Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Thăng Bình (Quảng Nam) giai đoạn năm 2021 – 2030 cập nhật 11/2024 bao gồm các công trình dân dụng, cơ quan, công nghiệp, hạ tầng giao thông.
Hành chính và vị trí địa lý
Vị trí địa lý của huyện :
- Phía đông giáp Biển Đông
- Phía tây giáp huyện Hiệp Đức và huyện Quế Sơn
- Phía nam giáp thành phố Tam Kỳ và các huyện Phú Ninh, Tiên Phước
- Phía bắc giáp huyện Duy Xuyên.
Huyện Thăng Bình có diện tích tự nhiên 384,75 km² với 22 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Hà Lam (huyện lỵ) và 21 xã: Bình An, Bình Chánh, Bình Đào, Bình Định Bắc, Bình Định Nam, Bình Dương, Bình Giang, Bình Hải, Bình Lãnh, Bình Minh, Bình Nam, Bình Nguyên, Bình Phú, Bình Phục, Bình Quế, Bình Quý, Bình Sa, Bình Trị, Bình Triều, Bình Trung, Bình Tú.
Quy hoạch giao thông huyện Thăng Bình
Các tuyến quốc lộ do Trung ương quản lý, đoạn qua địa bàn huyện có tổng chiều dài 79,1 km (2013).
– Quốc lộ 1A: Hiện đang được nâng cấp, mở rộng đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, tốc độ thiết kế 80 km/h với quy mô mặt cắt ngang đoạn qua đô thị có bề rộng nền đường 20,5 mét, đoạn ngoài đô thị có bề rộng nền đường 16,5 mét, gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp và hệ thống thoát nước dọc, kết cấu mặt bê tông nhựa.
– Quốc lộ 14E: Đoạn từ Bình Minh đến ngã tư Hà Lam dài 8,3km, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 6m, kết cấu thấm nhập nhựa.
Ngoài ra Huyện còn có tuyến đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (đã hoàn thành) và tuyến đường bộ ven biển Việt Nam. Đây là những tuyến đường huyết mạch chính nối Thăng Bình với trung tâm tỉnh Quảng Nam và các địa phương khác trong cả nước.
Tỉnh lộ gồm tuyến đường tỉnh ĐT 613, ĐT 613B, ĐT 612 đi về phía đông dài 25,1km, kéo dài từ xã Bình Nguyên đến xã Bình Minh. Trong đó 7km bắt đầu từ xã Bình Nguyên đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng, nền 9m, mặt 7m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa; đoạn còn lại (18,10 km) đạt tiêu chuẩn cấp V, nền 6,5, mặt 3,5m, kết cấu mặt đường thấm nhập nhựa.
Giao thông thủy, bao gồm giao thông đường biển và đường sông
Giao thông đường sông: Có 2 sông Trường Giang và sông Ly Ly. Sông Ly Ly nhỏ hẹp. Sông Trường Giang mực nước phụ thuộc vào thủy triều, luồng lạch không ổn định, nhiều đoạn sông hẹp, cạn.
Giao thông đường biển: Huyện có 21 km đường biển, tuy nhiên, giao thông hàng hải chưa được đầu tư khai thác.
Mạng lưới đường sắt
Trên địa bàn huyện có ga Phú Cang, là ga dọc đường của tuyến đường sắt Bắc Nam. Hiện tại, các ga còn chưa được đầu tư xây dựng hiện đại, chưa đủ tiện nghi, chiều dài đường ga ngắn.
Nhìn chung, mạng lưới giao thông của huyện Thăng Bình về cơ bản đảm bảo được nhu cầu vận chuyển hàng hóa liên vùng và nội vùng. Với đường 14E khi được nâng cấp sẽ là tuyến kết nối các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh ven biển, với Quảng Nam, trong đó có huyện Thăng Bình. Con đường này sẽ trở thành trục chính kết nối Tây Nguyên với các khu kinh tế và phát triển du lịch ven biển miền Trung.
Quy hoạch công nghiệp huyện Thăng Bình
Tích cực kêu gọi thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tạo động lực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tiếp tục thực hiện tốt Chương trình của Huyện ủy thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh, Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Nam Thăng Bình theo quy hoạch (800 ha) tại xã Bình Trung, Bình Nam, Bình Sa, Khu công nghiệp công nghệ cao Thăng Bình tại xã Bình Tú, Bình Trung, Bình Sa, Khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng, Khu công nghiệp Đông Quế Sơn, Khu công nghiệp Bắc Thăng Bình.
Hoàn thành quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp; tăng cường đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp và làng nghề. Phấn đấu nâng tỷ lệ lấp đầy các cụm công nghiệp đã được quy hoạch và đầu tư hạ tầng đạt trên 90%. Tiếp tục quy hoạch mới một số cụm, điểm công nghiệp.
Định hướng phát triển công nghiệp tập trung vào các khu vực công nghệ mới, công nghệ thân thiện với môi trường, tập trung ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng, các ngành công nghiệp phụ trợ.
Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp tư nhân ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Khuyến khích, nhân rộng phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương. Đầu tư phát triển các cụm công nghiệp chế biến nông sản tại vùng Tây của huyện.
Bản đồ QHSDĐ H. Thăng Bình 2030 (20 MB)
(Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Thăng Bình (Quảng Nam) năm 2021, 2022, 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050)
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)