Mục lục

    Quy hoạch đô thị tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm định hướng tổ chức hệ thống đô thị và các đô thị trung tâm.

    Định hướng tổ chức hệ thống đô thị tỉnh Đắk Nông

    Quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030

    18 đô thị tích hợp thành 14 đô thị (riêng đô thị Đắk R’lấp gồm 03 đô thị), bao gồm đô thị Gia Nghĩa và 13 đô thị khác. Thời kỳ này chủ yếu trong giai đoạn đầu hình thành các đô thị mới và
    nâng cấp các đô thị cũ theo định hướng của Tỉnh.

    – Các đô thị đóng vai trò vị thế quan trọng trong tỉnh, trong vùng cũng như có ý nghĩa trong hệ thống đô thị toàn quốc: bao gồm 04 đô thị: Đô thị Gia Nghĩa là đô thị loại I, đô thị Đắk R’Lấp (gồm 05 đô thị loại V: đô thị Kiến Đức, đô thị Quảng Tín, đô thị Kiến Thành, đô thị Nghĩa Thắng và đô thị công nghiệp Đắk Ru) nâng cấp lên đô thị loại III, đô thị Đắk Mil là đô thị loại III, và đô thị EaT’Ling (H. Krông Nô) là đô thị loại III.


    – Các đô thị cấp huyện: gồm 04 đô thị trung tâm hành chính Huyện (loại IV) bao gồm: Đắk Mâm (H. Krông Nô), Đức An (H. Đắk Song), Quảng Khê (H. Đắk G’long), Đắk Buk So (H. Tuy Đức).

    – Đô thị chuyên ngành: (06 đô thị) gắn với các khu vực trọng điểm công nghiệp, thương mại dịch vụ, khai thác khoáng sản, vùng chăn nuôi, vùng chuyên canh cây nguyên liệu bao gồm: đô thị Nam Dong (nâng cấp lên đô thị loại IV), đô thị Đắk B’La, đô thị Quảng Sơn (nâng cấp lên đô thị loại IV), đô thị Nâm N’Jang (đô thị loại V), đô thị Đạo Nghĩa (đô thị loại V) và đô thị du lịch Tà Đùng (đang nghiên cứu quy mô).


    Quy hoạch thời kỳ 2031 – 2050

    18 đô thị tích hợp thành 14 đô thị (riêng đô thị Đắk R’lấp gồm 03 đô thị), bao gồm đô thị Gia Nghĩa và 13 đô thị khác. Thời kỳ này tập trung triển khai đầu tư xây dựng và hoàn thiện các đô thị mới, tạo các Vùng động lực (hình thành các Cực tăng trưởng của tỉnh Đắk Nông)

    – Các đô thị đóng vai trò vị thế quan trọng trong tỉnh, trong vùng cũng như có ý nghĩa trong hệ thống đô thị toàn quốc: bao gồm 04 đô thị: Đô thị Gia Nghĩa là đô thị loại I, đô thị Đắk R’Lấp (gồm 05 đô thị loại V: đô thị Kiến Đức, đô thị Quảng Tín, đô thị Kiến Thành, đô thị Nghĩa Thắng và đô thị công nghiệp Đắk Ru) nâng cấp lên đô thị loại III, đô thị Đắk Mil là đô thị loại III, và đô thị EaT’Ling (H. Krông Nô) là đô thị loại III.

    – Các đô thị cấp huyện: gồm 04 đô thị trung tâm hành chính Huyện (loại IV) bao gồm: Đắk Mâm (H. Krông Nô), Đức An (H. Đắk Song), Quảng Khê (H. Đắk G’long), Đắk Buk So (H. Tuy Đức).

    – Đô thị chuyên ngành: (06 đô thị) gắn với các khu vực trọng điểm công nghiệp, thương mại dịch vụ, khai thác khoáng sản, vùng chăn nuôi, vùng chuyên canh cây nguyên liệu bao gồm: đô thị Nam Dong (nâng cấp lên đô thị loại IV), đô thị Đắk B’La, đô thị Quảng Sơn (nâng cấp lên đô thị loại IV), đô thị Nâm N’Jang (đô thị loại V), đô thị Đạo Nghĩa (đô thị loại V) và đô thị du lịch Tà Đùng (đang nghiên cứu quy mô).

    Quy hoạch vùng liên huyện tỉnh Đắk Nông được phân thành 04 vùng liên huyện (1- Vùng liên huyện phía Đông; 2- Vùng liên huyện phía Tây; 3- Vùng liên huyện phía Nam (trung tâm); 4- Vùng liên huyện phía Bắc) bao gồm đô thị hạt nhân và các đô thị vệ tinh khác cho từng vùng liên huyện.

    Dựa trên cơ sở từng khu vực, bán kính, theo các hành lang kinh tế, và đặc trưng tương đồng về đặc điểm đô thị hình thành 03 vùng động lực phát triển chính gắn với hệ thống trung tâm đô thị (03 cực tăng trưởng và đầu mối kinh tế kỹ thuật và dịch vụ) của tỉnh Đắk Nông. Cụ thể như sau:

    – Vùng động lực trung tâm, gồm 10 đô thị: đô thị Gia Nghĩa là đô thị hạt nhân; đô thị Đắk R’lấp (06 đô thị: thị trấn Kiến Đức, Quảng Tín (trung tâm huyện mới), Kiến Thành), Đắk Ru (đô thị công nghiệp), Nghĩa Thắng và Đạo Nghĩa; Đô thị Quảng Khê (trung tâm H. Đắk G’long); đô thị Quảng Sơn (H. Đắk G’long) và đô thị du lịch Tà Đùng.

    – Vùng động lực phía Bắc, gồm 03 đô thị: đô thị Ea T’ling (huyện Cư Jut) là đô thị hạt nhân; đô thị Đắk Mâm (H. Đắk Song) và đô thị Nam Dong (H. Cư Jút).

    – Vùng động lực phía Tây Bắc, gồm 05 đô thị: đô thị Đắk Mil là đô thị hạt nhân trung tâm; đô thị Đức An (H. Đắk Song), đô thị Đắk Buk So (H. Tuy Đức); đô thị Đắk R’La (H. Đắk Mil) và đô thị Nâm N’Jang (H. Đắk Song).

    Các đô thị trung tâm tỉnh Đắk Nông

    Thành phố Gia Nghĩa

    – Phạm vi:

    + Thành phố Gia Nghĩa nằm ở phía Nam tỉnh Đắk Nông có toạ độ địa lý: 11052’08”-12010’01” vĩ độ Bắc; 107031’ 45”-107050’ 11” kinh độ Đông, với diện tích 284,11km2, chiếm 4,36% diện tích toàn tỉnh. Thành phố Gia Nghĩa hiện nay là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm hành chính – chính trị, trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội và trung tâm khoa học chuyển giao công nghệ của tỉnh Đắk Nông.

    + TP. Gia nghĩa có diện tích khoảng 28.411ha. Dân số trên địa bàn thành phố năm 2020 là 64.468 người với mật độ trung bình 227 người/km2.

    Phân cấp đô thị:

    • Hiện trạng năm 2020: đô thị loại III, thành lập thành phố Gia Nghĩa trên cơ sở toàn bộ địa giới hành chính thị xã Gia Nghĩa;
    • Năm 2021 – 2030: đô thị loại II, theo hướng đô thị công nghiệp, du lịch và tri thức, hướng tới đô thị thông minh.
    • Năm 2031 – 2050: đô thị loại I, theo hướng đô thị thông minh, sáng tạo.

    Dân số đô thị:

    • Năm 2030: 97.000 ngƣời.
    • Năm 2050: 160.000 ngƣời.

    Tính chất:

    + Đô thị Gia Nghĩa định hướng phát triển là đô thị thông minh, là trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và khoa học chuyển giao công nghệ của Tỉnh Đắk Nông, có vị trí thuận lợi về mặt giao thương với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Tây Nguyên với vương quốc Campuchia thông qua cửa khẩu Bu P’răng, cửa khẩu Đắk Peur.

    + Gia Nghĩa là đô thị hạt nhân có vai trò liên kết vùng phía Nam Tây Nguyên với các đô thị như Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh. Có mối quan hệ chặt chẽ và bổ trợ về các mặt phát triển thương mại, du lịch, tiếp nhận công nghệ và trao đổi các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp từ các vùng phát triển: Đông Nam Bộ, Duyên hải Miền Trung.

    + Gia Nghĩa có những lợi thế nhất định về điều kiện tự nhiên và tiềm năng về công nghiệp Bô xít, là đô thị có tính đặc trưng về mặt địa hình tự nhiên và cảnh quan sinh thái; là đô thị mới phát triển nên có nhiều ưu thế để trở thành trung tâm khu vực phía Nam của vùng Tây Nguyên.

    Thị xã Đắk R’lấp (kế hoạch nâng cấp trước năm 2030)

    – Phạm vi:

    Huyện Đắk R’lấp nằm phía Tây – Nam tỉnh Đắk Nông (trung tâm huyện lỵ cách thành phố Gia Nghĩa khoảng 30 km và cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 220 km).Huyện Đắk R’lấp năm ở vĩ độ bắctừ 11° 24′ 17″ đến 11° 54′ 57″ và kinh độ Đông từ 107° 12′ 38″ đến 107° 36′ 29″. Địa giới hành chính huyện được xác định như sau:

    Diện tích tự nhiên 63.583,86 ha (kiểm kê 2019). Huyện Đắk R’Lấp là trung tâm phía tây Nam của tỉnh, có Quốc lộ 14, Tỉnh lộ 5, Tỉnh lộ 1 đi qua đã tạo cho Đắk R’Lấp điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và là hạt nhân trong phát triển kinh tế – xã hội và đô thị của tỉnh Đắk Nông.

    Thị xã Đắk R’lấp thành lập với 05 phường nội thị bố trí đầy đủ hạ tầng, gồm: phường Kiến Đức, Quảng Tín, Đắk Ru, Kiến Thành, Nghĩa Thắng và các phường xã khác (trong đó có đô thị Đạo Nghĩa) để thành lập thị xã Đắk R’lấp theo tiêu chuẩn đô thị loại IV (định hướng khi các phường Đắk Wer, Nhân Đạo và Nhân Cơ tách về Gia Nghĩa, khu vực lõi đô thị của thị xã Đắk R’lấp khi đó sẽ còn 5 phường).

    Trung tâm của thị xã Đắk R’lấp giai đoạn đầu là phường Kiến Đức (thị trấn Kiến Đức hiện tại), giai đoạn sau chuyển đến đô thị Quảng Tín.

    Quy mô diện tích Thị xã Đắk R’lấp là 47.710ha (sau khi trừ diện tích 3 xã Đắk Wer, Nhân Cơ và Nhân Đạo thuộc TP. Gia Nghĩa mở rộng).

    Phân cấp Đô thị:

    • Năm 2020: đô thị loại IV.
    • Năm 2021 – 2030: thành lập thị xã Đắk R’lấp, nâng cấp đô thị loại III.
    • Năm 2031 – 2050: đô thị loại II.

    Dân số đô thị:

    • Năm 2030: 50.000 người;
    • Năm 2050: 123.000 người.

    Tính chất:

    + Đô thị Đắk R’Lấp (thị xã Đắk R’lấp) gồm 05 đô thị trung tâm (đô thị Kiến Đức, đô thị Quảng Tín (trung tâm huyện Đắk R’lấp mới), Kiến Thành, Nghĩa Thắng và Đắk Ru) và đô thị Đạo Nghĩa (phía Nam thị xã Đắk R’lấp). Đô thị Đắk R’Lấp nâng cấp lên Thị xã dự kiến trước năm 2030.

    + Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng quan trọng, trung tâm chuyển giao công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiểu vùng phía Nam của Tỉnh Đắk Nông.

    + Là đầu mối giao lƣu dịch vụ thương mại trên địa bàn và các khu vực trong Tỉnh.

    + Là trung tâm phát triển công nghiệp: dựa trên tiềm năng lớn về bô xít liên kết với Vùng Đông Nam Bộ có nguồn nhân lực kỹ thuật cao và trình độ chế biến và khai thác công nghiệp hiện đại, đồng thời đón đầu xu hướng đầu tư công nghiệp từ khu vực Đông Nam Bộ, đặc biệt là Bình Đương và Bình Phước.

    – Định hướng phát triển:

    + Định hướng sau năm 2035 đến năm 2050, xây dựng hoàn chỉnh khu đô thị mới tại khu vực phường Quảng Tín theo hình thức đô thị sinh thái với trọng tâm là trung tâm hành chính – chính trị thị xã, gắn liền với phát triển du lịch, y tế, văn hóa, xã hội và trung tâm giao thương phía Nam đô thị thị xã. Đô thị mới Quảng Tín gắn liền với trung tâm hành chính mới, đô thị Kiến Đức phát triển mạnh chức năng thương mại – dịch vụ.

    + Phát triển đô thị theo định hướng đô thị công nghiệp – thương mại dịch vụ – nông nghiệp. Trong đó định hướng công nghiệp nền tảng là thác bô xít, công nghiệp chế biến nhôm, sau nhôm, công nghiệp hỗ trợ cho ngành nhôm và công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, xuất thực phẩm, hàng tiêu dùng gắn với thu hút đầu tư vào các KCN được quy hoạch trên địa bàn Huyện: Nhân cơ, Nhân cơ 2 và KCN tại Đắk Ru.

    + Phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ gắn liền với tiến trình đô thị hóa, đặc biệt là các khu nhà ở công nhân, khu dân cư tập trung, trung tâm văn hóa, thể dục thể thao phục vụ cho người dân, công nhân và quy mô dân số tăng cao: gắn với đô thị hành chính tại Quảng Tín, đô thị thương mại – dịch vụ tại Kiến Đức.

    + Phát triển nông nghiệp đô thị gắn với nông nghiệp công nghệ cao, liên kết chuỗi giá trị và gắn liền với các nhà máy chế biến để tăng giá trị sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm đất đai cho phát triển đô thị.

    + Quy hoạch và triển khai đầu tư xây dựng sân bay Nhân Cơ trở thành sân bay lưỡng dụng đạt tiêu chuẩn 3C (quy mô dự kiến khoảng 150-200ha) theo hướng mở rộng sân bay Nhân Cơ hiện tại trong định hướng phát triển giai đoạn 2030-2050.

    – Các đô thị thuộc Thị xã Đắk R’lấp (06 đô thị) gồm:

    Đô thị Kiến Đức (trung tâm thị xã Đắk R’lấp)

    Đô thị Kiến Đức là trung tâm thị xã Đắk R’lấp hình thành chủ yếu từ thị trấn Kiến Đức. Với tiếm năng lợi thế về vị trí, là trung tâm dịch vụ đô thị gắn với vùng công nghiệp đặc trưng của huyện Đắk R’lấp và cả tỉnh Đắk Nông (Khu công nghiệp Nhân Cơ, Nhân Cơ 2 và KCN Đắk Ru dự kiến hình thành tại Đắk R’lấp sau năm 2030.

    Nâng cấp sân bay Nhân Cơ trở thành sân bay lưỡng dụng trong giai đoạn dài hạn sau năm 2030 cũng là một trong những lợi thế, góp phần thúc đẩy đô thị Kiến Đức và tỉnh Đắk Nông phát triển.

    Đô thị Quảng Tín (H. Đắk R’lấp)

    Đô thị Quảng Tín là trung tâm xã Quảng Tín thuộc phía Tây huyện Đắk R’lấp. Với tiếm năng lợi thế về vị trí, là khu vực cửa ngõ phía Tây của tỉnh Đắk Nông, thuận lới phát triển dịch vụ thương mại. Đô thị Quảng Tín được định hướng là trung tâm hành chính mới của huyện Đắk R’lấp.

    Đô thị Kiến Thành

    Đô thị Kiến Thành là trung tâm xã Kiến Thành, nằm phía Đông thị trấn Kiến Đức, huyện Đắk R’lấp. Với tiếm năng lợi thế về vị trí, tiếp giáp thị trấn Kiến Đức, gần sân bay Nhân Cơ (dự kiến phát triển giai đoạn 2030-2050) và các khu công nghiệp Nhân Cơ và Nhân Cơ 2, thuận lới phát triển công nghiệp, dịch vụ thương mại.

    Đô thị Đắk Ru (H. Đắk R’lấp)

    Đô thị Đắk Ru là trung tâm xã Đắk Ru thuộc phía Tây huyện Đắk R’lấp. Với tiếm năng lợi thế về vị trí, là khu vực cửa ngõ phía Tây của tỉnh Đắk Nông, tiếp giáp với tỉnh Bình Phước, thuận lới phát triển dịch vụ thương mại, đặc biệt là đón làn gió “dịch chuyển kinh tế” từ miền Đông Nam bộ như Công nghiệp, dịch vụ,…

    Đô thị Nghĩa Thắng (H. Đắk R’lấp)

    Đô thị Nghĩa Thắng là trung tâm xã Nghĩa Thắng, nằm phía Nam khu trung tâm thị xã Đắk R’lấp. Đô thị Nghĩa Thắng là một trong 5 đô thị góp phần hình thành đô thị Đắk R’lập đạt đô thị loại II trong giai đoạn 2030-2050. Tiềm năng lợi thế chính của đô thị Nghĩa Thắng là dịch vụ thương mại.

    Đô thị Đạo Nghĩa (H. Đắk R’lấp)

    Đô thị Đạo Nghĩa là trung tâm xã Đạo Nghĩa, nằm phía Nam huyện Đắk R’lấp. Đô thị Đạo Nghĩa là một trong 5 đô thị góp phần hình thành đô thị Đắk R’lập đạt đô thị loại II trong giai đoạn 2030-2050. Tiềm năng lợi thế chính của đô thị Đạo Nghĩa là dịch vụ thương mại.

    Thị xã Đắk Mil (H. Đắk Mil)

    – Căn cứ theo nội dung đề xuất Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh được phân làm 04 vùng phát triển, tập trung 03 vùng động lực là các chuỗi đô thị:

    • Chuỗi đô thị Đông Bắc: Đô thị Ea T’Ling – Đắk Mâm;
    • Chuỗi đô thị phía Tây: Đô thị Đắk Mil – Đắk Buk So – Đức An;
    • Chuỗi đô thị trung tâm: Đô thị Kiến Đức – Gia Nghĩa – Quảng Khê.

    Đắk Mil thuộc Chuỗi đô thị phía Tây, với chức năng là đô thị dịch vụ và kinh tế mậu biên.

    – Đô thị Đắk Mil sẽ là đô thị hạt nhân, có thế mạnh đặc trưng là phát triển đô thị, thương mại dịch vụ gắn với Khu kinh tế cửa khẩu Đắk Peur, vừa là “tâm điểm” của vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày, phát triển cây lương thực.

    – Xác định tầm nhìn phát triển dài hạn nhƣ sau: “Xây dựng phát triển đô thị Đắk Mil trở thành đô thị Xanh và Bền vững trên cơ sở phát triển cân bằng giữa kinh tế và môi trường. Là đô thị có bản sắc và chất lượng cuộc sống thông qua hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu”.

    Phân cấp đô thị:

    + Năm 2020: đô thị loại IV, thành lập đô thị Đắk Mil trên cơ sở toàn bộ địa giới hành chính Huyện Đắk Mil;

    + Năm 2021 – 2030: đô thị Đắk Mil phát triển và nâng cấp lên Thị xã trước năm 2025 và đạt đô thị loại III trước năm 2030 với tiểm năng đô thị dịch vụ và gắn với Khu kinh tế cửa khẩu Đắk Peur; đô thị Đắk Buk So và đô thị Đức An phát triển gắn với đô thị Đắk Mil (được hiểu là các đô thị vệ tinh của đô thị Đắk Mil) với lợi thế chính là du lịch và kinh tế mậu biên,..

    + Năm 2031 – 2050: đô thị loại II. 03 đô thị Đắk Mil, Đắk Buk So và Đức An sẽ kết nối tạo thành chuỗi đô thị đặc trưng, vùng kinh tế trọng điểm phía Tây tỉnh Đắk Nông với thế mạnh kinh tế mậu biên gắn với Khu kinh tế cửa khẩu Đắk Peur và Bu Prang làm động lực phát triển cho toàn khu vực.

    Dân số đô thị:

    • Năm 2030: 25.000 ngƣời.
    • Năm 2050: 60.000 ngƣời.

    Tính chất:

    • Đô thị Đắk Mil nâng cấp lên Thị xã dự kiến trƣớc năm 2025.
    • Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng quan trọng, trung tâm chuyển giao công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiểu vùng phía Bắc của Tỉnh Đắk Nông.
    • Đô thị Đắk Mil sẽ là đô thị hạt nhân, có thế mạnh đặc trưng là phát triển đô thị, thương mại dịch vụ gắn với Khu kinh tế cửa khẩu Đắk Peur, vừa là “tâm điểm” của vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày, phát triển cây lương thực.

    Định hướng phát triển:

    • Là đầu mối giao lưu dịch vụ thương mại trên địa bàn và các khu vực trong Tỉnh.
    • Đô thị gắn với kinh tế mậu biên (Khu kinh tế cửa khẩu Đắk Peur), phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, phấn đấu trở thành trung tâm vùng liên huyện phía Bắc của tỉnh.
    • Phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến sâu và tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực cho nông sản của huyện.
    • Phát triển đồng bộ hạ tầng, trọng tâm là hạ tầng đô thị và thủy lợi.

    Thị xã Ea T’ling (H. Cư Jut)

    Thị xã Ea T’ling là đô thị trung tâm hạt nhân của vùng động lực phía Bắc (Đô thị Ea T’ling – đô thị Đắk Mâm – đô thị Nam Dong) có vị trí rất thuận lợi là cửa ngõ phía Bắc tỉnh Đắk Nông, gắn kết với TP. Buôn Mê Thuột (đô thị hạt nhân trung tâm vùng Tây Nguyên).

    – Đô thị Ea T’ling (trung tâm huyện lỵ Cư Jut) là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội quan trọng đóng vai trò là cực phát triển thúc đẩy kinh tế vùng phía Đông Bắc của tỉnh Đắk Nông. Ea T’ling là đầu mối giao thông, giao lưu dịch vụ thương mại trên địa bàn huyện và các khu vực trong tỉnh và ngoài tỉnh thông qua tuyến đường Hồ Chí Minh (QL 14), Tỉnh lộ 4 (TL 684). Ea T’ling đa dạng về hệ sinh thái bao gồm cảnh quan thiên nhiên, mặt nước, đồi núi, thảm thực vật… điều kiện tự nhiên đẹp, khí hậu tốt.

    – Ngoài ra, Ea T’ling giàu văn hoá phi vật thể là những điều kiện thuận lợi cho việc hình thành đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng phát triển lâu dài và bền vững. Có tiềm năng lớn về quỹ đất trồng cây công nghiệp dài ngày (cà phê, hồ tiêu..) để phát triển chế biến xuất khẩu. Và quan trọng là Ea T’ling có quỹ đất để xây dựng phát triển đô thị.

    Phân cấp đô thị:

    • Năm 2020: đô thị loại IV;
    • Năm 2021 – 2030: đô thị loại IV;
    • Năm 2031 – 2050: đô thị loại III.

    Dân số đô thị:

    • Năm 2030: 28.000 người;
    • Năm 2050: 55.000 người.

    Tính chất:

    • Đô thị Ea T’Ling nâng cấp lên Thị xã dự kiến trước năm 2030.
    • Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng quan trọng, trung tâm chuyển giao công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật khu vực cửa ngõ phía Bắc của Tỉnh Đắk Nông.
    • Là đầu mối giao lưu dịch vụ thương mại trên địa bàn và các khu vực trong Tỉnh.

    – Định hướng phát triển:

    + Tập trung phát triển đô thị Ea T’ling theo hướng dịch vụ, công nghiệp và du lịch, làm đô thị vệ tinh của TP. Buôn Ma Thuột, đồng thời kết nối với đô thị du lịch Đắk Mâm huyện Krông Nô (trung tâm phía Bắc vùng liên huyện phía Tây) và đô thị Nam Dong để hình thành vùng đô thị động lực phía bắc tỉnh Đắk Nông.

    + Tập trung phát triển công nghiệp với Khu công nghiệp Tâm Thắng và các cụm công nghiệp của vùng liên huyện, hình thành khu công nghiệp phía Bắc gắn kết với Khu công nghiệp Hòa Phú của TP. Buôn Ma Thuột.

    + Phát triển du lịch đa dạng sản phẩm: du lịch nông nghiệp, sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch khám phá, du lịch trãi nghiệm, du lịch tham quan di tích, du lịch văn hóa bản địa,…

    + Đặc biệt là tiềm năng về nguồn năng lựơng tái tạo: điện gió và điện mặt trời.

    Thị trấn Quảng Khê (H. Đắk G’long)

    – Đô thị Quảng Khê: đóng vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, thương mại, dịch vụ, an ninh quốc phòng quan trọng của huyện Đắk Glong; là đầu mối giao lưu dịch vụ, thương mại trên địa bàn huyện và các khu vực lân cận. Quy mô khu vực phát triển đô thị có diện tích tối thiểu khoảng 1.400 ha, dọc theo trục Quốc lộ 28 và trục vuông góc với Quốc lộ 28 (theo trục Đông Bắc – Tây Nam).

    Đô thị Quảng Khê là hạt nhân trung tâm phát triển kinh tế – xã hội của toàn huyện Đắk G’long, đặc biệt là thúc đẩy mạnh quá trình đô thị hóa gắn với đô thị du lịch Tà Đùng nhằm khai thác, phát huy các tiềm năng du lịch của Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng. Đây là một trong những nhiệm vụ chiến lược ưu tiên hàng đầu của tỉnh Đắk Nông.

    – Phân cấp đô thị:

    • Năm 2020: đô thị loại V;
    • Năm 2021 – 2030: đô thị loại IV;
    • Năm 2031 – 2050: đô thị loại IV.

    – Dân số đô thị:

    • Năm 2030: 8.000 người;
    • Năm 2050: 24.000 người.

    – Tính chất:

    • Là thị trấn Huyện lỵ, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của Huyện Đắk G’Long.
    • Là trung tâm dịch vụ, du lịch, thương mại của Huyện Đắk G’Long.
    • Là đô thị loại V, hạt nhân thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của toàn Huyện.

    – Định hướng phát triển:

    + Thực hiện phát triển đô thị theo hướng bền vững. Quá trình đô thị hóa phải gắn kết với định hướng phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ trên địa bàn; phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Tranh thủ tối đa các nguồn lực cho phát triển hạ tầng đô thị; bên cạnh đó khai thác, phát huy có hiệu hiệu quả giá trị sử dụng đất trong quy hoạch, tạo nguồn lực quan trọng nhất để phát triển đô thị.

    + Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp, hạ tầng du lịch tại các khu đô thị và vùng phụ cận. Phát triển đồng bộ khu vực sản xuất, khu nhà ở, các công trình công cộng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật – dịch vụ, tiện ích khép kín, tạo nên hệ sinh thái bền vững, đẩy mạnh tiềm năng phát triển lâu dài của các khu đô thị động lực.

    + Định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đô thị Quảng Khê trở thành trung tâm hạt nhân phía Nam Vùng liên huyện phía Đông tỉnh Đắk Nông, làm đô thị vệ tinh cho thành phố Gia Nghĩa, và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, thương mại, dịch vụ, an ninh quốc phòng quan trọng của huyện Đắk Glong; là đầu mối giao lưu dịch vụ, thương mại trên địa bàn huyện và các khu vực lân cận.

    Thị trấn Đắk Mâm (H. Krông Nô)

    – Thị trấn Đắk Mâm (H. Krông Nô) thuộc vùng động lực (Chuỗi đô thị) phía Đông Bắc (Đô thị Ea T’Ling – Đắk Mâm); là trung tâm du lịch của tỉnh gắn với quần thể hang động núi lửa Krông Nô. Tập trung phát triển đô thị Đắk Mâm là trung tâm hành chính chính trị, văn hóa, kinh tế thương mại và dịch vụ của huyện; là hạt nhân thúc đẩy quá tình phát triển kinh tế của toàn huyện; là đầu mối giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ trên địa bàn huyện và liên kế các khu vực trong tỉnh.

    – Phân cấp đô thị:

    • Năm 2020: đô thị loại IV;
    • Năm 2021 – 2030: đô thị loại IV;
    • Năm 2031 – 2050: đô thị loại III.

    – Dân số đô thị:

    • Năm 2030: 20.000 ngƣời;
    • Năm 2050: 45.000 ngƣời.

    – Đất xây dựng đô thị:

    • Năm 2030: 420 ha;
    • Năm 2050: 900 ha.

    – Tính chất:

    • Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, thương mại, dịch vụ, an ninh quốc phòng quan trọng của Huyện Krông Nô.
    • Là trung tâm chuyển giao công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiểu vùng phía Đông Bắc của Tỉnh Đắk Nông.
    • Là đầu mối giao lưu dịch vụ, thương mại trên địa bàn Huyện và các khu vực trong Tỉnh.

    – Định hướng phát triển:

    + Tập trung phát triển đô thị Đăk Mâm xứng tầm là hạt nhân trung tâm phía Bắc vùng liên huyện phía Đông, là đô thị vệ tinh của đô thị Ea T’ling.

    + Phát triển đô thị Đăk Mâm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, thương mại, dịch vụ, an ninh quốc phòng quan trọng của Huyện Krông Nô.

    + Phát triển đô thị Đăk Mâm theo hướng đô thị du lịch, trở thành trung tâm du lịch phía Đông Bắc của tỉnh gắn với quần thể hang động núi lửa Krông Nô.

    Thị trấn Đức An (H. Đắk Song)

    – Thị trấn Đức An (H. Đắk Song) thuộc vùng động lực phía Tây của tỉnh Đắk Nông: Đô thị Đắk Mil – Đắk Buk So – Đức An, vừa là hạt nhân trung tâm phía Bắc của Vùng liên huyện phía Đông (huyện Krông Nô và huyện Đắk G’long).

    Thị trấn Đức An tập trung phát triển là trung tâm hành chính chính trị, văn hóa, kinh tế thương mại và dịch vụ của huyện; là hạt nhân thúc đẩy quá tình phát triển kinh tế của toàn huyện; là đầu mối giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ trên địa bàn huyện và liên kế các khu vực trong tỉnh.

    – Loại đô thị:

    • Năm 2020: đô thị loại IV;
    • Năm 2021 – 2030: đô thị loại IV;
    • Năm 2031 – 2050: đô thị loại III.

    – Dân số đô thị:

    • Năm 2030: 18.000 người;
    • Năm 2050: 45.000 người.

    – Đất xây dựng đô thị:

    • Năm 2030: 540 ha;
    • Năm 2050: 1.000 ha.

    – Tính chất:

    • Là thị trấn Huyện lỵ, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của Huyện Đắk Song
    • Là trung tâm dịch vụ thương mại du lịch của Huyện.
    • Là đô thị loại V, hạt nhân thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của toàn Huyện.

    – Định hướng phát triển:

    + Tập trung phát triển đô thị Đức An là hạt nhân trung tâm vùng liên huyện phía Tây (huyện Tuy Đức và huyện Đắk Song), là đô thị vệ tinh của đô thị Đắk Mil, góp phần hình thành vùng trọng điểm phái Tây Bắc (Chuỗi đô thị: Đắk Mil – Đắk Buk So – Đức An), phát triển kinh tế mậu biên gắn với 2 cửa khẩu Đắk Peur và cửa khẩu Bu Prang.

    + Phát triển đô thị Đức An là trung tâm hành chính chính trị, văn hóa, kinh tế thương mại và dịch vụ của huyện; là hạt nhân thúc đẩy quá tình phát triển kinh tế của toàn huyện; là đầu mối giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ trên địa bàn huyện và liên kế các khu vực trong tỉnh.

    Thị trấn Đắk Buk So (H. Tuy Đức)

    – Loại đô thị:

    • Năm 2020: đô thị loại V;
    • Năm 2021 – 2030: đô thị loại IV;
    • Năm 2031 – 2050: đô thị loại IV.

    – Dân số đô thị:

    • Năm 2030: 9.000 ngƣời;
    • Năm 2050: 27.000 ngƣời.

    – Tính chất:

    • Là khu trung tâm Huyện lỵ Huyện Tuy Đức: trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của Huyện Tuy Đức.
    • Là trung tâm dịch vụ thƣơng mại của Huyện.
    • Là đô thị loại V, hạt nhân thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của toàn Huyện.

    – Định hướng phát triển:

    + Đô thị Đắk Buk So được định hướng phát triển theo hướng dịch vụ gắn với kinh tế mậu biên (gắn với cửa khẩu Bu Prang), cùng với đô thị Đức An làm đô thị vệ tinh cho đô thị Đắk Mil và liên kết tạo thành chuỗi đô thị phía Tây tỉnh Đắk Nông, hình thành vùng động lực phát triển kinh tế biên giới dọc quốc lộ 14C, với hạt nhân trung tâm vùng động lực là đô thị Đắk Mil.

    + Phát triển đô thị Đắk Buk So xứng tầm là trung tâm hành chính chính trị, văn hóa, kinh tế thương mại và dịch vụ của huyện Tuy Đức; là hạt nhân thúc đẩy quá tình phát triển kinh tế của toàn huyện; là đầu mối giao lưu thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện và liên kế các khu vực trong tỉnh.

    + Đô thị Đắk Buk So phát triển theo hướng đô thị dịch vụ, du lịch và nông nghiệp, khai thác triệt để tiềm năng lợi thế của huyện.

    + Phát triển đô thị Đắk Buk So gắn kết chặc chẽ với Khu kinh tế cửa khẩu Bu Prang (dự kiến hình thành trong giai đoạn 2030-2050) nhằm phát triển kinh tế, gắn kết với tỉnh Monokiri của Campuchia, nơi có điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng và đô thị tương đối hoàn chỉnh và phát triển.

    Đô thị Nam Dong (H. Cư Jut)

    – Đô thị Nam Dong nằm phía Đông Bắc huyện Cư Jut, là trung tâm của xã Nam Dong, phát triển theo hướng dịch vụ thương mại.

    – Phân loại đô thị:

    • Năm 2020: đô thị loại V;
    • Năm 2021 – 2030: đô thị loại V;
    • Năm 2031 – 2050: đô thị loại V.

    – Dân số đô thị:

    • Năm 2030: 8.000 người;
    • Năm 2050: 15.000 người.

    – Tính chất:

    • Là trung tâm dịch vụ thương mại.
    • Là đô thị loại V, hạt nhân thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của Huyện Cư Jút.

    – Định hướng phát triển:

    + Đô thị Nam Dong thuộc vùng động lực (Chuỗi đô thị) phía Đông Bắc (Đô thị Ea T’Ling – Đắk Mâm) có vai trò đô thị vệ tinh của đô thị Ea T’ling, gắn kết tạo thành vùng động lực phía Bắc của tỉnh Đắk Nông.

    + Đô thị Nam Dong phát triển theo hƣớng dịch vụ, thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của khu vực phía Bắc tỉnh Đắk Nông.

    Đô thị Quảng Sơn (H. Đắk G’long)

    – Đô thị Quảng Sơn nằm trên quốc lộ 28, thuộc trung tâm xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’long. Đô thị Quảng Sơn là đô thị trung tâm của Vùng liên huyện phía Đông của tỉnh Đắk Nông với tiềm năng lợi thế chính là du lịch (khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, các điểm, tuyến du lịch gắn với công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông) và công nghiệp (Khu công nghiệp Quảng Sơn).

    – Phân cấp đô thị:

    • Năm 2020: đô thị loại V;
    • Năm 2021 – 2030: đô thị loại V;
    • Năm 2031 – 2050: đô thị loại IV.

    – Dân số đô thị:

    • Năm 2030: 8.000 người;
    • Năm 2050: 22.000 người.

    – Đất xây dựng đô thị:

    • Năm 2030: 200 ha;
    • Năm 2050: 600 ha.

    – Tính chất:

    • Là trung tâm dịch vụ thương mại.
    • Là đô thị loại V, hạt nhân thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của Huyện Đắk G’long.

    – Định hướng phát triển:

    + Đô thị Quảng Sơn: đóng vai trò là đô thị động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội khu vực Đông Bắc của huyện.

    + Phát triển đô thị Quảng Sơn gắn với tiềm năng du lịch và công nghiệp (Khu công nghiệp Quảng Sơn).

    + Định hướng phát triển đô thị Quảng Sơn từng bước mở rộng và nâng cấp đô thị nhằm đảm bảo tiêu chuẩn của thị trấn và trở thành đô thị loại IV giai đoạn 2030-2050.

    + Không gian đô thị phát triển theo 2 khu vực, gồm: khu trung tâm xã Quảng Sơn hiện nay và khu vực dọc Quốc lộ 28 nối dài về phía Đông Bắc gần hồ đập thủy điện, phát triển về 2 phía trục chính của đô thị.

    Đô thị du lịch Tà Đùng (H. Đắk G’long)

    – Đô thị du lịch Tà Đùng thuộc Khu phức hợp du lịch – nghĩ dưỡng – sân golf Tà Đùng, nằm tại xã Đắk Som huyện Đắk G’long, gắn kết với trung tâm xã Đắk Som, thị trấn Quảng Khê và Vườn quốc gia Tà Đùng, quy mô diện tích 32.500 ha.

    – Tính chất Đô thị du lịch Tà Đùng là: Khu phức hợp du lịch – nghĩ dưỡng – sân golf Tà Đùng gồm 07 chức năng: khu đô thị du lịch; khu biệt thự sân golf 1; khu trung tâm du lịch, văn hóa, sự kiện và du lịch trải nghiệm; khu biệt thự sân golf 2; khu du lịch bến thuyền; khu đảo và bán đảo du lịch; khu du lịch sinh thái, làng dân tộc, du lịch khám phá, du lịch tâm linh.

    – Định hướng phát triển: Khu đô thị du lịch Tà Đùng được gắn kết chung trong tổng thể Khu phức hợp du lịch – nghĩ dưỡng – sân golf Tà Đùng dự kiến phát triển trở thành một trung tâm du lịch cấp quốc gia và quốc tế, gắn với địa danh Vườn quốc gia Tà Đùng thuộc công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

    Đô thị Nâm N’Jang (H. Đắk Song)

    – Đô thị Nâm N’Jang nằm ở phía Nam của thị trấn Đức An, huyện Đắk Song. Đô thị Nâm N’Jang với tiềm năng về du lịch và nông nghiệp sẽ góp phần thúc đầy kinh tế huyện Đắk Song phát triển.

    – Phân cấp đô thị:

    • Năm 2020: đô thị loại V;
    • Năm 2021 – 2030: đô thị loại V;
    • Năm 2031 – 2050: đô thị loại V.

    – Dân số đô thị:

    • Năm 2030: 3.000 người;
    • Năm 2050: 15.000 người.

    – Tính chất: Là đô thị chuyên ngành du lịch, nông nghiệp công nghệ cao thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của Huyện Đắk Song.

    – Định hướng phát triển:

    + Đô thị Nâm N’Jang phát triển theo hướng đô thị du lịch, dịch vụ thương mại.

    + Phát triển đô thị Nâm N’Jang trở thành trung tâm chuyên ngành khu vực phía Nam huyện Đắk Song.

    Đô thị Đắk R’la

    – Đô thị Đắk R’la là trung tâm xã Đắk R’la, nằm phía Đông của huyện Đắk Mil. Đô thị Đắk R’la với tiềm năng chính dịch vụ thương mại và nông nghiệp.

    – Loại đô thị:

    • Năm 2020: đô thị loại V;
    • Năm 2021 – 2030: đô thị loại V;
    • Năm 2031 – 2050: đô thị loại IV.

    – Dân số đô thị:

    • Năm 2030: 9.000 người;
    • Năm 2050: 22.000 người.

    – Tính chất:

    • Là trung tâm dịch vụ thương mại.
    • Là đô thị loại V, hạt nhân thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của thị xã Đắk Mil trong tương lai.

    – Định hướng phát triển:

    + Phát triển đô thị Đắk R’la trở thành trung tâm kinh tế phía Đông của huyện Đắk Mil, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cho khu vực.

    + Phát triển đô thị Đắk R’la theo hướng đô thị dịch vụ thương mại và nông nghiệp

    Bản đồ QHĐT Đắk Nông 2030 (69 MB)

    Hồ sơ QH tỉnh Đắk Nông

    Tổng hợp bởi Duan24h.net

    (Quy hoạch đô thị tỉnh Đắk Nông : thành phố Gia Nghĩa, và 7 huyện Cư Jút, Đắk Glong, Đắk Mil, Đắk R’lấp, Đắk Song, Krông Nô, Tuy Đức.)

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây