Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm TP Hòa Bình và 9 huyện : Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy.

Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình

− Xây dựng cảng du thuyền Thung Nai trở thành một công trình kiến trúc trọng điểm, kết hợp kiến trúc truyền thống độc đáo của dân tộc Mường với thiết kế xây dựng hiện đại.

− Xây dựng tuyến đường quanh hồ, phát triển các hoạt động thể thao và ngoài trời bền vững như trượt dây zipline. Ngoài ra còn có một số điểm check-in đẹp, nổi bật dọc tuyến đường. Có thể phát triển một số ý tưởng như xích đu bên hồ (lấy ý tưởng của sản phẩm du lịch tại đảo Bali ở Indonesia), điêu khắc theo chủ đề, và đài quan sát góc rộng toàn cảnh hồ.

− Tổ chức các hoạt động tham quan, ngắm cảnh hồ Hòa Bình bằng khinh khí cầu. Thuê các phi hành đoàn chuyên nghiệp quốc tế, xin cấp giấy phép bay và tránh các khu vực nhạy cảm, dành khu vực đất bằng phẳng ở huyện Cao Phong làm nơi cất cánh, và hợp tác với các cơ quan truyền thông và marketing để quảng bá điểm thu hút du khách yêu thích khinh khí cầu.

− Triển khai mô hình glamping (cắm trại xa hoa) quanh hồ Hòa Bình để đa dạng hóa hình thức lưu trú và sáng tạo chủ đề cổ điển với sự kết hợp của các yếu tố dân tộc Mường trong thiết kế và trang trí lều trại.

− Thúc đẩy phát triển các môn thể thao nước để đa dạng hóa hoạt động, kêu gọi các đơn vị tổ chức hoạt động thể thao có kinh nghiệm cho một số môn thể thao nước chọn lọc (như chèo thuyền kayak, SUP, rowing).

− Tổ chức các sự kiện nhằm lấp đầy khoảng trống sự kiện du lịch từ tháng 4 đến tháng 10. Tổ chức các sự kiện giải trí (tổ chức trình diễn văn hóa văn nghệ trên hồ Hòa Bình), thể thao (chạy marathon vòng quanh hồ), ẩm thực (lễ hội ẩm thực trên thuyền).

Du lịch văn hóa, trải nghiệm đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

Tổ chức để du khách tham gia các tour du lịch văn hoá xuyên suốt lịch sử và truyền thống của các dân tộc thiểu số địa phương, chiếm ~70% dân số tỉnh Hòa Bình. Sản phẩm du lịch này cũng sẽ hỗ trợ phát triển nghề dệt thổ cẩm quy mô nhỏ cũng như các làng nghề trong tỉnh.

− Tổ chức các hoạt động để du khách có thể trải nghiệm đời sống của người dân bản địa (ví dụ như nấu ăn, dệt vải, trồng trọt, làm thủ công) tại các làng văn hóa để hướng dẫn, giúp du khách hiểu biết về di sản, truyền thống và lối sống của các dân tộc thiểu số. Hỗ trợ hướng dẫn người dân địa phương phát triển các hoạt động hòa nhập điển hình cho du khách (như dệt khăn, sản xuất đồ gỗ tre).

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 03:25 PM, 26/04/2024)


− Đổi mới mô hình homestay với tiêu chuẩn dịch vụ chuyên nghiệp, thu hút các chủ đầu tư homestay có kinh nghiệm (như Ecohost) xây dựng hạ tầng lưu trú hiện đại mà không làm ảnh hưởng đến kiến trúc truyền thống.

− Tỉnh thành lập chuỗi nhà hàng có nhiều cơ sở trên toàn tỉnh và lên thực đơn những món ăn đặc biệt, thể hiện bản sắc độc đáo của ẩm thực Hòa Bình so với các tỉnh khác.

Phát triển du lịch tâm linh

Chương trình này tập trung tổ chức các tour du lịch tâm linh, đưa du khách đến với các di tích và hoạt động tâm linh trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và các địa phương lân cận.

− Tỉnh tôn tạo và bảo tồn các di tích linh thiêng để trở thành điểm đến du lịch tâm linh của du khách; tôn tạo, nâng cấp, xây dựng các địa điểm du lịch tâm linh với kiến trúc độc đáo, tượng và tác phẩm điêu khắc phản ánh huyền thoại truyền thống.

− Xây dựng trải nghiệm ẩm thực độc đáo và những khu nghỉ dưỡng phục vụ thiền định gần các công trình tôn giáo, mang đặc điểm kiến trúc địa phương, và tổ chức những kỳ nghỉ thiền định cho những du khách muốn tĩnh tâm lâu dài.

− Tổ chức các sự kiện tôn giáo vào mùa hè cũng như mùa thấp điểm để bù đắp cho mùa du lịch thấp điểm và kết nối điểm du lịch tâm linh của Hòa Bình với các chùa nổi tiếng lân cận ở Ninh Bình, Hà Nam và Hà Nội để tổ chức các tháng lễ hội vào thời gian trái mùa trong năm.

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các khu nghỉ dưỡng cao cấp

Hòa Bình đã được biết đến với các khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Kim Bôi và Mai Châu, đồng thời cũng có tiềm năng phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.

Việc đa dạng hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phát triển các khu nghỉ dưỡng cao cấp cùng với cải thiện kết nối giao thông đường bộ tới các khu nghỉ dưỡng lớn sẽ giúp thu hút nhiều hơn du khách trong và ngoài nước, chủ yếu đến từ Hà Nội, tới các điểm du lịch nghỉ dưỡng của Hòa Bình.

− Thành lập trung tâm trị liệu quy mô lớn tại khu vực suối nước nóng Kim Bôi và cung cấp các dịch vụ trị liệu đa dạng (như tắm khoáng nóng, xông hơi, spa, tắm bùn, v.v.).

− Xây dựng các khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe cao cấp như các biệt thự độc đáo và tách biệt, đồng thời cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho những du khách tìm kiếm một nơi nghỉ dưỡng yên tĩnh để có được tinh thần và cơ thể sảng khoái (ví dụ như những người về hưu), học hỏi kinh nghiệm từ các khu nghỉ dưỡng sẵn có.

Đưa Hòa Bình trở thành “thủ phủ golf” của miền Bắc

Hòa Bình mở rộng quy mô hoạt động sản phẩm golf hiện tại bằng cách phát triển các sân golf mới để thu hút người chơi golf trong và ngoài nước đến với tỉnh, cạnh tranh với các tỉnh khác bằng các đề xuất giá trị độc đáo và các dịch vụ giải trí đa dạng về golf truyền thống và phi truyền thống dành cho nhiều đối tượng, cùng tiện ích phụ trợ như dịch vụ lưu trú, nhà hàng, và cơ sở khác.

− Phát triển một số dự án bất động sản gắn với xây dựng sân golf. Theo đó, làm tăng sức hấp dẫn của các dự án “ngôi nhà thứ hai” thuộc chương trình phát triển nhà ở vệ tinh.

− Để trở thành “thủ phủ golf”, Hòa Bình phát triển sân golf mới. Tỉnh phát triển nhiều loại hình sân golf với mức độ khó và địa hình phong phú, trong đó có các sân golf tổ chức các giải golf quốc gia và quốc tế. Với lợi thế 2-4 sân golf nằm gần nhau, có thể liên kết để tổ chức giải đấu lớn, tỉnh có điều kiện xây dựng thương hiệu và thu hút các sự kiện lớn.

Tổng cộng, trong giai đoạn một (2021-2030), tỉnh phát triển 10-20 sân golf. Khi nắm bắt thị trường và thu hút nhiều người sử dụng, tỉnh tạo dựng được uy tín và sự quan tâm của người chơi golf trong và ngoài nước, giai đoạn 2031-2040 phát triển thêm 10 sân golf, và tiếp tục phát triển thêm 10 sân golf (đến năm 2050) với tổng số khoảng 40 sân golf lớn nhỏ khác nhau82.

− Đa dạng hóa sản phẩm golf phi truyền thống (“golf giải trí”) dành cho golf thủ, như golf mạo hiểm (golf trên cát, trên nước, ban đêm), trường đua, putting và gaming. Nhiều hoạt động trải nghiệm cho golf thủ và gia đình sẽ giúp phục vụ nhiều đối tượng du khách. Golf phi truyền thống cũng không phụ thuộc vào thời tiết, có thể khuyến khích du khách lưu trú lại Hòa Bình lâu hơn ngay cả khi thời tiết không thuận lợi.

− Chìa khóa để biến Hòa Bình trở thành thủ phủ golf là có một sân golf nằm trong “danh sách của golf thủ” chẳng hạn như danh sách những sân golf lớn nhất và khắc nghiệt nhất thế giới.

Hồ sơ QH tỉnh Hòa Bình 2030

Tổng hợp bởi Duan24h.net

4.7/5 - (7 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcCông ty VMI của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hoạt động như thế nào ?
Bài tiếp theoKhu dân cư Phước Thắng (huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây