Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 bao gồm TP Cà Mau, Cái Nước, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh.

Hiện trạng công nghiệp tỉnh Cà Mau

Khu kinh tế

(a). Quy mô, vị trí:

Khu kinh tế Năm Căn nằm dọc theo hành lang trục quốc lộ 1, thuộc địa bàn huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, bao gồm thị trấn Năm Căn, xã Hàm Rồng, xã Hàng Vịnh và ấp Ông Do của xã Đất Mới. Diện tích tự nhiên là 10.801,95 ha, dân số hiện trạng (2020) là 35.500 người.

Có ranh giới địa lý:

  • Phía Bắc giáp huyện Cái Nước, huyện Phú Tân và huyện Đầm Dơi (bờ Nam sông Bảy Háp);
  • Phía Nam giáp huyện Ngọc Hiển (bờ Bắc sông Cửa Lớn);
  • Phía Đông giáp xã Hiệp Tùng huyện Năm Căn;
  • Phía Tây giáp phần còn lại của xã Đất Mới và xã Lâm Hải, huyện Năm Căn.

(b). Tính chất khu kinh tế:

– Là Khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, gồm Công nghiệp – thương mại – dịch vụ – Nông nghiệp kỹ thuật cao, du lịch sinh thái và các trung tâm tiếp vận (Logistics) của tỉnh Cà Mau và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Trong đó, xác định tiềm năng chính là ngành thủy sản công nghệ cao. Từ đó xác định động lực chính cho sự phát triển của Khu kinh tế là Khu nông nghiệp công nghệ cao chuyên về thủy sản, cùng với các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch và dịch vụ cảng biển …

– Là đầu mối giao thương, vận tải hàng hải quốc gia và quốc tế của Cà Mau, Đồng bằng Sông Cửu Long thông qua cảng biển Hòn Khoai và cảng Năm Căn dọc theo sông Cửa Lớn và Khu Logistics dọc theo sông Cửa Lớn.

– Là vùng phụ trợ để phát triển đô thị Năm Căn và là điểm trung chuyển kết nối Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 09:36 AM, 27/04/2024)


– Là Khu kinh tế biển đảo, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh của Quốc gia.

(c). Công tác triển khai thực hiện đầu tư hạ tầng:

Đến năm 2020, Khu kinh tế Năm Căn mới được đầu tư 03 dự án từ nguồn vốn hỗ trợ ngân sách Trung ương và địa phương, từ năm 2015 đến nay, bao gồm:

– Đầu tư xây dựng đường trục chính Khu kinh tế Năm Căn, giai đoạn 1 (tuyến bên phải), với chiều dài 4,5km, chiều rộng: 12m, công trình (đã đưa vào sử dụng tháng 10/2019).

– Đầu tư xây dựng đường giao thông trục chính Bắc – Nam (giai đoạn 1) với chiều dài 4,2km, chiều rộng: 9m, công trình (đã đưa vào sử dụng tháng 06/2021).

– Đầu tư xây dựng cầu qua sông Cái Nai với tổng chiều dài là 1.065,4m (chiều dài cầu chính là 429,1m, chiều rộng là 9m), công trình (đã đưa vào sử dụng năm 2021).

– Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư KKT Năm Căn với quy mô 26,74 ha: đã giải phóng mặt bằng với diện tích 27,582 ha và đầu tư hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 với diện tích 9,6 ha.

Khu công nghiệp

Khu công nghiệp Khánh An (huyện U Minh)

Được thành lập từ năm 2007 và được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phân khu, tỷ lệ 1/2.000 tại Quyết định số 1307/QĐ-UBND ngày 08/9/2015 và Quyết định số 1001/QĐ-UBND ngày 22/6/2018 (điều chỉnh cục bộ), có vị trí tiếp giáp với Khu khí – điện – đạm Cà Mau với diện tích hơn 235,86 ha (trong đó diện tích đất công nghiệp là 147,86 ha).

Khu công nghiệp (KCN) Khánh An tập trung thu hút các ngành nghề chính như: Cảng dịch vụ, chế biến nông sản, chế biến thủy hải sản, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và phân bón; công nghiệp điện tử, dệt may, sản xuất hàng hóa tiêu dùng; công nghiệp chế biến các sản phẩm từ lâm nghiệp; công nghiệp hóa lỏng khí tự nhiên, công nghiệp sau khí; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất bao bì, túi PA, túi PE; hạt nhựa tái, sinh điện sinh khối, điện khí, CO2 thực phẩm, khí công nghiệp.

Công tác thu hút đầu tư vào KCN Khánh An đã đạt một số kết quả, nhiều dự án quy mô lớn đăng ký đi vào hoạt động: Nhà máy xử lý Khí, Chiết nạp gas, Nhà máy bao bì, các dự án của Công ty Cổ phần Freeland, Tập đoàn C.P (Thái Lan), chuỗi 06 dự án thủy sản với quy mô lớn của Tập đoàn thủy sản Minh Phú đang triển khai theo tiến độ đăng ký.

Từ đầu năm 2021, đã cấp phép đầu tư cho 07 dự án vào KCN Khánh An, lũy kế đến nay KCN Khánh An có 26 dự án được cấp còn hiệu lực, vốn đăng ký 17.990 tỷ đồng. Thực trạng kết cấu hạ tầng: Các hạng mục đã đầu tư: các tuyến đường giao thông N1, Trồng cây xanh tuyến đường giao thông N1, hệ thống chiếu sáng đường dây trung thế 3 pha đường N1, hệ thống thoát nước mưa, đường trục chính D6 và hệ thống chiếu sáng đường, hàng rào, cổng chào Khu công nghiệp Khánh An.

Khu công nghiệp Hòa Trung (huyện Cái Nước)

Được thành lập từ năm 2009 và đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng, tỷ lệ 1/2000 tại Quyết định số 2135/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 và Quyết định số 711/QĐ- UBND ngày 25/4/2019 (điều chỉnh cục bộ)59.

Diện tích 326 ha (trong đó đất công nghiệp là 197,6 ha); Là khu công nghiệp tập trung với định hướng tập trung thu hút các ngành nghề hoạt động chính: Công nghiệp chế biến thủy sản, dịch vụ và các ngành nghề phục vụ nuôi trồng và khai thác thủy hải sản.

– Thực trạng kết cấu hạ tầng: Hạ tầng chưa được đầu tư, chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đang triển khai bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch giai đoạn I: 100 ha.

Khu công nghiệp, lũy kế đến nay đã thu hút được có 11 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký 1.182 tỷ đồng diện tích thuê đất của các doanh nghiệp đạt tỷ lệ lấp đầy 14,27% diện tích đất công nghiệp (28,2 ha/197,6 ha). Các ngành, sản phẩm chủ yếu hiện có trong khu công nghiệp là: Chế biến thủy sản (08 dự án); sản xuất Chitin (02 dự án), sản xuất nước đá (01 dự án).

Khu công nghiệp Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời)

– KCN Sông Đốc phía Bắc: Quy mô 45,5 ha (chưa thành lập). Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Sông Đốc phía Bắc, quy mô 45,45ha, tỷ lệ 1/500 được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2079/QĐ- UBND ngày 06/12/2016 (diện tích đất công nghiệp là 30,9 ha).

Hiện trạng diện tích các doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng trong khu vực Đồ án được duyệt là khoảng 12,5ha. Thực hiện Thông báo số 165/TB-VP ngày 27/02/2019 của Văn phòng UBND tỉnh ý kiến kết luận của Thường trực UBND tỉnh yêu cầu giữ nguyên hiện trạng đối với Khu công nghiệp Sông Đốc phía Bắc (khoảng 12,5ha) và giao Ban Quản lý Khu kinh tế, UBND huyện Trần Văn Thời tăng cường quản lý sử dụng khu đất, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.

– KCN Sông Đốc phía Nam: Quy mô 100 ha. Đồ án Quy hoạch phân khu Khu công nghiệp Sông Đốc phía Nam, quy mô 100ha, tỷ lệ 1/2000 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2106/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 (diện tích đất công nghiệp là 62,28 ha). Ngày 06/04/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 549/QĐ-TTg Chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Sông Đốc phía Nam và được UBND tỉnh thành lập tại Quyết định số 1070/QĐ-UBND ngày 04/6/2021.

– Thực trạng kết cấu hạ tầng: Hạ tầng chưa được đầu tư, chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đang triển khai bồi thường, giải phóng mặt bằng 100 ha. Chủ yếu thu hút đầu tư các ngành: Chế biến thủy, hải sản; chế biến nông, lâm sản; đóng mới và sửa chữa tàu thuyền; sản xuất thức ăn chăn nuôi (gia súc, gia cầm, thủy sản); sản xuất đồ gia dụng, mỹ nghệ…

Cụm công nghiệp

Theo Quy hoạch phát triển Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011-2020, trong đó mục tiêu đến 2020 thành lập 14 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 545 ha.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện và đầu tư phát triển, đã có một số thay đổi so với định hướng quy hoạch ban đầu. Trên cơ sở rà soát quy hoạch phát triển, đến nay tình hình hiện trạng và hoạt động các CCN trên địa bàn tỉnh có một số thay đổi như sau:

– 01/14 CCN đã chuyển đổi thành khu dân cư và khu thương mại (CCN Phường 1-Tp Cà Mau, diện tích 35 ha).

– Điều chỉnh tăng/giảm diện tích 04/14 CCN so với diện tích quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số 1662/QĐ-UBND ngày 28/11/2011, cụ thể:

  • CCN thị trấn Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển) từ 40 ha giảm còn 34,33 ha.
  • CCN Phú Tân (huyện Phú Tân) từ 35 ha giảm còn giảm còn 21,66 ha.

Hai CCN này đã được UBND tỉnh điều chỉnh ra khỏi quy hoạch phát triển CNTTCN trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2020 tại Quyết định số 2087/QĐ-UBND ngày 21/12/2017. Với lý do, 02 CCN đã hình thành trước khi Quy chế quản lý CCN ban hành theo Quyết định 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

  • CCN Hòa Thành (Tp Cà Mau) từ 50 ha giảm còn 29,15 ha.
  • CCN Tân Thuận (Đầm Dơi) từ 35 ha tăng lên 50 ha, được chủ tịch UBND phê duyệt tại Quyết định số 2548/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp Tân Thuận xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, tỷ lệ 1/500.

– 02 CCN được bổ sung vào quy hoạch của tỉnh:

  • CCN xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời được UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt tại Quyết định số 1963/QĐ-UBND ngày 14/11/2016 với tổng diện tích 54,06 ha.
  • CCN xã Lâm Hải, huyện Năm Căn được UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt tại Quyết định số 1964/QĐ-UBND ngày 14/11/2016 với tổng diện tích 35,06 ha.

Như vậy, đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh còn lại 13 CCN với tổng diện tích 663,27 ha. Trong đó: 12 CCN đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, 01 cụm công nghiệp được Chủ tịch UBND thành phố Cà Mau phê duyệt quy hoạch phân khu.

Quy hoạch công nghiệp tỉnh Cà Mau

Khu kinh tế Năm Căn

a) Định hướng

Xây dựng và phát triển KKT Năm Căn theo hướng phát triển tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực; là trung tâm phát triển ngành kinh tế thuỷ sản trong khu vực và cả nước, xây dựng hệ thống logistics hướng ra biển, đưa cảng Năm Căn đi vào hoạt động, từng bước tạo tiền đề kết nối giữa cảng Năm Căn với Cảng Hòn Khoai, góp phần khai thác, phát huy thế mạnh kinh tế biển của vùng biển Tây Nam Bộ; là trung tâm công nghiệp, thương mại – dịch vụ và nuôi trồng, chế biến thủy sản của cả nước.

Xây dựng KKT Năm Căn phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia và chiến lược phát triển của tỉnh Cà Mau, đặc biệt về kinh tế biển. Trong đó, KKT Năm Căn sẽ là hạt nhân của Thị xã Năm Căn, đô thị loại III vào năm 2025.

Xây dựng Khu kinh tế biển đảo, đảm bảo an ninh – quốc phòng. Hình thành một Khu kinh tế có phân khu chức năng hợp lý, có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội đồng bộ, hiện đại; không gian kiến trúc cảnh quan, đô thị văn minh, hiện đại, môi trường bền vững và sử dụng đất đai hiệu quả, khai thác tốt địa hình sông nước nhưng vẫn đảm bảo cân bằng sinh thái, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng đến tăng trưởng xanh.

b) Phương án tổ chức không gian phát triển

Phát triển không gian Khu kinh tế về phía đông và phía tây, gắn kết với tuyến cao tốc Cà Mau – Đất Mũi. Về phía đông, khai thác lợi thế về điều kiên tự nhiên để quy hoạch Khu nông nghiệp công nghệ cao về thuỷ sản và khu công nghiệp chế biến.

Dọc sông Cửa Lớn cho các chức năng cảng và dịch vụ logistics, kho hàng, bến bãi… Về hướng tây, khai thác vùng đất sông nước, kênh rạch xã Đất Mới cho chức năng du lịch sinh thái.

Tổ chức các khu chức năng trong Khu kinh tế đến năm 2050: Việc bố trí không gian các khu chức năng trong khu kinh tế phải đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn, kỹ thuật về an toán xây dựng, an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động và đảm bảo công tác bảo vệ môi trường và quốc phòng an ninh.

Về phát triển không gian các khu công nghiệp, kho tàng: Chuyển đổi thành mô hình khu công nghiệp mở. Chức năng bao gồm khu công nghiệp đóng tàu; khu công nghiệp hậu cần cảng (logistic); khu công nghiêp năng lượng; khu công nghiệp gia công, lắp ráp hàng hóa; khu công nghiêp sản xuất vật liệu xây dựng, vât liệu mới; khu công nghiệp phụ trợ phục vụ nghề biển; khu chế xuất – đào tạo – nghiên cứu – trường học – bệnh viện; khu kho cảng; khu dịch vụ phục vụ công nghiệp va cây xanh tập trung, cảng biển.

Về không gian phát triển cảng và các khu dịch vụ logistics: Xây dựng hoàn thiện các bến cảng chuyên dụng và bến cảng tổng hợp dọc sông Cửa Lớn, gắn với phát triển Trung tâm logictics, kết nối với Cảng biển Hòn Khoai.

Về không gian phát triển du lịch – không gian xanh: Phát triển Khu du lịch sinh thái và Dịch vụ du lịch Năm Căn tại xã Đất Mới, Khu du lịch di tích Bia ấn loát đặc biệt Nam Bộ tại đô thị Hàm Rồng.

Về không gian phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về thủy sản: Tại khu vực xã Hàng Vịnh, Hàm Rồng phía đông khu kinh tế, xây dựng một Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển về thủy sản hiện đại mang tầm thương hiệu quốc gia Việt Nam, từng bước hình thành khu nông nghiệp thủy sản đặc trưng của Việt Nam đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

Góp phần đưa Việt Nam trở thành mắc xích quan trọng trong chuỗi giá trị của thế giới về ngành thủy sản từ sản xuất, nuôi trồng, chế biến, cung ứng, tiêu thụ hàng hóa. Bên cạnh các chức năng quản lý, nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ, sản xuất, kho tàng, xem xét hình thành các Trung tâm dịch vụ hậu cần quy mô quốc tế về thủy sản (Trung tâm sản xuất Giống, Trung tâm kiểm định chất lượng, Dịch vụ Logicstic, Sàn giao dịch quốc tế về thủy sản …).

Về không gian phát triển đô thị và nông thôn: Xây dựng và phát triển hoàn chỉnh hệ thống đô thị, khu đô thị phù hợp với phạm vi quản lý hành chính cấp huyện hiện nay trên địa bàn khu kinh tế, bao gồm đô thị Hàm Rồng, đô thị Đất Mới, mở rộng đô thị Năm Căn và bổ sung đô thị Hàng Vịnh.

Đảm bảo mỗi đô thị có không gian, kiến trúc, điểm nhấn đặc trưng, tạo sự khác biệt. Cải tạo, chỉnh trang các khu vực dân cư nông thôn hiện hữu để giải quyết các vấn đề nơi ở, làm việc, đi lại, vui chơi, giải trí và các nhu cầu khác của người dân trong khu kinh tế.

Về không gian phát triển cơ sở hạ tầng giao thông: Giai đoạn 2021-2030, đầu tư xây dựng, đấu nối đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông các tuyến đường kết nối đô thị, đường trục chính, các khu chức năng và hệ thống Nhà máy xử lý nước thải tập trung trong KKT Năm Căn.

Bổ sung và cập nhật các khu quốc phòng – an ninh: Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Năm Căn, Căn cứ hải quân vùng 5 và Cảnh sát biển vào quy hoạch. Bổ sung quy hoạch Khu di tích Bia ấn loát đặc biệt Nam Bộ với diện tích khoảng 13,2 ha thuộc Xã Hàm Rồng.

Các khu vực cảnh quan – không gian mở: Bao gồm các vành đai xanh (công viên chuyên đề, rừng trồng, không gian xanh cảnh quan) bao quanh các đô thị và khu công nghiệp, cảng, các tuyến cây xanh cảnh quan dọc kênh rạch, các hồ điều hòa kết hợp cảnh quan, khu du lịch sinh thái phía Tây.

Khu công nghiệp

KCN Khánh An (235,86 ha): Thu hút đầu tư, phát triển các ngành nghề hoạt động chính như: Cảng dịch vụ, chế biến nông sản, chế biến thủy hải sản, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và phân bón; công nghiệp điện tử, dệt may, sản xuất hàng hóa tiêu dùng; công nghiệp chế biến các sản phẩm từ lâm nghiệp; công nghiệp hóa lỏng khí tự nhiên, công nghiệp sau khí; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất bao bì, túi PA, túi PE; hạt nhựa tái, sinh điện sinh khối, điện khí, CO2 thực phẩm, khí công nghiệp.

Là Khu công nghiệp có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hiện đại, cảnh quan và môi trường xanh – sạch – đẹp. Là Khu công nghiệp có khu hành chính – dịch vụ phát triển hiện đại, phục vụ hiệu quả cho KCN và khu vực lân cận.

Quy hoạch khu công nghiệp tỉnh Cà Mau
Quy hoạch khu công nghiệp tỉnh Cà Mau

KCN Khánh An mở rộng (khoảng 345 ha): theo mô hình KCN – đô thị – dịch vụ, gắn với phát triển đô thị Khánh An; Tập trung nhiều ngành, bao gồm các ngành công nghiệp từ những thế mạnh về tiềm năng của tỉnh Cà Mau và các ngành công nghiệp có sử dụng năng lượng từ khí tự nhiên như công nghiệp chế biến nông sản; công nghiệp chế biến hải sản; công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và phân bón; công nghiệp cơ khí; công nghiệp điện tử, dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng; công nghiệp chế biến các sản phẩm từ lâm nghiệp; công nghiệp vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến khí,…

KCN Hòa Trung (326 ha): KCN tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực sản xuất công nghiệp theo quy định và bao gồm chuyên ngành thủy sản như: Công nghiệp chế biến thủy sản, dịch vụ và các ngành nghề phục vụ nuôi trồng và khai thác thủy hải sản;

KCN trong khu kinh tế Năm Căn (525 ha): Khu công nghiệp mở tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với chức năng công nghiệp đóng tàu; công nghiệp năng lượng (dầu khí, điện, …); công nghiêp hậu cần cảng (logistics); khu công nghiệp lắp ráp, gia công hàng hóa; công nghiêp sản xuất vật liệu xây dựng, vât liệu mới; công nghiệp phụ trợ phục vụ nghề biển; chế xuất – đào tạo – nghiên cứu; khu kho cảng; khu dịch vụ phục vụ công nghiệp và cây xanh tập trung, cảng biển, …

KCN Sông Đốc (145,45 ha): Định hướng các ngành nghề chính như chế biến thủy hải sản, chế biến nông lâm sản, sửa chữa tàu thuyền, chế biến thức ăn nuôi trồng thủy hải sản, sản phẩm đồ gia dụng và đồ mỹ nghệ từ vỏ thủy sản,…

KCN Tân Thuận (490 ha): Theo mô hình KCN – đô thị – dịch vụ, gắn với phát triển đô thị Tân Thuận. Tập trung ngành nghề bao gồm công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp chế biến hải sản, công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và phân bón, công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp phục vụ khai thác biển; công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến ngành muối, công nghiệp chế biến khí,…

Cụm công nghiệp

Khu vực tập trung phát triển các khu công nghiệp tại các huyện có vị trí thuận lợi về giao thông và điều kiện địa hình, quỹ đất phát triển. Dự kiến khu vực phát triển các KCN bao gồm các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn.

Đối với cụm công nghiệp sẽ bố trí cụm công nghiệp tại các huyện trên địa bàn tỉnh bao gồm: U Minh, Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn, Phú Tân, Ngọc Hiển và thành phố Cà Mau.

Quy hoạch cụm công nghiệp tỉnh Cà Mau
Quy hoạch cụm công nghiệp tỉnh Cà Mau

Bản đồ QHKCN Cà Mau 2030 (41 MB)

Bản đồ QHCCN Cà Mau 2030 (43 MB)

Tổng hợp bởi Duan24h.net

4.7/5 - (7 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trước8 dấu hiệu ung thư dạ dày bạn không được chủ quan
Bài tiếp theoKhu công nghiệp Đồng Sóc (Vĩnh Phúc)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây