Quy hoạch đô thị tỉnh Sóc Trăng đến năm 2030

954
Thông tin quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Sóc Trăng đến năm 2030
Thông tin quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Sóc Trăng đến năm 2030

Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm TP Sóc Trăng, TX Ngã Năm, TX Vĩnh Châu và đô thị Trần Đề.

Phương án quy hoạch phát triển hệ thống đô thị tỉnh Sóc Trăng

Đến năm 2025, hệ thống đô thị của tỉnh gồm 22 đô thị: 01 đô thị loại II, 01 đô thị loại III, 03 đô thị loại IV và 18 đô thị loại V. Trong đó, 08 đô thị được nâng cấp trong giai đoạn 2022-2025, gồm: Thành phố Sóc Trăng (cấp III lên cấp II, Vĩnh Châu cấp IV lên cấp III, đô thị Trần Đề và Long Phú) cấp V lên cấp IV, Thành lập mới 03 đô thị loại V là Hòa Tú 1 huyện Mỹ Xuyên), Đại Hải và An Hiệp.

Đến năm 2030, hệ thống đô thị của tỉnh gồm 30 đô thị, cấp từ thị trấn trở lên: 01 đô thị loại I, 03 đô thị loại III, 06 đô thị loại IV và 20 đô thị loại V.

Trong đó 16 đô thị được nâng cấp và thành lập trong giai đoạn này, gồm: Thành phố Sóc Trăng từ cấp III lên cấp I, TX Ngã Năm cấp IV lên cấp III, TX. Trần Đề lên cấp III (cả huyện). Các đô thị từ cấp V lên cấp IV là Kế Sách, An Lạc Thôn, Phú Lộc, Đại Ngãi, Châu Thành; Thành lập mới 9 thị trấn đô thị cấp V.

Với phương án đến năm 2030 hình thành 30 đô thị như trên, thì dân số đô thị dự báo là 535 nghìn người, chiếm 43% dân số cả tỉnh. Đất ở tại đô thị năm 2030 được cân đối là 2.656 ha, bình quân 49 m2/người.

Phương án phát triển các đô thị động lực tỉnh Sóc Trăng

Thành phố Sóc Trăng

Phạm vi, tính chất

– Phạm vi: Gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố Sóc Trăng, tổng diện tích là 77.616,2ha (chiếm 2,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh); dân số hiện trạng là 137.321 người (chiếm 11,45% toàn tỉnh); các đơn vị hành chính gồm: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường 6, phường 7, phường 8, phường 9 và phường 10.

– Tính chất: Thành phố Sóc Trăng là đô thị tỉnh lỵ, với vai trò đầu tàu về kinh tế – xã hội của tỉnh, là một trong 03 trọng điểm của tam giác tăng trưởng kinh tế (thành phố Sóc Trăng-cảng Trần Đề-cảng Đại Ngãi), đồng thời cũng là trung tâm thu hút các luồng dân di cư trong và ngoài tỉnh. Thành phố Sóc Trăng là đô thị công nghiệp, dịch vụ; là một trong những trung tâm công nghiệp – dịch vụ – du lịch – y tế – văn hóa – giáo dục và khoa học kỹ thuật của tỉnh Sóc Trăng nói riêng và Đông Nam ĐBSCL nói chung.

Thành phố Sóc Trăng là đầu mối giao thông liên vùng quan trọng, tạo điều kiện phát triển giao lưu kinh tế, xã hội trong vùng và gắn liền Sóc Trăng với các vùng khác trong khu vực và quốc tế, đặc biệt là với vùng TP Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam ĐBSCL

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 03:18 AM, 27/04/2024)


Hướng phát triển trọng tâm

– Đến năm 2030, TP. Sóc Trăng là đạt tiêu chí đô thị loại I trực thuộc tỉnh, đô thị trung tâm, cửa ngõ của tỉnh, là một cực phát triển của vùng Đồng Bằng sông Cửu Long. Là đô thị trung tâm của vùng tỉnh Sóc Trăng và khu vực Nam Sông Hậu với các ngành kinh tế: Dịch vụ thương mại; Dịch vụ cảng sông, công nghiệp; Trung tâm kinh tế chính trị văn hóa tổng hợp của tỉnh Sóc Trăng.

– Quá trình phát triển không gian phải có tính kế thừa và phát huy những mặt tích cực của không gian đô thị hiện hữu; bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh quan, thiên nhiên, môi trường trong đô thị. Hình thành các trung tâm hành chính, văn hóa-giáo dục, y tế, công nghiệp, trung tâm thương mại, dịch vụ đô thị.

Thành phố Sóc Trăng sẽ mở rộng đô thị ra 4 hướng tính từ trung tâm đô thị hiện hữu:

(1) hướng phát triển lên phía Bắc (huyện Châu Thành, huyện Long Phú;

(2) hướng phát triển xuống phía Nam (huyện Mỹ Xuyên); (3) hướng phát triển về phía Đông (huyện Long Phú-Trần Đề);

(4) hướng phát triển về phía Tây (huyện Mỹ Tú, huyện Châu Thành).

Đồng thời, định hình 5 phân khu không gian đô thị: Phân vùng trung tâm; Phân vùng phía Đông; Phân vùng phía Bắc; Phân vùng phía Tây

Đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Thương mại, dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp, gắn với du lịch; Định hướng phát triển sản phẩm công nghiệp có chọn lọc, tập trung vào ngành hàng, sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của thành phố và hàm lượng công nghệ cao.

Tập trung xây dựng chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trường, phát triển đô thị bền vững theo tiêu chí đô thị loại I trước năm 2030.

Tổ chức không gian các hoạt động kinh tế-xã hội: Quá trình đô thị hóa của Thành phố sẽ mở rộng đô thị ra 4 hướng tính từ trung tâm đô thị hiện hữu.

Tăng cường khả năng liên kết vùng và hoàn thiện cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát triển các ngành mà thành phố có lợi thế, cụ thể như: Phát triển nông nghiệp đô thị. Phát triển các ngành công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Thu hút đầu tư vào CCN. Phát triển dịch vụ đa ngành, đa lĩnh vực. Phát triển thương mại gắn với các tuyến du lịch. Đầu mối phát triển các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin…

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên cơ sở thu hút nhân lực có chuyên môn cao từ bên ngoài tỉnh và đẩy mạnh công tác đào tạo.

Hạ tầng giao thông

Trong thời kỳ 2021-2030, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, thành phố cần triển khai các tuyến đường mang tính kết nối liên vùng: Tuyến Quốc lộ 1, Tuyến Quốc lộ 60 (cũ), quốc lộ 60 (mới), cao tốc (CT1); các tuyến Đường tỉnh (932, 933, 934, 938), đường dẫn vào cầu Đại Ngãi và tuyến kết nối vào khu kinh tế Trần Đề (rộng 60m).

– Giao thông nội vùng: Các trục nối từ trung tâm đến vành đai 1, vành đai 2, vành đai 3. Đường vành đai 1 và vành đai 2 là đường đô thị. Riêng đường vành đai 3, sau năm 2030 sẽ được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị. Mở tuyến giao thông đối ngoại phía Đông Nam Thành phố đi thị trấn Trần Đề bắt đầu từ đường Mạc Đĩnh Chi, phát triển hệ thống giao thông đô thị nội Thành phố.

– Đường thuỷ: Định hướng chung là khơi thông, nạo vét, mở rộng các tuyến kênh, sông trong Thành phố và vùng phụ cận. Đề xuất xây dựng chuỗi hồ điều hòa nhằm điều tiết nước cho thành phố Sóc Trăng vào mùa khô và mùa mưa nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Nâng cấp hai tuyến đường thủy Sông Saintard – kênh Phú Hữu Bãi Xàu và Sông Maspero.

– Các công trình giao thông:

  • Định hướng xây dựng hệ thống cầu mới bắc qua sông Maspero và cầu bắc qua kênh Phú Hữu Bãi Xàu;
  • Hoàn thiện đường vành đai I và vành đai II, hình thành tuyến đường vành đai III.
  • Xây mới bến xe liên tỉnh về phía Tây thành phố và xây mới 02 bến xe đa năng, kết hợp bến xe vận tải và bến xe khách tại các cửa ngõ Tây Nam và Đông Bắc thành phố.
  • Quy hoạch đề xuất kết hợp bến xe khách với bến xe tải tại Bến xe tỉnh Sóc Trăng (tại Phường 7, TP.Sóc Trăng).
  • Bến cảng: Xây dựng các bến cảng, bến hàng hóa nằm về phía Đông thành phố (tiếp giáp với sông Saintard và kênh Phú Hữu Bãi Xàu);
  • Bến khách du lịch: Xây một số bến khách du lịch trên tuyến sông Maspero và tại một số khu chức năng kết hợp với phát triển du lịch sinh thái sông nước.

Thị xã Ngã Năm

Phạm vi, tính chất

– Phạm vi: Thị xã Ngã Năm gồm toàn bộ địa giới hành chính, có diện tích 242,15 km2, dân số năm 2020 là 781.305 người chiếm 6,2% dân số cả tỉnh. Dự kiến năm 2030, TX Ngã Năm có 82,2 nghìn người 24, chiếm 6,7% dân số cả tỉnh.

– Tính chất: Thị xã Ngã Năm là đô thị huyện lỵ, trung tâm vùng nội địa về phía Tây Nam tỉnh Sóc Trăng; kết nối liên vùng thuận lợi thông qua các tuyến quốc lộ, Cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, Hà TiênRạch Giá – Bạc Liêu; và tuyến đường thủy quốc gia Quản lộ Phụng Hiệp và các tuyến giao thông huyết mạch liên vùng; là đô thị cửa ngõ phía Tây của thành phố Sóc Trăng; là đô thị thương mại, dịch vụ, nông nghiệp kỹ thuật cao, dịch vụ du lịch, nhân văn.

Định hướng phát triển các ngành trọng tâm

Thị xã Ngã Năm có nhiều động lực phát triển, như:

i) Phát triển nông nghiệp chất lượng cao và thủy sản nước ngọt có tính liên vùng;

ii) Phát huy lợi thế tiệm cận với những điểm giao, điểm đấu nối của hệ thống 2 tuyến cao tốc và hệ thống đường bộ, thủy, Cảng Ngã Năm, chợ đầu mối;

iii) Định hướng đến năm 2030 đạt chuẩn đô thị loại III, năm 2050 đạt chuẩn đô thị loại II. Đây vừa là mục tiêu và vừa là động lực để huy động nhân tài vật lực cho phát triển.

iv) Các tuyến hành lang động lực phát triển kinh tế, có vai trò phát triển kinh tế trên phạm vi thị xã và luân chuyển hàng hóa bán buôn, bán lẻ trên địa bàn: Hành lang kinh tế – kỹ thuật đô thị Quản Lộ – Phụng Hiệp; quốc lộ 61B; quốc lộ 60.

Vì vậy, trong thời kỳ 2021-2030:

Thị xã phát triển theo hai hướng: dọc theo quốc lộ Quản Lộ – Phụng Hiệp, 61B và tuyến đường Đông-Tây (ĐT 937B) nối từ Ngã Năm đến Vĩnh Châu. Định hướng đến năm 2030 đạt chuẩn đô thị loại III, năm 2050 đạt chuẩn đô thị loại II.

Tăng cường khả năng liên kết vùng và hoàn thiện cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành nghề mà thị xã có lợi thế. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên cơ sở đẩy mạnh công tác đào tạo; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân theo hướng tạo việc làm ổn định, chăm lo phát triển các vấn đề xã hội, xóa đói giảm nghèo.

Bảo tồn, khai thác cảnh quan thiên nhiên sông nước. Lập thiết chế bảo tồn, khai thác giá trị cảnh quan tại các khu vực bảo tồn di tích. Bảo tồn, khai thác cảnh quan văn hoá: Xác định các làng bản có giá trị cảnh quan văn hóa.

Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp chất lượng cao, nâng cao năng suất đất, năng suất lao động. Phát triển cây trồng, vật nuôi có lợi thế cạnh tranh theo cơ chế thị trường; Phát triển chăn nuôi theo hướng phân bố khu chăn nuôi tập trung; Nuôi trồng thủy sản nước ngọt có tính liên vùng; phát triển các loài cá đồng theo mô hình kết hợp đa canh và an toàn sinh học, kiểm soát rủi ro, kiểm soát-phòng ngừa dịch bệnh; Đẩy mạnh mô hình nông
nghiệp đô thị, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và thực hiện số hóa hệ thống sản phẩm nông sản.

Phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp với các định hướng chủ yếu, gồm:

i) Thực hiện giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch, đầu tư hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Ngã Năm quy mô 75ha, đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Ngã Năm quy mô 300ha;

ii) Thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Thu hút đầu tư dự án điện mặt trời kết hợp nông nghiệp; Phát triển ngành điện tái tạo, điện mặt trời áp mái.

Phát triển thương mại – dịch vụ – du lịch các ngành dịch vụ có lợi thế, với các định hướng chủ yếu, gồm:

i) Phát triển hệ thống kho bãi vận tải – logistics trên địa bàn;

ii) Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng giao thông gắn với phát triển du lịch;

iii) Phát triển nhà ở thương mại, bổ sung nâng cấp chợ vào kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn; Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, hình thành các chuỗi cung ứng hàng hóa nông sản; Khôi phục chợ nổi Ngã Năm gắn với hoạt động du lịch; phát triển sản phẩm du lịch “Du lịch sông nước miệt vườn và du lịch chợ nổi Ngã Năm, quy hoạch tuyến du lịch sông nước thương hồ gắn với phát triển resort, biệt thự dọc tuyến sông Mỹ Phước.

Hạ tầng giao thông

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, thị xã Ngã Năm cần nghiên cứu nâng cấp các tuyến đường giao thông đối nội, đồng thời phát triển các công trình giao thông, phòng tránh tác động của BĐKH – NBD, do địa bàn của thị xã thuộc vùng trũng của tỉnh.

– Các tuyến nâng cấp: Trong thời kỳ 2021-2030, cần nâng cấp các tuyến ĐH.70; ĐH.71; ĐH.72; ĐH.73; ĐH.74; ĐH.77; ĐH.79; ĐH.79B; ĐH.79C đạt tiêu chuẩn cấp V.

– Các tuyến đường kéo dài: Trong thời kỳ 2021-2030, cần: (i) kéo dài dài ĐH.71B đạt tiêu chuẩn cấp V. (ii) Nắn chỉnh hướng tuyến đoạn mở mới hoàn toàn ĐH.75 đạt tiêu chuẩn cấp V.

– Các tuyến đường mở mới: Trong thời kỳ 2021-2030, dự kiến mở mới: ĐH.75B và ĐH.75C và đường huyện ĐH78.

– Bến xe, bãi xe, kho bãi: Đầu tư xây mới Bến xe khách Ngã Năm tại đường Nguyễn Trãi, phường 1. Tiêu chuẩn bến loại III, diện tích 5.000 m2; Nâng cấp hạ tầng bến xe khách Mỹ Quới, Long Tân đạt chuẩn bến xe loại IV năm 2025.

– Bến sông: Cải tạo, sửa chữa Bến sông tại chợ nổi đáp ứng được quy mô trong tương lai; Bến thuyền trên kênh xáng Ngã Nãm – Phú Lộc: Cải tạo, sửa chữa đáp ứng được quy mô trong tương lai.

Thị xã Vĩnh Châu

Phạm vi, tính chất

– Phạm vi: Gồm toàn bộ địa giới hành chính TX. Vĩnh Châu, có diện tích 468,71 km2, dân số năm 2020 là 164,7 nghìn người. Dự báo dân dân số năm 2030 khoảng 194 nghìn người.

– Tính chất: TX. Vĩnh Châu là đô thị trung tâm vùng kinh tế động lực ven biển của tỉnh Sóc Trăng; Vĩnh Châu giàu tiềm năng phát triển kinh tế biển và ven biển, là đô thị thương mại, công nghiệp dịch vụ, du lịch sinh thái cảnh quan, nông, lâm, ngư nghiệp và các ngành kinh tế thu lợi từ biển như phát triển điện gió ngoài khơi, điện mặt trời, nuôi thả thủy sản mặn/lợ, hậu cần biển…

Địa hình đất đai cao so với mặt nước biển, được chọn là vùng ưu tiên phát triển công nghiệp, xây dựng KCN, CCN, phát triển TTCN. Thị xã Vĩnh Châu có mạng lưới giao thông thuận lợi cho phát triển kinh tế và hợp tác giao lưu với các tỉnh trong vùng ĐBSCL (đường ven biển, QL. Nam sông Hậu, đường tỉnh, v.v).

Định hướng phát triển đô thị

– Định hướng phát triển đô thị theo hướng khu đô thị xanh, sinh thái, đô thị thông minh. Mạng lưới đô thị được quy hoạch theo tầng bậc để hình thành các trung tâm đô thị của các vùng, nhằm thúc đẩy chuyên môn hóa và đa dạng hóa nền kinh tế, hiện đại hóa công nghiệp theo đặc trưng và lợi thế của từng vùng sinh thái nông nghiệp. Tổ chức mạng lưới gồm 07 đô thị trọng điểm có vai trò cấp thị xã và cấp xã, phường. trong đó 1 trung tâm thị xã, 06 trung tâm xã. Cụ thể:

Trung tâm thị xã nằm tại trung tâm của 4 phường (phường 1, 2, Vĩnh Phước và Khánh Hòa) kết nối với nhau qua hệ thống trục khung giao thông chính, trọng tâm đặt tại phường 1, là nơi giao nhau của 2 trục chính QL Nam Sông Hậu và đường tỉnh 935. định hướng phát triển đây là là trung tâm hành chính cấp thị xã, dịch vụ thương mại, y tế, giáo dục, nghiên cứu đào tạo, văn
hóa, du lịch, công nghiệp.

– Hướng Đông: Kết nối với trung tâm phường 2 theo 3 trục chính là QL Nam Sông Hậu, đường tỉnh 936C và tuyến đường huyện 48 (Giồng Nhãn);

– Hướng Tây: Kết nối với trung tâm phường Vĩnh Phược theo 3 trục chính là QL Nam Sông Hậu, đường tỉnh 936C và tuyến đường huyện 48 (Giồng Nhãn);

– Hướng Bắc: Kết nối trung tâm phường Khánh Hòa theo trục đường tỉnh 935. Đây là trung tâm vê tinh, trung tâm cửa ngỏ hướng Bắc của thị xã. Hướng phát triển tổng thể của trung tâm thị xã định hướng phát triển về phía Nam (hướng ra biển).

Đối với khu vực trung tâm đô thị, cụ thể:

Phân khu số 1: Nằm trên địa bàn phường 1 có diện tích 745,98ha (PĐ: giáp kênh Giồng Dú; PB: giáp Kênh Dâu; PT: giáp sông Vĩnh Châu – Cổ Cò; PN: giáp Kênh Vĩnh Châu). Đây là khu vực được định hướng phát triển khu đô thị, thương mại, dịch vụ trung tâm của thị xã, bến bãi vận tải… đáp ứng tiêu chí của đô thị loại III.

Phân khu số 2: Nằm trên địa bàn phường 1 và phường 2 và phường Vĩnh Phước (PĐ: giáp kênh thủy lợi phường 2; PB: giáp đất nông nghiệp phường 2; PT: kênh phường Vĩnh Phước; PN: giáp quốc lộ Nam Sông Hậu). Đây là trung tâm hành chính, giáo dục, thương mại, dịch vụ, du lịch với các công trình hành chính, đồng thời cải tạo, chỉnh trang khu dân cư hiện trạng với mật độ xây dựng trung bình; là khu ở hiện đại theo tiêu chuẩn đô thị loại III.

Phân khu số 3: Nằm trên địa bàn phường 1 và phường 2 và phường Vĩnh Phước (PĐ: giáp đất nông nghiệp phường 2; PB: giáp quốc lộ Nam Sông Hậu; PT: giáp đất nông nghiệp phường Vĩnh Phước; PN: giáp đường huyện 48) có tổng diện tích là 563,98ha. Định hướng phát triển các khu đô thị, thương mại, dịch vụ, các công trình y tế, văn hóa – thể thao, chỉnh trang khu dân cư hiện trạng với mật độ xây dựng trung bình; là khu vực hiện đại theo tiêu chuẩn đô thị loại III.

Phân khu số 4: Nằm trên địa bàn phường 1 và phường 2 và phường Vĩnh Phước (PĐ: giáp đất nông nghiệp phường 2; PB: giáp đường huyện 48; PT: giáp đất nông nghiệp phường Vĩnh Phước; PN: giáp đường tỉnh 936C). Định hướng phát triển các khu thương mại, dịch vụ, các công trình cơ quan hành chính trung tâm thị xã, chỉnh trang khu dân cư hiện trạng với mật độ xây dựng trung bình; là khu vực hiện đại theo tiêu chuẩn đô thị loại III.

Với 06 trung tâm xã, là các đô thị vệ tinh bao gồm:

– Hướng Đông và Đông Bắc kết nối 03 trung tâm xã như: Trung tâm xã Vĩnh Hải theo trục QL Nam Sông Hậu; trung tâm xã Lạc Hòa theo đường huyện 43 và 44B; trung tâm xã Hòa Đông theo đường huyện 41;

– Hướng Tây và Tây Bắc kết nối với 03 trung tâm xã như: Trung tâm xã Vĩnh Tân và Lai Hòa theo trục QL Nam Sông Hậu; trung tâm xã Vĩnh Hiệp theo trục đường tỉnh 936 và đường huyện 46A.

Định hướng phát triển công nghiệp

Thị xã Vĩnh Châu có điều thuận lợi trong việc kết nối nhiều trung tâm kinh tế khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lại gần khu vực Cảng Quốc tế Trần Đề, nên thị xã Vĩnh Châu có cơ hội phát triển một số ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu. Vì vậy, phát triển công nghiệp, trong thời kỳ 2021-2030, cần theo các hướng chủ yếu sau đây:

– Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp Vĩnh Châu (50 ha, 2021-2025); cụm công nghiệp tại Khóm Huỳnh Thu, phường Khánh Hòa với quy mô 25 ha (giai đoạn 2021-2025); cụm công nghiệp tại khóm Tân Quy, phường Vĩnh Phước với quy mô 52 ha (giai đoạn 2026-2030). Tỉnh đầu tư xây dựng khu công nghiệp Mỹ Thanh quy mô 217 ha.

– Phát triển điện gió ngoài khơi, tại vùng không gian biền ven bờ. Hiện nay trên toàn thị xã đang quy hoạch 21 dự án và đã có dự án đang được xây dựng, triển khai. Các dự án còn lại đang trong quá trình hoàn tất thủ tục hoặc kêu gọi đầu tư.

Hạ tầng giao thông

Các tuyến đường chuyển cấp: ĐT.936 (do huyện quản lý): quy hoạch thành ĐT.936 (do tỉnh quản lý).

– Các tuyến đường nâng cấp:

+ Giai đoạn trước 2030: Nâng cấp các tuyến ĐH.40 (đoạn từ ĐH.43 đến ĐT.936 và đoạn từ ĐT.940 đến ranh tỉnh Bạc Liêu); ĐH.41; ĐH.42; ĐH.43 (đoạn từ ĐT.935 đến ĐT.936); ĐH.44 (đoạn từ Km6+400 đến ĐT.936C); ĐH.44B (đoạn từ ĐH.40 đến ĐH.41); ĐH.45 (đoạn từ ĐH.42 đến ranh phường 1 và đoạn từ Km9+900 đến Km10+900) đạt tiêu chuẩn cấp V, mặt nhựa rộng
5,5m, nền 7,5m, lộ giới 28m.

+ Giai đoạn 2031-2050: Nâng cấp các tuyến ĐH.40 (đoạn còn lại); ĐH.43 (đoạn còn lại); ĐH.44 (đoạn còn lại); ĐH.44B (đoạn còn lại); ĐH.44C; ĐH.45 (đoạn còn lại); ĐH.46; ĐH.46B; ĐH.47; ĐH.47B; ĐH.47C; ĐH.48 đạt tiêu chuẩn cấp V, mặt nhựa rộng 5,5m, nền 7,5m, lộ giới 28m.

– Các tuyến đường mở mới: ĐH.49: Điểm đầu giao ĐH.42 tại xã Lạc Hòa, điểm cuối giao ĐH.40 tại xã Hòa Đông. Tuyến dài 7,0km, được hình thành trên cơ sở đường xã có sẵn và mở mới 1,2km. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp V, mặt nhựa rộng 5,5m, nền 7,5m, lộ giới 28m. Dự kiến đầu tư giai đoạn 2022-2030.

– Quy hoạch bến xe: Bến xe Vĩnh Châu: Vị trí tại phường 1, TX.Vĩnh Châu. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn bến loại 3, diện tích 5.000m2. Dự kiến xây dựng giai đoạn 2022-2030; 3 bãi xe tải với tổng diện tích 1,1ha.

– Phát triển giao thông đường thủy: Xây dựng mạng lưới giao thông thủy trên địa bàn thị xã đáp ứng nhu cầu vận tải nội thị, vận tải liên huyện và liên tỉnh. Trong thời gian tới cần Nạo vét 2 tuyến kênh Vĩnh Châu và rạch Nhu Gia nhằm kết nối tuyến đường thủy nội địa quốc gia và kết nối thị xã Vĩnh Châu, thị xã Ngã Năm và tuyến đường thủy quốc gia.

Xây dựng 2 bến hàng hóa tổng hợp nhằm kết nối mạng lưới giao thông đường bộ và mạng lưới giao thông đường thủy nội địa đáp ứng nhu cầu tập kết hàng hóa trên địa bàn.

Bến Vĩnh Châu 1: Tại phường Khánh Hoà, TX.Vĩnh Châu, trên sông Mỹ Thanh (gần cầu Mỹ Thanh 1). Bến được quy hoạch kết hợp với kho trung chuyển của đường bộ với quy mô 1ha. Dự kiến xây dựng trước 2030.

Bến Vĩnh Châu 2: Tại phường 1, TX.Vĩnh Châu, nằm trên bờ trái kênh Lư Bư – Bưng Thum. Bến là nơi tập trung các mặt hàng hoa màu, hoa quả với quy mô 0,5ha. Dự kiến xây dựng giai đoạn 2022-2030.

Đô thị Trần Đề (PA đô thị cấp III trước năm 2030)

Phạm vi, tính chất

Phạm vi: Năm 2020, thị trấn Trần Đề có diện tích 18,69 km², dân số là 26.288 người, mật độ dân số đạt 1.407 người/km².

– Tính chất: Thị trấn Trần Đề là đô thị huyện lỵ của huyện Trần Đề (Sóc Trăng), giáp biển, có thế mạnh về phát triển kinh tế biển, có mạng lưới giao thông phát triển khá, đặc biệt là tuyến Quốc lộ Nam Sông Hậu và 5 tuyến giao thông đường tỉnh đi qua, tạo điện kiện thuận lợi cho tỉnh giao lưu, hợp tác về phát triển KT-XH.

Thị trấn Trần Đề có vị trí địa lý chiến lược, thuận lợi để xây dựng Trung tâm đầu mối và cảng nước sâu Trần Đề, nằm trong KKT Trần Đề. Thị trấn Trần Đề là đô thị trung tâm của vùng kinh tế động lực, là một trong bốn cực phát triển của tứ giác phát triển (thành phố Sóc Trăng – Kế sách – Đại Ngãi – Trần Đề).

Hướng phát triển trọng tâm

Quy hoạch đô thị Trần Đề đạt chuẩn đô thị loại IV vào năm 2025, và trở thành đô thị loại III vào năm 2030. Đô thị Trần Đề có tính chất chuyên ngành là đô thị công nghiệp, thương mại, dịch vụ hậu cần cảng biển, vận tải, hàng hải, du lịch sinh thái cảnh quan, nông, lâm, ngư nghiệp và các ngành kinh tế thu lợi từ biển.

Hồ sơ QH Sóc Trăng 2030

Tổng hợp bởi Duan24h.net

(Quy hoạch đô thị tỉnh Sóc Trăng : TP Sóc Trăng, TX Vĩnh Châu, TX Ngã Năm, Mỹ Xuyên, Trần Đề, Long Phú, Kế Sách, Cù Lao Dung, Châu Thành, Mỹ Tú, Thạnh Trị.)

4.7/5 - (8 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcChỉ báo Parabolic SAR, cách áp dụng hiệu quả trong giao dịch
Bài tiếp theoĐất TMD là gì ? Các quyền của chủ thể đối với loại đất này ?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây