Mục lục

    Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhín đến năm 2050.

    Các phân vùng huyện, liên huyện gắn với ranh giới vùng lãnh thổ và định hướng phát triển của các ngành lĩnh vực, trong đó lấy hệ thống đô thị là trung tâm, thúc đẩy sự phát triển của vùng. Tỉnh Hải Dương được phân chia thành 05 vùng huyện, liên huyện :

    (1) Vùng đô thị dịch vụ tổng hợp trung tâm;


    (2) Vùng phát triển trọng điểm công nghiệp – đô thị phía Tây;

    (3) Vùng đô thị du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá tâm linh phía Bắc;


    (4) Vùng nông nghiệp tập trung, đặc sản, công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến liên kết và công nghiệp hỗ trợ;

    (5) Vùng công nghiệp – đô thị – dịch vụ phía Đông Bắc.

    Vùng 1 – Vùng đô thị dịch vụ tổng hợp trung tâm

    Phạm vi : Bao gồm thành phố Hải Dương, Nam Sách, Gia Lộc.

    Quy mô :Khoảng 322,4 km2

    Là đô thị tổng hợp đa ngành, trung tâm chính trị hành chính của tỉnh, trung tâm kinh tế đa ngành: TMDV, tài chính, công nghiệp sạch – công nghệ cao, công nghệ thông tin, dịch vụ y tế, giáo dục đào tạo …, Đô thị Gia Lộc là cửa ngõ phía Nam, đô thị Nam Sách là cửa ngõ phía Bắc của phân vùng trung tâm.

    Liên kết chính : Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường Vành đai 5, Đường QL5 QL37 và hệ thống các đường tỉnh, đường huyện.

    Định hướng phát triển không gian : Không gian đô thị tổng hợp trung tâm là khu vực trung tâm đô thị hiện hữu, mở rộng đô thị về phía bên kia sông Thái Bình, hình thành đô thị hai bên sông, mở rộng về hướng Nam tăng cường kết nối đô thị với đường cao tốc.

    + Hướng xuống phía Nam sông Sặt, Tây sông Thái Bình: Đây là hướng phát triển các khu vực đô thị tổng hợp, bao gồm các chức năng chính về phát triển dân cư đô thị, giáo dục, dịch vụ thương mại, công nghiệp và trung chuyển đầu mối giao thông, hàng hóa đối ngoại của đô thị, các khu dân cư, dịch vụ phục vụ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

    + Hướng phát triển thứ hai về phía Đông Bắc thành phố (về phía Đông Bắc và phía Đông Sông Thái Bình), dọc trục vành đai 1 thành phố và vành đai 5 thủ đô Hà Nội: phát triển đô thị sinh thái và hệ sinh thái nông nghiệp kết hợp với du lịch dịch vụ nghỉ dưỡng ven sông, du lịch nông nghiệp.

    Khu vực trung tâm với Thành Phố Hải Dương là khu trung tâm đô thị hiện hữu bên cạnh đó phát triển : đô thị Văn hóa, Thể thao, Giáo dục và Y tế mới về phía Tây Nam; các khu đô thị xanh, thông minh về phía Nam; các khu đô thị sinh thái gắn với dịch vụ nông nghiệp ở cửa ngõ phía Đông; đô thị dịch vụ công nghiệp về phía Bắc của thành phố.

    Phát triển đô thị thông minh, xanh, sinh thái. Hình thành các đô thị ven sông hài hoà với thiên nhiên. Là không gian trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật của Tỉnh đồng thời là trung tâm công nghiệp, dịch vụ, đào tạo nghề, y tế chất lượng cao của vùng thủ đô Hà Nội, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng Sông Hồng.

    Mũi nhọn phát triển đột phá của vùng

    Tập trung phát triển đô thị ở khu vực trung tâm làm đầu tàu của sự phát triển đồng thời tăng cường liên kết, mở rộng các đô thị nằm trên hành lang phát triển Đông Tây ở trung tâm của tỉnh. Phát triển theo hướng mở rộng Thành phố Hải Dương về phía Nam và mở rộng quy mô thị trấn Gia Lộc, liên kết 2 đô thị này hình thành nên trọng điểm đô thị lớn nằm ở trung tâm tỉnh..

    Phát triển mạng lưới đường trục chính theo mô hình hướng tâm và vành đai, liên kết các khu vực đô thị và công nghiệp, đồng thời liên kết tốt với các tuyến đường liên vùng như đường cao tốc, quốc lộ, đường vành đai 5 vùng thủ đô. Cảng cạn ICD ở thành phố Hải Dương sẽ được mở rộng lên 15 ha đến năm 2025 và 20 ha đến năm 2023 để đáp ứng nhu cầu gia tăng về các hoạt động vận tải, kho bãi của vùng trong thời gian tới.

    Phát triển trung tâm công nghiệp mới, là trung tâm của ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp công nghệ cao ở Gia Lộc, phát huy lợi thế tiếp cận với các tuyến giao hông liên vùng và vị trí gần trung tâm tỉnh. Từ trung tâm đô thị – công nghiệp tại Gia Lộc xây dựng hạ tầng liên kết với các đô thị phía Đông, phía Tây và phía Nam, làm các trục mở rộng đô thị và công nghiệp trong tương lai.

    Giao thông 

    Phát triển đồng bộ hệ thống giao thông trên địa bàn , bảo đảm tính liên tục, liên kết trong hệ thống khu vực trung tâm vùng và thành phố Hải Dương. Chú trọng phát triển giao thông đối ngoại, kết nối liên vùng để phát huy tối đa chức năng trọng điểm về lưu vận của khu công nghiệp, ga, cảng, cũng như đem lại sự thuận lợi trong giao thông hướng tới xây dựng hệ thống lưu vận một cách có hiệu quả

    – Phát triển trục dọc Bắc – Nam : trục dọc Đại lộ 30-10; trục QL 37; trục dọc đường Điện Biên Phủ – Lê Thanh Nghị – Yết Kiêu – ĐT 391; trục dọc đường Thanh Niên – đường nối đường Thanh Niên với ĐT 390; tuyến đường Vành đai 5 Thủ đô kết nối các trục giao thông quan trọng của quốc gia : cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, QL5, QL 18 và cao tốc Nội Bài – Hạ Long; trục dọc ĐT 390C; trục dọc ĐT 390.

    – Phát triển trục ngang Đông Tây : trục ngang QL5; trục ngang đường Vũ Công Đán – Trường Chinh – Thống Nhất – Bùi Thị Xuân – Đường nối cầu Bùi Thị Xuân; trục ngang Đại lộ Nguyễn Lương Bằng; trục ngàng đường quy hoạch mới phía Nam; trục ngang QL37; đường vành đai I, đường vành đai II.

    – Quy hoạch tuyến QL 38B kéo dài theo quy hoạch vùng Thủ đô; điều chỉnh hướng tuyến ĐT 393 kết nối với nút giao cao tốc; kéo dài đường liên kết trục Bắc Nam với đường gom cao tốc Hà Nội – Hải Phòng xuyên qua KCN Gia Lộc và KCN Hoàng Diệu; điều chỉnh đường tránh QL 37 nối từ đường Vành đai I TP. Hải Dương đến đường gom cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; điều chỉnh hướng tuyến và quy mô đường vành đai II TP. Hải Dương đoạn qua địa bàn huyện Gia Lộc, đường vành đai II đi áp sát hai bên đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

    – Nâng cấp cải tạo QL37, ĐT390; quy hoạch mới tuyến ĐT 397 từ nút giao với QL37 thuộc huyện Nam Sách; quy hoạch mới tuyến đường dẫn cầu Hàn kéo dài; tuyến ĐT 390C kéo dài chạy theo hướng Nam – Bắc; tuyến đường từ nút giao ĐT 390 với đường dẫn cầu Hàn.

    – Nâng cấp, hiện đại hoá tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng đoạn qua khu vực, thúc đẩy hình thành các trọng điểm với trung tâm là các nhà ga; hướng tuyến giữ nguyên như hiện tại, định hướng điện khí hoá, chuyển sang đường sắt đôi, nghiên cứu phần đi trong đô thị thành phố Hải Dương ( đoạn từ nút giao QL5 sang phía Đông ) chuyển thành đường sắt trên cao, xoá bỏ sự ngăn cách giữa phía Bắc và phía Nam của thành phố.

    – Nâng cấp cải tạo sông Thái Bình, sông Sặt; cảng Cống Cầu, cảng Tiên Kiều. Xây dựng các bến cảng, bến hành khách, bổ sung các bến thuỷ nội địa phục vụ cho khu công nghiệp và phát triển du kịch 

    Vùng 2 – Phân vùng phát triển trọng điểm công nghiệp – đô thị phía Tây

    Phạm vi : Bao gồm phạm vi phát triển không gian của các huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Thanh Miện.

    Quy mô : Khoảng 339,72 km2

    Là phân vùng phát triển công nghiệp tập trung với quy mô lớn của tỉnh Hải Dương. Trong tương lai sẽ định hướng phát triển 1 vùng công nghiệp động lực với lõi trung tâm – vùng công nghiệp động lực của toàn tỉnh ở 2 huyện là Bình Giang và Thanh Miện, bên cạnh đó phát triển lan toả vùng công nghiệp hỗ trợ tới Gia Lộc và Ninh Giang theo sau bởi Tứ Kỳ.

    Vùng tập trung các trọng điểm đô thị liên kết với công nghiệp cùng với các ngành kinh tế liên quan như Thương mại dịch vụ, tài chính,…

    Liên kết chính : Liên kết chính của vùng công nghiệp tập trung phía Tây qua các tuyến đường QL5 và cao tốc Hà Nội – Hải Phòng kết nối với Hải Phòng, Quảng Ninh, và hệ thống các đường tỉnh, đường huyện.

    Định hướng phát triển không gian:

    – Phân vùng tập trung phát triển công nghiệp và đô thị liên kết với công nghiệp, hình thành các phức hợp đô thị – công nghiệp tiên tiến, phát triển bền vững. Mở rộng vùng sản xuất công nghiệp phía Tây của tỉnh từ khu vực Cẩm Giàng, Bình Giang về phía Nam, tại các huyện Bình Giang, Gia Lộc, Thanh Miện. Phát triển theo mô hình các trung tâm phức hợp đô thị – công nghiệp tiên tiến, phát triển bền vững.

    – Trung tâm đổi mới sáng tạo được đặt tại Thanh Miện sẽ góp phần gia tăng giá trị của ngành công nghiệp của huyện nói riêng và của vùng công nghiệp động lực và tỉnh Hải Dương nói chung. Để gia tăng giá trị một cách bền vững, trung tâm sẽ bao gồm 6 thành phần chính là vườn ươm khởi nghiệp, trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm chuyên sâu với giá trị cao, trung tâm thử nghiệm, trung tâm tài chính, trung tâm hỗ trợ kinh doanh và các cơ quan chính quyền địa phương.

    Mũi nhọn phát triển đột phá của vùng

    Vùng phát triển trọng điểm công nghiệp phía Tây sẽ tập trung thu hút đầu tư các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao ngành cơ khí, điện tử hoá chất, sinh học, Tập trung phát triển khu công nghiệp đô thị dịch vụ và khu công nghiệp sinh thái, bên cạnh đó là vùng công nghiệp hỗ trợ của Gia Lộc và Ninh Giang, theo sau bởi Tứ Kỳ. Dự kiến đến năm 2030 sẽ đóng góp 279 nghìn tỷ vào Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.

    Giao thông

    – Phát triển giao thông theo trục Đông – Tây của tỉnh: Kết nối Hưng Yên – Hải Dương. Quy hoạch mới tuyến đường từ đường tránh QL38 đi QL5 từ xã Thúc Kháng sang huyện Mỹ Hào – Hưng Yên theo hướng Tây Bắc. Xây dựng mới tuyến đường kéo dài trục chính xã Thái Dương theo hướng Tây nam kết nối với QL38 đi huyện Ân Thi.

    Quy hoạch mới đường vành đai 2 thị trấn Kẻ Sặt từ xã Vĩnh Hưng đi qua các xã Vĩnh Hồng, Tân Hồng, Thúc Kháng.

    – Trục Bắc – Nam của huyện: Điều chỉnh vị trí điểm kết nối với đường 392B ở phía Nam, điều chỉnh từ đường huyện lên đường chính. Quy hoạch mới tuyến Long Xuyên đi Thanh Miện.

    – Trục Đông – Tây Tân Trào – Đoàn Tùng: Định hướng quy hoạch mới đường tỉnh, có vai trò là đường tránh tỉnh lộ 393.

    – Giữ nguyên theo phương án quy hoạch được duyệt năm các tuyến đường tỉnh 392, 392B, 392C, 393, 396, 399, 396C.

    – Quy hoạch bỏ, điều chỉnh theo tuyến mới đường huyện Chi Lăng Bắc, đường huyện chạy dọc xã Ngũ Hùng, xã Hồng Phong.

    – Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng nằm trong chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam nhằm kết nối giữa Việt Nam – Trung Quốc- các nước Châu Âu, đáp ứng phần lớn nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách trên hành lang Đông –Tây (Hải Phòng-Hà Nội-Lào Cai và ngược lại).

    – Quy hoạch cụm bến thuỷ nội địa sông Luộc, đoạn giáp biên giới huyện Ninh Giang, cạnh trục Bắc – Nam của huyện.

    Vùng 3 – Phân vùng đô thị du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá tâm linh phía Bắc

    Phạm vi : Bao gồm toàn bộ ranh giới Thành phố Chí Linh

    Quy mô : Khoảng 282.9 km2

    Là vùng đô thị tổng hợp đa ngành, là trung tâm kinh tế lớn phía Bắc của tỉnh, trung tâm tổng hợp cấp tỉnh (về kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ, giáo dục, du lịch, dịch vụ); là đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng phía Bắc tỉnh Hải Dương và vùng phụ cận.

    Là trung tâm văn hoá, dịch vụ, du lịch (Du lịch tâm linh, sinh thái, thương mại dịch vụ…),có tiềm năng lớn phát triển dịch vụ du lịch, thể thao, sinh thái, khám phá, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí.

    Là đô thị sinh thái, thông minh, hiện đại, đáng sống; Là đô thị loại II đến năm 2030, định hướng tiến tới đô thị loại I

    Phát triển công nghiệp, xây dựng là mũi nhọn; thương mại, dịch vụ, du lịch là quan trọng; nông, lâm, thủy sản là nền tảng, hỗ trợ phát triển bền vững. Phát triển, liên kết du lịch gắn với hành lang du lịch Nội Bài – Bắc Ninh – Hải Dương – Quảng Ninh.

    Liên kết chính: qua các tuyến cao tốc Nội Bài – Hạ Long, cao tốc vành đai 5, đường QL5, QL18, QL37 kết nối với Quảng Ninh, Hải Phòng và hệ thống các đường tỉnh, đường huyện.

    Định hướng phát triển không gian:

    – Vùng I: Vùng lõi phát triển du lịch tâm linh sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với bảo tổn di sản quốc gia đặc biệt. Bảo tồn, tôn tạo giá trị văn hóa cấp quốc gia kết hợp phát triển du lịch các trung tâm văn hóa tâm linh lân cận; Phát triển các trung tâm dịch vụ du lịch kết hợp khu ở mới sinh thái nghỉ dưỡng. Phát triển, liên kết du lịch gắn với hành lang du lịch Nội Bài – Bắc Ninh – Hải Dương – Quảng Ninh.

    – Vùng II: Vùng phía Bắc QL18 phát triển nông nghiệp sinh thái gắn với đô thị nghỉ dưỡng, thể thao. Là khu du lịch dịch vụ sinh thái nghỉ dưỡng, dịch vụ thể thao cao cấp gắn với hồ nước và rừng tự nhiên. Phát triển nông nghiệp chất lượng cao; đô thị sinh thái gắn với tâm linh, văn hóa bản địa và nghỉ dưỡng. Cải tạo nhà ga đường sắt làm đầu mối tổng kho trung chuyển hàng hóa tại khu vực giao đường VĐ5 với đường cao tốc Hà Nội – Hạ Long. Đề xuất xây dựng bệnh viện nghỉ dưỡng tại phường Bến Tắm.

    – Vùng III: Phát triển đô thị mới, dịch vụ thương mại và công nghiệp hiện đại. Không gian đô thị động lực thuộc Thành Phố Chí Linh bao gồm ranh giới các phường Cộng Hoà, Sao Đỏ, Hoàng Tân, Văn Đức, Thái Học, An Lạc, Tân Dân, Đồng Lạc, Chí Minh, Văn An, Phả lại, Cổ Thành, xã Nhân Huệ.

    Mở rộng các trung tâm đô thị, công nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển, gắn kết với hạ tầng giao thông liên vùng hiện hữu và các tuyến cao tốc dự kiến xây dựng. Mở rộng đô thị về phía Nam theo mô hình đô thị ven sông của Chí Linh. Phát triển các đô thị mới có tính đăc trưng dọc kênh Phao Tân – An Bài và đường tránh thành phố.

    Mũi nhọn phát triển đột phá của vùng

    • Định hướng xây dựng phát triển thành phố Chí Linh theo các trụ cột kinh tế, xã hội sau:
    • Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao chất lượng cao; Du lịch tâm linh – nhằm khai thác, phát huy các tiềm năng, lợi thế vốn có của thành phố Chí Linh.
    • Công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sạch, công nghiệp đa ngành.
    • Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp gắn với khai thác dưới tán rừng.
    • Đô thị sinh thái, thông minh, hiện đại, đáng sống

    Phát triển không gian hoạt động kinh tế xã hội vùng phía Bắc theo hướng bền vững với cơ cấu kinh tế công nghiệp – năng lượng – du lịch – dịch vụ là chủ yếu. Các khu vực trọng yếu gồm các khu, cụm công nghiệp là những động lực chính cho phát triển kinh tế.

    Phát triển theo dải hành lang Đông Tây phía Bắc và trục hành lang kinh tế Bắc – Nam, định hướng các trục kinh tế này sẽ phát triển mạnh về nông nghiệp hàng hoá theo hướng hiện đại, nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản xuất khẩu, phát triển các khu đô thị mới.

    Giao thông

    – Xây dựng mới tuyến cao tóc Nội Bài – Hạ Long, quy mô 6 làn xe. Xây dựng mới tuyến vành đai 5 Thủ đô Hà Nội đoạn qua thành phố Chí Linh dài 24,07km.

    – Nâng cấp cải tạo tuyến Quốc lộ 18, tuyến Quốc lộ 37, đường 17B, đường tỉnh 17B, đường tỉnh 398B. Mở rộng tuyến đường 2 bên kênh Phao Tân – An Bài, tuyến đường tránh trung tâm thành phố , mở rộng tuyến ĐT389B.

    – Hoàn thiện và duy tu các tuyến đường bao đê sông từ Phả Lại đến Hoàng Tiến. Đồng thời điều chỉnh nắn tuyến đoạn từ phía Đông khu Cầu Vọng đến phía nam phường An Lạc. Bổ sung tuyến đường ven chân đê về phía cánh đồng.

    – Bỏ tuyến đường từ phía Nam khu Giang Thượng phường Tân Dân đi xuống phía Nam kết nối với khu ngoài bãi sông Kinh Thầy. Bỏ tuyến từ nút giao liên thông với VD5 tại trung tâm phường Văn Đức lên phía Bắc giao cắt với QL18. Bỏ tuyến đường khu vực tại khu du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái, thể thao và vui chơi hồ Bến Tắm.

    – Đầu tư mới hệ thống tuyến đường ngang, đường nội bộ và hệ thống giao thông ở khu vực một số xã phát triển thành đô thị: Cổ Thành, Nhân Huệ, Đồng Lạc, Tân Dân, An Lạc, Văn Đức, Hoàng Tiến đảm bảo đạt tiêu chuẩn đường đô thị.

    – Cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt Kép – Hạ Long; hoàn thện tuyến Yên Viên – Phả Lại – Móng Cái – Cái Lân; nâng cấp, duy tu tuyến đường sắt chuyên dùng Phả Lại – Bến Tắm. Cải tạo mở rộng 2 nhà ga đường sắt Chí Linh và Cổ Thành.

    Vùng 4 – Phân vùng nông nghiệp tập trung, đặc sản, công nghệ cao gắn với công nghệ chế biến liên kết và công nghệ hỗ trợ

    Phạm vi : Bao gồm huyện Thanh Hà , huyện Ninh Giang, huyện Tứ Kỳ.

    Quy mô : Khoảng 442,83 km2.

    Là vùng phát triển nông nghiệp đặc sản, gắn với sản xuất hàng hoá, phát triển các trung tâm công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ theo hướng tiên tiến tại các vị trí thuận lợi liên kết với giao thông liên vùng để đưa sản phẩm đến với Thế giới, phát triển các ngành du lịch, thương mại dịch vụ liên kết với nông nghiệp. Xây dựng các cụm đô thị gắn kết với vùng sản xuất

    Phát triển các vùng nông nghiệp quy mô lớn, các vùng trồng lúa chất lượng cao, theo hướng tăng năng suất đảm bảo an ninh lương thực của vùng và quốc gia, liên kết với công nghiệp chế biến và thương mại dịch vụ, du lịch

    Liên kết chính: cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, cao tốc vành đai 5, đường QL5, QL17B kết nối Hải Phòng, , đường QL37, QL10 kết nối với Quảng Ninh và hệ thống các đường tỉnh, đường huyện.

    Định hướng phát triển không gian:

    – Xây dựng các trọng điểm sản xuất liên kết giữa nông – công nghiệp – dịch vụ du lịch, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm tại địa phương. Mở rộng đô thị trung tâm theo nhu cầu phát triển và xây dựng các cụm đô thị gắn kết với vùng sản xuất.

    – Không gian đô thị phát triển ở đô thị trung tâm huyện Thanh Hà và hình thành thêm các cụm đô thị dọc QL5 và tỉnh lộ 390, tỉnh lộ 390B; trục phía Đông dọc theo QL37 và trục phía Tây dọc theo tuyến giao thông Bắc – Nam và phát triển theo trục giao thông tỉnh lộ 391. Mở rộng các đô thị trung tâm huyện, phát triển đô thị ven sông.

    – Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao, gắn với xây dựng các trung tâm công nghiệp chế biến, thương mại dịch vụ, du lịch gắn với hạ tầng giao thông liên vùng để đưa sản phâm đến các vùng trong nước và xuất khẩu.

    Hình thành các cụm đô thị gắn với các vùng nông – công nghiệp, phát triển du lịch gắn với nông nghiệp.Không gian Nông nghiệp – Nông nghiệp công nghệ cao – kết hợp Du lịch sinh thái: Vùng chuyên sản xuất nông nghiệp sạch, có giá trị kinh tế cao tại xã Thanh Lang, Thanh An, Việt Hồng, Thanh Sơn, Thanh Thủy, An Phượng, Thanh Quang và một phần xã Tân Việt, Thanh Hải. Thanh Hồng, Thanh. Vùng du lịch sinh thái kết hợp với bảo tồn và nông nghiệp hữu cơ tại xã Thanh Xuân, một phần xã Liên Mạc và Thanh Xá Cường của huyện Thanh Hà.

    Giữ gìn các sản phẩm nông nghiệp truyền thống của địa phương. Vùng phát triển nông nghiệp sạch kết hợp nghỉ dưỡng tại khu vực phía Tây và vùng ven trung tâm huyện Ninh Giang. Dọc trục sông Thái Bình phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, nông nghiệp công nghệ cao.

    – Không gian Công nghiệp – Dịch vụ: dọc trục giao thông Bắc – Nam và TL 396 của huyện Ninh Giang, dọc trục TL 391 và 392 của huyện Tứ Kỳ. Bố trí các khu cụm công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp nhẹ ven các tuyến đường trục chính liên vùng, phát huy hạ tầng giao thông thủy bộ và tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam của huyện Thanh Hà phát triển công nghiệp và đô thị dịch vụ công nghiệp với các khu công nghiệp và cụm công nghiệp phát triển theo dải hành lang QL5 ở phía Bắc và cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

    Mũi nhọn phát triển đột phá của vùng

    Chú trọng khai thác các lĩnh vực có lợi thế phát triển: Nông nghiệp; dịch vụ, thương mại và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn (nông nghiệp tập trung, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao), phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

    Với lợi thế sẵn có của địa phương phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, đặt trọng tâm vào ngành chế biến nông lâm thủy sản. Gia tăng liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp với các vùng lân cận, những nơi có lợi thế về nguyên liệu thô cho chế biến như nông sản và thủy sản. Song song là phát triển công nghiệp (công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ). Trên cơ sở đó, ngành nông nghiệp và công nghiệp sẽ dẫn dắt thúc đẩy phát triển dịch vụ (dịch vụ sinh thái gắn với du lich) và đô thị sinh thái.

    Thanh Hà là huyện sản xuất nông nghiệp trọng điểm của tỉnh Hải Dương và khu vực đồng bằng sông Hồng với nhiều thế mạnh: cây ăn quả, chăn nuôi, thuỷ sản…Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung, ứng dụng công nghệ cao. Phát triển nông nghiệp theo hướng là ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế, gắn với công nghiệp chế biến và du lịch trải nghiệm nông nghiệp. Chú trọng công tác thuỷ lợi, phòng chống hạn hán, úng lụt, đảm bảo cho cây trồng phát triển ổn định.

    Phát triển công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ, phát triển công nghiệp gắn với chế biến nông sản thực phẩm. Bảo đảm khai thác được lợi thế phát triển công nghiệp của tỉnh, xây dựng mối liên kết phát triển bền vững. Nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư có chọn lọc tạo sự liên kết theo chuỗi giá trị.

    Phát triển dịch vụ chất lượng cao và du lịch sinh thái chất lượng cao. Gắn kết các tuyến du lịch sinh thái gắn với quảng bá, phát triển các sản phẩm nông nghiệp (OCOP);

    Phát triển vùng chăn nuôi thủy sản quy mô lớn dọc sông Cửu An kết hợp du lịch sinh thái .Phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu,… phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Phát triển thương mại rộng khắp theo hướng mở rộng quan hệ, gắn với thị trường trong và ngoài nước. Phát triển xuất khẩu, chú trọng đầu tư gia tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có công nghệ và hàm lượng chất xám cao. Phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch theo hướng đa dạng các loại hình.

    Phát triển du lịch theo hướng du lịch sinh thái, trải nghiệm. Gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

    – Đô thị: Phát triển mạng lưới đô thị vệ tinh dọc các trục không gian quan trọng (QL37, trục B-N,TL396, 392); Tính chất đô thị: Theo hướng đô thị xanh, thông minh, hiện đại; Mang nét riêng đáng sống.

    Giao thông

    – Mở rộng quy mô các tuyến đường tỉnh 392,396,396B,391, 390, 390B, 390C, 390E đạt quy mô đường cấp III đồng bằng. Cải tạo mở rộng tuyến Quốc lộ 10, quốc lộ 37. Cải tạo đường huyện gồm 191B, 91C, 191H, 191P

    – Quy hoach mới tuyến tránh TL392, các tuyến đường huyện Hồng Đức – Ứng Hoè, Vạn Phúc – Ứng Hoè, Hồng Phúc – Tân Phong, Thừa Dụ – Tân Phong, văn Hội – Tân Quang. – Quy hoạch mới đường tỉnh 392 và 396 nối sang Tứ Kỳ, đường tỉnh Thanh Hà-Kim Thành, đường Quyết Thắng-Tân Việt-Cẩm Chế, đường trục Bắc-Nam đoạn nối từ ĐT 390B, đường tránh thị trấn Thanh Hà.

    – Quy hoạch nâng cấp, mở rộng các tuyến đường trục xã đạt cấp V đồng bằng, chiều rộng đường tối thiểu đạt 7,5m.

    – Giữ nguyên quy mô hiện trạng, khổ đường sắt 1,0m tuyến Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng. – Quy hoạch mới đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, bố trí đường gom dân sinh hai bên.

    – Xây dựng bến bãi tại sông Luộc và các tuyến sông ĐĨnh Đào, ông Cửu An

    Vùng 5 – Phân vùng công nghiệp – đô thị – dịch vụ phía Đông Bắc

    Phạm vi : Toàn bộ ranh giới Thị xã Kinh Mônhuyện Kim Thành

    Quy mô : Khoảng 280,41 km2.

    Vùng phát triển công nghiệp là nền kinh tế mũi nhọn, công nghiệp năng lượng, công nghiệp vật liệu theo hướng phát triển bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường, các ngành nông nghiệp liên kết với công nghiệp chế biến, nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.

    Liên kết chính: cao tốc Nội Bài – Hạ Long, cao tốc vành đai 5, đường QL5, QL18, QL17B kết nối với Hải Phòng, Quảng Ninh và hệ thống các đường tỉnh, đường huyện.

    Định hướng phát triển không gian:

    – Phát triển trung tâm du lịch theo hướng liên kết với du lịch vùng Chí Linh và Quảng Ninh để thu hút du khách. Duy trì và cải tạo các trung tâm công nghiệp hiện hữu theo hướng phát triển bền vững, phát huy hạ tầng giao thông đường bộ và đường thuỷ. Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, liên kết với công nghiệp chế biến. Mở rộng đô thị trung tâm hiện hữu và phát triển các trọng điểm đô thị gắn với các trọng điểm kinh tế về công nghiệp, dịch vụ du lịch, nông nghiệp. Bảo tồn dãy núi An Phụ theo hướng Đông – Tây là điểm nhấn thiên nhiên của đô thị, hình thành trục cây xanh trung tâm của Thị xã Kinh Môn. Tâm của trục cây xanh là khu di tích đền Cao An Phụ.

    – Mở rộng đô thị trung tâm, phát triển các đô thị mới, KCN tại khu vực có liên kết giao thông tốt với các đường trục chính. Hình thành trục phát triển theo hướng Bắc – Nam dọc theo QL17B nối với QL5. Hình thành cụm đô thị dọc QL5.

    – Không gian Công nghiệp – Năng lượng phát triển chủ yếu ở khu vực Đông Bắc và khu vực Tây Nam của vùng theo dải hành lang QL5. Nâng cao hơn nữa tính kết nối của vùng với các huyện và thành phố phía Tây và về phía Đông với các huyện và thành phố của Hải Phòng và xa hơn là Quảng Ninh kết nối ra cảng biển.

    – Hạn chế phát triển công nghiệp nặng gây ô nhiễm môi trường.

    – Không gian Du lịch – Dịch vụ sinh thái ở khu vực dãy núi An Phụ. Bảo tồn dãy núi theo hướng Đông – Tây là điểm nhấn thiên nhiên của vùng, hình thành trục xanh trung tâm. Tâm của trục xanh là trung tâm du lịch Khu di tích đền Cao An Phụ.

    Mũi nhọn phát triển đột phá của vùng

    Phát triển không gian hoạt động kinh tế xã hội vùng công nghiệp – du lịch phía Bắc theo hướng bền vững với cơ cấu kinh tế công nghiệp – năng lượng – nông nghiệp – đô thị – dịch vụ là chủ yếu.

    Các khu vực trọng yếu gồm các khu, cụm công nghiệp là những động lực chính cho phát triển kinh tế. Định hướng mới phát triển các loại hình công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường, các sản phẩm vật liệu xây dựng cao cấp không gây ô nhiễm, sắt thép không hợp kim, sản xuất điện và năng lượng sạch. Tại Kim Thành tập trung vào công nghiệp nặng và năng lượng tăng cường khả năng cung ứng và liên kết cho các khu vực lân cận, tận dụng vị trí thuận lợi quanh trục giao thông chính quốc lộ 5 và tiếp giáp với TP. Hải Phòng.

    Phát triển du lịch tâm linh với quần thể di tích quốc gia đặc biệt: Đền Cao An Phụ, Động Kính Chủ, chùa Nhẫm Dương. Kết nối quần thể với 3 quần thể quốc gia xung quanh là Yên Tử, Ngọa Vân, Bạch Đằng Giang tạo thành tuyến du lịch liên vùng.

    Thúc đẩy phát triển các hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ và hình thức tập trung với các vùng sản xuất các sản phẩm đặc thù: hành tỏi, sắn dây và nếp cái hoa vàng.

    Hình thành các trung tâm thương mại tài chính trên các tuyến: QL17B, đường trục Bắc – Nam, khu vực trung tâm đô thị.

    Khai thác triệt để tiềm năng của các tuyến sông Kinh Môn, sông Rạng: cả hai tuyến sông đều nối với các sông của thành phố Hải Phòng và đổ ra biển (Sông Kinh Môn nối liền với sông Cửa Cấm, sông Rạng nối với sông Lạch Tray). Đây là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển vận tải thủy, đặc biệt là vận tải hàng hóa, phát triển các ngành công nghiệp liên quan đến cảng biển (sản xuất phương tiện vận tải thủy); như vậy sẽ tạo ra sự kết nối giữa các cảng sông của vùng với hệ thống cảng khổng lồ của Thành phố Hải Phòng.

    Giao thông

    – Quy hoạch hệ thống Hệ thống giao thông kết nối gồm 3 trục dọc và 3 trục ngang, tạo thành mạng lưới kết nối hoàn chỉnh với các khu vực lân cận. Gồm: Trục dọc D1 (QL17B); trục dọc D2, trục dọc D3, trục ngang N1, trục ngang N2 (ĐT.389B), trục ngang N3.

    – Quy hoạch mở mới và mở rộng tuyến Kim Liên – Liên Hoà, tuyến đi trên đê sông Rạng và sông Lạch Tray, tuyến đi trên đê sông Rạng và sông Kinh Môn, tuyến nối cao tốc Hà Nọi – Hải Phòng với Quốc lộ 18.

    – Phát triển một số tuyến giao thông quan trọng như tuyến trục dọc D2, hệ thống đường trục ngang N1 và N2 (các tuyến đường ven sông).

    – Sử dụng kết hợp xe buýt để đáp ứng nhu cầu đi lại trong phạm vi đô thị và vào khu vực trung tâm thị xã cũng như với các vùng, các đô thị lân cận. Các tuyến xe buýt đảm bảo vận tải hành khách trong phạm vi ngắn trong đô thị cũng như gom hành khách đến các bến xe trung tâm.

    – Nâng cấp các ga Phạm Xá, ga Phú Thía, ga Lai Khê.

    – Chú trọng phát triển giao thông vận tải thuỷ đặc biệt là vận tải hàng hoá trên các tuyến sông Kinh Môn, sôn Rạng. Nâng cấp cảng Phú Thái, cảng UBI, cảng Trường An, cảng chuyên dùng.

    Hồ sơ QH tỉnh Hải Dương 2030

    Tổng hợp bởi Duan24h.net

    (Quy hoạch vùng liên huyện tỉnh Hải Dương : TP Hải Dương, TP Chí Linh, TX Kinh Môn, Bình Giang, Cẩm Giàng, Gia Lộc, Kim Thành, Nam Sách, Ninh Giang, Thanh Hà, Thanh Miện, Tứ Kỳ.)

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây