Mục lục

    Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện tỉnh Bình Phước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm thành phố Đồng Xoài, 2 thị xã Bình Long, Phước Long và 8 huyện : Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Chơn Thành, Đồng Phú, Hớn Quản, Lộc Ninh, Phú Riềng.

    Cập nhật: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 24/11/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Phương án quy hoạch vùng liên huyện tỉnh Bình Phước

    Vùng phía Nam tỉnh Bình Phước

    Phạm vi, tính chất và hướng phát triển trọng tâm

    – Phạm vi: Bao gồm TP Đồng Xoài, huyện Chơn Thành và huyện Đồng Phú

    – Tính chất: Đây là trung tâm kinh tế động lực và là trung tâm công nghiệp – đô thị – dịch vụ của tỉnh, trong đó TP. Đồng Xoài là trung tâm phát triển của tỉnh Bình Phước.


    – Hướng phát triển trọng tâm:

    + Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao, hiện đại, thân thiện môi trường. Phát triển các ngành sản phẩm công nghiệp chính như: công nghiệp phụ trợ, cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến thực phẩm gắn với việc khai thác có hiệu quả hệ thống đường cao tốc, đường sắt và các cảng ICD tại Chơn Thành và Đồng Phú.

    + Phát triển đô thị gắn với các ngành dịch vụ, trọng tâm là dịch vụ logistics, thương mại, tài chính và các loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học công nghệ.

    + Thu hút đầu tư phát triển hệ thống các công trình hạ tầng kinh tế như: Trung tâm Hội chợ triển lãm, Trung tâm logistics, cảng cạn ICD, kho hàng hóa gắn với các khu – cụm công nghiệp, chợ đầu mối trên địa bàn.

    Hệ thống đô thị và nông thôn

    – Hệ thống đô thị:

    • Phát triển TP Đồng Xoài lên đô thị loại II, thành phố thông minh, hiện đại, thân thiện với môi trường.
    • Phát triển Chơn Thành lên đô thị loại III (Thị xã Chơn Thành), là đô thị công nghiệp chủ đạo của tỉnh.
    • Phát triển Đồng Phú lên đô thị loại IV (TT Tân Phú), là đô thị công nghiệp – dịch vụ của tỉnh.

    – Khu vực nông thôn: Phát triển các vành đai, trung tâm sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, ứng dụng công nghệ cao tại khu vực ngoại thành, ngoại thị, bảo đảm tăng trưởng bền vững, sinh thái cho toàn vùng.

    Định hướng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật

    – Hệ thống các công trình hạ tầng xã hội cấp tỉnh: Bố trí tập trung tại thành phố Đồng Xoài gồm: hệ thống các trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật, dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng,…

    Đây đồng thời cũng là các công trình hạ tầng cấp vùng của các huyện, thành phố trong vùng.

    – Hệ thống các công trình hạ tầng kinh tế: Bố trí các khu đô thị, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sân golf ở khu vực huyện Đồng Phú và huyện Chơn Thành. Các khu và cụm công nghiệp được phát triển theo hướng công nghiệp sạch, thân thiện môi trường. Bố trí các khu vực dịch vụ tổng hợp gồm trung tâm mua sắm lớn kết hợp vui chơi giải trí, các chợ đầu mối, trung tâm vận tải và logistic tại các khu vực cửa ngõ các thành phố, thị xã.

    – Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật được bố trí theo quy hoạch chuyên ngành trên địa bàn, cụ thể như sau:

    + Về giao thông: Bao gồm các tuyến cao tốc CT30, CT02, đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh, đường QL13, QL14, QL13C nối với Đồng Nai qua cầu Mã Đà, và các tuyến đường huyện, đô thị trục chính chiến lược đã được xác định trong phương án phát triển hạ tầng giao thông vận tải.

    + Về cấp điện, cấp thoát nước đô thị, hạ tầng viễn thông thụ động, quản lý nghĩa trang và chất thải rắn: Bố trí theo các phương án tích hợp quy hoạch hạ tầng chung của cả tỉnh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Vùng phía Tây tỉnh Bình Phước

    Phạm vi, tính chất và hướng phát triển trọng tâm

    – Phạm vi: bao gồm huyện Hớn Quản, TX Bình Long và huyện Lộc Ninh, với hạt nhân phát triển là TX Bình Long (tỉnh Bình Phước).

    – Tính chất: là vùng phát triển công nghiệp, thương mại – dịch vụ, logistics của tỉnh.

    – Hướng phát triển trọng tâm:

    + Phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh như: công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp năng lượng, công nghiệp hỗ trợ. Phát triển các loại hình thương mại – dịch vụ, nhất là trung tâm thương mại mua sắm tập trung kết hợp với dịch vụ nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí. Phát triển du lịch gắn với các di tích lịch sử văn hóa.

    + Phát triển hạ tầng thương mại biên giới, cảng cạn ICD Hoa Lư, kho hàng hóa gắn với các khu – cụm công nghiệp và chợ đầu mối trên địa bàn.

    Hệ thống đô thị và nông thôn

    – Hệ thống đô thị:

    • Phát triển TX Bình Long lên đô thị loại III, là trung tâm phát triển của cả vùng.
    • Phát triển TT Tân Khai (huyện Hớn Quản) lên đô thị loại IV và xã Lộc Tấn (huyện Lộc Ninh), xã Đồng Nơ (huyện Hớn Quản) lên đô thị loại V.

    – Khu vực nông thôn:

    • Tập trung xây dựng khu vực nông thôn đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2030.
    • Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn trái theo định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh.

    Định hướng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật

    – Hệ thống các công trình hạ tầng xã hội cấp vùng: Xây dựng các trung tâm y tế, trung tâm văn hóa thể thao đa năng cấp vùng.

    – Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật được bố trí theo quy hoạch chuyên ngành trên địa bàn, cụ thể như sau:

    • Về giao thông: Bao gồm tuyến cao tốc CT30, đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh, QL13, QL14C; cảng ICD Hoa Lư, huyện Lộc Ninh và sân bay lưỡng dụng Quảng Lợi tại huyện Hớn Quản.
    • Đối với các hạ tầng kỹ thuật khác: Bố trí theo các phương án tích hợp quy hoạch hạ tầng chung của cả tỉnh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Vùng phía Đông Bắc tỉnh Bình Phước

    Phạm vi, tính chất và hướng phát triển trọng tâm

    – Pham vi: bao gồm các huyện: Bù Đốp, Bù Gia Mập, Phú Riềng, Bù Đăng và TX Phước Long, trong đó TX Phước Long là hạt nhân phát triển đô thị của vùng.

    – Tính chất: là vùng miền núi, biên giới; vùng sinh thái đầu nguồn, đảm bảo môi trường sinh thái, an sinh xã hội.

    – Hướng phát triển trọng tâm: phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông sản, du lịch sinh thái gắn với Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập, Núi Bà Rá, Hồ Thác Mơ và Trảng cỏ Bù Lạch.

    Hệ thống đô thị và nông thôn

    – Hệ thống đô thị:

    • Phát triển TX. Phước Long lên đô thị loại III, trung tâm phát triển đô thị, thương mại dịch vụ của cả vùng.
    • Bù Gia Mập: Thành lập TT Phú Nghĩa, huyện lỵ của Bù Gia Mập.
    • Bù Đăng: Phát triển TT Đức Phong lên đô thị loại IV, đồng thời phát triển xã Đức Liễu lên đô thị loại V.
    • Bù Đốp: Giữ nguyên cấp đô thị của TT Thanh Bình, phát triển xã Thiện Hưng lên đô thị loại V.
    • Phú Riềng: thành lập TT Phú Riềng và phát triển xã Bù Nho lên đô thị loại V.

    – Khu vực nông thôn: bố trí sắp xếp dân cư khu vực gắn với phát triển hạ tầng giao thông, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn trái, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Phát triển kinh tế vùng biên giới theo hướng kết hợp đẩy mạnh du lịch sinh thái, văn hóa để nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo quốc phòng – an ninh khu vực.

    Định hướng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật

    • Hạ tầng xã hội: Bố trí các trung tâm văn hóa, trung tâm y tế, cơ sở đào tạo nghề cho vùng.
    • Hạ tầng kinh tế: bố trí các khu du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử tại Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập, Núi Bà Rá, Hồ Thác Mơ, Trảng cỏ Bù lạch…gắn với bảo vệ rừng đặc dụng và an ninh biên giới.
    • Hạ tầng kỹ thuật: Xây dựng các công trình thủy lợi, hạ tầng cấp điện, viễn thông đồng bộ với hạ tầng giao thông trong vùng.

    Quy hoạch vùng huyện tỉnh Bình Phước

    Vùng thành phố Đồng Xoài

    Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm

    – Phạm vi: bao gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố với tổng diện tích 167,71km2.

    – Tính chất: xây dựng thành phố Đồng Xoài trở thành đô thị hiện đại, sinh thái và thông minh, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng – an ninh của tỉnh Bình Phước.

    – Hướng phát triển trọng tâm:

    + Thương mại dịch vụ: phát triển trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ triển lãm, kho hàng hóa gắn với các khu – cụm công nghiệp, trung tâm logistics; phát triển dịch vụ cao cấp kết hợp nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, đại lý thương mại, hệ thống bán lẻ và cửa hàng tiện dụng; tập trung thực hiện các dự án khu đô thị kết hợp nghỉ dưỡng hồ Suối Cam, Công viên trung tâm và khu đô thị mới…

    Nâng cấp và cải tạo đồng bộ hạ tầng, không gian chợ Đồng Xoài, gắn với thực hiện Đề án thiết kế đô thị khu vực xung quanh chợ Đồng Xoài; hoàn thành đưa vào sử dụng chợ Tân Thành, chợ hoa, chợ đầu mối nông sản. Phát triển hệ thống trường phổ thông liên cấp, phân hiệu đại học và bệnh viện, phòng khám bác sĩ gia đình chất lượng cao.

    Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường, đặc biệt là thị trường bất động sản, thị trường lao động, thị trường khoa học và công nghệ, thị trường tài chính…. Xây dựng nền kinh tế số, chính quyền số và thu hút dân cư về sinh sống đông hơn.

    + Công nghiệp: Phát triển công nghiệp hiện đại 4.0, chọn lọc các ngành có giá trị gia tăng cao như: chế biến, chế tạo, phụ trợ, vật liệu, công nghệ thông tin… chú trọng nâng cao trình độ công nghệ; ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ thúc đẩy thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và sản xuất thông minh.

    + Nông nghiệp: Phát triển nông nghiệp đô thị sạch, thông minh, hiệu quả.

    Phát triển hệ thống đô thị, nông thôn

    Phát triển đô thị sinh thái cảnh quan với đặc trưng cảnh quan mặt nước (hồ Suối Cam, hồ Phước Hòa…), hướng phát triển đô thị về phía Tây. Có thể tính toán phân chia lại địa giới hành chính nội tại các xã phường để khắc phục bất cập về chênh lệch quy mô diện tích cách đơn vị hành chính cấp xã.

    Khu đô thị trung tâm hiện hữu thương mại – dịch vụ, văn hóa – giáo dục đào tạo cấp vùng, phát triển theo hướng cải tạo chỉnh trang là chủ yếu kết hợp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử, cảnh quan đặc trưng.

    Khu đô thị phía Tây phát triển cải tạo chỉnh trang và xây mới gắn với khu công nghiệp Thành phố Đồng Xoài I và II. Khu đô thị sinh thái phía Tây phát triển theo hướng đô thị du lịch sinh thái kết hợp ở mật độ thấp và các loại hình dịch vụ phục vụ du lịch. Động lực phát triển trên nền tảng cảnh quan tự nhiên thông qua hệ thống bậc đập dọc suối Cam, hồ Phước Hòa và QL14.

    Khu đô thị mới phía Tây Bắc phát triển theo mô hình đô thị đa chức năng, dân cư mật độ trung bình cao, là đô thị hiện đại tương lai của Thành phố Đồng Xoài gắn với tuyến vành đai giai đoạn 1, 2 và tuyến đường Hồ Chí Minh.

    Khu đô thị phía Nam phát triển theo hướng cải tạo chỉnh trang và xây mới, gắn với khu công nghiệp Thành phố Đồng Xoài III, khu công nghiệp Bắc Đồng Phú mở rộng, các khu dân cư xây mới.

    Nâng cấp hai xã Tiến Hưng và Tân Thành lên Phường.

    Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội

    Bố trí tập trung tại thành phố Đồng Xoài gồm: hệ thống các trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật, dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng… Đây đồng thời cũng là các công trình hạ tầng cấp vùng của các huyện, thành phố trong vùng.

    Xây dựng các khu đô thị mới ven hồ Suối Cam và khu đô thị mới tại phường Tân Thiện. Xây dựng các trung tâm thương mại và các khách sạn 4-5 sao tại phường Tân Phú.

    Giữ nguyên 03 KCN hiện hữu với diện tích 369ha và xây dựng 01 CCN với quy mô diện tích 59,3ha.

    Hạ tầng giao thông

    Đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông nội thị, tăng cường kết nối với Chơn Thành, Đồng Phú và các đô thị khác trong tỉnh và vùng Đông Nam bộ. Nâng cấp ĐT.751 thành Quốc lộ 13B tăng cường kết nối với khu vực phía Nam. Xây dựng hoàn chỉnh đường vành đai 1 và vành đai 2.

    Tuyến cao tốc Bắc Nam phía Tây (CT2) quy hoạch đi về phía Nam Quốc lộ 14, dọc theo đường Vành đai 2 có điều kiện địa hình thuận lợi hơn so với địa hình dọc hành lang phía Bắc Quốc lộ 14. Tuyến đường sắt Chơn Thành- Đắk Nông định hướng đi theo đường Vành đai 2 phía Bắc phù hợp với quỹ đất dự trữ phát triển được quy hoạch.

    Bến xe khách tỉnh Bình Phước (Bến xe Trường Hải): Duy trì bến xe khách loại I, kết hợp bến xe khách, bến đầu/cuối xe buýt và phát triển thương mại dịch vụ nhằm tạo nguồn vốn cải thiện cơ sở hạ tầng bến bãi, nâng cao chất lượng dịch vụ.

    Vùng huyện Chơn Thành

    Phạm vi, tính chất và hướng phát triển trọng tâm

    – Phạm vi: bao gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện với tổng diện tích 390,3 km2.

    – Tính chất: xây dựng huyện Chơn Thành trở thành đô thị năng động, sinh thái và thông minh.

    – Hướng phát triển trọng tâm:

    + Công nghiệp: Thu hút đầu tư thời gian tới cần tập trung chủ yếu vào các KCN, một phần vào CCN tập trung. KCN phân bổ chủ yếu dọc theo các tuyến giao thông chính (Quốc lộ 14, Quốc lộ 13) và các cao tốc tiềm năng trong tương lai tại Huyện Chơn Thành. Đây là không gian có vị trí thuận lợi, có ưu thế trong kết nối hạ tầng và thu hút lao động.

    Đối với đất cho công nghiệp, cần tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp hiện có, triển khai lập quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp khác, có chính sách thu hút đầu tư để nâng cao tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp. Dự kiến Khu vực dự trữ phát triển ở khu vực phía Tây Khu công nghiệp Chơn Thành thuộc Xã Minh Long.

    Việc bố trí đất cho phát triển công nghiệp trên cơ sở những khu vực đất nông nghiệp có chất lượng kém. Khu, cụm công nghiệp phải đảm bảo khoảng cách an toàn tới khu dân cư tập trung, tới nguồn nước, nhất là nguồn nước dùng trong sinh hoạt. Hạn chế tối đa việc sử dụng đất có chất lượng cao, có vị trí thuận lợi cho phát triển nông nghiệp để sử dụng cho mục đích công nghiệp.

    Trong các khu công nghiệp cần xác định những phân khu chức năng, loại hình công nghiệp, tính độc hại của các chất thải để bố trí cho phù hợp với môi trường xung quanh. Đồng thời có biện pháp xử lý các chất thải, hạn chế gây ô nhiễm đất phá hoại sự cân bằng trong hệ sinh thái đất. Ngoài ra, cần gắn việc phát triển công nghiệp với các tiến bộ khoa học kỹ thuật và nguồn nhân lực có chất lượng, trình độ cao.

    + Thương mại – dịch vụ: Khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ được chú trọng đầu tư phát triển trong thời gian tới. Do đó cần phát triển mạnh hệ thống thương mại theo mọi thành phần kinh tế, tập trung vào khâu buôn bán, các trung tâm kinh tế ở khu vực tập trung đông dân cư nhằm cung cấp các dịch vụ, hàng hóa cho nhu cầu đời sống và sản xuất của nhân dân một cách thuận lợi.

    Tập trung phát triển các loại hình dịch vụ có hiệu quả kinh tế cao như sân golf. Tổ chức, sắp xếp lại mạng lưới kinh doanh thương mại, chú trọng thị trường nông thôn để đáp ứng nhu cầu xã hội.

    Xây dựng mới chợ Chơn Thành, mở rộng chợ Minh Lập, cải tạo chợ Minh Hưng, Minh Long… và nâng cấp các chợ trong các trung tâm xã để phục vụ buôn bán khắp nơi trong địa bàn huyện. Tập trung đầu tư các ngành hàng mà địa phương có được mang tính đặc thù như chế biến nông sản, chế biến thực phẩm.

    Triển khai Dự án khu chợ đầu mối – Trung tâm thương mại và khu dân cư tại ấp Hiếu Cảm, Thị trấn Chơn Thành. Khu dân cư thương mại Suối Đôi hiện đã phê duyệt chi tiết, đang đầu tư hạ tầng. Xây dựng trung tâm logistics, cảng cạn ICD Chơn Thành, kho hàng hóa gắn với các khu – cụm công nghiệp, chợ đầu mối trên địa bàn.

    + Du lịch: Phát triển du lịch có vị trí tại Xã Nha Bích, Minh Thắng, Minh Thành xung quanh khu vực Hồ Phước Hòa, phía Nam Quốc lộ 14.

    + Nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp phải gắn với thị trường, xuất khẩu và công nghiệp chế biến; tăng cường đầu tư khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nhằm tăng hệ số sử dụng đất, tăng chất lượng và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

    Hình thành các vùng sản xuất tập trung lớn với các cây trồng chủ lực có hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh cao trên các khu vực đất có chất lượng tốt. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác thông qua triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ của ngành nông nghiệp

    Phát triển hệ thống đô thị, nông thôn

    Khu vực đô thị trung tâm hiện hữu bao gồm khu vực quanh trung tâm hành chính Chơn Thành, khu vực chung quanh giao lộ Quốc lộ 13 và Quốc lộ 14, đây là các khu vực đã phát triển tương đối tập trung, một số khu vực có không gian đô thị phát triển tự phát tập trung bám dọc các trục đường chính đô thị như: Đường Quốc lộ 13, Quốc lộ 14, ĐT 751, ĐT 752B, …

    Các công trình kiến trúc đẹp chưa nhiều, tầng cao thấp, mật độ dày, nhiều công trình đã xuống cấp, môi trường sống còn hạn chế, đặc biệt là thiếu các không gian công cộng, tiện ích, vườn hoa, đường đi bộ.

    Do đó, tại các khu vực này cần phải tăng cường chỉnh trang cải tạo từ mặt tiền công trình cho tới phối kết không gian, cải tạo, bảo tồn, chỉnh trang mỹ quan đô thị, hạn chế xây dựng các công trình cao tầng tại các ô đất xen kẹt, tận dụng các khu đất trống trong lõi các khu ở bổ sung thêm các không gian mở như: cây xanh vườn hoa, TDTT, sân chơi. Tăng cường thêm các tiện ích đô thị cho các tuyến phố, đồng thời kết hợp với các hoạt động du lịch để nâng cao giá trị và bản sắc lịch sử văn hóa, chất lượng sống cho đô thị.

    Khu vực đô thị phát triển mới Tập trung phần lớn khu phía Bắc tuyến đường 2 tháng 4, khu vực giao cắt Quốc lộ 14 và ĐH Minh Thành – Bàu Nàm, khu đô thị mới dọc tuyến đường Minh Thành – Đồng Hưu. Đây sẽ là khu vực mang lại những hình ảnh đô thị mới, hiện đại và hoàn thiện các chức năng đô thị còn thiếu đồng bộ, gắn kết hài hòa với không gian đô thị hiện hữu.

    Vì vậy việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các khu vực này cần phải bài bản, có lộ trình, các khu chức năng phát triển mới cần phải đồng bộ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với khu vực xung quanh và tuân thủ quy hoạch tổng thể về bố cục không gian, chức năng công trình, khối tích tầng cao công trình

    Trên cơ sở phương án Phân khu vực phát triển, dự kiến phân chia nội ngoại thị, hiện trạng phát triển về đô thị, hệ thống giao thông hiện hữu, …, đô thị Chơn Thành được phân thành 5 khu đô thị (phân khu quản lý và phát triển) gồm:

    • Khu đô thị số 1 (Thị trấn Chơn Thành);
    • Khu đô thị số 2 (Xã Minh Hưng);
    • Khu đô thị số 3 (Xã Minh Long);
    • Khu đô thị số 4 (Xã Minh Thành);
    • Khu đô thị số 5 (Xã Thành Tâm).

    Khu vực nông thôn: tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng theo kế hoạch phát triển nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.

    Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội

    • Tập trung nguồn lực phát triển các hạ tầng kinh tế, xã hội trọng tâm sau:
    • Mở mới 02 KCN với diện tích 800ha vào giai đoạn 2021-2025 và 01 CCN với diện tích 74,59ha.
    • Xây dựng hạ tầng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp đồng bộ với quá trình mở rộng và phát triển KCN.
    • Xây dựng sân golf quy mô khoảng 230 ha.
    • Xây dựng Trường đào tạo nghề Becamex Giai đoạn 2.

    Hạ tầng giao thông

    Xây dựng đường cao tốc CT30 (TP. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành) và đường cao tốc CT02 (Chơn Thành – Đắk Nông) đoạn qua huyện Chơn Thành.

    Xây dựng đường Chơn Thành – Bù Nho với quy mô 4-6 làn xe, kết nối thị xã Phước Long, huyện Phú Riềng với QL14 và cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành.

    Nâng cấp, mở rộng hệ thống đường QL13, QL14; các tuyến đường tỉnh, đường huyện theo điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT Bình Phước đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030.

    Tăng cường kết nối Chơn Thành với khu vực phía Đông (TP. Đồng Xoài và huyện Đồng Phú) thông qua đường Vành đai 2 phía Nam Đồng Xoài và đường Chơn Thành – Đồng Phú đi về phía Đông kết nối với QL13C đi cảng Cái Mép-Thị Vải.

    Đối với tuyến đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh đi về phía Tây Quốc lộ 13 và Đường sắt Chơn Thành – Đắk Nông dự kiến đi song song với đường Cao tốc Bắc Nam phía Tây, phát triển hạ tầng đồng bộ với phương án hướng tuyến để hạn chế giao cắt với hệ thống giao thông địa phương, thuận tiện cho việc bố trí quy hoạch đường gom, đảm bảo an toàn giao thông.

    Đầu tư bến xe khách Chơn Thành tại vị trí giao giữa QL.14 và đường N4 đạt tiêu chuẩn bến xe cấp I.

    Xây dựng cảng ICD tại huyện Chơn Thành, với quy mô 45ha.

    Vùng huyện Đồng Phú

    Phạm vi, tính chất và hướng phát triển trọng tâm

    – Phạm vi: bao gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện với tổng diện tích 934,45 km2.

    – Tính chất: xây dựng huyện Đồng Phú trở thành đô thị năng động, sinh thái và kết nối.

    – Hướng phát triển trọng tâm:

    + Công nghiệp: Tập trung phát triển các ngành có tiềm năng và thế mạnh như chế biến nông lâm sản, chế biến sản phẩm từ chăn nuôi, may mặc xuất khẩu, sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch v.v…

    Phát huy vai trò của nhà nước trong hỗ trợ xây dựng hạ tầng mềm của chuỗi giá trị, đặc biệt là trong truy xuất nguồn gốc và hỗ trợ tổ chức vùng sản xuất. Khuyến khích các giải pháp ứng dụng công nghệ để tăng tính liên kết trong chuỗi giá trị, giảm khâu trung gian, tiết kiệm lao động. Khuyến khích các nhà đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là công nghiệp điện tử.

    + Thương mại dịch vụ: khuyến khích phát triển thương mại – dịch vụ, tập trung vào khâu buôn bán, các trung tâm kinh tế ở khu vực tập trung đông dân cư nhằm cung cấp các dịch vụ, hàng hóa cho nhu cầu đời sống và sản xuất của nhân dân một cách thuận lợi. Xây dựng trung tâm thương mại, kho hàng hóa gắn với các khu – cụm công nghiệp, quy hoạch trung tâm logistics, cảng cạn ICD phục vụ xuất nhập khẩu, chợ đầu mối trên địa bàn. Phát triển các dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp với sân golf.

    + Nông nghiệp: Cơ cấu lại diện tích canh tác theo lợi thế và thị trường. Chuyển đổi diện tích cao su kém hiệu quả sang phát triển KCN, CCN, khu dân cư, thương mại – dịch vụ. Hình thành các cụm liên kết công nghiệp, dịch vụ với kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cơ bản cho các vùng chuyên canh nông nghiệp tại vùng nông thôn.

    Phát triển hệ thống đô thị, nông thôn

    Đến năm 2030, tập trung xây dựng TT Tân Phú lên đô thị loại IV, xã Tân Lập, Tân Tiến, Tân Hòa lên đô thị loại V.

    Khu vực nông thôn: hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao và phát triển 10 ấp đạt khu dân cư kiểu mẫu.

    Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội

    Xây dựng khu đô thị – du lịch Hồ Suối Giai và tây Hồ Bà Mụ.

    Giai đoạn 2021-2025 xây dựng mới 08 KCN với diện tích 4.200ha và giai đoạn 2026-2030 xây dựng mới 04 KCN với diện tích 1.800ha.

    Xây dựng mới 07 CCN với quy mô 341,7ha. Đồng thời hoàn thiện hạ tầng nhà ở cho công nhân đồng bộ với quá trình mở rộng và quy hoạch mới các KCN, CCN.

    Hạ tầng giao thông

    – Gia tăng kết nối với 2 khu vực đô thị Đồng Xoài, Chơn Thành và giao thông kết nối liên vùng thông qua việc nâng cấp, mở mới các tuyến đường gồm:

    • Cao tốc Chơn Thành – Đắk Nông (CT02) đoạn qua huyện Đồng Phú 23,6Km.
    • Nâng cấp ĐT.741 thành Quốc lộ 13B Là tuyến giao thông trục dọc phía Tây của huyện, kết nối thành phố Đồng Xoài – Đồng Phú với Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ.
    • Mở mới đường Chơn Thành – Đồng Phú kết nối KCN Becamex Chơn Thành phía Tây và ĐT.753 phía Đông là tuyến giao thông kết nối Đông-Tây đi Đồng Nai và cảng Cái Mép Thị Vải.
    • Đường Đồng Phú – Bình Dương kết nối ĐT.753.
    • Các tuyến đường tỉnh, đường huyện khác thực hiện theo phương án phát triển mạng lưới GTVT và điều chỉnh Quy hoạch GTVT tỉnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt.

    – Bến xe khách Đồng Phú: Quy mô bến xe loại III tại thị trấn Tân Phú cho xe khách và xe buýt, phục vụ nhu cầu cho người dân sinh sống và làm việc tại khu vực đô thị và khu công nghiệp tại huyện Đồng Phú.

    – Xây dựng cảng ICD tại huyện Đồng Phú, với quy mô 30ha.

    Vùng thị xã Bình Long

    Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm

    – Phạm vi: Bao gồm toàn bộ ranh giới TX. Bình Long, với tổng diện tích 126,4 km2

    – Tính chất: xây dựng và phát triển thị xã Bình Long theo hướng đô thị bản sắc, sinh thái và văn minh; là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực Tây Bắc của Tỉnh Bình Phước.

    – Hướng phát triển trọng tâm:

    + Thương mại, dịch vụ: Đẩy mạnh thu hút đầu tư trung tâm thương mại tập trung kết hợp với dịch vụ nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, dịch vụ ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin. Xây dựng siêu thị, kho hàng hóa thương mại gắn với các khu – cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã.

    Phát triển du lịch theo hướng khai thác những giá trị hiện có của các di tích kết hợp với văn hóa truyền thống trở thành động lực thu hút khách, thúc đẩy hoạt động dịch vụ khác, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội theo hướng bền vững.

    + Công nghiệp: Ưu tiên đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh như: khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng); chế biến nông lâm sản, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn.

    Chú trọng ứng dụng công nghệ trong sản xuất nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

    Tích cực thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp và di dời các cơ sở sản xuất trong nội thị ra cụm công nghiệp; ưu tiên phát triển một số ngành như công nghiệp hỗ trợ, các ngành chế biến sâu về nông sản phẩm, gỗ mỹ nghệ, thân thiện môi trường, tạo việc làm cho lao động.

    + Nông nghiệp: Ưu tiên thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; duy trì và phát triển những sản phẩm có giá trị cao, có lợi thế của thị xã gắn với thị trường tiêu thụ, hướng đến xuất khẩu.

    Phối hợp với Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long điều chỉnh quy hoạch và tích cực hỗ trợ Công ty triển khai dự án nông nghiệp công nghệ cao, quy mô 20 ha, tại Sở Nhì phường Hưng Chiến.

    Phát triển hệ thống đô thị, nông thôn

    Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng TX Bình Long lên đô thị loại III. Khu trung tâm hành chính mới của thị xã được dời về khu đô thị Hưng Chiến 2, thuộc phường Hưng Chiến, quy mô khoảng 42,7 ha, nằm về phía Tây QL13.

    Phát triển khu đô thị mới sinh thái phía Nam (Khu đô thị Hưng Chiến 2): Cải tạo chỉnh trang, tổ chức các khu ở mới đi kèm với các khu dịch vụ phục vụ cho khu vực và đô thị.

    Đầu tư nâng cấp hai xã Thanh Phú, Thanh Lương lên Phường.

    Khu vực nông thôn: Đổi mới và nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả, bố trí nguồn lực phát triển HTX kiểu mới, tập hợp, hỗ trợ nông dân tổ chức sản xuất, kinh doanh. Coi doanh nghiệp nông nghiệp là hạt nhân trong chuỗi liên kết. Xây dựng cơ chế hợp tác công tư trong thu hút đầu tư tư nhân vào nông nghiệp.

    Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội

    – Xây dựng Trung tâm thương mại Bình Long phục vụ cho vùng phía Tây tỉnh Bình Phước (Hớn Quản, Bình Long, Lộc Ninh).

    – Duy trì và phát triển Nhà máy xi măng Bình Phước.

    – Xây dựng 03 CCN với diện tích 210 ha.

    – Xây dựng khu khám, điều trị theo yêu cầu quy mô 120 giường bệnh với các thiết bị đồng bộ, hiện đại, nâng tổng số giường bệnh tại Trung tâm Y tế Thị xã lên 400 giường. Khuyến khích tư nhân đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa TX Bình Long với quy mô 150 giường bệnh phục vụ cho vùng.

    – Xây dựng và hoàn thiện thiết chế trường học thông minh (gồm: Hệ thống CNTT; phòng học tiên tiến, thông minh; phòng tin học, ngoại ngữ, thi trắc nghiệm, thiết bị thực hành thí nghiệm, thư viện thông minh, đào tạo trực tuyến; trường học có hệ thống camera giám sát; thông tin giáo dục, thông tin quản lý, điểm danh thông minh, phần mềm phục vụ dạy và học…) đối với Trường THPT Chuyên Bình Long, THCS An Lộc và THPT Bình Long.

    Hạ tầng giao thông

    – Đầu tư xây dựng các công trình giao thông mang tính kết nối vùng như đường Vành đai thị xã, đặc biệt chú trọng đầu tư các tuyến đường theo trục Đông – Tây như đường kết nối phía tây QL13 và đường QL14C, đường ĐT.757 từ Thanh Lương Bình Long qua Bù Nho Phú Riềng, các công trình mang tính chất hạ tầng khung để đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị loại 3.

    – Ưu tiên xây dựng và nâng cấp các tuyến trục giao thông phục vụ cho việc hình thành và phát triển nhanh các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị mới. Các tuyến đường đô thị tập trung trong các khu nội ô thị xã trong thời gian tới cần đầu tư nhựa hóa và xây dựng vỉa hè, trồng cây xanh và dải phân cách, trong đó cần phối hợp đồng bộ với các ngành khác như điện, nước để tạo thành hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện, phát triển bền vững.

    Vùng huyện Hớn Quản

    Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm

    – Phạm vi: Bao gồm toàn bộ ranh giới huyện Hớn Quản, với tổng diện tích 664,1 km2.

    – Tính chất: là vùng đệm cho tam giác phát triển Chơn Thành – Đồng Xoài – Đồng Phú, có vai trò giảm các áp lực về đô thị, môi trường, giữ gìn các không gian xanh, quỹ đất dự trữ, phát triển công nghiệp, đô thị, thương mại – dịch vụ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

    – Hướng phát triển trọng tâm:

    + Nông nghiệp: Từng bước hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao đối với thị trấn Tân Khai, xã Tân Quan; bước đầu phát triển nông nghiệp hữu cơ đối với xã An Khương, xã Tân Hưng, xã Thanh An làm cơ sở để nhân rộng và phát triển ra phạm vi toàn huyện.

    Tích cực phối hợp, hỗ trợ thực hiện Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô 500 ha tại xã Minh Đức. Phát triển các hợp tác xã, trang trại chăn nuôi bền vững gắn với xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đảm bảo môi trường. Đầu tư xây dựng chợ đầu mối nông sản sạch tiến tới xây dựng sàn giao dịch nông sản của huyện.

    + Công nghiệp: Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đón nhận sự phát triển lan tỏa công nghiệp từ huyện Chơn Thành tỉnh Bình phước và huyện Bàu Bàng tỉnh Bình Dương. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai thực hiện nhà máy xi măng tại xã Minh Tâm. Thu hút đầu tư vào các dự án nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu của người dân, công nhân trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện và khu vực lân cận.

    + Thương mại, dịch vụ. Tiếp tục rà soát, quy hoạch quỹ đất để thu hút đầu tư xây dựng mạng lưới chợ nông thôn; thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo hình thức xã hội hóa. Cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang chợ thị trấn Tân Khai. Đẩy mạnh các loại hình kinh doanh theo mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bên cạnh đó phát triển mô hình kinh doanh theo chuỗi cửa hàng tiện lợi. Thực hiện xã hội hóa việc đầu tư, kinh doanh trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, nhà hàng đạt tiêu chuẩn; xây dựng các kho hàng hóa thương mại gắn với các khu – cụm công nghiệp trên địa bàn huyện.

    Phát triển hệ thống đô thị, nông thôn

    Xây dựng thị trấn Tân Khai thành đô thị loại IV, các xã Thanh An, Đồng Nơ và Tân Hưng thành đô thị loại V.

    Xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó xây dựng xã Thanh Bình, xã Đồng Nơ, xã Tân Hiệp, xã Tân Quan và xã Tân Lợi đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

    Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội

    • Tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư, phát triển nhà máy xi măng và điện mặt trời tại xã Minh Tâm.
    • Giai đoạn 2021-2025 xây dựng mới 03 KCN với diện tích 1.000 ha và giai đoạn 2026-2030 xây dựng mới 02 KCN với diện tích 1.300 ha.
    • Xây dựng 03 CCN với diện tích 220 ha.
    • Xây dựng các dự án nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu của người dân, côngnhân trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện và khu vực lân cận.
    • Cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang chợ thị trấn Tân Khai.- Xây dựng Trung tâm Văn hóa – Thể thao, Nhà Thiếu nhi huyện.

    Hệ thống giao thông

    Đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối Khu Công nghiệp Tân Khai II với Khu Công nghiệp Minh Hưng – Sikico, tuyến đường phía Tây Quốc lộ 13 kết nối Chơn Thành với Hoa Lư, tuyến đường Minh Lập – Lộc Hiệp ở phía Đông Quốc lộ 13, tuyến đường trục chính từ thị trấn Tân Khai đi xã Tân Quan và xã Phước An, nâng cấp tuyến đường từ ngã ba Xa Cát vào khu Công nghiệp Việt Kiều, tuyến đường

    Khu dân cư Tân Khai nối với đô thị Tân Khai và Trung tâm hành chính huyện.

    Xây dựng mới bến xe Hớn Quản đạt tiêu chuẩn loại III tại vị trí trung tâm huyện.

    Vùng huyện Lộc Ninh

    Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm

    – Phạm vi: Bao gồm toàn bộ ranh giới huyện Lộc Ninh, với tổng diện tích 851,8 km2.

    – Tính chất: Là địa phương của vùng phía Tây, có vị trí an ninh quốc phòng trọng yếu; là cửa ngõ đối ngoại quan trọng của tỉnh thông qua Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư giáp với Campuchia.

    – Hướng phát triển trọng tâm: Phát triển kinh tế xã hội của Lộc Ninh phải gắn liền với việc đảm bảo quốc phòng an ninh.

    + Công nghiệp: Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, chế biến cao su, chế biến gỗ xuất khẩu và phát triển điện năng lượng mặt trời.

    + Nông nghiệp: Không mở rộng diện tích trồng cao su. Đối với cây điều, tập trung nâng cao năng suất, chất lượng, các khâu chế biến và tiêu thụ hạt điểu. Với cây ăn trái, phát triển sản phẩm đặc trưng, đảm bảo chất lượng về vấn đề an toàn thực phẩm sạch trong nông nghiệp; tập trung khâu chế biến hình thành chuỗi giá trị với những phân khúc riêng, hình thành các kênh phân phối chính thực trên thị trường.

    + Thương mại – dịch vụ: Tập trung phát triển thương mại dịch vụ, nhất là dịch vụ vận tải, kho bãi, logistic tại cảng ICD Hoa Lư. Tạo điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ nhà hàng, nhà nghỉ đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong huyện, đặc biệt là du khách; Xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị, kho hàng hóa thương mại gắn với khu kinh tế – cụm công nghiệp trên địa bàn huyện; Phát triển hạ tầng thương mại biên giới.

    + Du lịch: Khai thác tối đa tiềm năng du lịch của huyện thông qua việc xây dựng các tour du lịch, tuyến du lịch kết nối các điểm trong và ngoài tỉnh như: Tuyến du lịch Đồng Xoài – Lộc Ninh với sản phẩm khai thác chính là tìm hiểu lịch sử, văn hóa và tâm linh; Tuyến du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh – Bình Phước – Campuchia – Lào – Thái Lan, lấy điểm đến Tà Thiết và cửa khẩu Hoa Lư làm kết nối.

    Phát triển hệ thống đô thị, nông thôn

    Phát triển vùng trung tâm đô thị của huyện lấy 2 đô thị: thị trấn Lộc Ninh, và khu đô thị Hoa Lư làm động lực phát triển. Trong đó, thị trấn Lộc Ninh là trung tâm chính trị-kinh tế, văn hoá-xã hội của huyện, đô thị Hoa Lư là đô thị cửa khẩu gắn với phát triển thương mại biên giới và dịch vụ logistics. Ngoài ra, phát triển thêm đô thị mới tại xã Lộc Tấn, với vai trò là đô thị dịch vụ.

    Khu vực nông thôn: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi tập trung với quy mô lớn gắn với xây dựng chuỗi giá trị. Tập trung hoàn thành xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao.

    Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội

    Tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng KKT Cửa khẩu Hoa Lư nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới.

    Hình thành Đoàn kinh tế quốc phòng trên tuyến biên giới Lộc Ninh, bao gồm các vị trí: Đất để xây dựng, phát triển và lấp đầy khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, xây dựng và mở rộng khu dân cư, cụm dân cư biên giới liền kề các Chốt dân quân và Đồn, Trạm Biên phòng.

    Đầu tư xây dựng và hoàn thiện 03 KCN trong KKTCK Hoa Lư với diện tích 1.640 ha và 03 cụm công nghiệp diện tích 210 ha.

    Bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn huyện gắn kết với phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh Lộc Ninh.

    Tăng cường đầu tư cho công tác trùng tu, tôn tạo di tích, đầu tư cho phát triển du lịch trên địa bàn, trọng tâm là Khu di tích lịch sử Căn cứ Tà Thiết.

    Hạ tầng giao thông

    Đầu tư các dự án giao thông quan trọng kết nối phục vụ khu Kinh tế Cửa khẩu Hoa Lư: mở rộng quốc lộ 13 đoạn Lộc Tấn – Hoa Lư, đường tránh quốc lộ 13, các trục đường liên tỉnh ĐT756, ĐT759B, các trục đường liên xã kết nối với quốc lộ, tỉnh lộ và đường tuần tra biên giới.

    Xây dựng và hoàn thiện đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Chơn Thành – Cửa khẩu Hoa Lư. Mở thêm 2 tuyến giao thông công cộng mới, bao gồm tuyến Bình Long – Lộc Ninh và tuyến Lộc Ninh – Bù Đốp.

    Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng cảng cạn ICD Hoa Lư để đưa vào hoạt động nhằm thúc đẩy hoạt động giao thương hàng hoá.

    Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng bến xe khách Lộc Ninh đạt loại III, quy mô đáp ứng nhu cầu đi lại.

    Vùng Huyện Phú Riềng

    Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm

    – Phạm vi: Bao gồm toàn bộ ranh giới huyện Phú Riềng, với tổng diện tích 673,7 km2.

    – Tính chất: Phú Riềng nằm trong vùng phát triển phía Đông của tỉnh Bình Phước với trục động lực chính là Đồng Xoài – Bù Gia Mập. Là vùng đệm cho tam giác phát triển Đồng Xoài – Đồng Phú – Chơn Thành, có vai trò giảm các áp lực về đô thị, môi trường, giữ gìn các không gian xanh, quỹ đất dự trữ, phát triển công nghiệp, đô thị, thương mại – dịch vụ.

    – Hướng phát triển trọng tâm:

    + Công nghiệp: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng chế biến sâu cao su và điều nhằm đem lại giá trị gia tăng và nguồn thu ngân sách cho huyện. Tận dụng các lợi thế sẵn có về dư địa phát triển để thực hiện chuyển dịch mạnh mẽ hơn nữa sang ngành chế biến gỗ. Đặc biệt, chuyển dịch mạnh từ chế biến gỗ xẻ, ván ép thành các mặt hàng hoàn thiện với hàm lượng kỹ thuật và giá trị gia tăng cao.

    + Nông nghiệp: Phát triển theo hướng chuỗi giá trị ngành hàng, trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa có chất lượng, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Ngoài các ngành truyền thống như điều, cao su, đẩy mạnh hỗ trợ phát triển trồng và chế biến cây ăn trái, phát triển chăn nuôi theo mô hình công nghiệp, khép kín.

    + Thương mại, dịch vụ: Phát triển mạng lưới cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh phù hợp với đặc điểm phát triển của từng địa bàn đáp ứng nhu cầu mua sắm thuận tiện của dân cư, phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

    Đối với cửa hàng tiện lợi, siêu thị, chợ: Định hướng bố trí quỹ đất trong các dự án khu dân cư, quy hoạch đô thị, Khu công nghiệp phải bố trí quỹ đất thương mại dịch vụ để phát triển. Thực hiện xã hội hóa đầu tư phát triển chợ, TTTM, siêu thị; Huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp các chợ trên địa bàn huyện.

    Phát triển hệ thống đô thị, nông thôn

    Thị trấn Phú Riềng, nhờ vào vị trí thuận lợi và khoảng cách kết nối với phía Nam thông qua ĐT.741, sẽ trở thành khu vực đô thị đạt chuẩn cấp V trong giai đoạn 2021-2025. Sự phát triển sẽ lan toả thông qua trục giao thông Bắc-Nam của huyện với vai trò chính từ đường huyện ĐT.741.

    Theo đó, khu vực chợ thị trấn Bù Nho sẽ là nơi tập trung các hoạt động kinh tế, thương mại. Quan trọng hơn, đây là điểm giao nhau của 2 trục đường quan trọng: ĐT.741 (đi xã Bình Tân, Long Hưng) và ĐT.757 (đi xã Long Hà). Do đó, đô thị Bù Nho, trong tương lai sẽ có nhiều tiềm năng để trở thành đô thị trung tâm cùng với TT Phú Riềng.

    Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội

    • Giai đoạn 2021-2025 xây dựng 01 KCN với diện tích 283 ha và giai đoạn 2026-2030 xây dựng 02 KCN với diện tích 1.017 ha.
    • Xây dựng mới 03 CCN với diện tích 200,51 ha.
    • Xây dựng Thủy điện Long Hà.
    • Xây dựng Trung tâm y tế huyện Phú Riềng với quy mô từ 50 đến 100 giường bệnh.
    • Đầu tư xây dựng, khôi phục lại các di tích lịch sử cấp quốc gia gồm: Cuộc nổi dậy của đồng bào S’tiêng xã Phú Riềng; Địa điểm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng Sản Đảng ở Phú Riềng.

    Hạ tầng giao thông

    • Đầu tư xây dựng ĐT.757 kéo dài từ chợ Long Hà đến chợ Bù Nho để tăng kết nối với mạng lưới giao thông phía Đông của Huyện.
    • Đầu tư xây dựng ĐT.753B tăng cường kết nối về phía Tây đi Hớn Quản, về phía Đông đi Bù Đăng.
    • Bến xe khách Phú Riềng đầu tư xây dựng mới đạt tiêu chuẩn loại III tại khu vực TT Phú Riềng.

    Vùng thị xã Phước Long

    Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm

    – Phạm vi: Bao gồm toàn bộ ranh giới TX Phước Long, với tổng diện tích 119,35 km2.

    – Tính chất: xây dựng và phát triển thị xã Phước Long theo hướng đô thị sinh thái, bản sắc và văn minh; là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực phía Bắc và Đông Bắc của Tỉnh Bình Phước.

    – Hướng phát triển trọng tâm:

    + Thương mại dịch vụ: Phát triển khu phố thương mại tại Long Điền, phường Long Phước, khu Siêu thị Sơn Phát Plaza. Xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị, kho hàng hóa thương mại gắn với các cụm công nghiệp. Ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ vận tải, giáo dục, y tế, thông tin và truyền thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng phục vụ cho Thị xã và toàn vùng. Đầu tư xây dựng sân golf tại khu vực hồ Thác Mơ.

    + Du lịch: Khai thác tối đa tiềm năng du lịch của thị xã Phước Long thông qua việc xây dựng các tua du lịch, tuyến du lịch kết nối Đồng Xoài – Phước Long với sản phẩm khai thác chính tại núi Bà Rà là các hoạt động tâm linh, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền, hoạt động thể thao mạo hiểm; các khu vui chơi giải trí tại Hồ Long Thủy, Hồ Đăk Tôn, du lịch sinh thái tại khu vực Bàu Nghé, xã Phước Tín.

    + Công nghiệp: Khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm từ hạt điều, chế biến gỗ, chế biến hoa quả là thế mạnh của địa phương. Xây dựng các cụm công nghiệp tập trung, tạo điều kiện cho các cơ sở chế biến gây ô nhiễm hiện đang ở trong các khu dân cư di dời vào các cụm công nghiệp.

    + Nông nghiệp: Phát triển bền vững và nâng cao giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, tập trung phát triển sản xuất nông sản, thủy sản có giá trị kinh tế cao; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng cây, con giống. Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên thủy sản tự nhiên; Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thị xã, trọng tâm là xã Phước Tín, xã Long Giang, và khu Sơn Long, phường Sơn Giang.

    Phát triển hệ thống đô thị, nông thôn

    Phát triển TX. Phước Long lên đô thị loại III. Các khu vực đô thị chính:

    • Khu đô thị trung tâm (phường Long Thủy);
    • Khu đô thị du lịch (phường Thác Mơ);
    • Khu đô thị sinh thái (phường Sơn Giang);
    • Khu đô thị hành chính- thương mại dịch vụ (phường Long Phước);
    • Khu đô thị công nghiệp dịch vụ- công nghiệp (phường Phước Bình);
    • Khu đô thị Phước Tín (xã Phước Tín).

    Khu vực nông thôn: tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới và xã nông thôn mới nâng cao. Xây dựng mỗi xã một sản phẩm theo chuỗi giá trị.

    Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội

    • Tập trung xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển Khu du lịch Núi Bà Rá.
    • Xây dựng 02 CCN với diện tích 100 ha.
    • Nâng cấp Trung tâm y tế thị xã thành bệnh viện hạng II để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân thị xã và khu vực.
    • Đầu tư xây dựng, khôi phục lại các di tích lịch sử: Nhà tù Bà Rá, Khu tưởng niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định. Xây dựng Bảo tàng chiến thắng chiến dịch đường 14 – Phước Long.

    Hạ tầng giao thông

    – Xây dựng tuyến đường QL.55B tăng cường kết nối phía Đông TX. PhướcLong với Quốc lộ 14, đi các tỉnh Tây Nguyên. Nâng cấp đường từ Phước Long điLong Hưng – Long Bình thành đường tỉnh ĐT.754 kết nối về phía Tây và đườngtrục Bắc Nam kết nối với QC14C quy hoạch về phía Bắc. Xây dựng các tuyến đường đô thị kết nối với khu du lịch Núi Bà Rá.

    – Đầu tư nâng cấp bến xe khách Phước Long đạt tiêu chuẩn loại II theo quy hoạch.

    Vùng huyện Bù Gia Mập

    Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm

    – Phạm vi: Bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính huyện Bù Gia Mập với tổng diện tích 1.064,6 km2.

    – Tính chất: là huyện miền núi phía Đông Bắc tỉnh Bình Phước, có vị trí chiến lược quốc phòng – an ninh, thuộc vùng biên giới Việt Nam – Campuchia; là vùng phát triển nông, lâm nghiệp là chủ yếu.

    – Hướng phát triển trọng tâm:

    • Phát triển nông, lâm nghiệp theo mô hình nông nghiệp sinh thái, bền vững với các sản phẩm chính là cây gỗ lớn, tre, lồ ô và chăn nuôi đại gia súc.
    • Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản và tiểu thủ công nghiệp.
    • Xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị, kho hàng hóa thương mại gắn với cụm công nghiệp trên địa bàn huyện, phát triển hạ tầng thương mại biên giới.
    • Phát triển du lịch sinh thái; du lịch cộng đồng trên cơ sở khai thác các tiềm năng hiện có như Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập.

    Phát triển hệ thống đô thị, nông thôn

    Thành lập TT Phú Nghĩa, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện. Đầu tư phát triển xã Đắc Ơ lên đô thị loại V.

    Khu vực nông thôn: Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới và xã nông thôn mới nâng cao. Thâm canh tăng năng suất cây điều và phát triển trang trại chăn nuôi với quy mô lớn theo hướng công nghiệp và an toàn dịch bệnh.

    Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội

    • Xây dựng 03 CCN với diện tích 135 ha.
    • Xây dựng Trung tâm Văn hóa – Thể thao, Nhà Thiếu nhi huyện và các trường học.

    Hạ tầng giao thông

    Đầu tư nâng cấp ĐT.741 đoạn từ Ngã 3 đường Gerbert giao (QL.14C) đi Phú Nghĩa; ĐT.760 đoạn Phú Nghĩa – Đa Kia và ĐT.760B (Thọ Sơn – Bù Gia Mập) để tăng cường kết nối xuống khu vực phía Nam và vùng Đông Bắc.

    Đầu tư xây dựng hoàn thiện bến xe Bù Gia Mập đạt tiêu chuẩn loại II.

    Vùng huyện Bù Đăng

    Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm

    – Phạm vi: Bao gồm toàn bộ ranh giới của huyện Bù Đăng, với tổng diện tích 1.500,7 km2.

    – Tính chất: là huyện miền núi phía Đông Bắc tỉnh Bình Phước, cửa ngõ giáp với Tây Nguyên.

    – Hướng phát triển trọng tâm:

    + Nông nghiệp vẫn là chủ đạo; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến sâu nâng cao chuỗi giá trị, trong đó ngành Điều là trọng tâm để đem lại giá trị gia tăng và nguồn thu ngân sách cho huyện. Phát triển chăn nuôi tập trung quy mô lớn theo hướng công nghiệp và an toàn dịch bệnh.

    + Công nghiệp: tập trung phát triển công nghiệp chế biến điều, chế biến nông sản; Hình thành các cụm công nghiệp để thu hút đầu tư.

    + Thương mại – dịch vụ: xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm logistics, kho hàng hóa thương mại gắn với cụm công nghiệp trên địa bàn huyện. Đầu tư xây dựng sân golf tại khu vực trảng cỏ Bù Lạch.

    + Du lịch: Phát triển du lịch sinh thái tại Trảng cỏ Bù Lạch, du lịch văn hóa lịch sử tại Sóc Bom Bo gắn với các dịch vụ vui chơi, giải trí.

    Phát triển hệ thống đô thị, nông thôn

    • Phát triển TT Đức Phong lên đô thị loại IV là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện và xã Đức Liễu lên đô thị loại V.
    • Khu vực nông thôn: Tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới và xã nông thôn mới nâng cao. Xây dựng mỗi xã một sản phẩm theo chuỗi giá trị

    Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội

    • Tạo điều kiện thu hút đầu tư dự án phát triển khu du lịch kết hợp với sân golf và vui chơi giải trí tại khu vực trảng có Bù Lạch.
    • Xây dựng 03 CCN với diện tích 147 ha.
    • Đầu tư mở rộng chợ Bù Đăng, Khu dân cư thương mại chợ cũ Nghĩa Trung, khu dân cư, thương mại (Mở rộng chợ cũ) Đường 10, chợ Bình Minh, Chợ Đăng Hà.
    • Đầu tư nâng cấp TT Y tế và xây mới sân vận động huyện.

    Hạ tầng giao thông

    • Đầu tư xây dựng tuyến Cao tốc Chơn Thành-Đắk Nông đoạn qua huyện Bù Đăng.
    • QL 55B – Đoạn nâng cấp ĐT.755B từ ngã 3 Sao Bộng (QL.14) Cầu Phước Cát đến xã Đăng Hà, Bù Đăng (ranh Lâm Đồng) và Đoạn mở mới từ ngã 3 Sao Bộng (QL.14) đến ĐT741 (QL14C).
    • Xây dựng đường phía Đông Nam QL14 đoạn qua Bù Đăng.
    • Xây dựng bến xe khách Bù Đăng tại TT Đức Phong đạt tiêu chuẩn loại II

    Vùng huyện Bù Đốp

    Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm

    – Phạm vi: Bao gồm toàn bộ ranh giới huyện Bù Đốp, với tổng diện tích là 380,1km2.

    – Tính chất: là huyện miền núi phía Đông Bắc tỉnh Bình Phước, có vị trí chiến lược quốc phòng – an ninh, thuộc vùng biên giới Việt Nam – Campuchia; là vùng phát triển nông nghiệp là chủ yếu.

    – Hướng phát triển trọng tâm:

    + Nông nghiệp: tập trung sản xuất và chế biến hồ tiêu – là thế mạnh của huyện, cần gia tăng diện tích nếu điều kiện thị trường thuận lợi và phát triển chuỗi sản xuất.

    Phất triển trồng và chế biến cây ăn trái, rau củ quả. Đẩy mạnh chăn nuôi heo và gia cầm gắn với chế biến, xuất khẩu.

    + Công nghiệp. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp chế biến gỗ, công nghiệp hỗ trợ.

    + Thương mại – dịch vụ: xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị, kho hàng hóa thương mại gắn với cụm công nghiệp trên địa bàn huyện phát triển thương mại biên giới tại cửa khẩu Hoàng Diệu, Tân Thành. Phát triển du lịch sinh thái lòng hồ thủy điện Cần Đơn gắn với các điểm di tích lịch sử.

    Phát triển hệ thống đô thị, nông thôn

    • Phát triển TT Thanh Bình lên đô thị loại IV, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của huyện và xã Thiện Hưng lên đô thị loại V.
    • Khu vực nông thôn: Xây dựng mỗi xã, thị trấn một sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị.

    Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội

    • Đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại biên giới tại cửa khẩu Hoàng Diêu và Tân Thành.
    • Xây dựng 03 CCN với diện tích 129,94 ha.
    • Xây dựng nhà trưng bày, lưu giữ văn hóa vật thể và phi vật thể cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện.
    • Xây dựng cột mốc thuộc điểm cuối đường mòn Hồ Chí Minh (ngã ba đường 10, xã Phước Thiện)
    • Đầu tư xây dựng sân vận động huyện.

    Hạ tầng giao thông

    • Nâng cấp ĐT.759 từ Đa Kia đi Trung tâm Bù Đốp và đường ĐT.759B đoạn từ Trung tâm Bù Đốp đi Ngã 3 Lộc Tấn, Lộc Ninh (QL.13).
    • Nâng cấp bến xe khách Bù đạt tiêu chuẩn loại II.

    Hồ sơ QH tỉnh Bình Phước 2030

    Tổng hợp bởi Duan24h.net – Quy hoạch vùng huyện, liên huyện tỉnh Bình Phước

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây