Quy hoạch vùng huyện tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm 2 thành phố Thái Nguyên, Sông Công, thị xã Phổ Yên và 6 huyện : Đại Từ, Định Hóa, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phú Lương, Võ Nhai.
Thành phố Thái Nguyên
Hệ thống đô thị, nông thôn
a) Hệ thống đô thị
Dự kiến đến năm 2030, TP Thái Nguyên là đô thị loại I, hướng tới là một thành phố phát triển thịnh vượng, một cực phát triển phía Bắc của vùng Thủ đô, một trung tâm giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, y tế của vùng có ý nghĩa quốc gia và quốc tế; một thành phố hấp dẫn, giàu bản sắc và hiện đại.
Dân số: 390,565 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 77,8 % vào năm 2025 và 438,095 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 85,8 % vào năm 2035.
b) Hệ thống nông thôn
Thành phố Thái Nguyên có 11 xã. Số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: 11/11 xã. Trong giai đoạn 2021-2025 thành phố phấn đấu có 02 xã được công nhận đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu. Đến giai đoạn 2025-2030 thành phố sẽ triển khai xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu trên toàn địa thành phố.
Phấn đấu đến năm 2030 có trên 80% số xã đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các quy hoạch theo ngành, lĩnh vực, vùng, liên vùng và sản phẩm chủ lực, quy hoạch xây dựng NTM.
c) Định hướng phát triển không gian hệ thống đô thị, nông thôn
– Sự phát triển không gian của thành phố Thái Nguyên chủ yếu được cấu trúc bởi trục không gian kinh tế chính, chạy dọc theo tuyến cao tốc chính và quốc lộ theo hướng Bắc – Nam và Đông – Tây để kết nối các trung tâm đô thị và khu công nghiệp chính trong và ngoài tỉnh.
Trục Bắc – Nam, hành lang kinh tế đô thị chính là kết nối trung tâm thành phố Thái Nguyên với huyện Phú Lương ở phía Bắc và đến khu vực trung tâm mới, Sông Công, Phổ Yên và Thủ đô Hà Nội ở phía Nam. Trục Đông – Tây, tập trung nhiều hơn vào các dịch vụ đang kết nối trung tâm thành phố Thái Nguyên với huyện Đồng Hỷ về phía Đông và khu du lịch Đại Từ về phía Tây.
– Khu vực ngoại vi đô thị được kết nối bởi mạng lưới thứ cấp, trục hỗ trợ với trục không gian kinh tế chính của thành phố.
– Hồ Núi Cốc được xác định là một trong những khu vực phát triển du lịch nổi bật nhất của tỉnh, trải dài trên khắp thành phố Thái Nguyên, thị xã Phổ Yên và huyện Đại Từ. Như vậy, các điểm du lịch tiếp giáp hồ Núi Cốc được kết nối bởi trục kinh tế du lịch với thành phố Thái Nguyên, nơi có dịch vụ du lịch và phát triển hỗn hợp.
Các tuyến đường sắt có thể hoạt động như một nút kết nối mạnh mẽ để kết nối các trung tâm đô thị và cho kết nối liên huyện/thị xã/thành phố. Các nhà ga đồng bộ với các trung tâm đô thị và có thể mở rộng trong tương lai để thúc đẩy phát triển định hướng giao thông cũng như để tăng cường du lịch.
Định hướng hạ tầng xã hội
Phấn đấu đạt các chỉ tiêu đã đề ra về hệ thống hạ tầng xã hội trong đó:
– Hệ thống giáo dục, đào tào: Xây dựng thành phố Thái Nguyên thành trung tâm đào tạo, đa ngành, đa lĩnh vực của Quốc gia.
– Hệ thống cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe: Xây dựng và phát triển hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe chất lượng cao gắn với nghiên cứu khoa học. Bệnh việc đa khoa Trung ương là bệnh viện trung tâm của vùng. Đầu tư hoàn thiện các bệnh viện tuyến tỉnh theo hướng tăng cường phối hợp với các bệnh viện lớn của trung ương để hình thành các bệnh viện vệ tinh. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển hệ thống y tế tư nhân.
– Hệ thống công trình văn hóa: Xây dựng TP Thái Nguyên trở thành trung tâm văn hóa của Tỉnh, vùng TDMNPB. Dành quỹ đất để xây dựng những công trình văn hóa tiêu biểu của thành phố. Tôn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch.
– Công trình thể dục thể thao và cây xanh: Xây dựng khu liên hợp thể thao Thái Nguyên tại khu đô thị phía Tây thành phố. Xây dựng bổ sung nâng cấp công trình thể dục thể thao ở các xã, phường. Quy hoạch xây dựng hồ điều hòa, không gian mở, hệ thống công viên, cây xanh hợp lý, hướng tới phát triển thành phố xanh, sạch đẹp.
Định hướng hạ tầng kỹ thuật
Thành phố Thái Nguyên hiện có cơ sở hạ tầng đô thị tốt, với nhiều tuyến quốc lộ và đường cao tốc kết nối với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh khác. Các dự án được phê duyệt đang tập trung vào việc nâng cấp đường xá và cơ sở hạ tầng kỹ thuật như ICT và mạng lưới điện, rất quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp công nghệ cao.
Thành phố Sông Công (Thái Nguyên)
Hệ thống đô thị, nông thôn
a) Hệ thống đô thị
– Thành phố Sông Công là là đô thị loại III, dự kiến thành phố Sông Công sẽ đạt đô thị loại II vào năm 2025.
– Phát triển không gian của thành phố Sông Công chủ yếu được cấu trúc theo trục không gian kinh tế chính, chạy dọc theo tuyến cao tốc chính, quốc lộ và đường tỉnh theo hướng Bắc – Nam và Đông – Tây để kết nối trung tâm đô thị và các khu công nghiệp trong và ngoài thành phố.
– Khu vực nội thị hiện hữu gồm toàn bộ địa giới hành chính 07 phường: Bách Quang, Cải Đan, Lương Châu, Lương Sơn, Mỏ Chè, Phố Cò, Thắng Lợi. Đến năm 2040, thành phố Sông Công dự kiến nâng cấp xã Tân Quang và xã Bá Xuyên thành phường, xã Vinh Sơn sáp nhập về phường Lương Châu.
– Khu vực ngoại thị hiện hữu 04 xã: Bá Xuyên, Bình Sơn, Tân Quang, Vinh Sơn. Đến năm 2040, khu vực ngoại thị 01 xã Bình Sơn (sau khi xã Tân Quang và xã Bá Xuyên được cấp có thẩm quyền công nhận phường, xã Vinh Sơn sáp nhập về phường Lương Châu).
b) Hệ thống nông thôn
– Hiện nay thành phố Sông Công đã có số xã được công nhận đạt chuẩn NTM: 04/04 xã, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018. Số xóm được công nhận xóm nông thôn mới kiểu mẫu: 06 xóm, 01 xã đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu.
Trong giai đoạn năm 2020 đến 2025 TP Sông Công tiếp tục thực hiện quy hoạch chi tiết vùng sản xuất tập trung đối với xã Bá Xuyên, Tân Quang. Tiếp tuc phấn đấu công nhận các xóm đạt xóm nông thôn mới kiểu mẫu. Mỗi xã hoàn thành từ 02 tiêu chí trở lên đối với tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao và xã nông thôn mới kiểu mẫu.
– Xây dựng nông thôn mới phải gắn với việc hình thành các trung tâm dịch vụ nông thôn; ưu tiên phát triển chức năng dịch vụ – du lịch – giải trí gắn với cảnh quan dòng sông Công, cảnh quan đồi chè, cảnh quan hồ Ghềnh Chè. Quy hoạch các trung tâm xã gắn với các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ. Xây dựng mô hình thí điểm về làng du lịch cộng đồng tại khu vực hồ Ghềnh Chè, Bá Vân.
c) Định hướng phát triển không gian hệ thống đô thị, nông thôn
– Thành phố Sông Công phát triển trên nền tảng khu vực trung tâm hiện hữu theo mô hình đô thị sinh thái, công nghiệp, đa trung tâm gắn với việc hình thành các khu chức năng: Trung tâm lịch sử hiện hữu; trung tâm giáo dục – đào tạo, y tế chất lượng cao, thương mại – dịch vụ, tài chính – ngân hàng; các khu cải tạo nâng cấp; khu phát triển mới; khu vực phát triển công nghiệp, logistic phía Bắc; khu vực du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp chất lượng cao phía Tây; khu dự trữ phát triển và nông nghiệp đô thị.
– Trục Bắc – Nam, hành lang kinh tế đô thị chính là kết nối trung tâm thành phố Sông Công với thành phố Thái Nguyên và khu trung tâm mới trong tương lai ở phía Bắc Phổ Yên và Thủ đô Hà Nội ở phía Nam. Trục Đông Tây, kết nối các khu công nghiệp với các huyện Phú Bình và Phổ Yên.
– Khu vực ngoại vi đô thị được kết nối bởi mạng lưới thứ cấp, trục hỗ trợ với trục không gian kinh tế chính của thành phố.
– Thành phố Sông Công được kết nối bằng trục kinh tế du lịch nối các điểm du lịch Ghềnh Chè với hồ Núi Cốc của thành phố Thái Nguyên. Trục sẽ tập trung phát triển dịch vụ du lịch.
Định hướng hạ tầng xã hội
– Định hướng phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo: Xây dựng thành phố Sông Công thành trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực của tỉnh. Quy hoạch mạng lưới các trường cao đẳng và cơ sở dạy nghề đáp ứng nhu cầu làm việc trong các lĩnh vực thương mại dịch vụ và các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh và vùng lân cận.
– Định hướng phát triển hệ thống cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe: Xây dựng và phát triển hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe chất lượng cao gắn với nghiên cứu khoa học.
Mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa Bệnh viện C trở thành bệnh viện trung tâm của vùng. Đầu tư hoàn thiện các trung tâm y tế theo hướng tăng cường phối hợp với các bệnh viện. Tăng cường y tế cơ sở cho chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển hệ thống y tế tư nhân.
– Định hướng phát triển công trình văn hóa: Cải tạo, nâng cấp trung tâm văn hóa thông tin hiện có tại phường Thắng Lợi, quy hoạch bổ sung một cung văn hóa tại phường Thắng Lợi. Dành quỹ đất để xây dựng những công trình văn hóa tiêu biểu của thành phố.
Tôn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch. Định hướng phát triển công trình thể dục thể thao, cây xanh đô thị.
– Xây dựng mới khu liên hợp thể thao cấp đô thị loại II tại xã Vinh Sơn và phường Cải Đan, phục vụ các hoạt động thể thao của thành phố Sông Công và của tỉnh. Xây dựng bổ sung, nâng cấp công trình thể dục thể thao ở các xã, phường và trung tâm khu vực. Quy hoạch xây dựng hệ thống công viên, hồ điều hòa, không gian mở, hệ thống công viên, cây xanh hợp lý, hướng tới phát triển thành phố xanh, sạch, đẹp.
Định hướng hạ tầng kỹ thuật
Thành phố Sông Công hiện có cơ sở hạ tầng đô thị tốt, với hai tuyến cao tốc và một đường cao tốc kết nối với thành phố Thái Nguyên, Thủ đô Hà Nội và các tỉnh khác. Các dự án được phê duyệt đang tập trung nâng cấp, hoàn thiện mạng lưới giao thông.
Thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên)
Hệ thống đô thị, nông thôn
a) Hệ thống đô thị
– Thị xã Phổ Yên hiện tại là đô thị loại III, dự kiến sẽ lên đô thị loại II vào năm 2025.
– Khu vực dự kiến phát triển nội thị bao gồm: các phường hiện trạng là Ba Hàng, Bãi Bông, Đồng Tiến, Bắc Sơn và các xã Nam Tiến, Tiên Phong, Đông Cao, Tân Phú, Thuận Thành, Hồng Tiến, Tân Hương, Trung Thành là các xã lân cận các phường nội thị hiện naỵ, có mật độ dân cư khá tập trung, hệ thống cơ sở hạ tầng và tình hình phát triển kinh tế – xã hội cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn nâng cấp thành các phường nội thị.
– Không gian xây dựng đô thị trong khu vực nội thị được lựa chọn trên cơ sở cảc khu dân cư hiện hữu và mở rộng, đồng thời phảỉ đảm bảo mạch thoát nước chính, hoạt động của hệ thống thủy lợi và khai thác các tuyến giao thông kết nổi. Chú trọng khai thác và thúc đẩy phát triển hiệu quả các không gian xây dựng tập trung quanh trung tâm thị xã Phổ Yên hiện hữu và trong khu vực đô thị công nghiệp nằm phía Đông đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên.
– Khu vực ngoại thị: Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng để nâng cao chất lượng môi trường sống cùa người dân, bảo vệ các giá trị sinh thái đặc trưng và hoạt động sản xuất.
b) Hệ thống nông thôn
Thị xã Phổ Yên hiện có 14 xã. Đến nay toàn bộ các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Trong giai đoạn tới các xã tiếp tục thực hiện quy hoạch chi tiết vùng sản xuất tập trung. Tiếp tuc phấn đấu công nhận các xóm đạt xóm nông thôn mới kiểu mẫu.
c) Định hướng phát triển không gian hệ thống đô thị, nông thôn
– Sự phát triển không gian của Phổ Yên chủ yếu được cấu trúc bởi trục không gian kinh tế chính, chạy dọc theo tuyến cao tốc chính, quốc lộ và đường tỉnh theo hướng Bắc – Nam và Đông – Tây để kết nối trung tâm đô thị và các khu công nghiệp trong và ngoài thành phố.
– Trục Bắc – Nam, hành lang kinh tế đô thị chính là kết nối trung tâm đô thị Phổ Yên với Sông Công và thành phố Thái Nguyên ở phía Bắc và Thủ đô Hà Nội về phía Nam. Trục Đông – Tây đang kết nối trung tâm đô thị và khu công nghiệp với các huyện Phú Bình và Đại Từ.
– Khu vực ngoại vi đô thị được kết nối bởi mạng lưới thứ cấp, trục hỗ trợ với trục không gian kinh tế chính. Trục kinh tế du lịch nối liền khu du lịch hồ Núi Cốc với các khu du lịch Đại Từ. Trục sẽ có dịch vụ du lịch tập trung phát triển.
Định hướng hạ tầng xã hội
Phấn đấu đạt các chỉ tiêu đã đề ra về hệ thống hạ tầng xã hội trong đó:
– Công trình y tế: Tiếp tục cải tạo, nâng cấp và sử dụng các trung tâm y tế hiện trạng, bao gồm: Bệnh viện Đa khoa Phổ Yên, Bệnh viện Quân y 91; trung tâm chữa bệnh, trung tâm y tế tại trung tâm thị xã và trại cai nghiện. Xây dựng bổ sung một bệnh viện nằm trên tuyến Quốc lộ 3 thuộc xã Tiên Phong và một trung tâm y tế mới thuộc dự án Khu đô thị Nam Thái.
– Công trình thể dục thể thao: Quy hoạch trung tâm thể thao cấp đô thị quy mô khoảng 26,9ha tại vị trí phía Đông tuyến đường cao tốc và tiếp giáp tuyến đường vành đai II về phía Nam. Quy hoạch bổ sung một số sân thể thao cơ bản tại vị trí trung tâm xã, phường và trung tâm khu vực với quy mô từ l,5-2ha.
– Công trình giáo dục: Trường dạy nghề – trung tâm kỹ thuật hưởng nghiệp: Duy trì trường dạy lái xe và một trường cao đẳng công nghệ – kinh tế công nghiệp hiện có; đang triển khai xây dựng mới Trường Cao đẳng Nghề số 1 tại phường Hồng Tiến và một trung tâm công nghệ thông tin tại phường Tiên Phong. Duy trì trường 02 THPT hiện có trong tương lai, cần quy hoạch bổ sung 4 trường THPT mới.
– Công trình văn hóa: Cải tạo và nâng cấp trung tâm văn hóa thông tin hiện có và quy hoạch bổ sung một cung văn hóa thiếu nhi tại phường Hồng Tiến trong cụm văn hóa Thành Đồng.
Định hướng hạ tầng kỹ thuật
Thị xã Phổ Yên hiện có cơ sở hạ tầng đô thị tốt tập trung ở phía Đông Sông Công, với đường liên vùng và đường cao tốc kết nối với thành phố Sông Công, thành phố Thái Nguyên, Thủ đô Hà Nội và các tỉnh khác. Các dự án được phê duyệt đang tập trung nâng cấp, hoàn thiện mạng lưới giao thông, đặc biệt hướng về huyện Đại Từ và Phú Bình.
Vùng huyện Đại Từ (Thái Nguyên)
Hệ thống đô thị, nông thôn
a) Hệ thống đô thị
Huyện Đại Từ hiện trạng có 2 đô thị là thị trấn Hùng Sơn (đô thị loại IV) và thị trấn Quân Chu (đô thị loại V). Dự kiến đến năm 2025, huyện sẽ có 04 đô thị, trong đó 2 đô thị hiện trạng là thị trấn Hùng Sơn và thị trấn Quân chu, 02 đô thị mới là đô thị Yên Lãng (đô thị loại V) và đô thị Cù Vân (đô thị loại V).
– Thị trấn Hùng Sơn: là thị trấn huyện lỵ của huyện Đại Từ. Là trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của huyện Đại Từ; là trung tâm tiểu vùng phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Hướng phát triển không gian: Khai thác tốt các yếu tố thiên nhiên sẵn có. Tận dụng cảnh quan và quỹ đất bằng phẳng bên bờ sông Công phát triển đô thị. Lấy sông Công làm trục xây dựng không gian cảnh quan đô thị, tập trung hình thành khu đô thị mới bờ Bắc sông Công trong tương lai tạo thế cân bằng phát triển đô thị với bờ Nam.
– Thị trấn Quân Chu: Là thị trấn phía Nam thuộc huyện Đại Từ. Là trung tâm dịch vụ, thương mại công nghiệp và du lịch phía Nam huyện Đại Từ. Hướng phát triển không gian: Các khu chức năng bố trí theo trục giao thông chính của thị trấn, Quỹ đất dự trữ phát triển đô thị bố trí ở khu vực phía Đông khu vực đô thị hiện hữu.
– Đô thị mới Cù Vân là đô thị mới nằm ở phía Đông và cũng là cửa ngõ của huyện Đại Từ. Là đô thị dịch vụ, chế biến nông lâm sản, TTCN. Hướng phát triển không gian: Xây dựng không gian đô thị trên cơ sở mở rộng không gian của điểm dân cư tập trung cũ. Các công trình công cộng, thương mại, dịch vụ bố trí tại khu vực có địa hình thuận lợi ở trung tâm đô thị. Thành lập đô thị mới vào năm 2025 là đô thị loại V (đến năm 2025 trở thành đơn vị hành chính cấp phường thuộc thị xã Đại Từ).
– Đô thị mới Yên Lãng là đô thị mới được thành lập trên địa phận xã Yên Lãng Yên Lãng là xã cực Tây của huyện Đại Từ. Là đô thị công nghiệp khai khoáng; TTCN; nông lâm nghiệp; đầu mối giao thương KT-XH của huyện Đại Từ.
Hướng phát triển không gian: Xây dựng không gian đô thị tập trung tại khu vực dân cư cũ. Các công trình công cộng, dịch vụ bố trí ở trung tâm đô thị. Quỹ dự trữ phát triển đô thị bố trí ở khu vực phía Đông Nam. Thành lập đô thị mới vào trước năm 2025 là đô thị loại V (đến năm 2025 trở thành đơn vị hành chính cấp phường thuộc thị xã Đại Từ).
b) Hệ thống nông thôn
Huyện Đại Từ bao gồm 2 thị trấn và 28 xã nông thôn. Đến nay huyện đã có 21/28 xã đạt chuẩn nông thôn mới, các xã còn lại đều đạt 14/19 tiêu chí trở lên. Huyện Đại Từ phấn đấu là huyện đạt chuẩn nông thôn mới trước năm 2025, thêm 09 xã đạt chuẩn NTM, hoàn thành mục tiêu 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Định hướng của hệ thống nông thôn là tập trung chỉ đạo cải thiện môi trường nông thôn trong đó chú trọng đến việc tự phân loại, xử lý rác tại hộ gia đình; tập trung xử lý vấn đề rác thải, nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi. Khắc phục ô nhiễm, làm đẹp cảnh quan công trình công cộng nhằm từng bước xây dựng huyện Đại Từ trở thành thị xã vào năm 2025.
c) Định hướng phát triển không gian hệ thống đô thị, nông thôn
– Quy hoạch cấu trúc tối ưu hóa tổ chức không gian trong huyện để đáp ứng với sự gia tăng dân số và kinh tế trong vài thập kỷ tới. Do đó, quy hoạch cấu trúc của Đại Từ chủ yếu được chia thành ba trục chính để ứng biến sự kết nối và luồng di chuyển thông suốt với huyện cũng như với tỉnh lớn hơn.
Các kết nối được lên kế hoạch và phân loại dựa trên ba chức năng chính bổ sung cho nền kinh tế tổng thể. Sau khi xác định ba khu vực trọng tâm là trung tâm đô thị, khu công nghiệp và khu du lịch, trục không gian kinh tế chính đã được quy hoạch để tập trung kết nối các trung tâm đô thị quan trọng.
Trục Bắc Nam nối các thị trấn Hùng Sơn, Quân Chu ở phía Bắc với thị xã Phổ Yên về phía Nam. Theo trục Đông Tây là một bộ phận hợp thành của toàn mạng lưới nhằm kết nối 3 thị trấn chính Yên Lãng, Hùng Sơn, Cù Vân với Thái Nguyên.
– Luôn luôn có lợi khi có một hệ thống phân cấp cấu trúc để dòng chuyển động trơn tru trong mạng lưới. Mạng lưới thứ cấp gọi là trục hỗ trợ nhằm kết nối các khu vực ngoại vi đô thị với trục không gian kinh tế chính của thành phố có khả năng kết nối tổng thể.
– Huyện Đại Từ là một vùng kinh tế du lịch và văn hóa, điều cốt yếu là phải kết nối các vùng du lịch thông qua một lớp mạng lưới đặc biệt để tăng cường kết nối và thúc đẩy nền kinh tế. Do đó, trục kinh tế du lịch nhằm kết nối các khu vực du lịch khác nhau trong huyện, bổ sung cho các mạng lưới khác nhằm tạo ra một luồng di chuyển thông suốt.
Định hướng hạ tầng xã hội
Phấn đấu đạt các chỉ tiêu đã đề ra về hệ thống hạ tầng xã hội trong đó:
– Duy trì 100% trường học đạt chuẩn quốc gia;
– Duy trì 100% xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế;
– Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế năm 2025 đạt 98,5% trở lên.
– Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm (theo chuẩn mới) từ 1% trở lên.
– Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2025 đạt trên 70%, trong đó tỷ lệ có văn bằng chứng chỉ đạt trên 30%.
– Năm 2025 có trên 90% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; 86% số xóm, tổ dân phố đạt khu dân cư văn hóa; 95% cơ quan đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá.
Định hướng hạ tầng kỹ thuật
Việc phát triển cơ sở hạ tầng được định hướng chủ yếu theo hướng ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông nông thôn kết nối với các tuyến quốc lộ và các mạng lưới đường tỉnh quan trọng khác. Với việc hoàn thiện mạng lưới đường hiện có trải nhựa, xi măng và bê tông, việc đầu tư xây dựng các tuyến đường liên huyện cũng là điều cần thiết để tăng cường kết nối.
Vùng huyện Phú Bình (Thái Nguyên)
Hệ thống đô thị, nông thôn
a) Hệ thống đô thị
Huyện Phú Bình hiện trạng có 01 đô thị loại V là thị trấn Hương Sơn, dự kiến đến năm 2025 sẽ có 02 đô thị trong đó thị trấn Hương Sơn sẽ nâng cấp lên đô thị loại IV và thị trấn Điềm Thụy sẽ được thành lập mới. Đến giai đoạn năm 2030 huyện Phú Bình dự kiến thành thị xã Phú Bình với cấp đô thị loại III.
– Thị xã Phú Bình là là đô thị công nghiệp, dịch vụ thương mại. Trên cơ sở đó huyện phấn đấu đạt đủ các tiêu chí để trở thành thị xã đô thị loại III. Dự kiến khu vực nội thị gồm các thị trấn Hương Sơn, Điềm Thụy, Thượng Đình, Nhã Lộng, Úc Kỳ, Nga My, Hà Châu, Xuân Phương, Dương Thành, Tân Đức, Thanh Ninh. Các xã ngoại thị gồm 10 xã là Đồng Liên, Bàn Đạt, Đào Xá, Bảo Lý, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Tân Hòa.
– Trong đó thị trấn Hương Sơn là thị trấn huyện lỵ của huyện Phú Bình. Hướng phát triển không gian trong tương lai sẽ lấy trung tâm thị trấn Hương Sơn hiện tại làm trọng tâm xây dựng không gian đô thị. Khu trung tâm công cộng, thương mại, dịch vụ bố trí theo hướng Bắc – Nam. Hướng mở rộng đô thị trong tương lai về phía Nam
– Đô thị Điềm Thụy là đô thị mới được thành lập dựa trên địa phận xã Điềm Thụy. Là đô thị công nghiệp; TTCN; nông lâm nghiệp; đầu mối giao thương KT-XH của huyện Phú Bình và vùng phụ cận. Hướng phát triển không gian: Xây dựng không gian đô thị tập trung tại khu vực dân cư cũ. Các công trình công cộng, dịch vụ bố trí ở trung tâm đô thị.
b) Hệ thống nông thôn
Huyện Phú Bình bao gồm 1 thị trấn và 19 xã nông thôn, đã có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong giai đoạn tới huyện sẽ tiến hành lập quy hoạch xây dựng vùng huyện nông thôn mới và phê duyệt xong trong năm 2021. Hoàn thành thực hiện bộ tiêu chí huyện nông thôn mới: (bao gồm 9 tiêu chí).
c) Định hướng phát triển không gian hệ thống đô thị, nông thôn
– Quy hoạch cấu trúc tối ưu hóa tổ chức không gian trong huyện để đáp ứng với sự gia tăng dân số và kinh tế trong vài thập kỷ tới. Do đó, quy hoạch cấu trúc của Phú Bình chủ yếu được chia thành hai trục chính để ứng biến sự kết nối và lưu chuyển thông suốt với huyện cũng như với tỉnh lớn hơn.
Các kết nối được lên kế hoạch và phân loại dựa trên hai chức năng chính bổ sung cho nền kinh tế tổng thể. Sau khi xác định 4 khu vực trọng tâm là trung tâm đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch và nút trung chuyển, trục không gian kinh tế chính được quy hoạch để tập trung kết nối các trung tâm đô thị quan trọng.
Trục Bắc Nam nối trung tâm đô thị với thành phố Thái Nguyên về phía Bắc và Bắc Giang ở phía Nam. Theo trục Đông Tây nhằm kết nối thị trấn Hương Sơn, khu đô thị mới Điềm Thụy và khu công nghiệp Phú Bình với Sông Công và Bắc Giang.
– Luôn luôn có lợi khi có một hệ thống phân cấp cấu trúc để dòng chuyển động trơn tru trong mạng lưới. Mạng lưới thứ cấp gọi là trục hỗ trợ nhằm kết nối các khu vực ngoại vi đô thị với trục không gian kinh tế chính của thành phố có khả năng kết nối tổng thể.
Định hướng hạ tầng xã hội
Phấn đấu đạt các chỉ tiêu đã đề ra về hệ thống hạ tầng xã hội trong đó:
– Củng cố vững chắc và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục các cấp học; 100% các trường đạt chuẩn quốc gia.
– Đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75% (trong đó lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 32%).
– Đến năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 99%.
– Đến năm 2025 có 95% gia định trở lên đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, 80% khu dân cư đạt danh hiệu Khu dân cư văn hóa và 92% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Định hướng hạ tầng kỹ thuật
Huyện Phú Bình hướng tới mục tiêu trở thành đô thị công nghiệp theo hướng hiện đại. Do đó, sẽ có nhu cầu đột phá về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Các dự án đã được phê duyệt tập trung vào nâng cấp đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật quan trọng đối với phát triển công nghiệp công nghệ cao. Ngoài ra còn có các dự án khác tập trung vào việc tăng cường kết nối thông qua việc xây dựng các tuyến đường mới.
Vùng huyện Định Hóa (Thái Nguyên)
Hệ thống đô thị, nông thôn
a) Hệ thống đô thị
Huyện Định Hóa hiện nay có 01 đô thị là thị trấn Chợ Chu (đô thị loại V), dự kiến đến năm 2025 sẽ có 02 đô thị bao gồm thị trấn Chợ Chu (đô thị loại V) và 01 đô thị mới là đô thị Trung Hội (đô thị loại V). Đến năm 2030, đô thị Chợ Chu được nâng cấp lên đô thị loại IV và đô thị Trung Hội (đô thị loại V).
– Thị trấn Chợ Chu là thị trấn huyện lỵ của huyện Định Hóa. Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, dịch vụ của huyện Định Hóáa; là cửa ngõ quan trọng của huyện giao lưu với TP Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang. Hướng phát triển không gian:
Lấy khu vực trung tâm thị trấn hiện tại làm trọng tâm xây dựng không gian đô thị, hướng phát triển dọc theo TL 268 về phía Nam và phía Tây khu vực trung tâm thị trấn.
– Đô thị Trung Hội là đô thị mới được thành lập vào năm 2025 trên địa phận xã Trung Hội. Là đô thị chuyên ngành công nghiệp khai thác VLXD, chế biến gỗ; TTCN; đầu mối giao thương KT-XH của huyện Định Hóa. Hướng phát triển không gian: Xây dựng không gian đô thị tập trung tại khu vực nút giao của 2 tuyến TL 268 và TL 264. Quỹ dự trữ phát triển đô thị bố trí ở khu vực phía Nam.
b) Hệ thống nông thôn
Huyện Định Hóa bao gồm 1 thị trấn và 23 xã nông thôn. Hiện nay huyện có 09 xã đạt chuẩn NTM, các xã còn lại hiện đang tiếp tục rà soát và bổ sung điều chỉnh quy hoạch xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Đến hết năm 2030, phấn đấu các xã trên toàn huyện đạt chuẩn NTM.
c) Định hướng phát triển không gian hệ thống đô thị, nông thôn
– Quy hoạch cấu trúc tối ưu hóa tổ chức không gian trong huyện để đáp ứng với sự gia tăng dân số và kinh tế trong vài thập kỷ tới. Do đó, quy hoạch cấu trúc của Định Hóa chủ yếu được chia thành ba trục chính để ứng biến sự kết nối và lưu chuyển thông suốt với huyện cũng như với tỉnh lớn hơn.
Các kết nối được lên kế hoạch và phân loại dựa trên ba chức năng chính bổ sung cho nền kinh tế tổng thể. Sau khi xác định ba khu vực trọng tâm là trung tâm đô thị, khu công nghiệp và khu du lịch, trục không gian kinh tế chính được quy hoạch để tập trung kết nối các trung tâm đô thị trọng điểm.
Trục Bắc Nam nối thị trấn Chợ Chu và thị trấn mới Trung Hội với Bắc Kạn về phía Bắc và Phú Lương, Thái Nguyên về phía Đông Nam. Theo trục Đông Tây nhằm kết nối trung tâm thị trấn Chợ Chu với tỉnh Tuyên Quang và huyện Phú Lương.
– Huyện Định Hóa là một vùng kinh tế du lịch và văn hóa, điều cốt yếu là phải kết nối các vùng du lịch thông qua một lớp mạng lưới đặc biệt để tăng cường kết nối và thúc đẩy nền kinh tế. Do đó, trục kinh tế du lịch nhằm kết nối các khu vực du lịch khác nhau trong huyện, bổ sung cho các mạng lưới khác nhằm tạo ra một luồng di chuyển thông suốt.
Định hướng hạ tầng xã hội
Phấn đấu đạt các chỉ tiêu đã đề ra về hệ thống hạ tầng xã hội trong đó:
– Đến năm 2025, 100% xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 12%
– Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 98,5%
– Đến năm 2025 có trên 95% trường học đạt chuẩn quốc gia
– Đến năm 2025 có trên 85% gia đình văn hóa; trên 75% xóm, tổ dân phố văn hóa; trên 95% cơ quan văn hóa.
Định hướng hạ tầng kỹ thuật
Việc phát triển cơ sở hạ tầng được định hướng chủ yếu theo hướng ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông nông thôn kết nối với các tuyến quốc lộ và các mạng lưới đường tỉnh quan trọng khác. Với việc hoàn thiện mạng lưới đường hiện có trải nhựa, xi măng và bê tông, việc đầu tư xây dựng các tuyến đường liên huyện cũng là điều cần thiết để tăng cường kết nối.
Vùng huyện Phú Lương (Thái Nguyên)
Hệ thống đô thị, nông thôn
a) Hệ thống đô thị
Huyện Phú Lương hiện trạng có 02 đô thị là thị trấn Đu là thị trấn Giang Tiên đều là đô thị loại V. Dự kiến đến năm 2025 thị trấn Đu được nâng cấp lên đô thị loại IV và thị trấn Giang Tiên là đô thị loại V. Dự kiến đến năm 2030 thị trấn Đu là đô thị loại IV và thị trấn Giang Tiên là đô thị loại V.
– Thị trấn Đu là thị trấn huyện lỵ của huyện Phú Lương. Trong tương lai, hướng phát triển không gian: Hướng mở rộng đô thị về phía Tây và phía Nam QL3.
– Thị trấn Giang Tiên là thị trấn của huyện Phú Lương nằm ở phía Nam của huyện. Là đô thị dịch vụ, khai thác khoáng sản. Hướng phát triển không gian: Xây dựng không gian đô thị tập trung tại khu vực đô thị hiện hữu, trong tương lai thị trấn có khả năng mở rộng về phía Tây và phía Bắc.
b) Hệ thống nông thôn
Huyện Phú Lương bao gồm 2 thị trấn và 13 xã nông thôn. Hiện nay 11 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới với tiêu chí bình quân đạt: 18,5 tiêu chí/xã; giai đoạn 2021-2025: Toàn huyện có 13/13 xã đạt chuẩn nông thôn mới. 02 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu, phấn đấu đạt huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, tiến tới xây dựng huyện nông thôn mới.
Giai đoạn 2025-2030: Huyện được công nhận huyện nông thôn mới, duy trì và nâng cao các tiêu chí huyện nông thôn mới, toàn huyện có 6 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu.
c) Định hướng phát triển không gian hệ thống đô thị, nông thôn
– Quy hoạch cấu trúc tối ưu hóa tổ chức không gian trong huyện để đáp ứng với sự gia tăng dân số và kinh tế trong vài thập kỷ tới. Do đó, quy hoạch cấu trúc của Phú Lương chủ yếu được chia thành hai trục chính để ứng biến sự kết nối và lưu chuyển thông suốt với huyện cũng như với tỉnh lớn hơn.
Các kết nối được lên kế hoạch và phân loại dựa trên hai chức năng chính bổ sung cho nền kinh tế tổng thể. Sau khi xác định được hai khu vực trọng tâm là trung tâm đô thị và khu công nghiệp, trục không gian kinh tế chính được quy hoạch để tập trung kết nối các trung tâm đô thị trọng điểm.
Trục Bắc Nam nối trung tâm thị trấn Đu và đô thị mới, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn và huyện Định Hóa, phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên. Theo trục Đông Tây nhằm kết nối
trung tâm thị trấn Đu với huyện Đại Từ ở phía Tây và Đồng Hỷ ở phía Đông.
Định hướng hạ tầng xã hội
Phấn đấu đạt các chỉ tiêu đã đề ra về hệ thống hạ tầng xã hội trong đó:
– Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 90%. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục – xóa mù chữ, đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3.
– Duy trì 15/15 xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế; đến năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi mỗi năm giảm 0,1%; giảm tỷ suất sinh thô bình quân 0,1‰.
– Hằng năm có 90% gia đình, 80% xóm (tổ dân phố), 95% cơ quan đạt chuẩn về văn hóa.
Định hướng hạ tầng kỹ thuật
Việc phát triển cơ sở hạ tầng theo định hướng ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông của tỉnh kết nối với đường cao tốc và các tuyến cao tốc quan trọng khác. Với việc cải thiện mạng lưới giao thông hiện có được lát nhựa đường, xi măng và bê tông, việc đầu tư xây dựng các tuyến đường liên huyện cũng rất cần thiết để tăng cường kết nối.
Vùng huyện Võ Nhai (Thái Nguyên)
Hệ thống đô thị, nông thôn
a) Hệ thống đô thị
Huyện Võ Nhai hiện tại có 01 đô thị là thị trấn Đình Cả. Dự kiến đến năm 2025 Huyện có 02 đô thị trong đó đô thị hiện trạng là thị trấn Đình Cả và 01 đô thị mới là đô thị La Hiên (đô thị loại V). Đến năm 2030 Huyện có 02 đô thị, trong đó thị trấn Đình cả là đô thị loại V, đô thị La Hiên được nâng cấp lên đô thị loại IV.
– Thị trấn Đình Cả là thị trấn huyện lỵ huyện Võ Nhai. Là trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và dịch vụ của huyện Võ Nhai. Hướng phát triển không gian: Hướng mở rộng đô thị theo hướng Bắc QL1B. Những khu vực không bằng phẳng ưu tiên phát triển công viên cây xanh.
– Đô thị La Hiên là đô thị mới được hình thành trên địa phận của xã La Hiên nằm trên trục đường QL1B. Là đô thị chuyên ngành công nghiệp khai khoáng, sản xuất VLXD, chế biến nông sản, phát triển cây ăn quả đặc sản; đầu mối giao thương KT-XH phía Tây của huyện Võ nhai. Hướng phát triển không gian: Xây dựng không gian đô thị tập trung tại khu vực trung tâm xã La Hiên, lấy tuyến QL1B làm trục không gian chính của đô thị. Đặc biệt chú trọng công tác bảo vệ môi trường sinh thái. Quỹ dự trữ phát triển đô thị bố trí ở khu vực phía Đông Bắc.
b) Hệ thống nông thôn
Huyện Võ Nhai bao gồm 1 thị trấn và 14 xã nông thôn. Tiêu chí bình quân toàn huyện đến 30/6/2020 đạt 12,8 tiêu chí/xã (tăng 8,8 tiêu chí/xã so với năm 2010), không còn xã dưới 6 tiêu chí. Trong giai đoạn 2020 – 2025 toàn huyện các xã đã công nhận đạt xã NTM, xã NTM nâng cao: Tiếp tục giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch NTM; lập quy hoạch xây dựng vùng huyện đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng NTM.
Giai đoạn năm 2025 – 2030 thêm 5 xã đạt xã NTM (Bình Long, Liên Minh, Cúc Đường, Phương Giao, Vũ Chấn), 02 xã đạt xã NTM nâng cao (La Hiên, Lâu Thượng) và 01 xã NTM kiểu mẫu (Phú Thượng). Định hướng đến năm 2030 có 100% các xã đạt chuẩn nông thôn mới và có trên 30 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.
c) Định hướng phát triển không gian hệ thống đô thị, nông thôn
– Quy hoạch cấu trúc tối ưu hóa tổ chức không gian trong huyện để đáp ứng với sự gia tăng dân số và kinh tế trong vài thập kỷ tới. Do đó, quy hoạch cấu trúc của Võ Nhai chủ yếu được chia thành ba trục chính để ứng biến sự kết nối và lưu chuyển thông suốt với huyện cũng như với tỉnh lớn hơn.
– Các kết nối được lên kế hoạch và phân loại dựa trên ba chức năng chính bổ sung cho nền kinh tế tổng thể. Sau khi xác định ba khu vực trọng tâm là trung tâm đô thị, khu công nghiệp và khu du lịch, trục không gian kinh tế chính được quy hoạch để tập trung kết nối các trung tâm đô thị trọng điểm. Trục Đông – Tây nối thị trấn Đình Cả và thị trấn mới La Hiên với biên giới Trung Quốc qua tỉnh Lạng Sơn ở phía Đông và với Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên về phía Tây.
Định hướng hạ tầng xã hội
Phấn đấu đạt các chỉ tiêu đã đề ra về hệ thống hạ tầng xã hội trong đó:
– Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục các cấp học; phấn đấu có trên 82% số trường học đạt chuẩn quốc gia – Đến năm 2025 có 85% gia đình văn hóa; 72% làng xóm, tổ dân phố văn hóa; 93% cơ quan đạt chuẩn văn hóa.
– Duy trì 15/15 xã, thị trấn đạt chuẩn bộ tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2020- 2025; giảm tỷ lệ trẻ em duy dinh dưỡng dưới 5 tuổi tính theo cân nặng 13%; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi 15,6%; giảm tỷ suất sinh thô hằng năm đạt 0,1%; phấn đấu tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 99%.
Định hướng hạ tầng kỹ thuật
Việc phát triển cơ sở hạ tầng được định hướng chủ yếu theo hướng ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông của tỉnh kết nối với đường cao tốc và các đường cao tốc quan trọng khác. Với việc hoàn thiện mạng lưới đường hiện có trải nhựa, xi măng và bê tông, việc đầu tư xây dựng các tuyến đường liên huyện cũng là điều cần thiết để tăng cường kết nối.
Vùng huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên)
Hệ thống đô thị, nông thôn
a) Hệ thống đô thị
Huyện Đồng Hỷ hiện trạng có 02 đô thị là thị trấn Traị Cau (ĐT loại V) và thị trấn Sông Cầu (ĐT loại V). Dự kiến đến năm 2025, Huyện có 03 đô thị, trong đó có 02 đô thị hiện trạng là thị trấn Trại Cau (ĐT loại V) và thị trấn Sông Cầu (ĐT loại V), và 01 đô thị mới là đô thị Hóa Thượng (ĐT loại V). Dự kiến đến năm 2030, Huyện có 04 đô thị, trong đó có 03 đô thị đã thành lập là thị trấn Trại Cau (ĐT loại V) và thị trấn Sông Cầu (ĐT loại V), và 01 đô thị mới là đô thị Hóa Thượng (nâng cấp lên ĐT loại IV) và 01 đô thị mới được thành lập là đô thị Quang Sơn (ĐT loại V).
– Thị trấn Trại Cau là thị trấn ở phía Đông Nam huyện Đồng Hỷ, là đô thị công nghiệp khai khoáng, thương mại dịch vụ. Hướng phát triển không gian: Xây dựng không gian đô thị tập trung tại khu vực dân cư cũ, tránh phát triển dàn trải và đặc biệt phải chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường, cảnh quan. Các công trình công cộng, thương mại, dịch vụ bố trí dọc theo TL 269.
– Thị trấn Sông Cầu là thị trấn thuộc huyện Đồng Hỷ, là đô thị công nghiệp khai khoáng, thương mại dịch vụ. Hướng phát triển không gian: Các khu chức năng bố trí theo trục giao thông chính của thị trấn, quỹ đất dự trữ phát triển đô thị bố trí ở khu vực phía Nam và Đông Nam khu vực đô thị hiện hữu.
– Đô thị Hóa Thượng được hình thành từ địa phận xã Hóa Thượng có vị trí địa lý nằm ở cửa ngõ phía Bắc của phường Chùa Hang (TP Thái Nguyên), có tuyến QL 1B cùng tuyến TL 269 chạy trên địa bàn. Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và dịch vụ của huyện Đồng Hỷ. Hướng phát triển không gian trong tương lai là tập trung xây dựng không gian đô thị tại khu vực địa hình bằng phẳng thuận lợi phía Tây nút giao QL1B với đường nối QL3, trong tương lai thị trấn có khả năng mở rộng về phía Bắc và Đông Bắc, hướng lan tỏa về phía xã Hóa Trung dọc theo QL1B.
– Đô thị Quang Sơn được thành lập từ xã Quang Sơn (huyện Đồng Hỷ) là xã nằm trên trục đường QL 1B. Là đô thị chuyên ngành công nghiệp khai khoáng, sản xuất VLXD, chế biến nông sản, phát triển cây ăn quả đặc sản; đầu mối giao thương KT-XH phía Đông Bắc của huyện Đồng Hỷ. Hướng phát triển không gian: Xây dựng không gian đô thị tập trung tại khu vực trung tâm xã Quang Sơn, lấy tuyến QL 1B làm trục không gian chính của đô thị. Đặc biệt chú trọng công tác bảo vệ môi trường sinh thái.
b) Hệ thống nông thôn
Huyện Đồng Hỷ bao gồm 2 thị trấn và 15 xã nông thôn. Đến hết năm 2020, huyện Đồng Hỷ có 13 xã đạt chuẩn NTM, Huyện còn 02 xã chưa đạt chuẩn NTM, gồm các xã Tân Long, Văn Lăng. Trong giai đoạn 2021 – 2025, 100% các xã trên địa bàn huyện thực hiện công tác điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã và ban hành quy định quản lý quy hoạch, tổ chức thực hiện theo quy hoạch. Các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới nhưng chưa đáp ứng theo Bộ tiêu chí NTM sẽ đảm bảo đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới trước năm 2024.
c) Định hướng phát triển không gian hệ thống Đô thị, nông thôn
Quy hoạch cấu trúc tối ưu hóa tổ chức không gian trong huyện để đáp ứng với sự gia tăng dân số và kinh tế trong vài thập kỷ tới. Do đó, quy hoạch cấu trúc của Đồng Hỷ chủ yếu được chia thành hai trục chính để ứng biến sự kết nối và lưu chuyển thông suốt với huyện cũng như với tỉnh lớn hơn.
Các kết nối được lên kế hoạch và phân loại dựa trên hai chức năng chính bổ sung cho nền kinh tế tổng thể. Sau khi xác định được hai khu vực trọng tâm là trung tâm đô thị và khu công nghiệp, trục không gian kinh tế chính được quy hoạch để tập trung kết nối các trung tâm đô thị trọng điểm.
Trục Bắc Nam nối các đô thị Quang Sơn, Sông Cầu, Hóa Thượng với thành phố Thái Nguyên ở phía Nam và huyện Võ Nhai ở phía Bắc. Theo trục Đông Tây nhằm kết nối các đô thị Hóa Thượng, Quang Sơn với tỉnh Bắc Giang.
Định hướng hạ tầng xã hội
Phấn đấu đạt các chỉ tiêu đã đề ra về hệ thống hạ tầng xã hội trong đó:
– Giữ vững phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS và xóa mù chữ mức độ 2, 100% số trường học đạt chuẩn quốc gia.
– Duy trì 100% xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn 10%
– Hàng năm, 90% trở lên số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; 80% trở lên xóm, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa; 90% trở lên cơ quan đạt chuẩn văn hóa; 100% xã, thị trấn được xây dựng nhà văn hóa trung tâm.
Định hướng hạ tầng kỹ thuật
Việc phát triển cơ sở hạ tầng theo định hướng ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông của tỉnh kết nối với đường cao tốc và các tuyến cao tốc quan trọng khác. Với việc cải thiện mạng lưới giao thông hiện có được lát nhựa đường, xi măng và bê tông, việc đầu tư xây dựng các tuyến đường liên huyện cũng rất cần thiết để tăng cường kết nối.
Theo Duan24h.net – Quy hoạch vùng huyện tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
(Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên : TP Thái Nguyên, TP Sông Công,TX Phổ Yên và 6 huyện : Đại Từ, Định Hóa, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phú Lương, Võ Nhai.)
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)