Quy hoạch giao thông tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm đường bộ, đường thủy, cảng biển và đường hàng không.
Hiện trạng giao thông Kiên Giang
Giao thông đường bộ
Hệ thống Quốc lộ
- CT.Lộ Tẻ – Rạch Sỏi: Dài 26,5 km, điểm đầu ranh H.Tân Hiệp – TP.Cần Thơ; điểm cuối tại Km 105+600 QL.80 TP.Rạch Giá. Tuyến vừa được đầu tư, hiện trạng mặt bê tông nhựa rộng 7,0m, nền 9,0m, chất lượng tốt.
- QL.61: Dài 44,1 km, điểm đầu ranh tỉnh Hậu Giang và huyện Gò Quao; điểm cuối ngã ba Rạch Sỏi. Chất lượng không đồng đều.
- QL.63: Dài 74,1 km, điểm đầu giao QL.61 (thị trấn Minh Lương), điểm cuối ranh tỉnh Cà Mau và huyện Vĩnh Thuận. Chất lượng không đồng đều.
- QL.80: Dài 133,2 km, điểm đầu cầu Kinh B (ranh Tp.Cần Thơ); điểm cuối biên giới Campuchia. Đa số các đoạn có chất lượng tốt, một số đoạn chất lượng trung bình.
- QL.N1: Là trục giao thông thứ năm (bốn tuyến còn lại là QL.1A, đường Hồ Chí Minh, cao tốc Bắc Nam và QL.50) kết nối hệ thống đường hành lang ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long dọc biên giới Tây Nam Việt Nam. Tổng chiều dài toàn tuyến QL.N1 là 235 km, đi qua các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang. Đoạn qua địa bàn tỉnh Kiên Giang dài 40,4 km, điểm đầu ranh tỉnh An Giang; điểm cuối giao QL.80. Hiện trạng, mặt láng nhựa, rộng 6m, nền 9m, chất lượng tốt. Hiện nay, một số đoạn mặt đường bị bong tróc, phương tiện đi lại không êm thuận.
Hệ thống đường tỉnh
Đường thủy nội địa
Tổng chiều dài các tuyến sông kênh rạch trên địa bàn là 2.744km. Trong đó khoảng 2.009km có thể đảm bảo cho phương tiện giao thông thủy từ 10 tấn trở lên lưu thông thuận lợi, số 735km còn lại chủ yếu là các kênh rạch nhỏ đến tận các thôn, ấp trong tỉnh cho ghe thuyền từ 1-5 tấn lưu thông thuận tiện. Năng lực khai thác:
- Sông, kênh do Trung ương quản lý đều đã đạt tiêu chuẩn III đường thủy nội địa (ĐNTĐ), đảm bảo về khả năng trọng tải tàu hoạt động khá lớn với QTH=101-300 tấn đối với tàu tự hành; QSL=200 –750 tấn đối với đoàn sà lan kéo đẩy.
- Hệ thống sông, kênh địa phương do địa phương quản lý phần lớn là sông cấp V trở xuống có thể khai thác phương tiện có trọng tải trung bình và nhỏ đến 50 tấn (đối với cấp V-ĐTNĐ) và 10 tấn (đối với cấp VI-ĐTNĐ).
Cảng, bến thủy nội địa: có 03 cảng thủy nội địa là cảng Tắc Cậu, cảng Rạch Giá và Hà Tiên; có 22 bến hành khách, trong đó có 9 bến có các hoạt động vận tải từ đất liền ra đảo và 687 bến thủy nội địa hàng hóa. Hầu hết các cảng chính đều nằm sâu phía trong sông, lại gần các trung tâm đô thị (như Cảng Rạch Giá, Hà Tiên…) nên rất khó cải tạo luồng nâng cấp và đường giao thông kết nối cảng.
Giao thông hàng hải
Hệ thống cảng, bến phục vụ đường biển trên địa bàn tỉnh trong những năm qua có bước phát triển đáng kể, đã đưa nhiều cảng hàng hóa có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn thông qua cảng vào hoạt động như: Cảng An Thới, Cảng Bãi Vòng, Cảng Đá Chồng, Cảng Vịnh Đầm (Phú Quốc); Cảng nước sâu Hòn Chông, Cảng chuyên dùng Bình Trị (Kiên Lương), Cảng cá Nam Du (Kiên Hải).
Bên cạnh đó, các cảng bến phục vụ vận chuyển hành khách từ đất liền ra các đảo cũng phát triển và được công bố đưa vào hoạt động như: Cảng Rạch Giá, bến tàu Hà Tiên, bến phà Thạnh Thới, bến tàu Ba Hòn; các bến trên các đảo: Hòn Tre, Lại Sơn (Kiên Hải); Hòn Heo, Ba Hòn Đầm, Hòn Nghệ (Kiên Lương); Tiên Hải (Hà Tiên) và Thổ Châu (Phú Quốc).
Ngoài ra, còn nhiều bến do người dân trên các đảo đầu tư xây dựng để phục vụ vận chuyển vật liệu xây dựng và đưa khách tham quan du lịch quanh đảo.
Đường hàng không
Hiện có 02 cảng hàng không đang hoạt động khai thác, trong đó: Cảng Hành khách quốc tế Phú Quốc đáp ứng khai thác loại máy bay A321; Cảng hàng không Rạch Giá đáp ứng khai thác loại máy bay ATR72, F70.
Quy hoạch giao thông tỉnh Kiên Giang
Giao thông đường bộ
Hành lang đường bộ
1/. Hành lang Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu: là hành lang vùng. Hành lang dọc theo hành lang ven biển phía nam, do tuyến cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu đảm nhận.
2/. Hành lang thành phố Hồ Chí Minh – Hà Tiên (Kiên Giang): là hành lang vùng, quốc gia. Hành lang này do tuyến N1 đảm nhận.
3/. Hành lang thành phố Hồ Chí Minh – An Giang – Rạch Giá (Kiên Giang): là hành lang vùng, quốc gia. Hành lang này do QL.80, cao tốc Lộ Tẻ-Rạch Sỏi đảm nhận.
Quy hoạch hệ thống Quốc gia
Đường Cao tốc
Tuyến Cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi (trùng đường Hồ Chí Minh): trên địa bàn tỉnh 26,5km, Quy hoạch đường cao tốc loại A, quy mô 4-6 làn xe; đề nghị đầu tư hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn đường cao tốc đến năm 2023.
Tuyến Cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu (đoạn qua địa bàn tỉnh 128,4km): giai đoạn 2021-2025 đoạn Hà Tiên – Rạch Giá đạt quy mô theo quy hoạch (4 làn xe).
Tuyến Cao tốc Cần Thơ – Cà Mau: đoạn qua địa bàn tỉnh 17km tại địa bàn huyện Vĩnh Thuận, Quy hoạch giai đoạn 2021-2030 đường cao tốc loại A, quy mô 4-6 làn xe.
Đường Quốc lộ
Giai đoạn 2021-2030:
Tuyến QL.61: đoạn qua địa bàn tỉnh dài 44,1km (trùng đường HCM 13,6km từ ranh xã Định Hòa-Định An đến cầu Chưng Bầu), quy hoạch quy mô đường cấp III-ĐB, giai đoạn 2021-2030. Về hướng tuyến đề xuất điểm cuối kết thúc tại QL.63; đoạn từ nút giao QL.61 với QL.63 đến nút giao QL.61 với QL.80, đề nghị chuyển thành đường địa phương và thực hiện quy hoạch đô thị mở rộng thành phố Rạch Giá.
Tuyến QL.63: đoạn qua địa bàn tỉnh dài 74,1km (trùng đường HCM 7,9km từ cống Bà Bang đến ranh Cà Mau), quy hoạch đường cấp III-ĐB, đầu tư giai đoạn 2021-2030; trước mắt giai đoạn 2021-2025 đề nghị nâng cấp, cải tạo để đảm bảo khai thác.
Tuyến QL.63B: (Cạnh Đền-Phó Sinh-Gành Hào): đoạn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang dài khoảng 6,5km. Quy hoạch đến năm 2025 đạt quy mô đường cấp III-ĐB.
Tuyến QL.80: đoạn qua địa bàn tỉnh dài 133,2km quy hoạch giai đoạn 2021-2030 đường cấp III-ĐB các đoạn qua đô thị theo Quy hoach đô thị đã duyệt. Riêng đoạn Rạch Giá – Hà Tiên, ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021- 2025.
Tuyến QL.80C: đoạn qua địa bàn tỉnh dài 30km trên cơ sở hướng tuyến đường Huyện Nam Thái Sơn và ĐT.969; quy hoạch giai đoạn 2021-2030 đường cấp III-ĐB, đề xuất đầu tư trước năm 2025.
Quốc lộ 91D (nối QL.N1-QL.61C): đoạn nằm trên địa bàn tỉnh dài 48km (cập ranh với Cần Thơ) từ Hậu Giang đến An Giang. Quy hoạch giai đoạn 2021-2030 đường cấp III- ĐB, đề xuất đầu tư trước năm 2025.
Tuyến N1: đoạn qua địa bàn tỉnh dài 40,4km, quy hoạch giai đoạn 2021-2030 quy mô đường cấp III-ĐB, để nối 02 trục ngang Cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu và cao tốc Châu Đốc (An Giang) – Cần Thơ – Sóc Trăng.
Tuyến N2: đoạn qua địa bàn tỉnh dài 12,3km, quy hoạch giai đoạn 2021-2030; quy mô đường cấp III-ĐB, đề xuất đầu tư giai đoạn 2026-2030.
Đường Hồ Chí Minh: qua khu vực tỉnh Kiên Giang dài 99km (trong đó mở mới 51km còn lại trùng CT Lộ Tẻ-Rạch Sỏi 26,5km; rùng với QL.61 đoạn 13,6km; Trùng với QL.63 đoạn 7,9km) quy hoạch đường cấp III-ĐB, quy mô 2-4 làn xe đề nghị bổ sung vào danh mục các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021-2025 để đầu tư theo Thông báo số 81/TBBGTVT ngày 20/3/2020 của Bộ Giao thông vận tải về kết luận của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang.
Hành lang ven biển phía Nam: qua khu vực tỉnh Kiên Giang dài 28km quy hoạch đường cấp III-ĐB, quy mô 2-4 làn xe.
Đường bộ ven biển: dài 231km từ Cà Mau đến Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên (trong đó 27,1km trùng QL.80 từ Ba Hòn đến cử khẩu quốc tế Hà Tiên thực hiện hướng tuyến theo quy hoạch tại Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam và đề nghị quy mô tối thiểu đường cấp III-ĐB, các đoạn qua đô thị thực hiện theo quy hoạch xây dựng.
Đường tuần tra Biên giới: Quy mô đường cấp IV là đường chuyên dụng tuần tra biên giới, đảm bảo an ninh Quốc phòng, do bộ Quốc Phòng đầu tư xây dựng và quản lý.
Định hướng đến năm 2050: Tập trung đầu tư hoàn thiện các tuyến đường chưa đạt cấp Quy hoạch, đối với các tuyến đã đạt cấp, tiến hành duy tu bảo dưỡng hàng năm, đảm bảo lưu thông hành khách và hàng hóa được thuận lợi.
Hệ thống đường tỉnh
a) Các tuyến nâng cấp
Giai đoạn 2021-2030:
ĐT.961 (Vĩnh Thông-Phi Thông-Tân Hội): Dài 22,2 km, điểm đầu tại phường Vĩnh Thông-Tp.Rạch Giá; điểm cuối xã Tân Hội-H.Tân Hiệp (giáp tỉnh An Giang). Quy hoạch đến năm 2025 duy trì khả năng khai thác; giai đoạn 2026 – 2030 đạt quy mô tối thiểu đường cấp III-ĐB.
ĐT.962 (Lộ Quẹo-Gò Quao-Vĩnh Tuy): Dài 23,0 km, điểm đầu km 61+383-QL.61, xã Định An-H.Gò Quao; điểm cuối xã Vĩnh Tuy-H.Gò Quao (giáp tỉnh Bạc Liêu). Quy hoạch đến năm 2025 duy trì khả năng khai thác, duy tu, bảo trì đạt quy mô đường cấp V- ĐB; giai đoạn 2026 – 2030 đạt quy mô tối thiểu đường cấp IV-ĐB.
ĐT.963: Dài 110,0 km, điểm đầu xã Hòa Thuân-H.Giồng Riềng (giáp Tp.Vị Thanh), điểm cuối km 190+200-QL.N1, xã Mỹ Phú-H.Giang Thành.
- Đoạn QL.80 – Hậu Giang: Quy hoạch đến năm 2025 đạt quy mô tối thiểu đường cấp III-ĐB; giai đoạn 2026 – 2030 duy trì khả năng khai thác.
- Đoạn QL.80 – N1: Quy hoạch đến năm 2030 đạt quy mô đường cấp III-ĐB. ĐT.963B (Bến Nhứt – Giồng Riềng – Thạnh Phước): Dài 29,2 km (cộng thêm 1,4km tuyến tránh Giồng Riềng), điểm đầu km 78+688-QL.61, xã Long Thạnh – H.Giồng Riềng; điểm cuối xã Thạnh Phước-H.Giồng Riềng (giáp Tp.Cần Thơ). Quy hoạch đến năm 2025 duy trì khả năng khai thác; giai đoạn 2026 – 2030 đạt quy mô tối thiểu đường cấp III-ĐB.
ĐT.963C (Định An-Vĩnh Phú-Vĩnh Thạnh): Dài 15,5 km, điểm đầu km 64+377 QL.61, xã Định An-H.Gò Quao; điểm cuối giao ĐT.963B, xã Vĩnh Thạnh-H.Giồng Riềng. Quy hoạch đến năm 2025 duy trì khả năng khai thác, duy tu, bảo trì đạt quy mô đường cấp V-ĐB; giai đoạn 2026 – 2030 đạt quy mô tối thiểu đường cấp IV-ĐB.
ĐT. 963D (Giồng Riềng-Gò Quao): dài 33,0km, điểm đầu tại Ranh Hòa Lợi-Cần Thơ, điểm cuối tại QL.61 (xã Định An). Quy hoạch đến năm 2025 đạt quy mô đường cấp IV-ĐB; giai đoạn 2026 – 2030 đạt quy mô đường cấp III-ĐB;
ĐT.964 (Kênh Chống Mỹ): Dài 45,0 km, điểm đầu xã Tây Yên-H.An Biên; điểm cuối xã Vân Khánh Tây-H.An Minh (giáp tỉnh Cà Mau). Quy hoạch đến năm 2025 duy trì khả năng khai thác 33km hiện trạng, duy tu, bảo trì đạt quy mô đường cấp V-ĐB và mở mới thêm 12km còn lại; giai đoạn 2026 – 2030 đạt quy mô tối thiểu đường cấp IV-ĐB.
ĐT.965 (Đê bao U Minh Thượng và đường vào hồ Hoa Mai): Dài 78,4 km (bao gồm 68km hiện trạng và 10,4km nâng cấp từ ĐH. Minh Thuận), điểm đầu km 37+294 QL.63, xã Thạnh Yên-H.U Minh Thượng; điểm cuối Huyện Vĩnh Thuận. Quy hoạch đến năm 2025 duy trì khả năng khai thác, duy tu, bảo trì đạt quy mô đường cấp V-ĐB toàn tuyến; giai đoạn 2026 – 2030 đạt quy mô tối thiểu đường cấp III-ĐB.
ĐT.965B (An Minh Bắc-Thứ 11-Vân Khánh): Dài 22,0 km, điểm đầu giao ĐT.965 (huyện U Minh Thượng); điểm cuối giao ĐT.964 (huyện An Minh). Quy hoạch đến năm 2025 duy trì khả năng khai thác, duy tu, bảo trì đạt quy mô đường cấp V-ĐB toàn tuyến; giai đoạn 2026 – 2030 đạt quy mô tối thiểu đường cấp IV-ĐB.
ĐT.966 (Thứ 2-Công Sự): Dài 28,0 km, điểm đầu km 12+500 QL.63, thị trấn Thứ 3-H.An Biên; điểm cuối km 37+897 QL.63, xã Thạnh Yên-H.U Minh Thượng. Đoạn tuyến hiện trạng: Quy hoạch đến năm 2025 duy trì khả năng khai thác, duy tu, bảo trì đạt quy mô đường cấp V-ĐB toàn tuyến; giai đoạn 2026 – 2030 đạt quy mô tối thiểu đường cấp IV-ĐB. Kéo dài đường vào cầu Thứ Ba (giao QL.63) ra đường ven biển. Quy hoạch đến năm 2025 đạt quy mô đường cấp IV-ĐB.
ĐT.967 (Thứ Bảy-Cán Gáo): Dài 28,5 km, điểm đầu km 21+950 QL.63, xã Đông Thái-H.An Biên; điểm cuối xã Đông Hưng B-H.An Minh (Đường Hành lang ven biển Phía Nam, giáp tỉnh Cà Mau). Quy hoạch đến năm 2025 duy trì khả năng khai thác, duy tu, bảo trì đạt quy mô đường cấp IV-ĐB toàn tuyến; giai đoạn 2026 – 2030 đạt quy mô tối thiểu đường cấp III-ĐB.
ĐT.968 (Chín Rưỡi-Xẻo Nhàu): Dài 13 km, điểm đầu đường Hành lang ven biển phía Nam (km 70+068), xã Đông Thạnh-H.An Minh; điểm cuối cảng Xẻo Nhàu-H.An Minh. Kéo dài tuyến ĐT.968 (Chín Rưỡi – Xẻo Nhàu) từ đường Hành lang ven biển phía Nam đến ĐT.965 (Đê bao ngoài U Minh Thượng). Quy hoạch đến năm 2025 duy trì khả năng khai thác, duy tu, bảo trì đạt quy mô đường cấp IV-ĐB đoạn từ đường Hành lang ven biển – Cảng Xẻo Nhàu; nâng cấp, mở rộng đoạn từ đường Hành lang ven biển phía Nam đến ĐT.965 đạt quy mô đường cấp V; giai đoạn 2026 – 2030 đạt quy mô tối thiểu đường cấp III-ĐB.
ĐT.969 (Nam Thái Sơn-Tri Tôn-Hòn Me): Tuyến dài 27,2 km điểm đầu kinh ranh giáp tỉnh An Giang – điểm cuối ĐT.969B (xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất). Theo Quyết định 1454/QĐ-TTg ngày 1 tháng 9 năm 2021 tuyến sẽ được nâng cấp thành QL.80C, Quy mô đường cấp III, 2-4 làn xe. Quy hoạch đến năm 2025 duy trì khả năng khai thác, duy tu, bảo trì đường hiện hữu; giai đoạn 2026 – 2030 quy hoạch đạt quy mô tối thiểu đường cấp III- ĐB.
ĐT.969B (Gàn Gừa-Thổ Sơn-Lình Huỳnh): Tuyến dài 28,1 km, điểm đầu cầu Kiên Bình (km 140+686 QL.80, huyện Hòn Đất), điểm cuối cầu Lình Huỳnh (km 151+031 QL.80). Quy hoạch đến năm 2025 duy trì khả năng khai thác, duy tu, bảo trì; giai đoạn 2026 – 2030 đạt quy mô tối thiểu đường cấp IV-ĐB, đoạn từ QL.80 đến cảng Lình Huỳnh nâng cấp đạt cấp III-ĐB.
ĐT.970 (Kênh Tám Ngàn): Tuyến dài 12,3 km điểm đầu km 162+804 QL.80, xã Bình Sơn-H.Hòn Đất; điểm cuối xã Bình Sơn-H.Hòn Đất (giáp tỉnh An Giang). Theo QĐ 1454/QĐ-TTg ngày 1 tháng 9 năm 2021 tuyến sẽ được nâng cấp thành QL.N2, Quy mô đường cấp III, 2-4 làn xe. Quy hoạch đến năm 2025 duy trì khả năng khai thác, duy tu, bảo trì đạt quy mô đường cấp IV-ĐB toàn tuyến; kéo dài 6,5km từ QL.80 ra đường ven biển Hòn Đất – Kiên Lương; giai đoạn 2026 – 2030 đạt quy mô tối thiểu đường cấp III-ĐB theo quy hoạch quốc
lộ;
ĐT.970B (Cửa khẩu Quốc gia Giang Thành): Dài 5,64 km, điểm đầu Quốc lộ N1, trung tâm huyện Giang Thành; điểm cuối cửa khẩu quốc gia Giang Thành (giáp Campuchia). Quy hoạch đến năm 2025 duy trì khả năng khai thác, duy tu, bảo trì; giai đoạn 2026 – 2030 đạt quy mô tối thiểu đường cấp III-ĐB.
ĐT.971 (đường tỉnh 11): Dài 32km, hướng tuyến có điểm đầu km 188+800 QL.80, thị trấn Kiên Lương – ngã ba Hòn Trẹm, xã Bình Trị – Ngã ba Bình An, xã Bình An:
- Đoạn 1: Quy hoạch đến năm 2025 duy trì khả năng khai thác, duy tu, bảo trì; giai đoạn 2026 – 2030 đạt quy mô tối thiểu đường cấp II-ĐB.
- Đoạn 2: Quy hoạch đến năm 2025 đạt quy mô tối thiểu đường cấp III-ĐB; giai đoạn 2026 – 2030 duy trì khả năng khai thác, duy tu, bảo trì.
- Đoạn 3: xã Bình Trị – Ngã ba Bình An (giao với đoạn 1), Quy hoạch đến năm 2025 đạt quy mô tối thiểu đường cấp III-ĐB; giai đoạn 2026 – 2030 duy trì khả năng khai thác, duy tu, bảo trì.
ĐT.972 (đường tỉnh 28): Dài 9,5 km, điểm đầu km 209+997 QL.80, phường Pháo Đài-TX.Hà Tiên; điểm cuối km 213+180 QL.80, xã Mỹ Đức-TX.Hà Tiên. Quy hoạch đến năm 2025 đạt quy mô tối thiểu đường cấp III-ĐB; giai đoạn 2026 – 2030 duy trì khả năng khai thác, duy tu, bảo trì.
Các tuyến đường tỉnh trên địa bàn TP. Phú Quốc (gồm ĐT.973, ĐT.974, ĐT.975, ĐT.975B, ĐT.975C): đề xuất chuyển giao về đường đô thị do thành phố quản lý và định hướng phát triển theo QH đô thị của thành phố Phú Quốc.
Định hướng đến năm 2050: nâng cấp toàn bộ đường tỉnh đạt tối thiểu cấp II-ĐB.
b) Các tuyến dự kiến mở mới
Giai đoạn 2021-2030:
ĐT.DK.01 (U Minh Thượng-Vĩnh Thuận): dài 27,8km, điểm đầu tại ĐT.966 (cầu Xẻo Cạn), điểm cuối tại TT.Vĩnh Thuận. Quy hoạch đến năm 2025 đạt quy mô đường cấp IV-ĐB; giai đoạn 2026 – 2030 duy trì khả năng khai thác tuyến, duy tu, bảo trì.
ĐT.DK.02 (Châu Thành-Giồng Riềng): dài 20,1km, điểm đầu tại QL.80 (H.Châu Thành), điểm cuối tại ĐT.963B (H.Giồng Riềng). Quy hoạch đến năm 2025 đạt quy mô đường cấp IV-ĐB; giai đoạn 2026 – 2030 duy trì khả năng khai thác tuyến, duy tu, bảo trì.
ĐT.DK.03 (U Minh Thượng-Gò Quao-Giồng Riềng): dài 58,6km, điểm đầu tại ĐT.965 (H.U Minh Thượng), điểm cuối tại QL.91D (giáp ranh thành phố Cần Thơ). Quy hoạch đến năm 2025 đạt quy mô đường cấp IV-ĐB; giai đoạn 2026 – 2030 nâng cấp đạt
quy mô cấp III-ĐB.
ĐT.DK.04 (Sóc Sơn-Mỹ Hiệp Sơn): dài 22,5km, điểm đầu tại Đường bộ Ven Biển (TT.Sóc Sơn), điểm cuối tại ĐT.947 tỉnh An Giang. Quy hoạch đến năm 2025 đạt quy mô đường cấp IV-ĐB; đến năm 2030 nâng cấp đạt cấp III-ĐB.
ĐT.DK05 (Đường Ven Sông cái lớn): Nâng đường ven Sông Cái Lớn tổng chiều dài 59,8km, Điểm đầu đường Hành lang ven biển phía Nam (huyện An Biên), điểm cuối QL.63 (huyện Vĩnh Thuận) thành đường tỉnh. Trong đó giai đoạn 2021-2025 hoàn thành đoạn An Biên – U Minh Thượng, tiếp tục đầu tư đoạn U Minh Thượng – Vĩnh Thuận đạt quy mô đường cấp V-ĐB; giai đoạn 2026-2030 quy hoạch đạt tối thiểu đường cấp III-ĐB.
ĐT.DK06 (Đường T3): nâng cấp từ đường huyện T3, dài 27,0km từ QL.80 (Huyện Kiên Lương) đến QL.N1 (Huyện Giang Thành), giai đoạn 2026-2030 quy hoạch đạt tối thiểu đường cấp III-ĐB.
ĐT.DK07 (ranh Rạch Giá – Hòn Đất): tuyến mở mới, dài 20,8km, điểm đầu giáp Đường bộ ven biển (Rạch Giá), điểm cuối giáp ĐH.Kiên Hảo (H.Hòn Đất), lộ trình đi cập kênh Năm Liêu và kênh Ranh, giai đoạn 2026-2030 quy hoạch đạt tối thiểu đường cấp III- ĐB.
ĐT.DK08: tuyến nâng cấp từ ĐH.Nam Thái A, dài 12,8km, điểm đầu giáp Đường Hành lang ven biển (tại Thứ Bảy Ngã Bát), điểm cuối giáp Đường bộ ven biển, giai đoạn 2026-2030 quy hoạch đạt tối thiểu đường cấp III-ĐB.
Định hướng đến năm 2050: nâng cấp toàn bộ đường tỉnh đạt tối thiểu cấp II-ĐB.
Giao thông đường thủy nội địa
Hành lang vận tải đường thủy
1/. Hành lang vận tải thủy Hồ Chí Minh – An Giang – Kiên Lương: Khối lượng vận tải (55,2 ÷ 58,5) triệu tấn/năm, tổng công suất cảng bến (82 ÷ 87) triệu tấn. Phục vụ hàng hóa các tỉnh: TP Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Lương. Các tuyến
đi qua địa phận tỉnh Kiên Giang gồm:
- Tuyến Sài Gòn – Hà Tiên (qua kênh Tháp Mười số 2)
- Tuyến Sài Gòn – Kiên Lương (qua kênh Lấp Vò)
- Tuyến Mộc Hóa – Hà Tiên
2/. Hành lang vận tải thủy Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Cà Mau: Khối lượng vận tải (99 ÷ 105) triệu tấn/năm, tổng công suất cảng bến (148 ÷ 157) triệu tấn. Phục vụ hàng hóa các tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh; Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Qua địa phận tỉnh Kiên Giang gồm các tuyến:
- Tuyến Sài Gòn – Cà Mau (qua kênh Xà No): Đoạn từ ngã ba rạch Cần Thơ – sông Hậu đến Cà Mau);
- Tuyến Rạch Giá – Cà Mau;
- Tuyến qua cửa Rạch Giá.
3/. Hành lang vận tải thủy kết nối với Campuchia (tuyến sông Mê Kông): Khối lượng vận tải (12,7 – 15,3) triệu tấn/năm, tổng công suất cảng bến (19 ÷ 22) triệu tấn. Phục vụ hàng hóa các tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang. Bao gồm các tuyến cửa Định An – Biên giới Campuchia; Cửa Tiểu – biên giới Campuchia; sông Cổ Chiên; sông Hàm Luông và các tuyến kết nối khác…
– Tuyến sông Tiền (cửa Tiểu – Biên giới Campuchia): Là tuyến chính cho tàu biển vào các cảng thuộc lưu vực sông Tiền và quá cảnh đến cảng PhNom Penh của Campuchia. Đoạn qua địa bàn tỉnh duy trì tuyến đạt cấp ĐB kỹ thuật đường thủy nội địa, đảm bảo cho tàu 5.000 DWT hoạt động.
– Tuyến sông Hậu (cửa Định An – Biên giới Campuchia): Tuyến chính cho tàu biển ra vào ĐBSCL. Phạm vi hấp dẫn trực tiếp là các tỉnh thuộc tiểu vùng Tây sông Hậu và giữa sông Tiền với sông Hậu; là một trong hai tuyến chính cho tàu biển quá cảnh đi đến cảng
PhNôngPênh của Campuchia.
4/. Hành lang vận tải thủy ven biển Bắc – Nam từ Quảng Ninh đến Kiên Giang: Phục vụ hàng hóa các tỉnh ven biển và các tỉnh có kết nối vận tải sông biển. Khối lượng vận tải (62,5 – 70) triệu tấn/năm.
Quy hoạch hệ thống đường thủy
Quy hoạch các tuyến trục
– Tuyến trục số 1-2-3: Ba tuyến trục VTT liên tỉnh từ Sài Gòn đi về ĐBSCL
- Tuyến 1: Sài Gòn – Hà Tiên (qua kênh Tháp Mười số 2)
- Tuyến 2: Sài Gòn – Kiên Lương (qua kênh Lấp Vò Sa Đéc)
- Tuyến 3: Sài Gòn – Cà Mau (qua kênh Xà No)
- Tuyến 4: Rạch Giá – Cà Mau
- Tuyến 5: Mộc Hóa – Hà Tiên
- Tuyến 6: Tuyến qua cửa Rạch Giá – Sông Cái Lớn
Quy hoạch các tuyến nhánh
- Tuyến Rạch Giá – Tắc Cậu – Cần Thơ (Tuyến nhánh số 1)
- Tuyến nhánh Rạch Giá – Tiểu Dừa – Cà Mau (Tuyến nhánh số 2)
- Tuyến nhánh Thứ Bảy – Vĩnh Thuận – Phước Long (Tuyến nhánh số 3)
- Tuyến nhánh Rạch Giá – Giồng Riềng – Hoà Hưng – Vị Thanh (Tuyến nhánh số 4)
- Tuyến nhánh Rạch Giá – Long Xuyên (Tuyến nhánh số 5)
Quy hoạch các tuyến phụ trợ kết nối:
- Tuyến kênh Xẻo Nhàu
- Tuyến kênh Lung Lớn 2
- Tuyến kênh Giồng Riềng – Bến Nhứt
Phát triển vận tải sông pha biển, vận tải ven biển kết nối với vận tải thủy nội địa của tỉnh và khu vực.
Giai đoạn 2021-2030: Cải tạo, chỉnh trị luồng cửa sông đảm bảo có độ sâu chạy tàu tương đồng với cấp kỹ thuật của luồng tàu trong sông, tiến tới xây dựng hệ thống luồng cửa sông đáp ứng nhu cầu vận tải ven biển.
– Cửa Hà Tiên – Sông Giang Thành: thuộc tuyến luồng vận tải thủy quốc gia Mộc Hóa – Hà Tiên (quy hoạch cấp III –ĐTNĐ). Nạo vét cửa Cửa Hà Tiên có chiều sâu tối thiểu đạt 2,8m cho tàu pha sông biển từ 500-1.000DWT.
– Cửa Rạch Giá – Sông Cái Lớn: Nạo vét cửa cửa sông đảm bảo có độ sâu chay tàu tương đồng cấp kỹ thuật Sông Cái Lớn (cấp II-ĐTNĐ), có chiều sâu tối thiểu đạt 3,5m cho tàu pha sông biển từ 1.000-2.000DWT.
– Cửa Xẻo Nhàu – Sông Xẻo Nhàu: Nạo vét cửa cửa sông đảm bảo có độ sâu chay tàu tương đồng cấp kỹ thuật kênh Xẻo Nhào (quy hoạch cấp III-ĐTNĐ), có chiều sâu tối thiểu đạt 2,8m cho tàu pha sông biển từ 500-1.000DWT.
Định hướng đến năm 2050: Tiêp tục thông luồng, nạo vét các tuyến trên, đảm bảo nhu cầu vận tải sông pha biển, vận tải ven biển kết nối với vận tải thủy nội địa và khu vực.
Cảng biển
Quy hoạch hệ thống cảng biển: Được cập nhật theo Quyết định 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cảng biển Kiên Giang là cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của địa phương (loại III). Bao gồm khu bến Rạch Giá, Hòn Chông, Bình Trị – Kiên Lương, Bãi Nò – Hà Tiên, Phú Quốc, quần đảo Nam Du, Thổ Châu. Nhu cầu hàng hóa thông qua năm 2030 khoảng 8,3 đến 15,0 triệu tấn/năm (không kể đến hàng hóa qua cảng chuyên dùng Mũi Đất Đỏ). Quy hoạch các khu bến chính như sau:
Quy hoạch cảng hàng không, sân bay
Theo quy hoạch thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Hiện đang trình Hội đồng thẩm định, Tờ trình số 4196/TTr-BGTVT ngày 13 tháng 5 năm 2021 của Bộ Giao thông vận tải), Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có 02 sân bay (Rạch Giá và Phú Quốc).
Sân bay Rạch Giá
Theo quy hoạch thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Hiện đang trình Hội đồng thẩm định, Tờ trình số 4196/TTr-BGTVT ngày 13 tháng 5 năm 2021 của Bộ Giao thông vận tải), Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có 02 sân bay (Rạch Giá và Phú Quốc).
Quy hoạch tiêu chuẩn cấp 3C, diện tích đất dự kiến 200 ha; công suất thiết kế đến năm 2030 đạt 0,5 triệu hành khách/năm, đến năm 2050 đạt 1,0 triệu hành khách/năm.
Đề xuất di dời sân bay Rạch Gia ra khu vực lấn biển
Sân bay Rạch Giá hiện hữu có một số hạn chế như: vị trí nằm trong khu vực dân cư đông đúc, khó nâng cấp mở rộng, hiện tại chỉ tiếp nhận được các dòng máy bay ATR 72, FK 70 và các loại tàu bay có tải trọng khai thác tương đương trở xuống.
Do đó, để đáp ứng nhu cầu đi lại đường hàng không, tương lai cần thiết phải di dời sân bay sang vị trí mới đáp ứng được nhu cầu nâng cấp, mở rộng và đảm bảo khoảng cách khu vực trung tâm thành phố theo quy định.
Đồng thời, đề xuất Ủy ban nhân dân Tỉnh kiến nghị Bộ Giao thông vận tải bổ sung vào quy hoạch hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Vị trí đề xuất: tại khu lấn biển Rạch Giá theo quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030.
- Quy mô: tiếp nhận được các loại máy bay Airbus 320 trở lên.
- Giai đoạn quy hoạch: sau năm 2030
Sân bay Phú Quốc
– Quy hoạch đến năm 2030 đạt tiêu chuẩn cấp 4E, diện tích đất dự kiến 905,31 ha, 01 đường băng, công suất thiết kế đạt 10,0 triệu hành khách/năm.
– Quy hoạch đến năm 2050 đạt tiêu chuẩn cấp 4E, diện tích đất dự kiến 915,56 ha, 02 đường băng, công suất thiết kế đạt 18,0 triệu hành khách/năm.
Định hướng phát triển mới
Để thúc đẩy phát triển kinh tế biển, phát triển ngành du lịch của tỉnh, tư vấn đề xuất định hướng đến năm 2050 phát triển mới 03 sân bay thủy phi cơ tại 03 đô thị của tỉnh là thành phố Rạch Giá, Hà Tiên và Phú Quốc.
a. Sân bay thủy phi cơ Rạch Giá
– Vị trí đề xuất: tại khu lấn biển Tây Bắc Rạch Giá.
– Chức năng: phục vục công tác du lịch, vận tải, nông nghiệp (phun thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, quan sát lâm nghiệp trong việc trồng rừng), y tế – cứu hộ và các lĩnh vực khác (nghiên cứu đo đạt bản đồ, thông tin địa lý).
b. Sân bay thủy phi cơ Hà Tiên
– Vị trí đề xuất: tại khu lấn biển theo quy hoạch chung thành phố Hà Tiên đến năm 2040.
– Chức năng: phục vục công tác du lịch, vận tải, nông nghiệp (phun thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, quan sát lâm nghiệp trong việc trồng rừng), y tế – cứu hộ và các lĩnh vực khác (nghiên cứu đo đạt bản đồ, thông tin địa lý).
c. Sân bay thủy phi cơ Phú Quốc
– Vị trí đề xuất: tại khu vực Cầu cảng Quốc tế Phú Quốc
– Chức năng: phục vục công tác du lịch, vận tải, nông nghiệp (quan sát lâm nghiệp trong việc trồng rừng), y tế – cứu hộ và các lĩnh vực khác (nghiên cứu đo đạt bản đồ, thông tin địa lý).
Bản đồ QHGT Kiên Giang 2030 (3 MB)
Tổng hợp bởi Duan24h.net
(Quy hoạch giao thông tỉnh Kiên Giang : Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc, An Biên, An Minh, Châu Thành, Giang Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Hải, Kiên Lương, Tân Hiệp, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận.)
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)