Quy hoạch tổ chức không gian và phân vùng chức năng tỉnh Hòa Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm TP Hòa Bình và 9 huyện : Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy.

Tiểu vùng đô thị – công nghiệp – dịch vụ

Phát triển tiểu vùng đô thị – công nghiệp – dịch vụ thành phố Hòa Bình – Lương Sơn – Kim Bôi – Lạc Thuỷ gắn với hình thành và phát triển hành lang kinh tế QL 6, đường vành đai 5 và đường cao tốc Láng – Hoà Lạc – Hoà Bình, liên kết với thủ đô Hà Nội; kết nối với Phú Thọ theo tuyến đường Quốc lộ 70B vào trung tâm thành phố Hòa Bình và dừng tại đây.

Tập trung đầu tư phát triển các đô thị hiện đại, công nghiệp, hình thành các khu vực thương mại dịch vụ tạo thành trục phát triển quan trọng của tỉnh, có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của cả tỉnh, là động lực kéo theo các vùng khác phát triển.

Phát triển thành phố Hoà Bình trở thành thành phố văn minh, hiện đại, xứng tầm là một trong những đô thị trung tâm vùng Thủ đô Hà Nội; trở thành trung tâm đô thị sinh thái, thu hút người dân sinh sống, làm việc tại thành phố.

Đây là các trung tâm của tiểu vùng cũng như của cả tỉnh với nền sản xuất công nghiệp, du lịch, thương mại, dịch vụ ngày càng phát triển, là một trong các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của vùng Tây Bắc.

Thành phố Hòa Bình Xây dựng mới, nâng cấp các tuyến đường giao thông liên tỉnh trở thành cầu nối kinh tế – xã hội của Hòa Bình với các tỉnh trong vùng thủ đô: đầu tư đường vành đai 5; mở rộng QL 6; Nâng cấp đường Hồ Chí Minh lên chuẩn cao tốc; đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu; Nâng cấp, mở rộng đường Hòa Lạc – Hòa Bình lên chuẩn cao tốc dự kiến tạo thuận lợi trong hoạt động giao thông đối ngoại Hà Nội – Hoà Bình – Sơn La – Điện Biên – Cửa Khẩu Tây Trang – Trung Quốc.

Đầu tư kết cấu hạ tầng và thu hút nhà đầu tư các ngành nghề được duyệt vào các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch: KCN Yên Quang, CCN Tiên Tiến (thành phố Hoà Bình); CCN xã Tân Vinh, CCN xã Hòa Sơn; CCN Thanh Cao 1 và Thanh Cao 2; CCN xã Cao Dương, Thanh Sơn; KCN Nam Lương Sơn (xã Liên Sơn) trên địa bàn huyện Lương Sơn; CCN Phú Thành, CCN Thanh Nông,…

Hình thành phát triển các cụm công nghiệp, dịch vụ dọc tuyến đường 6, đường Hồ Chí Minh (đoạn qua Lương Sơn). Xây dựng tuyến đường kết nối vùng Hoà Bình (Kim Bôi) – Hà Nội nhằm giảm thời gian di chuyển, thúc đẩy phát triển thương mại dịch vụ, hình thành đô thị sinh thái, phát triển kinh tế-xã hội.

Đẩy mạnh hoàn thành cơ bản việc xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; thu hút các dự án đầu tư phát triển công nghiệp nhằm tạo ra đột phá trong cơ cấu sản xuất của vùng và của cả tỉnh.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 04:13 PM, 26/04/2024)


Ưu tiên các ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, tiên tiến đảm bảo khả năng cạnh tranh khi hội nhập kinh tế quốc tế.

Phát triển công nghiệp dựa trên những tiềm năng, thế mạnh của tiểu vùng và của tỉnh, quan tâm đến những lĩnh vực gắn với giải quyết việc làm cho lao động của địa phương và sử dụng tài nguyên bền vững.

Phát triển mạnh lĩnh vực thương mại – dịch vụ theo hướng phục vụ nhu cầu mua sắm tiện ích, văn minh của người dân và du khách gắn với phát triển sân golf và du lịch nghỉ dưỡng; chú trọng thu hút các dự án thương mại hiện đại có vốn đầu tư lớn phù hợp với sự phát triển của đô thị.

Phát triển các khu kinh tế ban đêm tại các phường trung tâm thành phố Hoà Bình và các đô thị trung tâm của tiểu vùng; đầu tư các khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng hiện đại gắn phát huy lợi thế danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên địa bàn.

Nâng cao chất lượng các dịch vụ bưu chính viễn thông, tư vấn, tài chính tín dụng, khoa học công nghệ và các dịch vụ công nghệ cao, dịch vụ có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Phát triển dịch vụ du lịch gắn với nguồn tài nguyên khoáng nóng, kết hợp du lịch sinh thái rừng và nông nghiệp công nghệ cao.

Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng coi trọng chất lượng, sản phẩm sạch, hàm lượng dinh dưỡng cao cung cấp cho thị trường các đô thị trong, ngoài tỉnh (đặc biệt cung cấp cho thị trường Hà Nội) và phục vụ xuất khẩu.

Tăng cường chương trình OCOP phát triển sản phẩm nhằm tận dụng các ưu thế của tiểu vùng theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị.

Hình thành khu nông nghiệp ứng dụng ứng dụng công nghệ cao sản xuất theo quy trình VietGAP và hàng hoá chất lượng cao, an toàn, tập trung có diện tích 25 -35 ha và phát triển áp dụng mô hình VAC trong sản xuất kinh tế hộ gia đình, quy mô trang trại phổ biến 0,3-0,5 ha/hộ nằm ngoài khu vực thôn xóm.

Phát triển văn hóa – xã hội theo hướng hiện đại phù hợp với bản sắc riêng của tỉnh, nâng cao chất lượng giáo dục –đào tạo, y tế, thể thao phục vụ nhu cầu học tập nghỉ dưỡng trên địa bàn tiều vùng.

Hình thành trung tâm thể thao cấp vùng tại huyện Lương Sơn với trọng tâm là dự án Thành phố thể thao. Tăng cường xã hội hóa đầu tư vào các lĩnh vực văn hóa xã hội, tiến tới sẽ cung cấp một số dịch vụ xã hội cấp vùng: y tế, thể thao, các chương trình biểu diễn gắn với phát triển du lịch thể thao, giải trí, sân golf tại tiểu vùng.

Tiểu vùng phía Đông và Nam tỉnh Hòa Bình

Bao gồm: các huyện Yên Thủy, Lạc Sơn, tiểu vùng kết nối với tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình qua các tuyến hành lang kinh tế quốc gia quan trọng như đường Hồ Chí Minh, QL 12B.

Quy hoạch các cụm công nghiệp sạch dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật và thu hút các ngành nghề được duyệt vào khu công nghiệp Lạc Thịnh (huyện Yên Thuỷ).

Dự kiến trên địa bàn tiểu vùng có các khu, cụm công nghiệp sau: KCN Bảo Hiệu, KCN Yên Thủy, KCN Yên Thịnh (huyện Lạc Sơn và Yên Thuỷ); CCN Khoang U, CCN Đầm Đuống – Khoang Rào, KCN Lạc Sơn, KCN Tân Phong (huyện Lạc Sơn).

Xây dựng các nhà máy chế biến nông sản và phát triển các làng nghề truyền thống khu vực nông thôn gắn với các vùng nguyên liệu ở Lạc Sơn, Yên Thủy.

Tập trung phát triển nông nghiệp tiểu vùng theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp chuyên canh phát huy thế mạnh điều kiện trên địa bàn; phát triển lâm nghiệp phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp, phát triển các làng nghề truyền thống, nghề nông thôn.

Xây dựng chuỗi từ khâu sản xuất nguyên liệu đến bảo quản sau thu hoạch, đặc biệt các sản phẩm chủ lực nhằm gia tăng giá trị sản phẩm nông sản. Duy trì diện tích, nâng cao năng suất lúa, ngô phục vụ nhu cầu của nhân dân tiểu vùng.

Đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; hình thành các vùng cây công nghiệp, cây ăn quả hàng hóa; phát triển các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn nhằm tạo ra bước đột phá trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

Thu hút các doanh nghiệp và các nhà đầu tư lớn xây dựng mô hình trang trại tạo chuỗi sản xuất nông nghiệp hàng hoá: trồng trọt – chăn nuôi – chế biến – tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.

Hình thành các trung tâm thương mại, dịch vụ tại các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã, các khu du lịch tại các xã vùng cao làm động lực phát triển cho từng khu vực. Xây dựng các loại hình thương mại mang tính hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi) tại các khu trung tâm.

Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã tạo điều kiện cho hoạt động lưu thông hàng hoá nông sản của nhân dân gắn với phát triển du lịch của tiểu vùng.

Nâng cấp cơ sở vật chất giáo dục, y tế để nâng cao chất lượng giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tiểu vùng. Chú trọng hình thức xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, từng bước hình thành các dịch vụ xã hội; duy trì và phát triển học tập trong cộng đồng.

Phát triển mạng lưới khám chữa bệnh đảm bảo cho người dân tiếp cận một cách thuận lợi với các dịch vụ có chất lượng tại các cơ sở y tế. Đầu tư hạ tầng thông tin truyền thông theo hướng hiện đại khu vực tiểu vùng, mở rộng các dịch vụ phát thanh truyền hình chất lượng cao; mở rộng diện tích phủ sóng điện thoại di động.

Tiểu vùng phía Nam, phía Tây và Tây Bắc tỉnh Hòa Bình

Bao gồm các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong.

Trên địa bàn tiểu vùng có các tuyến giao thông quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của 4 địa phương kết nối trong và ngoài tỉnh như QL 15, QL6 và 12B, tuyến đường giao thông đối ngoại như đường cao tốc Hòa Bình đi Mộc Châu – Sơn La; tuyến đường từ thị trấn Đà Bắc đi Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ các tỉnh lân cận như Phú Thọ và Sơn La .

Thu hút đầu tư các ngành công nghiệp được phê duyệt tạo đột phá cho kinh tế tiểu vùng tại các cụm công nghiệp: CCN Chiềng Châu (huyện Mai Châu); CCN Tú Lý (Hào Lý cũ, huyện Đà Bắc); CCN Phong Phú, CCN Đông Lai – Thanh Hối (huyện Tân Lạc); CCN xã Dũng Phong (trước là CCN Tây Phong, huyện Cao Phong).

Hình thành các trung tâm thương mại, siêu thị hiện đại tại các khu vực trung tâm huyện; nâng cấp các chợ đầu mối, khu trung tâm triển lãm phân phối giới thiệu sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

Tập trung phát triển cây trồng đặc sản, chủ lực của tiểu vùng như mía, cam, chè, trồng rừng, kết hợp với khai thác thủy sản, phát triển du lịch, vận tải thủy, phát triển ngành nghề truyền thống.

Đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng nhằm ổn định, nâng cao đời sống nhân dân vùng hồ, góp phần thúc đẩy công tác giảm nghèo và phát triển du lịch. Kết hợp trong việc bảo vệ rừng và phát triển rừng, nhất là rừng gỗ lớn, rừng phòng hộ gắn với du lịch rừng, chăn nuôi tạo thêm sinh kế cho người dân, tăng hiệu quả bảo vệ rừng.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào các khu sản xuất nông nghiệp hướng tới sản xuất nông sản sạch có giá trị kinh tế cao bao gồm các khu vực trồng các cây lương thực, cây ăn quả, cây có củ …

Phát triển nông nghiệp theo hướng đổi mới tổ chức sản xuất, phát huy thế mạnh điều kiện tự nhiên gắn với phát triển công nghệ chế biến nông, lâm sản.

Thu hút đầu tư phát triển các loại hình du lịch hiện đại phù hợp tại Khu du lịch Quốc gia hồ Hòa Bình, tại các xã vùng cao và hình thành chuỗi các điểm du lịch với khu du lịch Vân Hồ – Mộc Châu, Sơn La, điểm du lịch Pù Luông – Thanh Hóa và nhiều điểm du lịch khác.

Phát triển du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa đặc sắc của các dân tộc gắn với phát triển nông, lâm nghiệp và bảo tồn thiên nhiên, tập trung các loại hình du lịch là thế mạnh của tiểu vùng như: du lịch văn hóa, cộng đồng và sinh thái, nghỉ dưỡng, tâm linh gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.

Đầu tư xây dựng cảng, các tuyến đường vào cảng, các đội tàu thuyền nhằm thúc đẩy phát triển đường thuỷ góp phần tăng cường lưu thông hàng hóa với tỉnh Sơn La; đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá giữa các xã và huyện có lòng hồ và sự phát triển của lĩnh vực du lịch lòng hồ trong tương lai.

Tiếp tục phát triển nuôi cá lòng hồ; hỗ trợ nhân dân, các doanh nghiệp phát triển nuôi cá trên hồ, đưa hồ Hòa Bình trở thành vùng cung cấp lớn về thủy sản. Tổ chức quản lý chặt chẽ việc khai thác thuỷ sản lòng hồ và đảm bảo môi trường sinh thái thu hút du khách.

Đầu tư hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao và các điểm bưu điện văn hóa xã nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Tăng cường các lớp dạy nghề, tạo việc làm và ổn định đời sống người dân, đặc biệt là thanh niên nông thôn. Chú trọng bảo tồn nhà sàn truyền thống, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và phục dựng lễ hội của đồng bào dân tộc gắn với phát triển du lịch.

Hồ sơ QH tỉnh Hòa Bình 2030

Tổng hợp bởi Duan24h.net

4.9/5 - (7 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcQuy hoạch đô thị tỉnh Hòa Bình đến năm 2030
Bài tiếp theoLãi suất tăng, thị trường bất động sản sẽ như thế nào ?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây