Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm TP Ninh Bình, TP Tam Điệp và 6 huyện : Gia Viễn, Hoa Lư, Kim Sơn, Nho Quan, Yên Khánh, Yên Mô.

Vùng liên huyện Trung tâm

Phạm vi, ranh giới quy hoạch

Diện tích tự nhiên của vùng trung tâm là 255,14 km² bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của thành phố Ninh Bình (46,75 km²), huyện Hoa Lư (103,50 km²) và thành phố Tam Điệp (104,9 km²).

Dân số hiện trạng khoảng 26.800 người, tỷ lệ đô thị hóa chiếm 59,1% (2020), giữ vai trò là vùng đô thị động lực của tỉnh Ninh Bình được phát triển dọc theo hành lang Bắc Nam và các hành lang Đông Tây.

Chức năng hoặc tính chất

– Là vùng đô thị giữ vai trò là động lực phát triển của tỉnh

– Đô thị Ninh Bình giữ vai trò là trung tâm chính trị- hành chính, kinh tế, văn hóa, lịch sử, du lịch của tỉnh Ninh Bình; là trung tâm lịch sử văn hóa, du lịch cấp quốc gia có ý nghĩa quốc tế; là đầu mối giao thông, cửa ngõ phía Nam Vùng duyên Hải Bắc Bộ

– Thành phố Tam Điệp là trung tâm công nghiệp, hậu cần logistic.

Dự báo quy mô dân số và đô thị hóa

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 03:01 AM, 25/04/2024)


– Đến năm 2030, dân số vùng trung tâm là 353.665 người và đến năm 2040 là 481.772 người. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 là 65,7% và đến năm 2040 là 64,0%.

Định hướng phát triển không gian

a) Mô hình cấu trúc không gian

Khu vực trung tâm được xác định theo mô hình trung tâm đa cực. Cực phát triển chính là đô thị trung tâm thành phố Ninh Bình, các cực phụ là thị trấn Thiên Tôn và thành phố Tam Điệp.

Các khu chức năng như công nghiệp sẽ được bố trí tập trung ở phía Nam thành phố Tam Điệp. Khu vực phía Tây của Vùng là khu vực hành lang xanh hạn chế phát triển bao gồm các chức năng như: Bảo tồn, du lịch văn hóa và khu vực nông thôn của huyện Hoa Lư.

Sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng đô thị trung tâm
Sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng đô thị trung tâm

b) Các trục không gian chủ đạo

(1) Trục kinh tế chính

– Trục Bắc Nam, kết nối trực tiếp Tp Ninh Bình Tp Tam Điệp, TT Thiên Tôn – Trục Đông – Tây, Kết nối vùng trung tâm với Nam Định, Yên Khánh, Yên Mô, Nho Quan, Gia Viễn, Thanh Hóa

– Đường cao tốc, Đường cao tốc Ninh Bình – Hà Nội, Và đường sắt cao tốc Bắc Nam, kết nối các trung Tâm công nghiệp

(2) Trục hỗ trợ du lịch sinh thái khu vực xã Yên Sơn Kết nối các trung tâm phát triển, mang tính chất liên kết vùng giữa Tp Ninh Bình, Tp Tam Điệp và H. Hoa Lư

(3) Trục du lịch Kết nối điểm du lịch – Văn hóa trong khu du lịch Tràng An như Tam Cốc, chùa Bích Động, Thung Nham, Hang Mua.

c) Các trung tâm chức năng chính

(1) 3 trung tâm Đô thị là Tp Ninh Bình, Tp Tam Điệp, TT Thiên Tôn

(2) 2 Trung Tâm Du lịch: Khu Tràng an (H. Hoa Lư) và khu du lịch xã Đông Sơn, xã Yên Sơn (Tp Tam Điệp).

(3) 4 Trung tâm Công Nghiệp: Khu công nghiệp Khánh Phú, KCN Phúc Sơn (Tp. Ninh Bình), khu công nghiệp Tam Điệp 1, KCN Tam Điệp 2 (Tp. Tam Điệp)

d) Các khu chức năng chính

– Phát triển đô thị trung tâm TP Ninh Bình kết nối với TT Thiên Tôn và TP Tam Điệp thành hệ thống đô thị dọc trục đường QL 1A.

– Phát triển các khu công nghiệp, du lịch tại các khu vực đảm bảo thuận tiện giao thông, kết nối với các khu vực phát triển đô thị tạo động lực phát triển đô thị.

– Hệ thống hành lang xanh khu vực khu du lịch VH Tràng An kết hợp với khu rừng đặc dụng phía Nam thành phố Tam Điệp và hệ thống song hồ của khu vực tạo thành các tuyến, mạng lưới kết nối không gian đệm cho vùng đô thị trung tâm.

Sơ đồ cấu trúc định hướng phát triển không gian vùng đô thị trung tâm
Sơ đồ cấu trúc định hướng phát triển không gian vùng đô thị trung tâm

Định hướng tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan

a) Phân vùng kiến trúc cảnh quan

– Các vùng kiến trúc – cảnh quan thiên nhiên:

+ Khu vực khu vực khu du lịch VH Tràng An;

+ Các hành lang xanh gồm sông Đáy, sông Hoàng Long sông Lô, sông Phó Đáy, Bến Đang, sông Khánh, sông Ghềnh và suối Đền Rồng và Hệ thống sông suối trên địa bàn tạo hệ khung thiên nhiên của đô thị.

+ Các khu sản xuất nông nghiệp.

– Vùng kiến trúc – cảnh quan nhân tạo

+ Các khu đô thị;

+ Các khu Công Nghiệp;

+ Các khu dân cư nông thôn.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất

b) Bố cục không gian, kiến trúc và cảnh quan

Khung bố cục kiến trúc cảnh quan tổng thể vùng đô thị trung tâm được thiết lập trên cơ sở:

– 01 trục không gian chính: Dọc theo tuyến QL1A kết nối Tp Tam Điệp và TP Ninh Bình.

– 02 trục không gian phụ:Phía Tp Tam Điệp dọc tuyến đường 480D và tuyến 21B, Phía Tp Ninh Bình kết nối với TT Thiên Tôn dọc theo QL 1A và QL10

– Hành lang xanh: Khu vực vành đai xanh thuộc tiểu vùng 3 và tiểu vùng 5 (1 phần xã Ninh Hòa, Ninh Thuận, Ninh Vân (Hoa Lư), 1 phần xã Ninh Nhất, Ninh Tiền (Tp, Ninh Bình) , 1 phần xã Quang Sơn, x. Đông Sơn, P. Nam Sơn ( Tp Tam Điệp)

– 01 trọng điểm chính (TP Ninh Bình), 02 trọng điểm phụ ( TT Thiên Tôn, Tp. Tam Điệp) và 1 trọng điểm phụ kết nối thuộc xã Ninh Vân (H. Hoa Lư)

– 03 cửa ngõ: 01cửa ngõ phía Nam tại QL1A, 01 cửa ngõ phía Tây Bắc thuộc QL1A và 01 cửa Ngõ phía Đông QL10.

– 03 vùng cảnh quan đồng tính chất: Vùng thiên nhiên trung tâm khu VH-DL Tràng An; vùng đô thị; vùng nông nghiệp và nông thôn.

Vùng liên huyện phía Tây

Phạm vị, ranh giới

  • Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam và tỉnh Hòa Bình;
  • Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa;
  • Phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình,
  • Phía Đông giáp huyện Hoa Lư và Thành phố Tam Điệp.

– Phạm vi quy hoạch là 62.753,55ha. Bao gồm toàn bộ diện tích đất đai huyện Nho Quan (45.076,2ha); toàn bộ diện tích đất đai huyện Gia Viễn (17.677,35ha). Dân số hiện trạng 273.104 người, trong đó dân số đô thị khoảng 15.824 người; tỷ lệ đô thị hóa chiếm 5,8% (2020)

Tính chất

Là vùng phát triển đa dạng loại hình kinh tế: Nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, làng nghề, công nghiệp. Trong đó kinh tế du lịch, làng nghề, nông nghiệp công nghệ cao là những tính chất mới sẽ tạo động lực thay đổi đột phá cho vùng.

Dự báo quy mô dân số và đô thị hóa

Dự báo đến năm 2030, dân số vùng phía Tây là 330.451 người và đến năm 2040 là 367.841người. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 là 35,6%, và đến năm 2040 là 39,1%.

Định hướng phát triển không gian

a) Mô hình cấu trúc không gian

Vùng phía Tây được xác định theo mô hình vành đai. Thứ nhất, Trung tâm của cả vùng là không gian xanh được tạo bởi hệ thống mặt nước của các con sông như sông Rịa, sông Hoàng Long,… và khu vực đất sản xuất nông nghiệp.

Thứ hai là khu vực phát triển dân cư dọc 2 tuyến đường chính của trục Đông Tây (Quốc lộ 12B, đường quy hoạch kết nối Nho Quan – Tam Điệp, đường 477D và đường 37C) và trục Bắc – Nam là tuyến đường Quốc lộ 38B.

Hai trục đường vành đai này kết nối trung tâm đô thị Thị trấn Nho Quan, Thị trấn Me và các khu chức năng công nghiệp, dịch vụ – du lịch. Thứ ba là Ngoài cùng là vành đai khu vực thiên nhiên, chủ yếu là khu vực đồi núi tự nhiên.

Vành đai ngoài cùng tập trung các chức năng du lịch – dịch vụ chính cho khu vực như: Vườn quốc gia Cúc Phương, công viên động vật hoang dã, khu du lịch Tràng An – Bái Đính, khu du lịch đầm Vân Long.

b) Các trục không gian chính

(1) Trục Bắc Nam Trục Quốc lộ 1A: kết nối Khu đô thị Gián Khẩu và Khu công nghiệp với hành lang kinh tế dọc Quốc lộ 1A, Quốc lộ 45 & 477B đóng vai trò là trục kinh tế phía Bắc – Nam của vùng, kết nối các vùng du lịch phía Bắc và phía Nam.

(2) Trục Đông – TâyQuốc lộ 12B và tỉnh lộ 477 nâng cấp là trục động lực kinh tế chính, kết nối 3 đô thị, 3 khu công nghiệp và 2 cụm công nghiệp trong vùng.Đường cao tốc Nho Quan mới và tỉnh lộ 477D nâng cấp kết nối các địa điểm quan trọng trong khu vực như khu công nghiệp & đô thị Gián Khẩu, Đô thị Rịa, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, đô thị Nho Quan, công viên động vật hoang dã Việt Nam.

(3) Trục hỗ trợ: kết nối các trung tâm phát triển, mang tính chất Liên kết vùng giữa các khu chức năng đặc thù.

c) Các trung tâm chức năng chính

(1) 2 trung tâm Đô thị là TT Nho Quan, TT Me và 05 trung tâm đô thị chuyên ngành được hình thành trong tương lai là Đô thị Gián Khẩu và ĐT Rịa, ĐT Vân Long và ĐT Gia Lâm.

(2) 04 Trung Tâm Du lịch- văn hóa chính: Vườn quốc gia Cúc Phương, công viên động vật hoang dã, khu du lịch Tràng An – Bái Đính, khu du lịch đầm Vân Long.

(3) 05 Trung tâm Công Nghiệp: Khu công nghiệp Gián Khẩu 1,2, KCN Gia Vân, KCN Gia Phú và KCN Vân Phong (huyện Nho Quan) và KCN Nho Quan (dự kiến).

Sơ đồ cấu trúc phát triển vùng phía Tây
Sơ đồ cấu trúc phát triển vùng phía Tây

d) Các khu chức năng chính

– Phát triển không gian phù hợp với các chức năng của vùng : Nông nghiệp và nuôi trồng hải sản; Phát triển lâm nghiệp, bảo vệ rừng và thiên nhiên; Nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; Du lịch sinh thái và du lịch nông thôn; Trung tâm chuyên ngành về VHDL-TDTT; Bảo vệ và phát huy di sản thiên nhiên; Dịch vụ chăm sóc sức khỏe; Xây dựng đô thị và nông thôn; Lắp ráp ô tô và công nghiệp hỗ trợ.

– Phát triển các khu công nghiệp, du lịch tại các khu vực đảm bảo thuận tiện giao thông, kết nối với các khu vực phát triển đô thị tạo động lực phát triển đô thị đồng thời đảm bảo môi trường bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sơ đồ tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan vùng phía Tây
Sơ đồ tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan vùng phía Tây

Định hướng tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan

a) Phân vùng kiến trúc cảnh quan

– Các vùng kiến trúc – cảnh quan thiên nhiên:

+ Khu vực du lịch Vườn quốc gia Cúc Phương, công viên động vật hoang dã, khu du lịch Tràng An – Bái Đính, khu du lịch đầm Vân Long.

+ Các hành lang xanh gồm sông Rịa, sông Hoàng Long,…kết hợp các kênh rạch tạo thành hệ khung thiên nhiên của vùng phía Tây.

+ Các khu sản xuất nông nghiệp.

– Vùng kiến trúc – cảnh quan nhân tạo

+ Các khu đô thị;

+ Các khu Công Nghiệp;

+ Các khu dân cư nông thôn.

b) Bố cục không gian, kiến trúc và cảnh quan

Khung bố cục kiến trúc cảnh quan tổng thể vùng phía Tây được thiết lập trên cơ sở:

– 02 trục không gian chính là hành lang kinh tế Đông Tây: (1) dọc theo tuyến Quốc lộ 12B, đường 37C và (2) đường quy hoạch kết nối Nho Quan – Tam Điệp, đường 477D. Trục giao thông này kết nối trung tâm đô thị Thị trấn Nho Quan, Thị trấn Me , Đô thị Rịa, ĐT Gia Lâm và các khu chức năng công nghiệp, dịch vụ – du lịch.

– Các không gian phụ Bắc Nam và trục phụ trợ, kết nối trung tâm đô thị với các trung tâm chức năng hiện hữu là Đô thị Gián Khẩu và các trung tâm chức năng dự kiến trong tương lai như Đô thị Rịa và Đô thị Gián Khẩu.

– Hành lang xanh: gồm sông Rịa, sông Hoàng Long,…kết hợp các kênh rạch và các khu sản xuất nông nghiệp tạo thành hệ khung thiên nhiên của vùng phía Tây

– 03 cửa ngõ: Cửa ngõ phía Tây đi Hòa Bình nằm trên QL12B, cửa ngõ Phía Bắc đi Hòa Bình trên đường Quốc lộ 21C, cửa Ngõ phía Nam đi thanh Hóa trên đường Quốc lộ 45.

Vùng huyện phía Đông

Phạm vi, ranh giới

– Phạm vi quy hoạch là 47.232 ha. Bao gồm toàn bộ diện tích đất đai huyện Kim Sơn (21.569,70 ha); toàn bộ diện tích đất đai huyện Yên Khánh (14.259,81 ha) và toàn bộ diện tích đất đai huyện Yên Mô (14.609,78ha).

Dân số hiện trạng khoảng 453.253 người, trong đó dân số đô thị là 38.641 người; tỷ lệ đô thị hóa là 8,5%. Phía Bắc giáp tỉnh Nam Định, phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa; phía Tây giáp thành phố Ninh Bình, Huyện Hoa Lư và thành phố Tam Điệp.

Tính chất: Là vùng phát triển nông nghiệp, dịch vụ là chủ yếu. Nông nghiệp tạo động lực mới là nuôi trồng thủy sản quy mô lớn, nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái biển.

Dự báo quy mô dân số và đô thị hóa

– Dự báo đến năm 2030, dân số vùng phía Đông là 525.224 người và đến năm 2040 là 589.283 người. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 là 16,8% và đến năm 2040 là 21,4%.

Định hướng phát triển không gian

a) Mô hình cấu trúc không gian

Vùng phía Đông được xác định theo mô hình trung tâm đa cực.

  • Thứ nhất là Cực phát triển chính là đô thị trung tâm 3 đô thị huyện lỵ là Thị trấn Yên Thinh, Thị trấn Yên Ninh, Thị trấn Phát Diệm và 01 đô thị chuyên ngành dự kiến hình thành trong tương lai là Đô thị Bút.
  • Thứ hai là cực phát triển kinh tế biển về phía Đông của vùng là khu kinh tế biển của Huyện Kim Sơn với các chức năng như Đô thị, du lịch và Công nghiệp.
  • Thứ ba là khu vực vành đai xanh kết hợp chức năng công nghiệp và đô thị (đô thị Khánh Thành dự kiến hình thành trong tương lai).
  • Thứ tư là khu vực vành đai xanh kết hợp dịch vụ du lịch phía hồ Yên Thắng.

Các khu chức năng này chủ yếu được liên kiết bằng hành lang kinh tế Đông – Tây được hình thành dựa trên đường QL 10 và QL 12B kết hợp với tuyến hành lang liên kết Kim Sơn – Yên Mô và Tp Tam Điệp dự kiến hình thành trong tương lai.

b) Các trục không gian chính

(1) Trục kinh tế chính

Trục Đông – Tây, trục động lực kinh tế chính. Kết nối tất cả các trung tâm các huyện và các khu công nghiệp trong khu vực. Được hình thành từ QL 10 và QL 12B, QL21B, tuyến đường ven biển và đường tỉnh quy hoạch nối Kim Sơn – Yên Mô và Tp Tam Điệp trong tương lai.

Trục Bắc – Nam, là trục hỗ trợ trong vùng. Kết nối khu vực ngoại vi với trục chính bắc nam cũng như với các khu đô thị khác trong quận lân cận. Hình thành từ các tuyến đường tỉnh như 481D, 480B

Đường cao tốc, Trục đường cao tốcCT09: dự án đường cao tốc ven biển kết nối các tỉnh vùng Duyên hải Bắc Bộ, tạo cơ hội cho các tỉnh vùng duyên hải đồng bằng sông Hồng kết nối thuận tiện với tuyến đường Bắc Nam và đường sắt Cao tốc Bắc – Nam

Sơ đồ cấu trúc quy hoạch vùng phía Đông
Sơ đồ cấu trúc quy hoạch vùng phía Đông

(2) Trục hỗ trợ

Kết nối các trung tâm phát triển, mang tính chất

Hỗ trợ liên kết các trung tâm chức năng và trục kinh tế chính

c) Các trung tâm chức năng chính

(1) 10 trung tâm Đô thị là TT Yên Ninh, TT Phát Diệm, TT Yên Thịnh, 07 trung tâm đô thị chuyên ngành là TT Bình Minh, ĐT Khánh Thành, ĐT Khánh Thiện, ĐT Lồng, ĐT Cồn Nổi và ĐT Bút.

(2) 01 Trung Tâm Du lịch: khu vực xã Yên Đồng , Yên Thái ,Yên Lâm, Yên Thành của huyện Yên Mô

(3) 2 Trung tâm Công Nghiệp: Khu công nghiệp Kim Sơn (huyện Kim Sơn), khu công nghiệp Khánh Phú + Khánh Cư (Huyện Yên Khánh)

d) Các khu chức năng chính

– Phát triển không gian phù hợp với các chức năng của vùng : Nông nghiệp và nuôi trồng hải sản; Khu kinh tế biển; Dự trữ đất để mở rộng công nghiệp, đô thị, dịch vụ hậu cần và cảng; Công nghiệp chế biến; Du lịch sinh thái và du lịch nông thôn; Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên.

– Phát triển các khu công nghiệp, du lịch tại các khu vực đảm bảo thuận tiện giao thông, kết nối với các khu vực phát triển đô thị tạo động lực phát triển đô thị đồng thời đảm bảo môi trường bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng phía Đông
Sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng phía Đông

Định hướng tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan

a) Phân vùng kiến trúc cảnh quan

– Các vùng kiến trúc – cảnh quan thiên nhiên:

+ Khu vực du lịch văn hóa thuộc xã Yên Đồng , Yên Thái ,Yên Lâm, Yên Thành của huyện Yên Mô

+ Khu vực du lịch biển của huyện Kim Sơn

+ Các hành lang xanh gồm sông Đáy, sông Vạc,…kết hợp các kênh rạch tạo thành hệ khung thiên nhiên của vùng phía Đông.

+ Các khu sản xuất nông nghiệp.

– Vùng kiến trúc – cảnh quan nhân tạo

+ Các khu đô thị; + Các khu Công Nghiệp;

+ Các khu dân cư nông thôn.

b) Bố cục không gian, kiến trúc và cảnh quan

Khung bố cục kiến trúc cảnh quan tổng thể vùng phía Đông trung tâm được thiết lập trên cơ sở:

– 01 trục không gian chính là hành lang kinh tế Đông Tây dọc theo tuyến QL10, QL 12B kết nối Thị trấn Yên Ninh, Thị trấn Phát Diệm, Thị trấn Yên mô với khu vực vùng trung tâm và vùng phía Tây của tỉnh Ninh Bình

– Các trung không gian phụ Bắc Nam và trục phụ trợ, kết nối trung tâm đô thị với các trung tâm chức năng hiện hữu là Thị trấn Bình Minh và các trung tâm chức năng dự kiến trong tương lai như Đô thị Khánh Thành, Đô thị Bút, ĐT Lồng, ĐT Khánh Thiện.

– Hành lang xanh: gồm sông Đáy, sông Vạc,…kết hợp các kênh rạch và các khu sản xuất nông nghiệp. tạo thành hệ khung thiên nhiên của vùng phía Đông.

– 04 cửa ngõ: 02 cửa ngõ trên truyến đường ven biển phía kết nối Nam Định và Thanh Hóa, 02 cửa ngõ trên đường 481D và đường Cao tốc 09 phía kết nối Nam Định.

Hồ sơ quy hoạch Ninh Bình 2030

Tổng hợp bởi Duan24h.net

4.8/5 - (6 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcAi là chủ chuỗi nhượng quyền GUTA CAFE ?
Bài tiếp theoDự án Khu dân cư Đại Nam (Bình Phước)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây