Hành lang vận tải quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2050

158
Phân chia hành lanh vận tải trong Quy hoạch đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn năm 2050
Phân chia hành lanh vận tải trong Quy hoạch đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn năm 2050
Mục lục

    Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhấn mạnh việc quy hoạch phát triển các hành lang vận tải. Trên thực tế nhiều địa phương giảm ưu thế cạnh tranh thu hút đầu tư cũng do kết nối hạ tầng giao thông yếu kém gây ra chi phí vận tải tăng cao.

    Phân chia hành lang vận tải trong Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 căn cứ trên hiện trạng kết cấu hạ tầng, nhu cầu vận tải, hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ được phân chia theo 30 hành lang vận tải, gồm:

    Hành lang trục chính quốc gia: Bắc – Nam

    Hành lang kết nối quốc tế (12 hành lang):

    • (1) Hà Nội – Lào Cai (biên giới Trung Quốc
    • (2) Hà Nội – Hải Phòng
    • (3) Hà Nội – Lạng Sơn (biên giới Trung Quốc)
    • (4) Vinh – QL.7 (biên giới Lào)
    • (5) Vinh – QL.8 (biên giới Lào)
    • (6) Vũng Áng – QL.12 (biên giới Lào)
    • (7) Đà Nẵng – QL.14 (biên giới Lào)
    • (8) Quy Nhơn – QL.19 (biên giới Campuchia)
    • (9) Thành phố Hồ Chí Minh – Bà Rịa – Vũng Tàu
    • (10) TP Hồ Chí MinhTây Ninh (biên giới Campuchia)
    • (11) TP Hồ Chí Minh – Bình Phước (biên giới Campuchia)
    • (12) Sóc Trăng – An Giang (biên giới Campuchia)

    Hành lang kết nối liên vùng (17 hành lang):


    • (1) Hà Nội – Quảng Ninh
    • (2) Hà Nội – Thái Nguyên – Cao Bằng
    • (3) Hà Nội – Điện Biên
    • (4) Vành đai 4 từ Điện Biên – Quảng Ninh
    • (5) Vành đai 279 từ Thái Nguyên – Sơn La
    • (6) Ninh Bình – Móng Cái
    • (7) Hà Nội – Hòa Bình
    • (8) Ninh Bình – Sơn La
    • (9) Quảng Ngãi – Kon Tum
    • (10) Đông Hà – Lao Bảo
    • (11) Phan Thiết – Đăk Nông
    • (12) Nha Trang – Buôn Mê Thuật
    • (13) Thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang
    • (14) Thành phố Hồ Chí Minh – Cà Mau
    • (15) Thành phố Hồ Chí Minh – Rạch Giá
    • (16) Bạc Liêu – Rách Giá (biên giới Campuchia)
    • (17) Thành phố Hồ Chí Minh – Trà Vinh

    Trong 30 hành lang này, có 11 hành lang đa phương thức vận tải, có từ 2 phương thức trở lên: Bắc – Nam, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Quảng Ninh, Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Thái Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh – Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh – Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh – Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Phước, Sóc Trăng – An Giang, và 19 hành lang còn lại chỉ có 01 phương thức vận tải đường bộ.

    Trên từng hành lang vận tải, theo đó nhu cầu hàng khách, hàng hóa được phân bổ cho các phương thức vận tải dựa trên lợi thế của từng phương thức Việt Nam.

    Định hướng đến 2050 nhu cầu vận tải hàng hóa tăng trưởng bình quân khoảng 4,0 – 4,5%/năm; vận tải hành khách tăng trưởng bình quân khoảng 3,5 – 4,0%/năm.

    TẢI VỀ BÁO CÁO QUY HOẠCH

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây