TP HCM công bố nền tảng chia sẻ dữ liệu đất đai

142
Công bố nền tảng chia sẻ dữ liệu tài nguyên và môi trường TP Hồ Chí Minh
Công bố nền tảng chia sẻ dữ liệu tài nguyên và môi trường TP Hồ Chí Minh
Mục lục

    Để biết giá đất, quy hoạch đất đai người dân tại TP HCM có thể truy cập vào cổng thông tin dữ liệu tại địa chỉ: https://geoportal-stnmt.tphcm.gov.vn.

    Theo Sở Tài Nguyên và Môi trường, đây là dữ liệu thông tin gốc, không tính phí, tuy nhiên chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị pháp lý.

    Trước đây, các bản đồ của Sở Tài Nguyên và Môi trường chưa được đăng tải trực tuyến, người dân muốn lấy dữ liệu đất đai phải gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin. Hiện tại, chỉ cần truy cập nền tảng này, cơ quan nhà nước hay người dân có thể nhanh chóng có được thông tin.

    Ngoài ra, trong thời gian tới, Sở Tài Nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục xây dựng dữ liệu thông tin giá đất của thành phố. Sau khi dữ liệu được chuyển lên nền tảng, người dân và doanh nghiệp có thể biết được giá đất, cũng như biến động giá đất ở từng khu vực.

    Chiều ngày 17/8/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức công bố nền tảng chia sẻ dữ liệu tài nguyên và môi trường nhằm thúc đẩy chương trình chuyển đổi số của thành phố.


    Tham dự buổi công bố có đồng chí Phạm Đức Hải – Phó trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy TPHCM; đồng chí Nguyễn Toàn Thắng – Thành ủy viên, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; đồng chí Trần Văn Bảy – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; đồng chí Từ Lương – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; đồng chí Bùi Hồng Sơn – Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường; cùng với các đồng chí đại diện 21 quận, huyện và Thành phố Thủ Đức.

    • Căn cứ vào Nghị định số 73/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 06 năm 2017 của Chính phủ về Thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường;
    • Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
    • Căn cứ Quyết định số 6179/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025”;
    • Căn cứ Quyết định 2393/QĐ-UBND ngày 03 tháng 07 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Chương trình chuyển đổi số của Thành phố;
    • Căn cứ vào Quyết định số 37/2018/QĐ-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2018 của UBND Thành phố về Ban hành Quy chế thu thập, quản lý, khai thác, chia sẻ và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;

    Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND Thành phố ban hành kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ thu thập, quản lý, khai thác, chia sẻ và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Thực hiện theo Công văn số 1941/UBND-ĐT ngày 08 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố và Quyết định số 2112/QĐ-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thu thập, quản lý, khai thác, chia sẻ và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2018 và 2019, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND Thành phố ban hành Quyết định số 2607/QĐ-UBND ngày 24 tháng 07 năm 2020 và Quyết định số 3090/QD-UBND ngày 25 tháng 08 năm 2020 về Công bố danh mục thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

    Thực hiện khoản (b), mục 3, Điều 27 của Nghị định 73/2017/NĐ-CP và thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố tại khoản (b), mục 1, Điều 6 của Quyết định số 37/2018/QĐ-UBND về việc Xây dựng Cổng thông tin tài nguyên và môi trường phục vụ lưu trữ, trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường giữa các cơ sở dữ liệu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành phố và các bộ, ngành; Sở Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành xây dựng Cổng thông tin dữ liệu Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2021. Website: https://geoportal-stnmt.tphcm.gov.vn/

    Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trên và thực hiện tầm nhìn của Kiến trúc tổng thể Công nghệ thông tin ngành tài nguyên và môi trường tại Quyết định số 1048/QĐ-STNMT-TTCNTT ngày 19 tháng 07 năm 2018 của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, đó là: “Dữ liệu, thông tin về tài nguyên và môi trường sẽ dễ dàng tiếp cận khai thác và sử dụng và là nền tảng để kiến tạo môi trường phát triển phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh”, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng bước đầu Hệ thống trục tích hợp các dịch vụ Web ngành tài nguyên và môi trường vào năm 2020. Website: https://esb-stnmt.tphcm.gov.vn/

    Cổng thông tin dữ liệu Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh và Hệ thống trục tích hợp các dịch vụ Web ngành tài nguyên và môi trường hình thành Nền tảng chia sẻ dữ liệu tài nguyên và môi trường để phục vụ các cơ quan Nhà nước, người dân và doanh nghiệp theo đúng quy định đã ban hành.

    Sở Tài nguyên và môi trường đã tiến hành đào tạo, hướng dẫn sử dụng để khai thác và sử dụng dữ liệu tài nguyên và môi trường qua Nền tảng chia sẻ dữ liệu tài nguyên và môi trường cho UBND Thành phố Thủ Đức, Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông vận tải, UBND quận Bình Tân, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HIDS) … và các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở TN&MT TP HCM.

    Nhận thấy, Nền tảng chia sẻ dữ liệu tài nguyên và môi trường đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của Nghị định 73/2017/NĐ-CP và Quyết định 37/2018/QĐ-UBND về việc thu thập, quản lý, khai thác, chia sẻ và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và có thể coi đây là một trong những nền tảng số đáp ứng Chuyển đổi số trong ngành tài nguyên và môi trường nói riêng và chuyển đổi số của Thành phố nói chung.

    Hiện nay, Nền tảng chia sẻ dữ liệu tài nguyên và môi trường đã công bố và cung cấp kênh chia sẻ dữ liệu không gian địa lý cho gần 450 tập dữ liệu thông qua các giao tiếp mở, chuẩn mở quốc tế và theo quy định của Nhà nước. Thông qua nền tảng này, các tổ chức cá nhân có thể hiểu rõ được dữ liệu và cách thức tiếp cận để tạo ra các ứng dụng phục vụ lợi ích cộng đồng trên nhiều nền tảng thiết bị khác nhau, như: điện thoại thông minh, máy tính cá nhân và nền tảng Web mà không cần phải làm lại dữ liệu từ đầu nhằm tiết kiệm kinh phí đầu tư và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng giá trị dữ liệu.

    Với nền tảng này, các dữ liệu tài nguyên và môi trường, đặc biệt là dữ liệu không gian địa lý, sẽ được các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân dễ dàng tiếp cận để khai thác, sử dụng và có thể tích hợp, phát triển với các ứng dụng trên nhiều nền tảng công nghệ khác nhau nhằm tiến tới mục tiêu cuối cùng là phục vụ người dân, doanh nghiệp và phát huy giá trị gia tăng của dữ liệu, góp phần phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố.

    Trong kỷ nguyên số, dữ liệu sẽ được coi là một tài sản vô giá, có thể tái sử dụng, làm giàu thêm theo thời gian. Trong thời gian tới, Sở TNMT sẽ tiếp tục và sẵn sàng hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn sử dụng để khai thác và sử dụng dữ liệu tài nguyên và môi trường qua Nền tảng chia sẻ dữ liệu tài nguyên và môi trường cho tất cả các Sở ban ngành, quận huyện trên địa bàn Thành phố, các doanh nghiệp CNTT có nhu cầu khai thác và phát triển các ứng dụng chuyên ngành, phục vụ công tác quản lý điều hành tại các đơn vị. Việc làm này giúp hình thành cộng đồng mở và giúp làm mới (cập nhật các biến động) về dữ liệu chuyên ngành.

    Sở Tài nguyên và Môi trường mong muốn và kỳ vọng rằng, các tổ chức, cá nhân sẽ tìm hiểu, khám phá các dữ liệu tài nguyên môi trường và khai thác, sử dụng hiệu quả để đem lại lợi ích cho chính mình và cộng đồng theo đúng quy định của Nhà nước.

    Tại buổi họp báo, công bố Nền tảng chia sẻ dữ liệu tài nguyên và môi trường nhằm cung cấp thông tin chính thức cho các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân để cùng nhau đồng hành thúc đẩy quá trình Chuyển đổi số của Thành phố, Thúc đẩy chuyển đổi số tại thành phố Hồ Chí Minh cũng chính là thúc đẩy nhiều việc đang làm và sẽ làm ở mức cao hơn, như xây dựng chính quyền điện tử (hướng đến chính quyền số), hay Đề án xây dựng đô thị thông minh (hướng đến xã hội số).

    Thành phố Hồ Chí Minh có khát vọng thực hiện nhanh, đi đầu trong chuyển đổi số, hoàn thiện chính quyền số, xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh; nâng cao chất lượng sống người dân, vì hạnh phúc nhân dân; đóng góp nhiều hơn cho cả nước, cùng cả nước, vì cả nước.

    Hơn lúc nào hết, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần cam kết đổi mới, cho phép thử nghiệm cái mới, ứng dụng công nghệ mới vì mục tiêu phát triển bền vững, liên kết các thành phần khác nhau theo mô hình kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy phát triển công nghiệp sáng tạo trong ngành, lĩnh vực, địa phương mình phụ trách. Sở Tài nguyên và Môi trường luôn trân trọng lắng nghe các ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân để phát triển nền tảng ngày một tốt hơn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố.

    Theo STNMT TP HCM, VTV

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây