp với các màu sắc khác nhau:
- Hoa màu trắng: Phù hợp người mệnh Kim hoặc Thủy
- Hoa màu vàng: Phù hợp người mệnh Kim
- Hoa màu đỏ: Phù hợp người mệnh hỏa
Ứng dụng trong y học, sức khỏe
Trong y học, hoa Bỉ Ngạn được sử dụng để bào chế một số loại thuốc có tác dụng giải cảm, tiêu độc, kháng viêm và chống mưng mủ.
Ngoài ra chúng có thể được dùng làm thuốc chống ung thư và bệnh bại liệt. Tuy vậy nếu như bạn sử dụng một cách bừa bãi, hoa có thể gây ngộ độc cho bạn; nhẹ thì buồn nôn, tiêu chảy; còn nặng thì khó thở, dị ứng,…
Theo Thời Đại Plus (Suckhoedoisong.vn)