Quy hoạch phát triển và phân bố không gian dịch vụ du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Căn cứ vào tiềm năng và các yếu tố, điều kiện đặc thù cho phát triển du lịch trên địa bàn, dự kiến tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ phát triển các sản phẩm du lịch theo các nhóm sau:

(i). Du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo: Với lợi thế bờ biển dài và thoải, du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo vẫn là sản phẩm du lịch chủ yếu của tỉnh.

  • Đối với các khu du lịch biển Vũng Tàu là các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển và các sản phẩm du lịch chất lượng cao ở khu vực ven biển.
  • Đối với huyện Long Điền và Đất Đỏ: Khu vực phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển tại các bãi biển Long Hải, Phước Hải, Lộc An.
  • Đối với huyện Xuyên Mộc: Ưu tiên đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển đạt đẳng cấp quốc tế gắn liền với cơ sở lưu trú, dịch vụ bổ sung đạt chất lượng cao để thu hút khách có mức chi tiêu cao, tập trung tại: Hồ Linh, Hồ Cốc, Hồ Tràm.
  • Đối với sản phẩm du lịch biển tại Côn Đảo: Ưu tiên phát triển du lịch trải nghiệm đặc trưng du lịch Côn Đảo gắn liền với khám phá thiên nhiên, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái biển tại các đảo.
  • Phát triển các loại hình dịch vụ du lịch liên quan đến suối khoáng nóng tại Bình Châu. Hình thành các trung tâm cung cấp dịch vụ về thẩm mỹ, trung tâm thể thao, thể hình để cung cấp cho khách du lịch tại các khu vực TP. Vũng Tàu và huyện Xuyên Mộc.

(ii). Du lịch gắn liền với các dịch vụ thể thao vui chơi giải trí

– Phát triển các công trình vui chơi giải trí cao cấp mang tầm quốc tế như: sân Golf, dịch vụ casino, vui chơi có thưởng, thể thao tại các khu du lịch trên địa bàn huyện Xuyên Mộc. Phát triển khu vui chơi trí gắn liền với tài nguyên biển: lướt ván, thuyền buồm, câu lạc bộ diều, giải golf, câu lạc bộ cờ quốc tế, câu lạc bộ thợ lặn, thám hiểm phục vụ khách du lịch tại TP. Vũng Tàu, huyện Côn Đảo.

– Quy hoạch các địa điểm hình thành các khu vực phát triển các dịch vụ giải trí ban đêm như: quán bar, cửa hàng mua sắm, ẩm thực, biểu diễn văn nghệ đường phố,…. Trước mắt, có thể thí điểm tại TP. Vũng Tàu, huyện Xuyên Mộc sau đó nhân rộng ra các địa bàn có tiềm năng.

– Phát triển các loại hình vui chơi giải trí cảm gác mạnh như: lặn biển ngắm san hô, leo núi; thám hiểm hệ sinh thái biển đảo tại huyện Côn Đảo; Xây dựng công viên giải trí cho khách du lịch tại TP. Vũng Tàu, TP. Bà Rịa, huyện Xuyên Mộc và một số công viên giải trí ven biển.

– Xây dựng trung tâm mua sắm ngoài trời nhằm cũng cấp các sản vật địa phương tới du khách. Để thu hút thêm nhiều du khách và doanh nghiệp, Tỉnh có thể xây dựng một trung tâm mua sắm ngoài trời chuyên bán các loại sản vật của địa phương.

Trung tâm này có thể hợp tác các khu resort cung cấp các chuyến xe buýt hai chiều miễn phí để kết nối tới hầu hết các khách sạn lớn. Tại trung tâm này sẽ có những cửa hàng chuyên bán đồ thủ công địa phương, bên cạnh đó là những cửa hàngbày bán các thương hiệu nổi tiếng về giầy dép, túi xách và quần áo, bao gồm đồ thể thao và đồ bơi. Khách mua sắm sẽ được hưởng các tiện ích ẩm thực với giá cả hợp lý hay món cà phê với hương vị đặc trưng của Việt Nam.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 07:01 AM, 29/03/2024)


(iii). Du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng (Homestay): Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện có các khu bảo tồn thiên nhiên rộng lớn như khu Bình Châu – Phước Bửu, khu bảo tồn Vườn Quốc gia Côn Đảo, huyện Châu Đức – Thị xã Phú Mỹ nhưng hiện tại chỉ có một số ít khu vực phù hợp để phát triển các hoạt động giải trí.

Định hướng sản phẩm gắn liền với việc nghiên cứu hệ sinh thái, khám phá đa dạng sinh học trên cạn, dưới nước và vùng đất ngập nước, rừng ngập mặn, vùng ven sông, kết hợp tham quan Vườn quốc gia, Khu bảo tồn, thám hiểm ngắm san hô.

Đối tượng khách du lịch là các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, sinh viên từ các trường đại học, cán bộ công nhân viên của các Viện nghiên cứu và các trung tâm bảo tồn từ trong và ngoài nước đến tham quan kết hợp với du lịch.

(iv). Du lịch hội nghị, hội thảo (MICE)

Xây dựng chiến lược phát triển du lịch hội nghị, hội thảo (MICE); tăng cường liên kết giữa việc tổ chức các sự kiện với du lịch; xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng cao; xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ và phối hợp giữa doanh nghiệp du lịch với các đơn vị tổ chức các sự kiện; tăng cường công tác xúc tiến du lịch hội nghị, hội thảo (MICE). Địa bàn phát triển tập trung vào TP. Vũng Tàu, huyện Xuyên Mộc nơi tập trung các cơ sở lưu trú có chất lượng cao.

Các Trung tâm hội nghị và triển lãm sẽ giúp tỉnh thu hút thêm đối tượng khách kết hợp công tác và nghỉ dưỡng – đây là điểm then chốt giúp gia tăng công suất hoạt động của các cơ sở lưu trú vào các ngày trong tuần.

Với vị trí gần bờ biển và dễ dàng tiếp cận tuyến cao tốc mới đang xây dựng, trung tâm này sẽ cung cấp các tiện nghi phục vụ các sự kiện hội nghị tầm cỡ quốc tế.

(v). Sản phẩm du lịch tham quan di tích lịch sử, công trình kiến trúc văn hoá, sản phẩm du lịch gắn liền với tín ngưỡng tâm linh

Phát triển trên cơ sở các di tích lịch sử cách mạng qua các thời kỳ kháng chiến và các công trình văn hóa, kiến trúc về đình, chùa như:

  • Di tích cấp quốc gia đặc biệt và cấp quốc gia Nhà tù Côn Đảo, Nghĩa Trang hàng Dương,
  • Di tích Khu công viên tượng đài và Nhà tưởng niệm nữ anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu tại huyện Đất Đỏ,
  • Di tích Núi Dinh, Núi Minh Đạm, Nhà Tròn, địa đạo Long Phước,
  • Di tích lịch sử Bia tưởng niệm tàu không số đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Cát – Lộc An, xã Phước Thuận, Xuyên Mộc

Phát triển sản phẩm du lịch gắn liền với các điểm chùa, đình, tượng; xây dựng sản phẩm du lịch tâm linh gắn với du lịch sinh thái, du lịch văn hóa.

(vi). Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp: Những năm gần đây, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và làm đẹp của người dân ngày càng tăng. Một chuyến nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe hoặc làm đẹp sẽ mang lại trải nghiệm mới và thu hút sự quan tâm của du khách. Hình thành trung tâm nghỉ dưỡng gần Suối nước nóng Bình Châu hoặc gần các khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Xuyên Mộc sẽ mang tới trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn gồm các hoạt động thiền, yoga và dinh dưỡng để đưa du khách thoát khỏi sự bận rộn thường nhật và tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống.

Khu nghỉ dưỡng này cũng sẽ cung cấp các dịch vụ mát xa, trị liệu bằng thảo dược và tắm hơi chất lượng cao nhất cả nước, thiết lập chuẩn mực mới cho các trung tâm spa khác tại Bà Rịa – Vũng Tàu và giúp quảng bá dịch vụ này tới các thị trường mục tiêu. Khu nghỉ dưỡng chào đón du khách đến tỉnh trong ngày và cả những du khách nghỉ lại một tuần hoặc thậm chí vài tháng để tận hưởng thời gian thư giãn.

Về lâu dài, Bà Rịa – Vũng Tàu có thể nghiên cứu phát triển các trung tâm dưỡng lão, phục vụ chăm sóc cho đối tượng khách hang là người cao tuổi có thu nhập cao muốn hưởng thụ môi trường sống với khí hậu ôn hòa, mát mẻ tại địa phương.

Định hướng tổ chức không gian các vùng du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

(i). Vùng đô thị du lịch TP. Vũng Tàu và phụ cận (Long Sơn, Gò Găng): Định hướng quy hoạch phát triển trở thành đô thị du lịch biển của vùng Đông Nam Bộ, tập trung phát triển các sản phẩm du lịch thương mại, công vụ, hội nghị – hội thảo (MICE); nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí gắn liền với tài nguyên biển; ẩm thực, du lịch văn hóa gắn liền với di tích lịch sử, công trình kiến trúc văn hóa, danh lam thắng cảnh và tâm linh.

(ii). Vùng du lịch Long Hải – Phước Hải và phụ cận) Phát triển trở thành các khu du lịch quốc gia Long Hải – Phước Hải khu nghỉ dưỡng ven biển.

(iii). Vùng du lịch Hồ Tràm – Bình Châu (huyện Xuyên Mộc): Định hướng phát triển thành khu du lịch nghỉ dưỡng và thiên nhiên, giải trí chất lượng cao và có vị thế quan trọng trên bản đồ du lịch Việt Nam, khu vực và quốc tế. Phù hợp định vị dành cho nhóm khách cao cấp. Sản phẩm thế mạnh: khám phá thiên nhiên, giải trí về đêm, chăm sóc sức khoẻ.

(iv). Vùng du lịch biển đảo tại huyện Côn Đảo: Phát triển trở thành khu du lịch lịch sinh thái biển đảo và văn hóa – lịch sử – tâm linh chất lượng cao, đặc sắc tầm cỡ khu vực và quốc tế với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có thương hiệu, sức cạnh tranh cao, mang đậm đặc trưng văn hóa truyền thống gắn liền với phát huy các giá trị của Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Côn Đảo.

Định hướng phát triển các cụm du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu

Giai đoạn 2021- 2030, du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp tục tập trung phát triển 5 cụm du lịch chủ yếu như sau:

(i). Cụm du lịch TP. Vũng Tàu và phụ cận (Long Sơn, Gò Găng), gồm: TP. Vũng Tàu và phụ cận (Long Sơn, Gò Găng) nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Phát triển các sản phẩm du lịch thương mại, công vụ, hội nghị – hội thảo (MICE); nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí gắn liền với tài nguyên biên; du lịch văn hóa gắn liền với di tích lịch sử, công trình kiến trúc văn hóa, danh lam thắng cảnh vả tâm linh.

Định hướng các khu vực phát triển trong cụm du lịch TP. Vũng Tàu và phụ cận như sau:

  • Khu du lịch Chí Linh – Cửa Lấp;
  • Khu du lịch bãi biển Thùy Vân;
  • Khu du lịch Paradise;
  • Khu du lịch Biển Đông;
  • Khu du lịch sinh thái núi Nứa – Long Sơn;
  • Khu du lịch sinh thái Cù Lao Tàu;
  • Khu du lịch Núi Lớn – Núi Nhỏ;
  • Khu du lịch Bãi Dứa;
  • Khu vực Sao Mai- Bến Đình.

Định hướng điểm tham quan:

  • Điểm tham quan tài nguyên văn hóa: Trận địa pháo cổ; Nhà Má Tám Nhung, Tượng Chúa Jesu, Bạch Dinh (Dinh Ông Thượng), Tháp đèn Hải Đăng, Thích Ca Phật Đài, Niết Bàn Tịnh Xá, Khu Đình Thần Thắng Tam, Điện Bà, Linh Sơn Cổ Tự, Hòn Bà, Bảo tàng tỉnh, bảo tàng vũ khí cổ, Nhà lớn Long Sơn;
  • Điểm tham quan tài nguyên biển: Bãi Sau, Bãi Trước, Bãi Dứa, Bãi Nghinh Phong, Bãi Dâu, Đảo Long Sơn.

(ii). Cụm du lịch Long Hải – Phước Hải và phụ cận, gồm: địa bàn 02 huyện Long Điền, Đất Đỏ, dọc theo QL55 và TL44A, gắn liền với tài nguyên biển và tài nguyên sinh thái, di tích lịch sử núi Minh Đạm, Thiền viện Trúc Lâm Chân Nguyên, Dinh Cô, Tổ đình thiên thai, cộng đồng làng chài ven biển….

Định hướng trong thời kỳ 2021-2030, phát triển khu du lịch Long Hải – Phước Hải trở thành khu du lịch quốc gia. Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp; du lịch thể thao biển và núi, thể thao tổng họp; du lịch làng nghề và du lịch sinh thái.

Định hướng các khu vực phát triển:

  • Khu vực Núi Minh Đạm;
  • Điểm du lịch Chùa Khỉ (Thiền Viện Trúc Lâm Chân Nguyên);
  • Khu vực rừng hoa anh đào;
  • Khu du lịch Kỳ Vân.

Định hướng các điểm tham quan du lịch:

  • Bãi biển Phước Tỉnh – Phước Hưng;
  • Bãi biển Long Hải;
  • Bãi tắm Thùy Dương;
  • Bãi biển Phước Hải;
  • Di tích lịch sử cách mạng tại núi Minh Đạm;
  • Dinh Cô, chùa Long Bàn và các điểm tài nguyên trên địa bàn;
  • Linh Quan Tịnh Xá (Hòn Một), Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải (thị trấn Phước Hải).

(iii). Cụm du lịch TP. Bà Rịa – Núi Dinh và phụ cận (Phú Mỹ, Châu Đức): là cụm du lịch gắn liền với sản phẩm du lịch của TP. Bà Rịa với cảnh quan sinh thái, di tích và tâm linh núi Dinh; kết nối sản phẩm du lịch nằm trên tuyến đường QL51.

Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái và tâm linh gắn với núi Dinh; du lịch vui chơi giải trí; du lịch cộng đồng; du lịch kết hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Định hướng các khu vực phát triển:

  • TP. Bà Rịa: Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở lưu trú đạt chất lượng cao phục vụ hội nghị, hội thảo; các dịch vụ nhà hàng…
  • Khu vực núi Dinh: Phát triển các loại hình du lịch dịch vụ vui chơi giải trí, du lịch văn hóa gắn liền với di tích lịch sử cách mạng và tâm linh trên núi Dinh, du lịch cộng đồng.
  • Khu vực Châu Đức: Phát triển loại hình du lịch tham quan, trải nghiệm sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tham quan vườn cây ăn trái…
  • Khu vực Phú Mỹ: Phát triển các loại hình dịch vụ du lịch phục vụ khách du lịch tàu biển.

Định hướng các điểm tham quan du lịch:

  • Các điểm trên địa bàn TP. Bà Rịa: Di tích lịch sử Địa đạo Long Phước, các làng nghề truyền thống ở xã Hòa Long.
  • Khu vực núi Dinh
  • Các điểm du lịch tại TX.Phú Mỹ: hệ thống các chùa, các cơ sở tôn giáo ấn tượng.
  • Các điểm du lịch tại huyện Châu Đức: Căn cứ cách mạng Bàu Sen, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch sinh thái, trang trại.

Định hướng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:

  • Phát triển các khu dịch vụ vui chơi giải trí để thu hút khách du lịch nội địa, chú trọng dịch vụ cho trẻ em.
  • Phát triển các điểm tham quan với các dịch vụ cung cấp cho khách du lịch hành hương khi lên tham quan và viễn cảnh các di tích, khu tâm linh trên các núi.
  • Xây dựng các mô hình trang trại gắn liền với sản phẩm du lịch và điểm tham quan cho khách.

(iv). Cụm du lịch Hồ Tràm – Bình Châu: là cụm du lịch nằm trên địa bàn huyện Xuyên Mộc gắn liền với sản phẩm du lịch cao cấp tại Khu du lịch Hồ Tràm, du lịch sinh thái – chữa bệnh Bình Châu; du lịch biển Bến Cát – Lộc An gắn liền với di tích Bia tưởng niệm tàu không số đường Hồ Chí Minh trên biển và Hồ Cốc.

  • Phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng gắn liền với biển và sinh thái rừng, du lịch hội nghị – hội thảo (MICE), du lịch gắn với dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp, du lịch chữa bệnh và dịch vụ sức khỏe.
  • Định hướng các khu vực phát triển du lịch: Khu vực ven biển Hồ Linh, Sông Lô, Hồ Tràm, Hồ Cốc; Khu vực suối nước nóng, Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu.
  • Định hướng các điểm tham quan du lịch: Điểm tham quan của khách du lịch tập trung tại các khu du lịch biển; khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu.

(v). Cụm du lịch huyện Côn Đảo

Phát triển Khu du lịch quốc gia Côn Đảo theo hướng khu du lịch sinh thái biển đảo, du lịch văn hóa và du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Không gian phát triển bao gồm trung tâm thị trấn Côn Sơn; khu phố Pháp tại thị trấn Côn Sơn; khu vực lịch sử – văn hóa – tâm linh; cảng Bến Đầm; Vườn quốc gia, vùng núi Côn Đảo và hệ thống các đảo nhỏ.

Hồ sơ QH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2030

Tổng hợp bởi Duan24h.net

(Quy hoạch du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu : TP Bà Rịa, TP Vũng Tàu, TX Phú Mỹ, Châu Đức, Côn Đảo, Đất Đỏ, Long Điền, Xuyên Mộc.)

4.8/5 - (6 bình chọn)

Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcQuy hoạch công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2030
Bài tiếp theoQuy hoạch đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2030

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây