Thầy Thích Minh Tuệ tên thật là Lê Anh Tú sinh năm 1981 (Hiện tại 44 tuổi) tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh), thầy sinh trong một gia đình 6 anh em và sống tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
Thích Minh Tuệ và cơ duyên với Phật pháp
Thân sinh của thầy Minh Tuệ là cụ Lê Xuân và vợ hiện sống trong căn nhà hai tầng khang trang tại xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Dù đã ở tuổi cao, cụ Xuân vẫn còn khỏe mạnh và minh mẫn.
Năm 1994, cụ Xuân cùng gia đình từ huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh vào Gia Lai lập nghiệp. Gia đình cụ có bốn người con (ba trai, một gái), trong đó ông Lê Anh Tú, hiện là sư Thích Minh Tuệ là con thứ hai.
Nội Dung Đề Xuất
Sự Minh Tuệ được đánh giá là người hiền lành, hiếu thảo và có học lực khá. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, ông đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong ba năm. Tiếp đó, ông theo học tại Trường Trung cấp Lâm nghiệp Tây Nguyên (Gia Lai). Sau khi tốt nghiệp, thầy làm việc cho một công ty đo đạc tư nhân tại Phú Yên, nhưng thường công tác ở tỉnh Đắk Lắk. Trong thời gian này, thầy bắt đầu ăn chay và nghiên cứu giáo lý Phật pháp, đồng thời không có ý định lập gia đình.
Năm 2015, thầy bất ngờ xin bố mẹ cho đi xuất gia. Mặc dù gia đình khuyên thầy cân nhắc kỹ vì con đường tu hành rất khó khăn, nhưng trước quyết tâm của con trai, vợ chồng cụ Xuân đã đồng ý. Cụ Xuân dặn dò ông Tú rằng nếu đã chọn con đường tu hành thì phải giữ tâm không sân si.
Theo cụ Xuân, trước khi xuất gia, ông Tú cho biết sẽ theo học tại một tu viện ở TP.HCM. Từ đó đến nay, gia đình không còn liên lạc với ông nữa.
Cũng theo lời Thầy Tuệ chia sẻ với phật tử, đó là một cơ duyên khi Thầy quyết định tu tập tại một ngôi chùa ở Đắk Lắk. Tuy nhiên, sau vài tháng ở đó, Thầy nhận ra rằng môi trường không phù hợp với tu hành của mình và đã phát nguyện theo đuổi phương pháp tu hạnh khất thực.
Trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh của một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, và sau đó từ Bắc vào Nam. Dù nhận được nhiều phản ứng khác nhau từ cộng đồng mạng, thì nhìn chung, Thầy Thích Minh Tuệ được người ta tôn kính nhiều hơn.
Có một số ý nghĩa cần được nhấn mạnh qua hiện tượng này. Đầu tiên, việc chọn pháp môn tu tập là quyền lựa chọn cá nhân của mỗi người tu sĩ và Thầy đã chọn hạnh đầu đà. Bộ hành khất thực là một truyền thống trong Phật giáo và không gì lạ lẫm khi một tu sĩ thực hiện nó. Thậm chí, có nhiều tu sĩ khác cũng đang thực hành như vậy, chỉ là họ không được quan tâm và lan truyền trên mạng như Thầy.
Trong lịch sử Phật giáo, từ thời Đức Phật, việc đi khất thực đã được thực hiện bởi Ngài cùng với các đệ tử. Hiện nay, cũng có nhiều tu sĩ thực hành hạnh đầu đà như Thầy, nhằm tăng cường sự gần gũi với hình ảnh của Đức Phật và tăng đoàn trong quá khứ.
Phương pháp tu của Thầy gợi mở cho chúng ta cái nhìn gần hơn về cuộc sống của Đức Phật và tăng đoàn trong quá khứ. Bởi vậy, những bình luận dè bỉu, chỉ trích không chỉ là sự thiếu hiểu biết mà còn là sự thái độ tiêu cực, thể hiện sự ganh tị và phân biệt.
Như Thầy Minh Tuệ đã từng chia sẻ, Thầy chỉ là một “tập học” tuân theo lời dạy của Phật, không tự xưng làm thầy và không dạy dỗ ai. Khi có người muốn đi theo Thầy về Hà Giang, Thầy đáp: “Nếu cảm thấy an lạc, hạnh phúc thì hãy đi, không mời cũng không từ chối ai cả”.
Trên mạng, chúng ta có thể thấy nhiều hình ảnh và video ghi lại cảnh Phật tử đi theo Thầy, từ người già đến trẻ em, nam thanh nữ tú, và thậm chí cả những người có hình xăm cũng biết chắp tay và niệm A Di Đà Phật. Có cả hình ảnh một anh công an và một chị quân nhân tới cúng dường, cho thấy sự đa dạng và sự gieo duyên từ bi. Điều này thật đáng quý trọng!
Tuy nhiên, một số Phật tử đã thể hiện sự cúng dường thái quá, thái độ xâm phạm và cản trở giao thông. Có người cố tình chen lấn, giành giật để đứng gần Thầy để chụp ảnh hoặc quay video, tạo ra một cảm giác không thoải mái. Ngoài ra, việc có quá nhiều người đi theo cũng dẫn đến cản trở giao thông và gây ra phiền toái không đáng có.
Thầy Thích Minh Tuệ đang trở thành một “hiện tượng lạ” trên mạng, là một tấm gương mà nhiều người ngưỡng mộ. Tuy nhiên, việc một số youtuber hoặc tiktoker quảng cáo quá mức và đôi khi phân biệt đối xử với các tu sĩ khác có thể gây ra sự ganh ghét và nguy hiểm cho Thầy.
Văn bản xác nhận từ Giáo hội Phật Giáo Việt Nam
Ngày 16/5/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, thay mặt Ban Thường trực, đã ký và phát hành Công văn số 151/HĐTS-VP1. Nội dung của công văn này là để thông báo rằng “Sư Thích Minh Tuệ”, một cá nhân được đề cập trên mạng xã hội, không phải là tu sỹ Phật giáo.
Ngay sau đó, trên báo Tiền Phong có bài luận viết về hiện trạng đời sống Phật giáo hiện nay: “Chưa bao giờ chúng ta thấy đời sống Phật giáo xuất hiện nhiều ‘nan đề’ như lúc này. Xuất hiện những ngôi chùa vận hành theo kiểu doanh nghiệp với ‘doanh thu’ không bao giờ được công bố. Các sự kiện pháp hội được tổ chức rầm rộ bị nghi là lừa đảo. Sư phạm giới chỉ cần hoàn tục mang theo hàng trăm tỷ đồng thu được trong quá trình tu hành để tiêu riêng là xong.”
Trong bối cảnh này, người dân thường không biết phải làm sao ngoài “kính nhi viễn chi”, thì xuất hiện “công dân” Thích Minh Tuệ. Được mạng xã hội lan truyền hình ảnh, ông bước chân như gõ cửa từng nhà. Vẫn mang họ của Phật Thích Ca, dường như tu theo đường lối nguyên thủy nhưng lại không thuộc về Giáo hội hay một ngôi chùa nào. Một số người cho rằng, cách tu của ông không hợp thời nhưng ai cũng phải công nhận rằng, con đường ông đã và đang chọn thuộc loại gian khổ nhất.
Những gì khiến một người bình thường cảm thấy bất an thì Thích Minh Tuệ đều chủ động sống với nó. Có vẻ như ông sẵn sàng đón nhận mọi điều sẽ gặp trên đường du hành. Dù bị đánh đấm chảy máu hay được quét đường cho đi, ông luôn giữ nụ cười. Trả lời câu hỏi: “Thầy định đi tới đâu?” (ý muốn hỏi về địa danh), ông nói: “Đi tới chết”.
Có vẻ ông xác định sẽ bộ hành, “du tu” đến hết đời. Chính vì thế mà Thượng tọa Thích Minh Đạo (Bà Rịa – Vũng Tàu) cho rằng, Thích Minh Tuệ là hiện thân của Tổ Ca Diếp – đại đệ tử của Phật Thích Ca trọn đời tu theo hạnh đầu đà. Tuy nhiên, cũng có người trong giới tu hành cho rằng, Thích Minh Tuệ với sự “tiếp tay” của những người quay phim tung lên mạng đang tạo ra cơ hội để phá hòa hợp tăng. Tội này được họ so sánh với những gì mà một đệ tử của Phật Thích Ca là Đề Bà Đạt Đa đã phạm phải. Khi dư luận nâng Thích Minh Tuệ lên hàng chân tu, vô hình trung có thể khiến đại chúng nghi ngờ, hạ thấp những pháp tu khác. Liên tưởng này có lẽ đã đi quá xa.
Đại đức Thích Đồng Đạo từ Hà Nội cho rằng phong cách của Thích Minh Tuệ thể hiện một “tình trạng biến đổi tư duy, tìm kiếm những điều độc đáo không giống bất kỳ giáo lý nào,” vì vậy không thể gọi ông là sư. Có vẻ như Thích Minh Tuệ đã dự liệu được những ý kiến như vậy, nên chỉ tự nhận mình là một công dân đang học tập theo lời Phật dạy, xưng “con” với tất cả mọi người và coi mọi người đều là anh em, cha mẹ.
Trước lý luận cho rằng hạnh đầu đà là phải ẩn tu không cho ai biết, giảng viên Ngôn ngữ học Nguyễn Thanh Huy từ trường Đại học Khánh Hòa phân tích rằng Thích Minh Tuệ đã từng ẩn tu, và bây giờ ông chọn bước ra đời để thử thách bản thân.
Việc gây chú ý trong một số lĩnh vực có thể không phù hợp, nhưng trong Phật giáo hiện tại, điều này có thể lại có ích. Đây là một cơ hội tốt để mọi người quan tâm đến một khía cạnh chính yếu của Phật pháp là sự tự tu tập, thay vì chỉ xin tài trợ xây chùa, nhận cúng dường hay làm “dịch vụ” dâng sao giải hạn.
Có lẽ không ít người sẽ rút ra được những bài học để điều chỉnh bản thân từ tấm gương khổ hạnh và can đảm dám nghĩ dám làm của Thích Minh Tuệ.
Tổng hợp bởi Duan24h.net