Trách nhiệm hình sự tội cho vay nặng lãi, có nên báo công an ?

94
Trách nhiệm hình sự tội cho vay năng lãi
Trách nhiệm hình sự tội cho vay năng lãi

Việc cho vay nặng lãi rất phổ biến ngoài xã hội, tuy có những biện pháp ngăn chặn tuyên truyền từ phía cơ quan nhà nước nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn. Dưới đây Duan24h.net thông tin tới độc giả hoạt động này và những quy định pháp luật liên quan.

Thế nào là vay nặng lãi ?

Theo Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về lãi suất vay như sau:

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Như vậy, hoạt động cho vay với mức thỏa thuận về lãi suất vượt quá 20%/năm sẽ bị coi là vay năng lãi.

Quy định về tội cho vay năng lãi

Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội cho vay lãi nặng như sau:

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 05:27 PM, 19/04/2024)


“1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội mà thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, việc cho vay nặng lãi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau đây:

– Thứ nhất: Lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ năm lần trở lên. Theo quy định của khoản 1 Điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015 về lãi suất thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm, tương ứng với 1,67%/tháng. Tức nghĩa, nếu bên cho vay cho vay với mức lãi suất 8,35%/tháng thì đã vượt quá 5 lần mức lãi suất cơ bản pháp luật cho phép.

– Thứ hai: đã thu lợi bất chính từ 30.000.000 đến 100.000.000 đồng.

Trường hợp chủ nợ ép viết giấy vay nợ

Trong trường hợp chủ nợ ép người vay viết giấy vay nợ trong trường hợp giao dịch cho vay nặng lãi thì van bản này có hợp pháp hay không ? Có nghĩa vị trả nợ hay không ? Có nên náo công an hay không ?

Căn cứ vào Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Từ căn cứ nêu trên ta thấy rằng việc người vay phải viết giấy nợ khi bị ép buộc nên giấy nợ đấy không có giá trị pháp lý vậy nên người vay không phải thanh toán số tiền nợ đó.

Khi xét ở phương diện của pháp luật hình sự thì người chủ nợ ép người vay viết giấy nợ và ép trả số tiền đó, thực tế người vay cũng đã phải mang tiền đến để đưa cho họ nên họ đã vi phạm vào Điều 170 Tội cưỡng đoạt tài sản Bộ luật hình sự 2015.

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, từ căn cứ nêu trên người vay hoàn toàn có quyền báo cơ quan công an về hành vi vi phạm pháp luật của chủ nợ, pháp luật sẽ bảo vệ quyền, lịch ích hợp pháp cho người vay trong trường hợp này.

Tổng hợp bởi Duan24h.net

4.7/5 - (6 bình chọn)

Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trước6 tướng mặt đàn ông năng lực tầm thường, tâm địa nhỏ nhen
Bài tiếp theoQuyền sử dụng đất là tài sản đặc biệt nhưng không phải quyền sở hữu

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây