(19/03/2024) Tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã xem xét, biểu quyết thông qua Nghị quyết về thành lập 2 phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
(01/03/2024) Ủy ban Pháp luật của Quốc hội họp phiên toàn thể lần thứ 20, thẩm tra các Tờ trình của Chính phủ về việc thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát, thành lập TP Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương.
Theo Văn phòng Quốc hội, trình bày tóm tắt các tờ trình của Chính phủ về nội dung này, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa nêu rõ, tỉnh Bình Dương đề nghị thành lập 2 phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 2 xã An Điền và An Tây.
📂 NỘI DUNG ĐỀ XUẤT DÀNH CHO BẠN
- Bình Dương phát triển theo mô hình thành phố trực thuộc Trung ương
- Dự án giao thông ưu tiên thực hiện tại tỉnh Bình Dương đến năm 2030
- TP HCM chuyển một số huyện thành quận trong giai đoạn 2021 – 2030
Mới cập nhật: Chung cư Nhà ở xã hội C2 Phú Mỹ (Biconsi), TP Thủ Dầu Một
Đồng thời, đề nghị thành lập TP Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị xã Bến Cát. Sau khi thành lập 2 phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập TP Bến Cát, tỉnh Bình Dương không thay đổi về diện tích tự nhiên, quy mô dân số và số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trực thuộc nhưng có giảm 1 thị xã, 2 xã và tăng 1 thành phố, 2 phường.
(23/11/2023) Văn bản số 42/NQ-HĐND về việc tán thành chủ trương thành lập phường An Điền, phường An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương
(15/07/2022) Tại Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, 100% đại biểu có mặt tại kỳ họp (63/63 đại biểu), chiếm 90% tổng số đại biểu HĐND tỉnh (70 đại biểu) đã biểu quyết thống nhất thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập phường An Điền và phường An Tây thuộc TX.Bến Cát và thành lập TP.Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương.
(14/06/2022) HĐND Thị xã Bến Cát đã ra Nghị quyết số 41/NQ-HĐND về việc tán thành chủ trương thành lập phường An Điền, phường An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương.
(01/04/2022) Công khai Đề án thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương và thành lập các phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát.
Phương án thành lập các phường An Điền, An Tây và thành phố Bến Cát
Thành lập phường An Điền thuộc thị xã Bến Cát
a) Thành lập phường An Điền trên cơ sở toàn bộ 31,22km2 diện tích tự nhiên và dân số 24.186 người của xã An Điền. Sau khi thành lập, phường An Điền có 31,22km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số là 24.186 người.
b) Trụ sở làm việc của phường An Điền: Giữ nguyên trụ sở làm việc của xã An Điền.
c) Địa giới hành chính phường An Điền:
- Phía Đông giáp phường Mỹ Phước và phường Thới Hòa;
- Phía Tây giáp phường An Tây;
- Phía Nam giáp xã Phú An;
- Phía Bắc giáp huyện Bàu Bàng và huyện Dầu Tiếng.
Tiêu chuẩn : Phường An Điền dự kiến thành lập thuộc thị xã Bến Cát đạt 4/4 tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13.
Thành lập phường An Tây thuộc thị xã Bến Cát
a) Thành lập phường An Tây trên cơ sở toàn bộ 44,01km2 diện tích tự nhiên và dân số 41.394 người của xã An Tây. Sau khi thành lập, phường An Tây có 44,01 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số là 41.394 người.
b) Trụ sở làm việc của phường An Tây: Giữ nguyên trụ sở làm việc của xã An Tây.
c) Địa giới hành chính phường An Tây:
- Phía Đông giáp phường An Điền;
- Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh;
- Phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và xã Phú An;
- Phía Bắc giáp huyện Dầu Tiếng.
Tiêu chuẩn : Phường An Tây dự kiến thành lập thuộc thị xã Bến Cát đạt 4/4 tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13.
Thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương
a) Thành lập thành phố Bến Cát trên cơ sở toàn bộ 234,35km2 diện tích tự nhiên, dân số 355.663 người và 08 đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bến Cát. Sau khi thành lập, thành phố Bến Cát có 234,35km2 diện tích tự nhiên, dân số 355.663 người và 08 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 7 phường: Chánh Phú Hòa, Hòa Lợi, Mỹ Phước, Tân Định, Thới Hòa, An Điền, An Tây và xã Phú An.
b) Trụ sở làm việc của thành phố Bến Cát: Giữ nguyên trụ sở làm việc của thị xã Bến Cát.
c) Địa giới hành chính thành phố Bến Cát:
- Phía Đông giáp thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên;
- Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh;
- Phía Nam giáp thành phố Thủ Dầu Một;
- Phía Bắc giáp huyện Bàu Bàng và huyện Dầu Tiếng
Tiêu chuẩn : Thị xã Bến Cát sau khi thành lập 02 phường sẽ đạt 05/05 tiêu chuẩn của thành phố thuộc tỉnh quy định tại Điều 5 và điểm c khoản 2 Điều 31 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13
Định hướng phát triển thành phố Bến Cát
Quan điểm phát triển
Phát triển kinh tế – xã hội thành phố Bến Cát đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đặt trong mối quan hệ tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân và là động lực phát triển của cả vùng; phát triển kinh tế – xã hội thành phố Bến Cát trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực tại chỗ và các nguồn lực bên ngoài, tạo sự phát triển mang tính bền vững, gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế – xã hội và môi trường, phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, trong đó, công nghiệp đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển dịch vụ và nông nghiệp; phát triển các ngành dịch vụ y tế, giáo dục – đào tạo trở thành thế mạnh của thành phố song song với dịch vụ thương mại. Phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội gắn với phát triển đô thị.
Phát triển văn hóa – xã hội thành phố Bến Cát đến năm 2025 theo hướng hiện đại phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời duy trì và phát huy những truyền thống tốt đẹp về đời sống văn hóa, lịch sử thành phố Bến Cát nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung.
Mục tiêu phát triển
Đến năm 2025 đưa thành phố Bến Cát thành một trong những trung tâm kinh tế lớn của tỉnh, đạt tiêu chuẩn đô thị loại II, tạo động lực phát triển cho khu vực phía Bắc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn, đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Dương; đảm bảo phát triển bền vững dựa trên cơ sở khai thác hiệu quả các nguồn lực, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ môi trường; phát triển thành phố Bến Cát thành trung tâm lớn về y tế, giáo dục – đào tạo, văn hóa, thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi giải trí và du lịch.
Nhiệm vụ và giải pháp phát triển hệ thống hạ tầng
a) Về phát triển hệ thống giao thông
Mạng lưới giao thông được phát triển nối liền các khu đô thị mới, các đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp, các công trình đầu mối giao thông liên vùng, gắn kết chặt chẽ với các vùng trong tỉnh để hỗ trợ nhau phát triển đồng bộ, khai thác tốt nhất thế mạnh kinh tế – xã hội tổng hợp của toàn tỉnh.
– Giao thông đường bộ
Phát triển giao thông đường bộ trên địa bàn theo hướng đồng bộ, liên hoàn và kết nối chặt chẽ có hiệu quả các loại giao thông: giữa hệ thống giao thông đường bộ do trung ương quản lý với hệ thống giao thông đường bộ do tỉnh, thị xã quản lý, đường nông thôn, đường đô thị một cách hài hòa nhằm thông suốt với các vùng không gian lãnh thổ nhanh nhất và thuận tiện nhất.
+ Giao thông đối ngoại:
Trục dọc Bắc – Nam:
Lấy Quốc lộ 13 là trục chính trung tâm phát triển các đường song hành và đường dọc trục kết nối với đô thị Thủ Dầu Một, Thành phố Hồ Chí Minh về phía Nam; và đô thị mới Bàu Bàng, Bình Phước và trục kinh tế Tây Nguyên cũng như tuyến đường Hồ Chí Minh về phía Bắc. Đường Mỹ Phước – Tân Vạn trong tương lai trở thành đối trọng với Quốc lộ 13 về phía Đông hỗ trợ giảm áp lực giao thông ngày càng gia tăng trên Quốc lộ 13; đoạn qua địa bàn thị xã Bến Cát từ ĐT.741 đến hết ranh thị xã ở Chánh Phú Hòa, trong tương lai sẽ kết nối đi Chơn Thành – Bình Phước.
Đường ĐT.744 và ĐT.748 là trục giao thông tạo động lực phát triển đô thị phía Tây Nam thị xã, thúc đẩy nhanh việc hình thành Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ An Tây. Kết nối các KCN Rạch Bắp – An Điền, KCN An Tây, KCN Việt Hương. Kết nối đô thị Thủ Dầu Một ở phía Nam và đô thị Bến Súc, Dầu Tiếng về phía Bắc; lộ giới 42,0 m.
Đường ĐT.741 là trục giao thông tạo động lực phát triển đô thị phía Đông của thị xã, thúc đẩy việc hình thành đô thị Hòa Lợi 1, Hòa Lợi 2, đô thị Chánh Phú Hòa kết nối với các khu đô thị phía Bắc như: Đô thị Cổng Xanh, Đô thị Phước Vĩnh. Kết nối với Quốc lộ 14 trục hành lang kinh tế quan trọng khu vực Tây Nguyên, lộ giới 54,0 m.
Đường Tạo lực Mỹ Phước – Bàu Bàng có chiều dài đi qua Bến Cát là 4 km, lộ giới 62 m, dự kiến đầu tư với hình thức BT, lộ trình đi trong địa bàn Thị xã Bến Cát từ KCN Mỹ Phước 3, đi theo hướng Bắc – Nam đến hết ranh Chánh Phú Hòa lên đến Bàu Bàng.
Trục ngang Đông – Tây:
Cần tập trung phát triển mạnh hệ thống giao thông theo trục này nhằm kết nối khu vực Tây Nam phát triển Khu đô thị – dịch vụ – công nghiệp An Tây, các khu công nghiệp Việt Hương, Mai Trung, khu công nghiệp Ascendas Protrade với các khu công nghiệp Mỹ Phước tạo trục hành lang công nghiệp phát triển.
Kết nối Đô thị mới An Tây – An Điền dự kiến với đô thị Mỹ Phước và kết nối sang trung tâm thành phố Thủ Dầu Một tạo thành hành lang kinh tế thương mại phát triển.
Trọng tâm là thúc đẩy nhanh việc hình thành tuyến đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh, đoạn đi qua Bến Cát có lộ giới 62,0 m; vượt sông Thị Tính xây dựng cầu Thới An với chiều dài 343,25 m; nối liền xã An Điền và phường Thới Hòa. Hiện đã được Becamex đầu tư trong phạm vi khu đô thị và công nghiệp Mỹ Phước với lộ giới 62 m, dài khoảng 5 km.
+ Giao thông đối nội
Trên cơ sở phân khu chức năng, định hướng các đơn vị ở, quy hoạch chung của khu vực và các tuyến đường hiện hữu, định hướng phát triển hệ thống đường giao thông đối nội dựa trên các phân khu chức năng chính, tạo các trục đường giao thông chính khu vực.
Trên các trục giao thông này sẽ phân chia các đường giao thông nội bộ tạo thành một hệ thống giao thông hoàn chỉnh, kết nối với Đại lộ Bình Dương, đường Mỹ Phước – Tân Vạn; đường Vành đai 4, cùng hệ thống đường tỉnh để đảm bảo lưu lượng giao thông.
– Giao thông đường sắt
Tuyến đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh nằm trong chiến lược phát triển giao thông vận tải và đường sắt Việt Nam đã được Thủ tướng phê duyệt. Tuyến đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh còn nằm trong hệ thống tuyến đường sắt Xuyên Á Singapore – Côn Minh (Trung Quốc) mà chính phủ Việt Nam đã cam kết trong thỏa thuận chung ASEAN. Trong danh mục các ga của tuyến đường sắt Xuyên
Á, trên địa phận Nam Bến Cát có ga Chánh Lưu, có diện tích 6.66 ha.
Ngoài ra, theo Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông công cộng tỉnh Bình Dương đến năm 2025 và tầm nhìn sau năm 2025 có tuyến Đường sắt đô thị Số 3 (Thành phố mới – Mỹ Phước – Bàu Bàng – Long Nguyên) và tuyến Đường sắt đô thị Số 7 (Mỹ Phước – Dầu Tiếng) đi qua. Đây là các tuyến giao thông công cộng đô thị quan trọng, hiện đại thúc đẩy quá trình phát triển đô thị Bình Dương nói chung và của thị xã Bến Cát nói riêng.
– Giao thông đường thủy
Đẩy mạng khai thác các tuyến đường thủy nội địa trên các sông Sài Gòn, sông Thị Tính nhằm chia sẽ áp lực vận chuyển hàng hóa trên các tuyến giao thông đường bộ. Trong tương lai nhu cầu vận tải đường thủy trên sông Sài Gòn sẽ gia tăng do cầu Bình Lợi đã có dự án đầu tư nâng cao tĩnh không và việc triển khai Cảng Rạch Bắp và Cảng An Tây, hàng hóa từ các KCN sẽ tập trung về đây và vận chuyển ra các cảng biển quốc tế theo tuyến sông Sài Gòn. Phía sông Thị
Tính, theo quy hoạch của khu du lịch Đại Nam giai đoạn 2 sẽ hình thành hình thức du lịch sinh thái dọc sông Thị Tính.
Tài liệu tải về tham khảo :
Tổng hợp bởi Duan24h.net
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)