Mục lục

    Quy hoạch đô thị tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm định hướng và lộ trình phát triển đô thị tỉnh Bắc Ninh.

    Định hướng phát triển không gian theo các khu vực

    Trong giai đoạn 2021-2030, tỉnh Bắc Ninh có 8 đô thị, các khu vực phát triển đô thị tập trung, theo định hướng trở thành quận trong tương lai, được giới hạn bởi các vành đai xanh và nêm xanh để hạn chế sự phát triển lan tỏa liên tục của các khu vực đô thị.

    Đô thị trung tâm Bắc Ninh

    – Đô thị trung tâm Bắc Ninh (gồm địa giới hành chính của thành phố Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn, huyện Tiên Du, huyện Quế Võ và huyện Yên Phong) đô thị loại I với diện tích khoảng 491,07 km2; dân số năm 2030 khoảng 1,1– 2,1 triệu người:

    + Mô hình cấu trúc chùm đô thị đa trung tâm, gồm thành phố Bắc Ninh, Tiên Du, Từ Sơn; các khu vực đô thị được giới hạn phát triển bởi các nêm xanh là các tuyến mặt nước sinh thái, công viên, làng xóm bảo tồn, hình thành 1 vành đai dịch vụ để kết nối trọng tâm các khu vực đô thị, gắn với các khu vực phát triển đô thị được phát triển theo mô hình cấu trúc không gian quận trong tương lai.

    + Hình thành các khu vực đô thị tập trung theo mô hình cấu trúc phát triển TOD, hạt nhân là các trung tâm không gian công cộng đô thị gắn với các tổ hợp công trình đa năng, quảng trường, có vành đai đô thị, chức năng dịch vụ, sản xuất, nhà ở. Khu vực phát triển mới được phát triển đồng bộ, tập trung, khuyến khích phát triển cao tầng thành các tổ hợp đô thị, dành mặt bằng cho phát triển hạ tầng giao thông thông minh, phát triển các trung tâm dịch vụ làm trọng tâm phát triển các khu vực đô thị mới.


    + 03 hành lang phát triển:

    • Hành lang đô thị dịch vụ dọc quốc lộ 1A nối Từ Sơn – Tiên Du – Bắc Ninh tạo nên hành lang đô thị hóa theo tuyến. Dọc hành lang sẽ phát triển tập trung theo 3 khu vực đô thị hiện hữu là Bắc Ninh, Tiên Du, Từ Sơn, được giới hạn phát triển bởi các nêm xanh;
    • Hành lang đô thị công nghiệp dọc quốc lộ 18 nối từ Yên Phong – Bắc Ninh – Quế Võ. Phát triển các khu vực đô thị gắn với các khu công nghiệp tập trung để tạo nên chỗ ở, hạ tầng dịch vụ tạo điều kiện cho phát triển hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp;
    • Hành lang sinh thái dọc sông Đuống, sông Cầu: Bảo vệ và phát triển hành lang sinh thái dọc tuyến sông, bố trí các công trình dịch vụ công cộng, dịch vụ sinh thái, vui chơi giải trí, thể dục thể thao với mật độ thấp, ưu tiên phát triển cây xanh, cảnh quan, mặt nước dọc hành lang các tuyến sông. Quy hoạch các khu vực phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại khu vực Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du gắn với hành lang xanh dọc các tuyến sông Cầu, sông Đuống.

    Khu vực thành phố Bắc Ninh

    Tính chất, chức năng: Trung tâm tổng hợp về hành chính – chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế và thể dục thể thao cấp tỉnh, trung tâm dịch vụ cấp vùng.

    Quy mô:

    • Diện tích tự nhiên 82,64 km2
    • Đất xây dựng: khoảng 7.200 – 7.500 ha (năm 2035)
    • Dân số đến năm 2035: 600.000 – 620.000 người

    Định hướng phát triển:

    – Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng để đảm bảo vai trò trung tâm cấp tỉnh về hành chính – chính trị; y tế; giáo dục; văn hóa và thể dục thể thao. Cải tạo khu trung tâm hành chính hiện hữu, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất hiện đại, xem xét bố trí các tổ hợp liên cơ quan để hình thành các khu làm việc tập trung, có điều kiện cơ sở vật chất hiện đại. Xây dựng hoàn thiện các dự án về thiết chế văn hóa, cơ sở giáo dục đào tạo chuyển giao công nghệ.

    – Thu hút phát triển các công trình dịch vụ cấp vùng, kết hợp phục vụ các chuyên gia và lao động quốc tế sống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Hệ thống các trung tâm mới gắn với các khu đô thị hoàn chỉnh, tập trung.

    – Phát triển đô thị nén, cao tầng tập trung tại trung tâm, gắn với các tổ hợp công trình làm điểm nhấn cho không gian đô thị, giảm mật độ và thấp tầng về phía các tuyến đường cao tốc và tuyến sông giới hạn. Kiểm soát chặt tầng cao công trình theo nguyên tắc thống nhất để tạo nên hình ảnh đặc trưng của đô thị Bắc Ninh.

    – Giới hạn không gian phát triển đô thị tập trung bởi cao tốc Hà Nội – Bắc Giang; QL18; sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê; Khu vực phát triển mở rộng đô thị hóa về phía Tây thực hiện theo các dự án khu đô thị đồng bộ, tạo bản sắc và điểm nhấn kiến trúc cho đô thị Bắc Ninh trong giai đoạn mới.

    – Cải tạo chỉnh trang đô thị hiện hữu theo hướng tạo nên hình thái phát triển đặc trưng đô thị theo các giai đoạn. Trong đó đặc biệt kiểm soát chặt chẽ mật độ xây dựng, tầng cao công trình tại các khu vực làng xóm hiện hữu, bổ sung các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị. Tạo khoảng đệm về không gian xanh, công trình công cộng đối với các khu vực phát triển mới để tạo chyển tiếp hài hòa về không gian đô thị.

    – Bảo vệ và giữ gìn hình ảnh phát triển đô thị theo các thời kỳ để tạo nên đặc trưng không gian đô thị. Lịch sử phát triển để lại các khu vực thành cổ, làng xóm cũ, các khu vực làng xóm đô thị hóa, các khu vực dân cư đô thị giai đoạn 1990 – 2010, khu trung tâm hành chính văn hóa tỉnh, khu vực phát triển đô thị hiện đại giai đoạn 2010-2020 … tạo nên các không gian, hình ảnh đặc trưng cho các giai đoạn phát triển đô thị.

    – Bảo vệ và phát huy mạng lưới các thiết chế văn hóa để tạo nên hình ảnh đô thị; Với sự quan tâm của các cấp chính quyền tỉnh Bắc Ninh, hệ thống các công trình thiết chế văn hóa trên địa bàn thành phố Bắc Ninh được đầu tư đa dạng, phân bố đều, tạo tiện ích cho đô thị. Cần tiếp tục cải tạo bảo vệ các công trình thiết chế văn hóa truyền thống và xây dựng các công trình mới hiện đại để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đô thị. Đặc biệt là thu hút phát triển các công trình có tính chất nghệ thuật, công nghệ, thể hiện tư duy đổi mới phát triển của tỉnh Bắc Ninh.

    – Ứng dụng đô thị thông minh để cung cấp các tiện ích đô thị;

    – Kiểm soát công trình cao tầng theo tuyến và tại các điểm nút giao thông. Khu vực hiện trạng cải tạo hạn chế xây dựng cao tầng;

    Khu vực Tiên Du

    Tính chất, chức năng: Trung tâm dịch vụ công cộng, thương mại, logistics, thể dục thể thao, giáo dục đào tạo và chuyển giao công nghệ cấp vùng.

    Quy mô:

    • Diện tích tự nhiên 95,6 km2
    • Đất xây dựng: khoảng 8.200 – 8.500 ha (năm 2035)
    • Dân số đến năm 2035: 580.000 – 600.000 người

    Định hướng phát triển:

    • Phát triển Tiên Du trở thành trọng tâm dịch vụ thương mại và logistic dịch vụ du lịch cấp vùng;
    • Tạo trục phát triển kết nối đô thị hiện trạng và đô thị phát triển mới;
    • Đảm bảo khoảng đệm cây xanh cách ly cảnh quan với các tuyến giao thông đối ngoại (cao tốc, đường sắt)
    • Cải tạo chỉnh trang đô thị hiện hữu bám dọc trục đường 295B;
    • Xây dựng đô thị nén, tập trung giữa ĐT.295C và ĐT.295B
    • Xây dựng đô thị sinh thái phía Tây Bắc.
    • Hình thành trục không gian đô thị kết nối các khu vực phát triển;
    • Phát triển mạng lưới mặt nước liên thông tạo không gian cảnh quan đô thị;
    • Khuyến khích phát triển các dự án tổ hợp đô thị cao tầng và các kiến trúc lớn, hiện đại, biểu tượng cho không gian đô thị;
    • Bảo tồn các cụm công trình văn hóa lịch sử và phát huy lễ hội Lim trở thành đặc trưng của đô thị.

    Khu vực Từ Sơn

    Tính chất, chức năng: Trung tâm văn hóa, du lịch và giáo du–c – đào tạo, nghiên cứu và đô thị công nghiệp.

    Quy mô:

    • Diện tích tự nhiên 61,09 km2
    • Đất xây dựng: 5.800 – 6.000 ha (năm 2035)
    • Dân số đến năm 2035: 440.000 – 460.000 người

    Định hướng phát triển:

    • Giới hạn sự phát triển lan tỏa của đô thị Từ Sơn;
    • Phát triển đô thị dịch vụ hỗ trợ đô thị trung tâm Thủ đô Hà Nội;
    • Phát triển đô thị theo mô hình đô thị nén, cấu trúc TOD;
    • Chuyển hướng phát triển công nghiệp, làng nghề sang dịch vụ thương mại, giáo dục đào tạo và hỗ trợ du lịch;
    • Chuyển đổi cụm công nghiệp Hanaka thành Khu phức hợp trung tâm đô thị Từ Sơn;
    • Tạo các trục đô thị kết nối với Hà Nội.
    • Cải tạo môi trường các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề hiện có; Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm;
    • Phát triển công trình cao tầng tại cụm trung tâm và trục ĐT.295;

    Khu vực Yên Phong

    Tính chất, chức năng: Trung tâm phát triển công nghiệp, dịch vụ công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ.

    Quy mô:

    • Diện tích tự nhiên 96,93 km2
    • Đất xây dựng 6.800 – 7.200 ha (năm 2035)
    • Dân số đến năm 2035: 450.000 – 470.000 người

    Định hướng phát triển:

    • Phát triển đô thị công nghiệp Yên Phong gồm phía Bắc CT18 phát triển các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn và các cơ sở hạ tầng hỗ trợ; Phía Nam phát triển đô thị dịch vụ;
    • Giới hạn phát triển đô thị bằng vành đai xanh dọc sông Cầu, song Ngũ Huyện Khê;
    • Phát triển cầu và hầm qua đường cao tốc để kết nối 2 khu vực đô thị;
    • Hình thành trung tâm dịch vụ đô thị (trung tâm quận) tại khu vực Thị trấn Chờ mở rộng;
    • Đảm bảo hành lang cây xanh cách ly và an toàn dọc cao tốc (Nội Bài – Hạ Long; Hà Nội – Thái Nguyên);
    • Phát triển các khu đô thị, khu nhà ở xã hội phục vụ công nhân;
    • Tầng cao công trình trung bình và thấp tầng;

    Khu vực Quế Võ

    Tính chất, chức năng: Trung tâm phát triển đô thị dịch vụ công nghiệp, logistics.

    Quy mô:

    • Diện tích tự nhiên: 155,1 km2
    • Đất xây dựng: khoảng 8.800 – 9.200 ha (năm 2035)
    • Dân số đến năm 2035: 470.000 – 490.000 người

    Định hướng phát triển:

    • Phát triển đô thị tập trung ở phía Tây, tạo sự kết nối với Thành phố Bắc Ninh;
    • Hình thành đô thị mới đồng bộ, hiện đại với mạng lưới giao thông mạch lạc;
    • Tạo trục chính đô thị kết nối giữa trung tâm đô thị và Khu công nghiệp;
    • Bảo vệ các khu vực đồi núi để tạo cảnh quan không gian đô thị;
    • Phát triển hệ thống kênh nước, hồ nước hỗ trợ tiêu thoát nước mặt và tạo cảnh quan đô thị;
    • Cải tạo chỉnh trang các khu vực làng xóm hiện hữu;
    • Xây dựng trung tâm đô thị mới (trung tâm quận) với không gian, hạ tầng hiện đại, hấp dẫn, thu hút phát triển dân cư.
    • Quản lý tầng cao trung bình và thấp tầng tại các khu vực hiện trạng;

    Đô thị Thuận Thành

    Tính chất, chức năng: đô thị dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.

    Quy mô:

    • Diện tích tự nhiên: 117,83 km2
    • Đất xây dựng: khoảng 2.800 ha (năm 2035)
    • Dân số đến năm 2035: khoảng 200.000 người

    Đô thị Gia Bình – Huyện Gia Bình

    Tính chất, chức năng: thị trấn huyện lỵ của huyện Gia Bình.

    Quy mô:

    • Diện tích tự nhiên: 10,15 km2
    • Đất xây dựng: khoảng 900 ha (năm 2035)
    • Dân số đến năm 2035: khoảng 18.500 người

    Đô thị Nhân Thắng – Huyện Gia Bình

    Tính chất, chức năng: đô thị dịch vụ

    Quy mô:

    • Diện tích tự nhiên: 8,19 m2
    • Đất xây dựng: khoảng 500 ha (năm 2035)
    • Dân số đến năm 2035: khoảng 18.000 người

    Đô thị Cao Đức – Huyện Gia Bình

    Tính chất, chức năng: đô thị dịch vụ

    Quy mô:

    • Diện tích tự nhiên: 11,4 km2
    • Đất xây dựng: khoảng 300 ha (năm 2035)
    • Dân số đến năm 2035: khoảng 9.500 người

    Đô thị Thứa – Huyện Lương Tài

    Tính chất, chức năng: thị trấn huyện lỵ của huyện Lương Tài.

    Quy mô:

    • Diện tích tự nhiên: 10,04 km2
    • Đất xây dựng: khoảng 500 ha (năm 2035)
    • Dân số đến năm 2035: khoảng 22.200 người

    Đô thị Trung Kênh – Huyện Lương Tài

    Tính chất, chức năng: đô thị dịch vụ.

    Quy mô:

    • Diện tích tự nhiên: 7,04 km2
    • Đất xây dựng: khoảng 300 ha (năm 2035)
    • Dân số đến năm 2035: khoảng 14.000 người

    Đô thị Lâm Thao – Huyện Lương Tài

    Tính chất, chức năng: đô thị công nghiệp, dịch vụ.

    Quy mô:

    • Diện tích tự nhiên: 6,28 km2
    • Dân số đến năm 2035: khoảng 8.800 người

    Lộ trình phát triển đô thị tỉnh Bắc Ninh

    Giai đoạn 2021-2025:

    • Công nhận đô thị Từ Sơn đạt tiêu chí đô thị loại II.
    • Công nhận các đô thị Yên Phong, Tiên Du đạt tiêu chí đô thị loại IV và thành lập thị xã.
    • Thành lập các thị xã Quế Võ, Thuận Thành.
    • Thành lập thị trấn Nhân Thắng.
    • Công nhận các đô thị Trung Kênh và Lâm Thao đạt tiêu chí đô thị loại V và thành lập thị trấn.

    Giai đoạn 2026-2030:

    • Công nhận các đô thị Thuận Thành, Quế Võ, Yên Phong và Tiên Du đạt tiêu chí đô thị loại III.
    • Công nhận đô thị Cao Đức đạt tiêu chí đô thị loại V và thành lập thị trấn.
    • Cơ bản tỉnh Bắc Ninh đạt tiêu chí đô thị loại I trực thuộc trung ương, định hướng phát triển trở thành thành phố trực thuộc trung ương.

    Định hướng phân bố hệ thống các đô thị tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030

    TTĐô thịLoại đô thị
    202020252030Tầm nhìn đến năm 2050
    1Tp. Bắc NinhII (dự kiến trở thành quận)I
    2Từ SơnIIIIIII (dự kiến trở thành quận)I
    3Yên PhongVIV (dự kiến trở thành thị xã)III (dự kiến trở thành quận)II
    4Quế VõVIV (dự kiến trở thành thị xã)III (dự kiến trở thành quận)II
    5Tiên DuVIV (dự kiến trở thành thị xã)III (dự kiến trở thành quận)II
    6Thuận ThànhVIV (dự kiến trở thành thị xã)IIIIII
    7Gia BìnhVV (thị trấn)IV
    8Thứa (H. Lương Tài)VV (thị trấn)IV
    9Nhân Thắng (H. Gia Bình)VV (thị trấn)IV
    10Cao Đức (H. Gia Bình)V(dự kiến thành lập thị trấn)IV
    11Trung Kênh (H. Lương Tài)V (dự kiến thành lập thị trấn)VIV
    12Lâm ThaoV(dự kiến thành lập thị trấn)VIV
    Tỉnh Bắc NinhĐô thị loại I và thành phố trực thuộc Trung Ương

    – Quy hoạch Khu công nghệ thông tin tập trung Bắc Ninh diện tích khoảng 250;

    – Quy hoạch Khu đô thị, đào tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Bắc Ninh (khu số 01 tại thị trấn Lim và xã Liên Bão; khu số 02 tại các xã Việt Đoàn, Minh Đạo, Lạc vệ, Tân Chi); Khu đô thị du lịch, sinh thái, thông minh Phật Tích tại huyện Tiên Du. Khu đô thị sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí trên địa bàn huyện Tiên Du, thị xã Từ Sơn khoảng 1.640 ha

    – Quy hoạch bổ sung Khu đô thị đổi mới sáng tạo trong đó có các chức năng trung tâm thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí, các trọng tâm về khai thác giá trị văn hóa lịch sử, du lịch tâm linh, trung tâm thể thao cấp quốc tế, quốc gia và cấp vùng, khu dịch vụ y tế nghiên cứu về tế bào gốc, thẩm mỹ, khu du lịch, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, các Trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D), khu nghiên cứu khoa học, công nghệ cấp quốc tế; Khu logistics;… Kết nối các trung tâm dịch vụ – công cộng bằng hệ đường bộ, đường sắt đô thị hiện đại nhằm đảm bảo vai trò của thành phố trực thuộc Trung ương, tạo động lực phát triển cân bằng hai hòa các khu vực.

    Các khu đô thị đều có những chức năng đặc thù như sau:

    – KĐT Tây Bắc thành phố Bắc Ninh khoảng 534 ha khai thác đặc sắc của Văn hoá quan họ, hiện đại, sinh thái và thông minh;

    – KĐT khoảng 1.448 ha, là khu liên họp thể thao cấp vùng, đảm bảo tiêu chuẩn tổ chức thi đầu các sự kiến thi đấu thể thao thương đương cấp quốc gia, quốc tế,…, trung tâm thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí, du lịch, khu đô thị có chất lượng môi trường sống cao, đồng bộ và kiến trúc hài hòa với thiên nhiên;

    – KĐT Phúc Ninh thành phố Bắc Ninh, khai thác lợi thế về Thương mại, công cộng hỗn hợp.

    – KĐT Đông Nam thành phố Bắc Ninh khoảng 622 ha – KĐT hiện đại, khoa học, sáng tạo cấp vùng.

    – KĐT nghệ thuật Kinh Bắc khoảng 300 ha, khai thác 7 hình thái của Nghệ thuật dân gian đương đại.

    – KĐT Văn hoá du lịch tâm linh, khai thác cảnh quan núi Dạm, chùa Dạm, chùa Hàm Long, ngòi Con Tên.

    – KĐT tại khu vực Tiên Du – Từ Sơn khoảng 1.687 ha, là khu đô thị, dịch vụ du lịch, sinh thái hiện đại với đầy đủ các tiện ích, thân thiện với thiên nhiên, gắn với trung tâm mua sắm du lịch trải nghiệm cấp vùng;

    – KĐT khoảng 2.005 ha tại huyện Tiên Du, khai thác cảnh quan và các giá trị về du lịch tâm linh của khu vực chùa Phật Tích, chùa Bách Môn,… là khu đô thị, dịch vụ du lịch, sinh thái hiện đại với đầy đủ tiện ích, thân thiện với thiên nhiên, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội;

    – KĐT phía Tây huyện Thuận Thành khoảng 769,5 ha, khai thác giá trị lịch sử của Lăng Kinh Dương Vương, chùa Dâu, Luy Lâu, Bút Tháp,… là khu đô thị du lịch, văn hóa “cội nguồn Việt”, sinh thái, vui chơi giải trí lớn của tỉnh, khu nhà ở hiện đại với đầy đủ tiện ích, thân thiện với thiên nhiên, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội;

    – KĐT phía Tây, Tây Bắc huyện Thuận Thành khoảng 1.530 ha, khai thác giá trị lịch sử của Lăng Kinh Dương Vương, chùa Dâu, Luy Lâu, Bút Tháp,… là khu đô thị đa chức năng có quy mô cấp vùng tỉnh, khu đô thị tổng họp vui chơi giải trí, bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị cảnh quan tự nhiên, các di tích lịch sử, văn hóa trong khu vực,…;

    – KĐT Tây Chờ huyện Yên Phong khoảng 465 ha kết nối Bắc Ninh – Hà Nội;

    Hồ sơ QH tỉnh Bắc Ninh 2030

    Tổng hợp bởi Duan24h.net

    (Quy hoạch đô thị tỉnh Bắc Ninh : TP Bắc Ninh, TP Từ Sơn, Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Du, Yên Phong.)

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây